Vấn đề bồi thường thiệt hại liên quan đến tình thế cấp thiết
VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH THẾ CẤP THIẾT
PHẠM VĂN TUYẾT*
Thiệt hại gây ra liên quan đến tình thế cấp thiết có thể là thiệt hại xảy ra đúng với
yêu cầu của tình thế cấp thiết hoặc vượt quá yêu cầu đó. Bài viết xác định các trường hợp
được coi là thiệt hại gây ra đúng với yêu cầu của tình thế cấp thiết và các trường hợp
bị coi là thiệt hại gây ra vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; xác định mức thiệt hại
vượt quá; nội dung bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong tình thế cấp thiết.
Từ khóa: Bồi thường thiệt hại, tình thế cấp thiết, đúng yêu cầu của tình thế cấp thiết,
vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, phần thiệt hại vượt quá thiệt hại cần bảo vệ.
Ngày nhận bài: 20/07/2020; Biên tập xong: 14/08/2020; Duyệt đăng: 09/4/2021
Damages related to an emergency situation may occur in accordance with the
requirement of an emergency situation or exceed that requirement. This article defines
two aforementioned cases; determines the extent of exceeding damage; content of
compensation for damage occurred in emergency situation.
Keywords: Compensation for damage, emergency situation, in accordance with the
requirements of emergency situation, exceeding requirements of emergency situation,
an amount of damage exceeds the damage to be protected.
ướng tới việc bảo vệ lợi ích công xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của
các chủ thể khi các quyền lợi này
thiết cho người bị thiệt hại.
H
2. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn
đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho
người bị thiệt hại.”
Tuy nhiên, như thế nào là gây thiệt hại
trong tình thế cấp thiết, khi nào bị coi là
gây thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình
thế cấp thiết và nội dung bồi thường thiệt
hại liên quan đến tình thế cấp thiết vẫn là
những vấn đề còn nhiều tranh cãi và còn
nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng.
đang đứng trước sự đe dọa trực tiếp của
một nguy cơ đang thực tế diễn ra, luật
hiện hành cho phép mọi chủ thể đều có
quyền hành động để bảo vệ các lợi ích nói
trên dù hành động đó có gây ra một thiệt
hại. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
không phải là hành vi xâm phạm quyền
sꢀ hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sꢀ
hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản
không được cản trꢀ người khác dùng tài
sản hoặc cản trꢀ người khác gây thiệt hại
đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm
mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có
nguy cơ xảy ra.1
1. Các yêu cầu của tình thế cấp thiết
“Tình thế cấp thiết trong pháp luật hình
sự là một trong các tình tiết loại trừ tính chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt
hại”2, còn trong pháp luật dân sự, tình thế
cấp thiết là một trong các trường hợp loại
trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nói
Trên cơ sꢀ đó, Điều 595 BLDS năm
2015 đã xác định:
“1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt
quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người
gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại
* Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội
2ꢁ Hoàng Văn Hùng, “Tìm hiểu bản chất của tình thế cấp
thiết”, Tạp chí Luật học
1ꢁ Xem Điều 171 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015
36 Khoa học Kiểm sát
Số 02 - 2021
PHẠM VĂN TUYẾT
cách khác, gây thiệt hại đúng với yêu cầu
của tình thế cấp thiết không bị coi là tội
phạm (về mặt hình sự) và không phải bồi
thường thiệt hại (về mặt dân sự) nên khái
niệm về tình thế cấp thiết đã được xác
định cả trong Bộ luật hình sự và BLDS của
nước ta. Khoản 1 Điều 171 BLDS năm 2015
xác định: “Tình thế cấp thiết là tình thế của
người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực
tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi
ích hợp pháp của mình hoặc của người khác
mà không còn cách nào khác là phải có hành
động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn chặn”.
Từ quy định trên, có thể thấy chỉ được
coi là gây thiệt hại đúng với yêu cầu của
tình thế cấp thiết nếu hành vi gây thiệt hại
đã đáp ứng đủ bốn yêu cầu sau đây:
- Mục đích của hành vi gây thiệt hại là
nhằm bảo vệ lợi ích khác
Khi thực hiện hành vi gây thiệt hại,
người gây thiệt hại phải có ít nhất một
trong các mục đích: Bảo vệ lợi ích công
cộng; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác; bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình.
Như vậy, việc xác định điều kiện này
là nhằm chống lại các trường hợp lợi
dụng tình thế cấp thiết để gây thiệt hại mà
không nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích của các chủ thể khác.
Khi tình thế cấp thiết xảy ra, hành vi gây
thiệt hại phải là hành vi liên quan trực tiếp
đến việc ngăn chặn nguy cơ thực tế, chẳng
hạn như hành vi ủi một đoạn tường xây
cho xe cứu hỏa có thể vào để chữa đám
cháy. Vì thế, việc gây thiệt hại sẽ bị coi là
không nhằm mục đích trên nếu:
Nguồn gốc hình thành nguy cơ đe dọa
đến lợi ích cần bảo vệ tương đối đa dạng,
có thể là hành vi của con người, do súc
vật hoặc sức mạnh của tự nhiên. Trong
đó, các nguy cơ là sức mạnh của tự nhiên
có thể đến từ nguyên nhân là sự biến đổi
tự nhiên như bão lũ, hỏa hoạn do sét, có
thể đến từ nguyên nhân là hành vi của con
người như hỏa hoạn do con người gây
ra. Ngoài ra, nguy cơ là hành vi của con
người cũng được coi là tình thế cấp thiết
nếu sự nguy hiểm chưa diễn ra (nhưng đe
dọa sẽ diễn ra ngay tức khắc). Ví dụ, một
tên tội phạm đe dọa sẽ giết chết ba con tin
nếu viên cảnh sát không phá hủy chiếc xe
dùng để đuổi bắt hắn và phải lui ra để hắn
tẩu thoát. Đây chính là một điểm khác của
tình thế cấp thiết so với phòng vệ chính
đáng. Trong phòng vệ chính đáng, nguồn
gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật
của con người đang diễn ra.3
Chỉ được coi là cấp thiết nếu đó là tình
trạng đứng trước một nguy cơ đang diễn
ra. Chẳng hạn, một đám cháy sẽ chỉ có
nguy cơ gây thiệt hại khi nó đang cháy
nên việc gây ra thiệt hại khi đám cháy đã
chấm dứt sẽ không được coi là gây thiệt
hại trong tình thế cấp thiết. “Sự nguy hiểm
đang đe dọa gây ra thiệt hại có thể phát sinh
từ nhiều nguồn khác nhau như: Thiên tai, do
sự tấn công của súc vật,… Điều đó, có nghĩa
là sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại
phải là sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì
mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp
thiết, nếu sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc
đã kết thúc thì không được coi là gây ra thiệt
hại trong tình thế cấp thiết”4.
Mặt khác, việc gây thiệt hại từ nguy cơ
đó phải là có thật. Tình thế cấp thiết không
i) Không liên quan đến việc ngăn thể là sự suy đoán, vì vậy việc gây thiệt hại
chặn nguy cơ thực tế đang diễn ra;
trước khi nguy cơ diễn ra một cách thực tế
cũng không được coi là gây thiệt hại trong
tình thế cấp thiết.“Sự nguy hiểm đang đe dọa
ii) Có căn cứ khác để chứng minh
rằng người gây thiệt hại không có mục
đích nêu trên.
- Thiệt hại gây ra phải nằm trong thời
gian nguy cơ đang tồn tại và đe dọa trực
tiếp đến các lợi ích cần bảo vệ
3ꢁ Xem Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung
(2008), Đại học Cần Thơ, trang 96.
4ꢁ “Tình thế cấp thiết” – Nhóm phóng viên thực hiện.
Báo điện tử Pháp luật Việt Nam ngày 22/11/2016
Số 02 - 2021
Khoa học Kiểm sát 37
VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI...
phải là sự nguy hiểm thực tế. Sự nguy hiểm vi gây thiệt hại của người lái xe chữa cháy
không chứa đựng khả năng thực tế gây ra hậu bị coi là không đáp ứng yêu cầu này vì
quả cho xã hội mà chỉ do người gây thiệt hại
tưởng tượng ra thì không được coi là gây thiệt
hại trong tình thế cấp thiết. Mối quan hệ nhân
quả giữa sự nguy hiểm với các lợi ích cần bảo
vệ là mối quan hệ tất yếu, nếu không có biện
pháp thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra”5. “Nguồn
nguy hiểm chẳng những đang tồn tại mà còn
phải là nguồn nguy hiểm có khả năng gây ra
thiệt hại đến các lợi ích nhất định nếu không
được ngăn chặn. Nếu nguồn nguy hiểm không
chứa đựng khả năng gây thiệt hại thì việc gây
thiệt hại (để ngăn chặn nguồn nguy hiểm)
không được coi là gây thiệt hại trong tình thế
cấp thiết. Ví dụ, một thuyền trưởng quan sát
thấy chim ưng biển bay nháo nhác, theo kinh
nghiệm của mình, ông ta cho đây là loài chim
báo bão, nghĩa là bão sắp tới. Thuyền trưởng
ra lệnh ném hàng hóa xuống biển để tàu nhẹ,
tránh bị bão nhấn chìm. Tuy nhiên, thực tế thì
bão không đến. Việc làm này không được coi là
gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết”.6
anh ta có thể lựa chọn lối đi khác để tránh
việc gây thiệt hại.
- Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt
hại cần ngăn chặn
Sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi thay thiệt hại
này bằng một thiệt hại khác mà thiệt hại
xảy ra lại bằng hoặc lớn hơn thiệt hại cần
tránh. Vì thế, yêu cầu này đòi hỏi người
thực hiện hành vi ngăn chặn nguy cơ thực
tế phải cân nhắc trước khi gây thiệt hại tới
một lợi ích của người khác. Tuy nhiên, lấy
tiêu chí nào để “cân, đong, đo, đếm” thiệt
hại nào nhỏ hơn thiệt hại nào là một thực
tế đầy khó khăn. Thông thường, nếu có
đủ điều kiện để giả định nguy cơ thực tế
gây ra toàn bộ thiệt hại là bao nhiêu về
mặt vật chất thì tiêu chí để so sánh chính
là sự định lượng về mặt vật chất giữa hai
lợi ích là lợi ích tránh được thiệt hại và
lợi ích bị thiệt hại. Ví dụ, đám cháy một
ngôi nhà giữa cánh đồng thì thiệt hại toàn
bộ chỉ là giá trị vật chất của một ngôi nhà
đó nên có thể so sánh lớn, nhỏ giữa thiệt
hại tránh được với thiệt hại xảy ra. Tuy
nhiên, trong trường hợp cháy một ngôi
nhà tranh nhưng có thể lây lan đến một
dãy nhà liền kề thì thiệt hại gây ra để cứu
đám cháy đó nếu chỉ là vật chất thì bao
nhiêu cũng được coi là nhỏ hơn thiệt hại
cần tránh. Mặt khác, nếu gây thiệt hại về
sức khỏe, tính mạng của người này khi
thực hiện hành vi ngăn chặn nguy cơ thực
tế đang đe dọa đến các quyền, lợi ích,
thậm chí đến tính mạng của người khác
thì việc có thể xác định mức độ lớn, nhỏ
của sự thiệt hại không cũng là vấn đề còn
nhiều tranh cãi.
- Việc gây thiệt hại phải là sự lựa chọn
cuối cùng và duy nhất
Với nguyên tắc chung, quyền và lợi
ích hợp pháp của mọi chủ thể đều được
tôn trọng và bảo vệ, không thể vì lợi ích
của chủ thể này mà xâm phạm lợi ích của
chủ thể khác. Vì thế, khi thực hiện hành
vi nhằm bảo vệ các lợi ích đang bị nguy
cơ thực tế đe dọa, trong trường hợp có
thể, người thực hiện hành vi nói trên phải
tránh những thiệt hại. Chỉ được phép gây
thiệt hại để thực hiện hành vi ngăn chặn
nguy cơ thực tế trong trường hợp không
còn bất kỳ một sự lựa chọn nào khác. Ví
dụ, xe cứu hỏa vào chữa một đám cháy
bằng một ngõ nhỏ làm sạt hiên nhà của
người dân sống trong ngõ đó và dẫn đến
ngôi nhà bị sập hoàn toàn, trong khi còn
có đường đi khác rộng hơn và nếu đi bằng
đường này sẽ không gây thiệt hại thì hành
Chúng tôi cho rằng, sức khỏe, tính
mạng của con người là vô giá, không
thể định lượng bằng vật chất nên không
thể gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng
của người này để ngăn chặn nguy cơ, dù
nguy cơ đó đang đe dọa đến tính mạng
của người khác. Vì vậy, chỉ xác định thiệt
hại gây ra nhỏ hay lớn hơn thiệt hại cần
5ꢁ “Tình thế cấp thiết” – Nhóm phóng viên thực hiện.
Báo điện tử Pháp luật Việt Nam ngày 22/11/2016
6ꢁ
Xem Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung
(2008), Đại học Cần Thơ, trang 96.
38 Khoa học Kiểm sát
Số 02 - 2021
PHẠM VĂN TUYẾT
ngăn chặn nếu thiệt hại gây ra là thiệt hại tiếp đến các lợi ích cần bảo vệ; việc gây
về vật chất.
thiệt hại phải là sự lựa chọn cuối cùng và
duy nhất) thì “phần thiệt hại xảy ra do vượt
quá yêu cầu của tình thế cấp thiết” được hiểu
là toàn bộ thiệt hại xảy ra và vì vậy, người
gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt
hại đó.
ii) Nếu việc gây thiệt hại đáp ứng đủ
cả ba điều kiện trên nhưng thiệt hại xảy
ra lại lớn hơn thiệt hại cần tránh (không
đáp ứng yêu cầu thứ tư) thì người gây
thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt
hại vượt quá (lớn hơn) phần thiệt hại cần
tránh. Chẳng hạn, để cho xe cứu hỏa vào
dập tắt đám cháy một ngôi nhà tranh trị
giá tối đa khoảng 50 triệu đồng, A đã làm
sạt hiên nhà của B và trị giá thiệt hại là
70 triệu đồng thì A phải bồi thường phần
vượt quá là 20 triệu đồng.
iii) Nếu việc gây thiệt hại đáp ứng
cả bốn yêu cầu của tình thế cấp thiết thì
người gây ra tình thế cấp thiết phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.
iv) Nếu việc gây thiệt hại không đáp
ứng điều kiện thứ tư (thiệt hại xảy ra lớn
hơn thiệt hại cần ngăn ngừa) thì người gây
ra tình thế cấp thiết chỉ phải bồi thường
phần thiệt hại tương ứng với thiệt hại cần
Mặt khác, khi luật quy định rằng:
“Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá
yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây
thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy
ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
cho người bị thiệt hại”7 thì “phần thiệt hại
xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp
thiết” được hiểu thế nào cũng là vấn đề
cần bàn tới. Chẳng hạn, để đưa xe cứu
hỏa vào chữa đám cháy trong khuôn viên
của một doanh nghiệp, do cổng hẹp nên
lực lượng chữa cháy phải đập một đoạn
tường rào. Tuy nhiên, chỉ cần đập khoảng
5 đến 6m nhưng lực lượng chữa cháy đập
đổ khoảng 10m tường rào thì 4m tường bị
đập không cần thiết có bị coi là “vượt quá
yêu cầu của tình thế cấp thiết không” và
có phải bồi thường hay không? Chúng tôi
cho rằng về bản chất, 4m tường rào bị đập
không cần thiết bị coi là “vượt quá yêu
cầu” (vì thực tế chỉ cần đập 6m là xe có
thể vào được). Tuy vậy, theo quy định của
pháp luật hiện hành thì lại không phải bồi
thường nếu toàn bộ giá trị của 10m tường
đó nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
2. Nội dung bồi thường thiệt hại
Theo sự phân tích trên, việc gây thiệt ngăn ngừa.
hại nếu đáp ứng đủ cả bốn yêu cầu thì
3. Những bất cập cần khắc phục
được coi là gây thiệt hại đúng với yêu cầu
của tình thế cấp thiết và do đó, người gây
thiệt hại không phải bồi thường. Ngược
lại, nếu thiếu một trong bốn yêu cầu trên
thì bị coi là gây thiệt hại do vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết và người gây
thiệt hại phải bồi thường. Tuy nhiên, việc
bồi thường cần phải được xác định trong
các trường hợp cụ thể sau đây:
i) Nếu việc gây thiệt hại không đáp
ứng cả ba yêu cầu hoặc không đáp ứng
một trong ba yêu cầu (mục đích của hành
vi gây thiệt hại là nhằm bảo vệ lợi ích
khác; thiệt hại gây ra phải nằm trong thời
gian nguy cơ đang tồn tại và đe dọa trực
Do luật chưa xác định cụ thể về các
nguồn gốc dẫn đến tình thế cấp thiết cũng
như chưa quy định cụ thể về các yêu cầu
của tình thế cấp thiết và việc bồi thường
khi thiếu yêu cầu đó nên dẫn đến thực
tế có nhiều trường hợp gây thiệt hại mà
không thể xác định được việc gây thiệt
hại đó có phải là do thực hiện tình thế cấp
thiết hay không, người gây ra thiệt hại
phải bồi thường như thế nào.
Ví dụ, vừa qua báo chí đăng tải vụ lái
xe Đỗ Văn Tiến (Hải Phòng) đã cố gắng
đánh lái khi hai nữ sinh bất ngờ ngã trước
xe. Theo đó, khoảng 13h ngày 29/3/2018,
tài xế Đỗ Văn Tiến điều khiển xe tải chꢀ
đá theo hướng quốc lộ 10 về thị trấn
7ꢁ Khoản 1, Điều 595 BLDS năm 2015
Số 02 - 2021
Khoa học Kiểm sát 39
VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI...
Núi Đèo (huyện Thuỷ Nguyên). Khi đi
đến địa phận xã Hòa Bình, huyện Thủy
Nguyên, bất ngờ hai cô gái đi trên xe máy
đã va chạm một phương tiện khác, ngã
ra đường. Lúc này xe của anh Tiến đi tới,
để cứu hai người vừa ngã, anh Tiến liền
đánh lái tránh. Cú đánh lái quá gấp đã
khiến xe tải do anh Tiến lái va chạm với 2
ô tô đỗ bên đường rồi bị lật nghiêng. Sau
vụ việc anh Tiến chỉ bị thương nhẹ. Hai cô
gái may mắn thoát nạn đã nhanh chóng
rời khỏi hiện trường.
Về thực tế, toàn bộ số tiền sửa hai chiếc
xe bị hỏng (xe Toyota hơn 245 triệu, xe
Kia hơn 9,9 triệu) đã được anh Tiến thanh
toán bằng số tiền của những người hảo
tâm đóng góp. Tuy nhiên về pháp luật, vụ
việc này có phải là tình thế cấp thiết hay
không, anh Tiến có phải bồi thường thiệt
hại cho các chủ xe hay không là những
vấn đề còn khá nhiều ý kiến khác nhau
giữa các luật sư, các chuyên gia pháp lý.
Để có đủ cơ sꢀ để giải quyết những
trường hợp tương tự như vụ việc đã
nêu, pháp luật cần bổ sung những vấn
đề sau đây:
- Cần xây dựng chuẩn khái niệm “tình
thế cấp thiết”
Cả Bộ luật hình sự và BLDS đều định
nghĩa: “Tình thế cấp thiết là tình thế của người
vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa
trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp
pháp của mình hoặc của người khác mà không
còn cách nào khác là phải có hành động gây một
thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn”.
Chúng tôi kiến nghị xây dựng khái
niệm này như sau: “Tình thế cấp thiết là
nguy cơ xảy ra do hành vi của con người, do
tài sản, do biến đổi của tự nhiên đang thực tế
đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi
ích hợp pháp của một chủ thể nhất định”.
- Cần xây dựng chuẩn khái niệm “gây
thiệt hại đúng với yêu cầu của tình thế cấp
thiết”
Khi đứng trước một nguy cơ thực tế
đang đe dọa trực tiếp đến lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình
hoặc của người khác, mọi người đều lựa
chọn cách hành động để ngăn chặn nguy
cơ đó. Sự lựa chọn này có thể gây ra thiệt
hại cho các chủ thể khác mà người gây
thiệt hại không phải bồi thường nếu hành
động gây thiệt hại đúng với yêu cầu của
tình thế cấp thiết. Trái lại, nếu thiệt hại
gây ra không đúng với yêu cầu của tình
thế cấp thiết thì người đó phải bồi thường
thiệt hại. Vì lẽ đó, chúng tôi cho rằng cần
xây dựng khái niệm về gây thiệt hại đúng
với yêu cầu của tình thế cấp thiết như sau:
“Gây thiệt hại đúng với yêu cầu của tình thế
cấp thiết là việc một người vì muốn tránh
những thiệt hại do tình thế cấp thiết gây ra đối
với lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp
của mình hoặc của người khác mà không còn
cách nào khác là phải có hành động gây một
thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn”.
- Cần xác định cách giải quyết bồi
thường trong trường hợp tình thế cấp thiết
không phải do con người gây ra
Khoản 2 Điều 595 BLDS năm 2015 chỉ
quy định “người đã gây ra tình thế cấp thiết
dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường
cho người bị thiệt hại” mà chưa dự liệu
trường hợp tình thế cấp thiết không có
nguồn gốc từ con người (ví dụ như do
sét đánh dẫn đến cháy nhà). Vì thế, ai là
người phải gánh chịu thiệt hại nếu thực tế
xảy ra một thiệt hại đúng với yêu cầu của
tình thế cấp thiết mà không có người gây
ra tình thế cấp thiết đó đang còn là một sự
bỏ ngỏ của pháp luật./.
Chúng tôi cho rằng, định nghĩa trên
chưa lột tả được bản chất của tình thế cấp
thiết và dường như đó là định nghĩa về
“Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết”, bꢀi
tình thế cấp thiết là “một nguy cơ thực tế”
chứ không phải là “tình thế của người vì
muốn tránh một nguy cơ thực thế”. Vì vậy,
cần phải có một định nghĩa về tình thế cấp
thiết với nội hàm chỉ ra được những căn
nguyên dẫn đến “một nguy cơ đang thực tế
đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi
ích hợp pháp”.
40 Khoa học Kiểm sát
Số 02 - 2021
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề bồi thường thiệt hại liên quan đến tình thế cấp thiết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
- van_de_boi_thuong_thiet_hai_lien_quan_den_tinh_the_cap_thiet.pdf