Tài liệu 101 Câu hỏi đáp Cơ quan Nhân quyền quốc gia (Phần 2)
CHƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ
THÀNH LẬP CƠ QUAN
NHÂN QUYỀN QUỐC GIA
TẠI VIỆT NAM
106 CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA – 101 CÂU HỎI - ĐÁP
094. CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?
Tại Việt Nam đến nay mặc dù chưa có CQNQQG, nhưng
đã có những cơ quan nhà nước khác nhau với vai trò bảo vệ các
quyền con người, có thể coi đó là những thành tố cấu thành nên
cơ chế bảo vệ quyền.
Hiến pháp (2013), đặc biệt là tại Chương II, đã đưa ra
nhiều điều khoản bảo vệ các quyền con người cơ bản và xác
định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ
quyền. Trong thực tế, một số cơ quan ở Việt Nam hiện nay có
trách nhiệm tiếp nhận các khiếu nại, kiến nghị của công dân,
nghiên cứu, giáo dục về quyền con người, hoặc bảo vệ quyền của
một số nhóm, bao gồm một số tổ chức liên ngành như:
- Ban Chỉ đạo về nhân quyền thuộc Chính phủ, với hệ
thống Ban chỉ đạo nhân quyền tại các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương;
- Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, với
hệ thống Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các bộ, ngành,
các cấp hành chính tỉnh, huyện, xã;
- Uỷ ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam...
Một số đơn vị thuộc Quốc hội, Chính phủ, các Bộ hoặc
cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Ban Dân nguyện của Quốc hội;
- Ban Tiếp công dân Trung ương thuộc anh tra Chính
phủ;
- Ủy ban Dân tộc;
- Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ); Vụ Trẻ em, Vụ
ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ THÀNH LẬP CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 107
Bình đẳng giới (Bộ Lao động – ương binh và Xã
hội)…
- Viện Nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…
095. VIỆT NAM ĐÃ CÓ NHỮNG CAM KẾT NÀO
VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI?
Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều cam kết về tôn trọng,
bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, thể hiện trực tiếp là:
- Hiến pháp hiện hành, thông qua ngày 28/11/2013, và
nhiều đạo luật khẳng định trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước trong việc bảo vệ các quyền con người trong
các lĩnh vực khác nhau;
- Nhiều văn bản chính sách, chương trình của các cơ
quan nhà nước như Chương trình hành động quốc gia
về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình
mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016
- 2020, Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 -
2020, Chương trình phòng, chống mua bán người giai
đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ...;
- Nhiều điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt
Nam đã gia nhập, phê chuẩn (bao gồm 7 trong số 9
công ước nhân quyền cơ bản);
- Các cam kết tại các diễn đàn quốc tế song phương (như
trong đối thoại nhân quyền hàng năm với Hoa Kỳ, Úc,
Na Uy….), hoặc đa phương (trước các cơ chế nhân
quyền của ASEAN, Liên Hợp quốc…);
108 CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA – 101 CÂU HỎI - ĐÁP
096. VIỆT NAM ĐÃ ĐƯA RA NHỮNG CAM KẾT NÀO
VỀ VIỆC THÀNH LẬP THÀNH LẬP CƠ QUAN
QUỐC GIA BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI?
Tại các diễn đàn quốc tế, nhà nước Việt Nam đã một số lần
đưa ra cam kết về việc thành lập CCNQQG. Cụ thể là:
- Khi ứng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân
quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016 (vào năm 2013),
trong số 14 cam kết của Việt Nam, bao gồm cam kết
“củng cố các tổ chức quốc gia bảo vệ nhân quyền, bao
gồm việc có thể thành lập một cơ quan nhân quyền
quốc gia”.
- Năm 2014, trong tiến trình kiểm điểm định kỳ UPR
vòng 2 tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, Việt
Nam, bên cạnh việc chấp nhận khuyến nghị chung về
tăng cường các cơ chế trong nước để thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền (của Nepal, Uzbekistan), đồng thời chấp
nhận khuyến nghị về việc thành lập CQNQQG (của
ái Lan, Morocco, Nigeria…).
ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ THÀNH LẬP CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 109
Lễ công bố báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế Kiểm điểm định kỳ
phổ quát (UPR) tại Hà Nội, ngày 3/12/2013; Phó Chủ tịch nước Việt Nam,
tại kỳ họp 32 của Hội đồng Nhân quyền LHQ (Geneva, ngày 31/6/2016), tái
khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm các quyền con người.
097. ĐÃ CÓ NHỮNG QUỐC GIA, TỔ CHỨC QUỐC TẾ NÀO
ĐỀ NGHỊ VIỆT NAM THÀNH LẬP CCNQQG?
Đã có nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi
chính phủ đề nghị, khuyến cáo Việt Nam thành lập CQNQQG
tuân thủ Các Nguyên tắc Paris. Trong số đó, thể hiện rõ nét nhất
bao gồm:
- Trong các kết luận của các ủy ban giám sát điều ước
về nhân quyền Liên Hợp quốc đối với Việt Nam khi
xem xét báo cáo định kỳ của quốc gia, bao gồm Ủy ban
Nhân quyền (giám sát ICCPR) năm 2002, Uỷ ban về
xóa bỏ phân biệt đối xử chủng tộc (giám sát CERD) và
Ủy ban Quyền trẻ em (giám sát CRC) cùng năm 2012,
Ủy ban các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (giám
sát ICESCR) năm 2014...Hoặc trong khuyến nghị của
thủ tục đặc biệt, như của Chuyên gia độc lập về vấn
đề quyền con người và tình trạng nghèo cùng cực,
110 CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA – 101 CÂU HỎI - ĐÁP
Magdalena Sepulveda Carmona, đến thăm Việt Nam
vào năm 2010.
- Khuyến nghị của các quốc gia, tại diễn đàn Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp quốc chu kỳ thứ hai, vào năm
2014, bao gồm các khuyến nghị về việc thành lập
CQNQQG, từ số 143.35 đến số 143.39, của các nước
Nepal, Indonesia, ái Lan, Morocco, Niger, bên cạnh
các khuyến nghị chung khác về tăng cường thiết chế
bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền quốc gia của một số
nước khác.
098. VIỆC THÀNH LẬP CQNQQG TẠI VIỆT NAM
CÓ NHỮNG THUẬN LỢI GÌ?
- Việc thành lập CQNQQG tại Việt Nam có những
thuận lợi nhất định, bao gồm: Nhu cầu của người dân,
đặc biệt là các nhóm yếu thế, về việc hoàn thiện các cơ
chế, thủ tục bảo vệ quyền;
- Nhận thức của người dân về CQNQQG, cũng như về
các quyền con người và các cơ chế bảo vệ quyền trong
nước và quốc tế, ngày càng tốt hơn; cùng với sự phát
triển của nghiên cứu và giáo dục nhân quyền, đã bước
đầu hình thành đội ngũ chuyên gia có kiến thức chuyên
môn;
- Sự phù hợp với chính sách, đường lối mà nhà nước đã
công bố, phù hợp với xu hướng quan tâm bảo vệ quyền
con người thể hiện trong Hiến pháp 2013;
- Đã có một số nghiên cứu cơ bản về CQNQQG do một
số cơ quan nhà nước (Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư
ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ THÀNH LẬP CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 111
pháp, Bộ Công an) hoặc cơ quan nghiên cứu (Viện
Nghiên cứu quyền con người- Học viện chính trị Hồ
Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam...)
thực hiện;
- Đã có kinh nghiệm nhất định từ một hệ thống cơ
quan Hiến định độc lập là Kiểm toán nhà nước: Kể từ
năm 2006, Kiểm toán nhà nước trực thuộc Quốc hội
và Tổng Kiểm toán do Quốc hội bầu. eo Hiến pháp
2013 (Điều 118) và Luật Kiểm toán nhà nước 2015
(Điều 1) thì Kiểm toán nhà nước là “cơ quan do Quốc
hội thành lập” và hoạt động theo nguyên tắc “độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật”;
- Sự sẵn sàng hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, các tổ chức
quốc tế và một số quốc gia, bằng nhiều phương thức
(chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tăng cường năng lực…);
- Nhiều quốc gia ASEAN đã có CQNQQG, và mạng lưới
CQNQQG ASEAN đã hoạt động tương đối ổn định…
Cạnh đó, các cơ chế nhân quyền ASEAN (AICHR,
ACWC) ngày càng hoạt động tích cực hơn và có nhu
cầu tương tác với CQNQQG các nước.
099. VIỆC THÀNH LẬP CQNQQG TẠI VIỆT NAM
CÓ NHỮNG THÁCH THỨC, KHÓ KHĂN GÌ?
Việc thành lập CQNQQG tại Việt Nam cũng phải đối diện
một số thách thức, khó khăn, bao gồm:
- Hiểu biết về quyền con người, quyền công dân của một
số cán bộ và người dân còn hạn chế; thiếu chuyên gia
có kiến thức chuyên sâu về quyền con người;
112 CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA – 101 CÂU HỎI - ĐÁP
- Bộ máy nhà nước đang trong xu thế tinh giản biên chế,
thu gọn đầu mối;
- Các tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền với hiểu
biết tốt về các chuẩn mực và cơ chế khu vực và quốc tế
chưa nhiều;
- Văn hóa đối thoại, tương tác giữa các cơ quan, tổ chức
xã hội, báo chí, công dân, cũng như với các tổ chức
quốc tế còn hạn chế; văn hóa nhân quyền đang trong
giai đoạn hình thành; việc thực thi một số quyền dân
sự như ngôn luận, hội họp đôi khi còn gặp rào cản…
100. VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ TRONG GIAI ĐOẠN
CHUẨN BỊ THÀNH LẬP CQNQQG?
Trong giai đoạn chuẩn thành lập CQNQQG, Việt Nam
cần quan tâm đến một số hoạt động sau đây:
- Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các
quốc gia, tổ chức quốc tế để tìm hiểu về CQNQQG;
tiếp tục triển khai các nghiên cứu, khảo sát, tập hợp tư
liệu về CQNQQG và nhu cầu của các nhóm xã hội;
- Nâng cao nhận thức của người dân về các mô hình
CQNQQG trên thế giới, về vai trò bổ sung của cơ quan
này đối với các cơ quan khác đã có;
- iết kế quy trình tham vấn, lấy ý kiến các chủ thể
khác nhau (chuyên gia, đại diện các cơ quan nhà nước,
báo chí, các nhóm xã hội, tôn giáo…) về mô hình
CQNQQG và phương án lựa chọn;
- Tăng cường năng lực, kiến thức về quyền con người
cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ THÀNH LẬP CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 113
liên quan để nâng cao mặt bằng năng lực về quyền con
người nói chung...
101. CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VIỆT NAM NÊN LÀM GÌ
TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THÀNH LẬP
CQNQQG?
Trong giai đoạn chuẩn thành lập CQNQQG, các tổ chức
xã hội Việt Nam có thể đóng góp vào các hoạt động sau đây:
- Cung cấp thông tin, xuất bản các tài liệu giáo dục,
truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, các
tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước về các mô hình
CQNQQG trên thế giới;
- Hình thành mạng lưới các chuyên gia, nhà hoạt động,
các tổ chức xã hội quan tâm, thúc đẩy sự hình thành và
vai trò của CQNQQG;
- Hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong việc chuẩn bị thành
lập CQNQQG thông qua các hoạt động tăng cường
năng lực, cung cấp thông tin về kinh nghiệm tốt của
quốc tế; hỗ trợ kết nối với các chuyên gia, tổ chức quốc
tế có kinh nghiệm...
114 CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA – 101 CÂU HỎI - ĐÁP
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
CÁC NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA VỊ CỦA CÁC CƠ
QUAN QUỐC GIA VỀ NHÂN QUYỀN, 1993 (Các nguyên tắc
Paris)
PRINCIPLES RELATING TO THE STATUS OF NATIONAL
INSTITUTIONS (The Paris Principles)
(Được thông qua bởi Nghị quyết số 48/134 ngày
20/12/1993 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc).
THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM
Một cơ quan quốc gia sẽ được trao thẩm quyền thúc đẩy
và bảo vệ nhân quyền.
Một cơ quan quốc gia sẽ được trao quyền nhiều nhất có
thể và những quyền này sẽ được ghi cụ thể trong hiến pháp hoặc
một văn bản pháp luật, cụ thể hóa cơ cấu cũng như lĩnh vực
thẩm quyền của nó. Một cơ quan quốc gia sẽ có những trách
nhiệm sau, bên cạnh những trách nhiệm khác:
a. Trình lên Chính phủ, Quốc hội và bất cứ cơ quan có
thẩm quyền nào khác, trên cơ sở tham vấn theo yêu cầu
của các cơ quan liên quan hay thực thi quyền được xem
xét một vấn đề mà không trình báo, đưa ý kiến, kiến
nghị, đề xuất và báo cáo về bất cứ vấn đề gì liên quan
PHỤ LỤC 117
đến thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; cơ quan quốc gia
có thể quyết định công bố những thông tin này; những
ý kiến, kiến nghị, đề xuất và báo cáo này, cũng như bất
cứ quyền nào khác của một cơ quan quốc gia, sẽ liên
quan đến những lĩnh vực dưới đây:
- Bất cứ điều khoản lập pháp hay hành pháp nào, cũng
như các điều khoản liên quan tới tổ chức tư pháp,
với mục đích duy trì và mở rộng việc bảo vệ nhân
quyền; liên quan đến điều này, cơ quan quốc gia
sẽ kiểm tra các điều khoản lập pháp và hành pháp
đang có hiệu lực cũng như là các dự thảo và khuyến
nghị luật khác, và đưa ra đề xuất mà nó cho là hợp
lý để đảm bảo cho những điều khoản trên tuân theo
những nguyên tắc cơ bản của nhân quyền; nếu cần
thiết thì cơ quan quốc gia sẽ đề xuất việc áp dụng
luật mới, chỉnh sửa luật hiện hành và áp dụng hay
điều chỉnh các biện pháp hành pháp;
- Bất cứ trường hợp vi phạm nhân quyền nào mà nó
quyết định tham gia vào; Chuẩn bị báo cáo về tình
hình quốc gia liên quan đến nhân quyền nói chung
và những vấn đề cụ thể hơn; Lưu ý Chính phủ về
tình trạng nhân quyền bị vi phạm ở bất cứ khu vực
nào trong nước và đề xuất các biện pháp chấm dứt
tình trạng đó, khi cần thiết có thể bày tỏ ý kiến về
quan điểm và phản ứng của Chính phủ;
b. úc đẩy và đảm bảo sự hài hòa giữa pháp luật, quy
định và thực tiễn thi hành của quốc gia với các văn
kiện nhân quyền quốc tế mà quốc gia đó là thành viên,
118 CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA – 101 CÂU HỎI - ĐÁP
và việc thực thi có hiệu quả những văn kiện này; c.
Khuyến khích phê chuẩn những văn kiện kể trên hay
tiếp cận với những văn kiện này và bảo đảm việc áp
dụng chúng; d. Đóng góp vào các báo cáo mà Quốc gia
được yêu cầu nộp cho các cơ quan và ủy ban của Liên
Hợp Quốc, cũng như đóng góp vào các cơ quan khu
vực theo nghĩa vụ ghi trong các điều ước, khi cần thiết
có thể đưa ra ý kiến về vấn đề này, trên cơ sở tôn trọng
thích đáng sự độc lập của các cơ quan đó; e. Hợp tác
với Liên Hợp Quốc hay bất cứ tổ chức nào khác trong
hệ thống Liên Hợp Quốc, với các cơ quan khu vực và
cơ quan quốc gia của các quốc gia khác có thẩm quyền
trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền; f. Trợ
giúp xây dựng các chương trình đào tạo và nghiên cứu
nhân quyền, tham gia vào việc thực hiện các chương
trình đó ở trường phổ thông, đại học, hay các cơ quan
chuyên môn khác; g. Phổ cập nhân quyền và những nỗ
lực chống mọi hình thức phân biệt đối xử, nhất là phân
biệt chủng tộc, bằng cách nâng cao nhận thức công
chúng, đặc biệt là thông qua thông tin, giáo dục và qua
các cơ quan ngôn luận.
CƠ CẤU VÀ CÁC BẢO ĐẢM CHO ĐỘC LẬP VÀ ĐA DẠNG
1. Cơ cấu của cơ quan quốc gia và việc bổ nhiệm các
thành viên của nó, dù qua con đường bầu cử hay cách
khác, cũng sẽ được thiết lập phù hợp với một tiến trình
cho phép những bảo đảm cần thiết cho đa nguyên đại
diện của tất cả lực lượng xã hội (của xã hội dân sự)
PHỤ LỤC 119
tham gia vào việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, cụ
thể là thông qua quyền thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả để
thiết lập hay thông qua sự xuất hiện, sự đại diện của:
a. Các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực nhân
quyền và nỗ lực chống phân biệt chủng tộc, các
tổ chức nghiệp đoàn, các tổ chức xã hội và nghề
nghiệp liên quan, ví dụ như các hiệp hội luật sư, bác
sỹ, phóng viên và các nhà khoa học tên tuổi;
b. Các xu thế tư tưởng triết học hay tôn giáo;
c. Các trường đại học và các chuyên gia có trình độ;
d. Quốc hội;
e. Các phòng ban của Chính phủ (nếu tính đến cả
những phòng ban này, thì đại diện của chúng sẽ chỉ
tham gia thảo luận với vai trò tư vấn).
2. Cơ quan quốc gia sẽ có cơ sở vật chất tương xứng để các
hoạt động của nó được trôi chảy, đặc biệt là có nguồn
quỹ đầy đủ. Mục đích của nguồn quỹ này là giúp nó có
đội ngũ nhân viên riêng và tài sản riêng, để có thể độc
lập với Chính phủ và không bị phụ thuộc vào bất cứ
sự kiểm soát tài chính nào mà có thể ảnh hưởng đến
sự độc lập của nó. 3. Để đảm bảo có thẩm quyền ổn
định cho các thành viên trong cơ quan quốc gia, mà
nếu không có điều này thì sẽ không có độc lập thực sự,
việc bổ nhiệm họ sẽ bằng quyết định chính thức ghi rõ
thời hạn cụ thể cho thẩm quyền được giao phó. Một
người có thể thực hiện cùng một thẩm quyền trong
nhiều nhiệm kỳ, miễn là sự đa dạng trong cơ cấu thành
viên của cơ quan được đảm bảo.
120 CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA – 101 CÂU HỎI - ĐÁP
CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG
Trong khuôn khổ hoạt động của mình, cơ quan quốc gia
sẽ:
Tự do xem xét bất cứ vấn đề nào trong phạm vi thẩm
quyền của mình, dù những vấn đề này do Chính phủ đưa lên
hay do nó tự lựa chọn dựa trên đề xuất của các thành viên hay
của một bên khiếu kiện bất kỳ mà không chuyển tới cơ quan có
thẩm quyền cao hơn; Nghe bất cứ ai và tiếp nhận bất cứ thông
tin và tài liệu nào cần thiết để đánh giá tình huống trong thẩm
quyền của nó; Trả lời các ý kiến của công chúng một cách trực
tiếp hay thông qua một cơ quan ngôn luận nào đó, đặc biệt là
trong trường hợp muốn công khai ý kiến và khuyến nghị của
nó; Họp thường xuyên và bất cứ khi nào cần thiết với sự có
mặt của tất cả các thành viên sau khi họ đã được thông báo kịp
thời; ành lập các nhóm công tác gồm các thành viên khi cần
thiết, và thiết lập các tiểu ban vùng và khu vực để hỗ trợ cơ quan
quốc gia thực hiện chức năng của nó; Duy trì tham vấn với các
cơ quan khác chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền,
như cơ quan xét xử hay cơ quan khác (đặc biệt là thanh tra viên,
nhà hòa giải và những cơ quan tương tự); Từ việc thấy được
vai trò quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong việc mở
rộng hoạt động của các cơ quan quốc gia, phát triển mối quan
hệ với các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thúc
đẩy và bảo vệ nhân quyền, phát triển kinh tế và xã hội, chống lại
phân biệt chủng tộc, bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương
(đặc biệt là trẻ em, người lao động di cư, người tỵ nạn, người bị
khuyết tật về thể chất và tinh thần) hoặc những lĩnh vực đặc biệt
khác.
PHỤ LỤC 121
NHỮNG NGUYÊN TẮC BỔ SUNG LIÊN QUAN TỚI ĐỊA VỊ
CỦA CÁC ỦY BAN CÓ THẨM QUYỀN BÁN TƯ PHÁP
Một cơ quan quốc gia có thể được giao phó nhiệm vụ
nghe và xem xét các đơn từ khiếu nại và kiến nghị liên quan
đến những tình huống cụ thể. Những vụ việc này có thể được
gửi lên bởi các cá nhân, người đại diện của họ, các bên thứ ba,
các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội của nghiệp đoàn, hay
bất kỳ tổ chức đại diện nào khác. Trong những tình huống như
vậy, và trong trường hợp không đi ngược lại các quy tắc được kể
đến ở trên liên quan đến thẩm quyền của các ủy ban, thì những
chức năng được giao phó cho các ủy ban này có thể dựa trên các
nguyên tắc dưới đây:
Tìm kiếm giải pháp hòa giải thông qua thương lượng hay,
trong giới hạn luật định, qua những quyết định mang tính ràng
buộc hoặc khi cần thiết theo nguyên tắc bí mật; ông báo cho
nguyên đơn về các quyền của họ, đặc biệt là về các phương thức
giải quyết mà họ có, hỗ trợ họ tiếp cận các phương thức đó;
Giải quyết bất kỳ đơn thư khiếu nại hay kiến nghị hoặc chuyển
chúng tới cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi luật định; Đưa
ra kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là thông
qua đề xuất sửa đổi, cải cách luật pháp, các quy định hay thông
lệ hành chính, đặc biệt là nếu chúng gây khó khăn cho những
người khiếu kiện trong việc bảo đảm các quyền của họ.
PHỤ LỤC 2
ĐIỀU LỆ LIÊN MINH TOÀN CẦU THỂ CHẾ NHÂN QUYỀN
QUỐC GIA (GANHRI), 2016 trước đây gọi là Hiệp hội Ủy
ban Điều phối quốc tế của các thể chế quốc gia về thúc
đẩy và bảo vệ nhân quyền (ICC)
PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA VÀ GIẢI THÍCH
Điều 1
Trong Điều lệ này -
- Ngày có nghĩa là ngày theo lịch, không phải ngày làm
việc;
- GANHRI có nghĩa là Liên minh toàn cầu của thể chế
nhân quyền quốc gia, trước đây gọi là Ủy ban Điều phối
quốc tế của các thể chế quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền được đề cập trong Nghị quyết của Ủy ban
Nhân quyền Liên Hợp quốc số 2005/74 và Nghị quyết
của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc số 5/1, mà
được trao tư cách pháp nhân độc lập theo Điều lệ này;
- Ban Quản trị GANHRI nghĩa là ban quản lý được
thành lập theo Điều 43 của Điều lệ này;
- Ban ư ký GANHRI có nghĩa là các đơn vị có liên
quan thuộc Văn phòng Cao ủy Nhân quyền được xác
PHỤ LỤC 123
định chịu trách nhiệm về các tổ chức nhân quyền quốc
gia;
- NHRI có nghĩa là một tổ chức nhân quyền quốc gia,
một tổ chức quốc gia độc lập được thành lập bởi một
nước thành viên hoặc quan sát viên của Liên Hiệp quốc
với thẩm quyền hiến định hoặc luật định để thúc đẩy và
bảo vệ quyền con người;
- Quan sát viên có nghĩa là một tổ chức hoặc người được
cấp phép tham gia vào các cuộc họp GANHRI hoặc các
cuộc họp hay hội thảo mở khác mà không có quyền bỏ
phiếu và không có quyền trình bày, trừ khi được mời
để làm như vậy bởi Chủ tịch của cuộc họp hoặc hội
thảo;
- OHCHR có nghĩa là Văn phòng Cao ủy Nhân quyền
Liên Hợp quốc;
- Các Nguyên tắc Paris có nghĩa là Các nguyên tắc liên
quanđếntìnhtrạngcủacáctổchứcquốcgiađượcthông
qua bởi Ủy ban Nhân quyền ở nghị quyết 1992/54 ngày
03 tháng 3 năm 1992 và xác nhận của Đại hội đồng ở
nghị quyết 48/134 ngày 20 tháng 12 năm 1993;
- Mạng lưới khu vực là cơ quan được thành lập bởi các
NHRI trong mỗi nhóm khu vực của Châu Phi, Châu
Mỹ, Châu Á-ái Bình Dương và châu Âu để làm thư
ký điều phối cho họ, cụ thể là:
a) Mạng lưới các tổ chức nhân quyền quốc gia châu
Phi (NANHRI);
b) Mạng lưới các tổ chức nhân quyền quốc gia châu
Mỹ;
124 CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA – 101 CÂU HỎI - ĐÁP
c) Diễn đàn các cơ quan nhân quyền quốc gia châu Á
-ái Bình Dương (APF); và d) Mạng lưới các cơ
quan nhân quyền quốc gia châu Âu (ENNHRI);
- SCA có nghĩa là Tiểu ban của GANHRI chịu trách
nhiệm đưa ra các khuyến nghị về công nhận tiêu chuẩn
dưới sự bảo trợ của OHCHR, được nêu trong Nghị
quyết Ủy ban Nhân quyền số 2005/74, và được chính
thức thành lập theo Điều lệ như một tiểu ban của Ban
Quản trị GANHRI.
- ư ký có nghĩa là người được bầu làm ư ký theo
Điều 34, đóng vai trò như Phó cho Chủ tịch, để thực
hiện vai trò và chức năng của Chủ tịch khi người này
vắng mặt, bao gồm các chức năng nêu tại Điều 49;
- ành viên bỏ phiếu có nghĩa là một NHRI là thành
viên của GANHRI và được công nhận tình trạng ‘A’; và
thành viên không bỏ phiếu có nghĩa là một NHRI là
thành viên của GANHRI và được công nhận tình trạng
‘B’;
- “Được viết” hoặc “bằng văn bản” bao gồm bất kỳ hình
thức viết tay, đánh máy hoặc truyền thông bằng telex,
cáp, thư điện tử và fax.
PHẦN 2: TÊN, LOGO VÀ TRỤ SỞ VĂN PHÒNG
Điều 2
1. Một hiệp hội phi lợi nhuận được tạo ra bởi các NHRI
theo Điều lệ này, theo Điều 60 và các điều tiếp theo
của Bộ luật Dân sự của ụy Sĩ, là một hiệp hội phi lợi
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu 101 Câu hỏi đáp Cơ quan Nhân quyền quốc gia (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
- tai_lieu_101_cau_hoi_dap_co_quan_nhan_quyen_quoc_gia_phan_2.pdf