Giáo trình môn Bệnh truyền nhiễm

ĐẠI CƯƠNG  
BỆNH TRUYỀN NHIỄM  
MỤC TIÊU  
1. Nêu được vị trí tầm quan trọng và lch snghiên cứu môn học truyền  
nhiễm.  
2. Trình bày được định nghĩa, các thời kỳ diễn biến lâm sàng, các nhóm  
bệnh truyền nhiễm theo đường lây truyền.  
3. Kể được đặc điểm, tính chất, đường lây của bệnh truyền nhiễm.  
4. Trình bày được phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm.  
NỘI DUNG  
I. VTRÍ, TẦM QUAN TRỌNG  
- Trước kia, bệnh truyền nhiễm được xếp chung vào các bệnh nội khoa.  
Từ đầu thế kIXX, nó được tách ra thành một chuyên khoa độc lập.  
- Bệnh truyền nhiễm đa slà những bệnh thường gặp ở các nước trên thế  
giới. Tùy từng vùng địa lý, khí hậu, tùy trình độ dân trí và điều kiện sống của  
mỗi vùng mà tlmắc bệnh và cơ cấu bệnh tật khác nhau (vùng nhiệt đới và  
cận nhiệt đới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn lạc hậu thì tlmắc  
bệnh cao và có nhiều loại bệnh truyền nhiễm hơn).  
- Bệnh truyền nhiễm đều có khnăng lây tngười bệnh sang người lành,  
nhiều bệnh phát triển thành dịch (thậm chí là đại dịch). Do vy slượng bệnh  
nhân truyền nhiễm rất đông và slượng tvong cũng lớn.  
- Ngày nay nhsphát triển của khoa học nói chung và y học nói riêng,  
nhiều bệnh truyền nhiễm đã được đẩy lùi, có những bệnh vĩnh viễn bxóa bỏ  
(như bệnh đậu mùa). Tuy vậy, một sbệnh truyền nhiễm còn lan tràn và còn là  
mối đe dọa cho nhân loại như bệnh st rét, viêm gan virus, Dengue xuất huyết,  
st xuất huyết do virus Ebola, nhiễm HIV/AIDS...  
Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện sống còn thấp, nhiều tập quán sinh  
hoạt lạc hậu. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm chiếm tlrất cao, nhiều vdịch xảy ra  
quanh năm (như Dengue xuất huyết, st rét, nhiễm khuẩn do màng não cầu, dịch  
t, dịch hạch...).  
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU  
Tcxưa - thời Hypocrat bệnh truyền nhiễm đã được người ta biết đến  
với tên gọi ” bệnh dịch” để nói lên tính chất nặng và phát triển rộng của bệnh.  
Thời đó người ta cho rằng bệnh có liên quan đến khí độc. Vào thế k16 bắt đầu  
1
ra đời khái niệm”lây” thay cho quan niệm “khí độc”. Học thuyết vlây bệnh từ  
người bệnh sang người lành được D.S. Samolovitra đề xuất năm 1784. Tnửa  
đầu thế k19 người ta mới chia bệnh truyền nhiễm thành một chuyên ngành  
chuyên biệt. Tiếp sau là sphát minh kiểm hiển vi đã tìm ra những vi khuẩn  
(mầm bệnh) mà các bác học đi đầu là L. Pasteur, R. Koch... Tkính hiển điện tử  
ra đời, có thphóng đại gấp hàng chục hàng trăm nghìn ln đã giúp cho việc tìm  
ra virus.  
III. ĐẶC ĐIỂM BỆNH TRUYỀN NHIỄM  
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh nhiễm khuẩn có khả năng lây truyền từ  
người bệnh sang các người xung quanh 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp.  
- Nhiễm khuẩn không nhất thiết là có bệnh: Người lành mang mầm bệnh  
vẫn có khnăng lây bệnh cho người khác, đối tượng này rất nguy hiểm vmặt  
dịch t.  
3.1. Đặc điểm bệnh sinh, đường lây và phát bệnh  
- Bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh, Mỗi bệnh  
truyền nhiễm do 1 loại mầm bệnh gây nên.  
- Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người  
khoẻ bằng nhiều đường khác nhau tuỳ theo đường lây, có bệnh 2- 3 đường lây.  
- Bệnh truyền nhiễm phát triển thường có chu kỳ.  
- Sau khi bị bệnh truyền nhiễm cơ thể có đáp ứng miễn dịch. Tùy theo  
bệnh và tùy theo cơ thngười mà miễn dịch được hình thành với mắc độ khác  
nhau, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vkhác nhau.  
- Sức thụ bệnh khác nhau tuỳ theo loại bệnh và cơ thể bệnh nhân: có loại  
bệnh khi nhiễm smắc 100%, nhưng cũng có loại mầm bênh khi cơ thnhiễm  
phải mầm bệnh không nhất thiết trường hợp nào cũng mc bệnh.  
3.2.Diễn biến lâm sàng (qua 5 thời kỳ)  
3.2.1.Thời kì ủ bệnh  
- Tính từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho đến lúc xuất hiện các  
triệu chứng đầu tiên.(Người bệnh không có triệu chứng).  
- Thời gian dài ngắn phụ thuộc vào loại bệnh và sức đề kháng của cơ thể.  
3.2.2.Thời kì khởi phát  
- Tính từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh nhưng chưa phải lúc  
nặng và rầm rộ nhất.  
- Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu: đột ngột và từ từ.  
2
- Hầu hết bệnh truyền nhiễm thường có sốt và 1 trong những triệu chứng  
khi phát đầu tiên cũng là sốt.  
3.2.3.Thời kì toàn phát  
- Bệnh rầm rộ nhất, nặng nhất, đầy đủ triệu chứng của từng bệnh.  
- Trong cùng 1 lúc có thể biểu hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan  
khác nhau.  
- Thời kỳ này hay xảy ra các biến chứng.  
3.2.4.Thời kì lui bệnh  
- Do sức chống đỡ của cơ thngười bệnh tốt, mặt khác do tác động của  
điều trmầm bệnh độc tcủa chúng dần dần được loại trra khỏi cơ th.  
- Người bệnh cảm thấy đỡ dần.  
- Triệu chứng ở thời kỳ toàn phát dần dần mất đi.  
- Nếu không được can thiệp sớm 1 số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với  
biến chứng và hậu qunghiêm trọng.  
3.2.5. Thời kỳ lại sức (hồi phục)  
Sau khi mầm bệnh độc tcủa chúng được loại trkhỏi cơ thngười  
bệnh thì những cơ quan btổn thương dần dần bình phục và trlại hoạt động  
hầu như bình thường, chcòn những rối loạn không đáng k. Bệnh nhân có thể  
ra viện vnghngơi hoặc tiếp tục lao động tùy theo khnăng bình phục.  
- Khỏi về lâm sàng, sạch mầm bệnh và không còn tổn thương thực thể.  
- Khỏi về lâm sàng, sạch mầm bệnh nhưng còn tổn thương thực thể.  
- Khỏi về lâm sàng, không còn tổn thương thực thể nhưng còn mầm bệnh.  
3.3. Diễn biến dịch tễ :  
3.3.1.Bệnh truyền nhiễm thường dễ phát thành dịch với các đặc điểm;  
- Khả năng lan truyền và số người mắc cao.  
- Xảy ra cùng 1 lúc, ở nhiều nơi.  
- Phân chia:  
+Dịch tản phát, xảy ra lẻ tẻ (ví dụ bệnh bại liệt).  
+Dịch lưu hành địa phương (ví dụ bệnh sốt rét).  
+Dịch bùng nổ, đại dịch (ví dụ sốt xuất huyết, dịch tả).  
3.3.2. Khối cơ thể cảm thụ: Khả năng nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố  
- Sức miễn dịch của tập thể và cá nhân.  
- Tuổi, giới tính, địa phương.  
- Tình trạng sức khoẻ.  
- Các điều kiện sinh hoạt, nghề nghiệp thuận lợi cho việc mắc bệnh.  
3
- Dịch vụ y tế bảo vệ con người.  
- Điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng.  
3.2.3.Nguồn truyền nhiễm  
- Người bệnh và người lành mang trùng.  
- Côn trùng trung gian.  
- Môi trường, thực phẩm: Nước, thực phẩm nhiễm khuẩn, rau sống…  
IV. PHÂN LOẠI BỆNH TRUYỀN NHIỄM  
4.1. Nhóm bệnh lây theo đường hô hấp  
- Số bệnh nhân mắc cao nhưng giảm nhanh.  
- Khó cắt đường truyền nhiễm, người tiếp xúc dễ mắc.  
-Thường mắc vào mùa lạnh.  
4.2. Nhóm bệnh lây theo đường tiêu hoá.  
-Vụ dịch lớn, số người mắc tăng nhanh..  
- Chung 1 điều kiện, nước sinh hoạt thực phẩm..  
- Sau cơn bùng phát, số người mắc bệnh giảm từ từ.  
4.3. Nhóm bệnh lấy truyền theo đường máu.  
-Tuỳ thuộc vào côn trùng gây bệnh.  
- Gặp ở những người cùng điều kiện sống và làm việc như nhau.  
- Điều kiện thuận lợi cho côn trùng trung gian phát triển cũng là điều kiện  
cho bệnh phát triển.  
-Chỉ xảy ra ở từng địa phương.  
4.4. Nhóm bệnh lấy truyền theo đường da, niêm mạc  
-Do tiếp xúc trực tiếp nên số người mắc lẻ tẻ.  
-Người tiếp xúc mới mắc bệnh do đó chỉ có khả năng truyền bệnh trong  
những người này.  
* Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường khác nhau..  
V.MỘT VÀI QUAN NIỆM KHÁC  
5.1.Nhiễm trùng hỗn hợp:  
Thường 1 bệnh truyền nhiễm chdo 1 mầm bệnh gây ra nhưng có khi lại  
đồng thời một lúc hai hay nhiều mầm bệnh cùng phối hợp tác động gây bệnh.  
Khi đó gọi nhiễm trùng hỗn hợp hay đồng nhiễm.  
5.2.Nhiễm trùng thứ phát:  
Trong khi bệnh đang tiến triển, chưa khỏi lại có mầm bệnh khác nhờ điều  
kiện đó mà xâm nhập gây bệnh nặng thêm gọi là nhiễm trùng thphát (hay bội  
nhiễm).  
4
5.3. Tái phát:  
Khi bệnh chưa khỏi hẳn, do điều kiện thuận lợi nào đó làm cho các triệu  
chứng của bệnh quay trlại.  
5.4. Tái nhiễm:  
Là mắc lại bệnh đó, do nhiễm lại mầm bệnh (mà trước kia đã mắc) thêm  
lần nữa.  
VI. CHẨN ĐOÁN BỆNH TRUYỀN NHIỄM  
6.1.Dịch tễ  
- Nơi cư trú và làm việc, đang có dịch hoặc dịch lưu hành.  
- Tiền sử bệnh.  
- Thói quen sinh hoạt của bệnh nhân và gia đình.  
6.2. Lâm sàng  
- Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc.  
- Các triệu chứng đặc trưng cho từng bệnh.  
6.3.Xét nghiệm  
- Không đặc hiệu: Công thức máu, tốc độ máu lắng, nước tiểu...  
- Đặc hiệu:  
+Tìm mầm bệnh trong phân, máu, dịch não tuỷ.  
+Tìm kháng thể trong máu.  
VII. ĐIỀU TRỊ BỆNH TRUYỀN NHIỄM  
7.1. Điều trị đặc hiệu  
Là tiêu diệt mầm bệnh bằng kháng sinh, hoá chất, thảo dược..Điều trị đặc  
hiệu quyết định làm khỏi bệnh triệt để.  
7.2. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh  
Tác động lên cơ chế bệnh sinh nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn  
bệnh lý.  
7.3.Điều trị triệu chứng: Làm giảm các triệu chứng giúp cho người bệnh dễ  
chịu hơn và được coi là biện pháp điều trhtrrất cần thiết.  
TỰ LƯỢNG GIÁ  
1. Môn học truyền nhiễm vị trí tầm quan trọng và lch snghiên cứu?  
2. Định nghĩa, các thời kỳ diễn biến lâm sàng, các nhóm bệnh truyền  
nhiễm theo đường lây truyền?  
3. Mô t: đặc điểm, tính chất, đường lây bệnh truyền nhiễm?  
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm?  
5
BỆNH THƯƠNG HÀN  
MỤC TIÊU  
1.Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh thương hàn.  
2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.  
3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.  
4.Trình bày được phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.  
NỘI DUNG  
I. ĐẠI CƯƠNG  
Bệnh thương hàn là bệnh nhiễm nhiễm cấp tính toàn thân lây bằng đường  
tiêu hoá, do Salmonella typhi hoặc S.paratyphi A,B gây ra.  
Biểu hiện lâm sàng hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân, kèm  
theo tổn thương bệnh lý đăc hiệu tại đường tiêu hoá.  
II.TÁC NHÂN GÂY BỆNH  
- Salmonella là một giống thuộc hEntarobacteriaceace  
- Là trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) và phó thương hàn  
(Salmonella paratyphi A,B,C). Nhuộm bắt màu gram âm, có lông, di động,  
không sinh nha bào ưa khí và kkhí tùy ng, mọc dễ dàng trên các môi trường  
nuôi cấy thông thường, pH 6 - 8, nhiệt độ t15 - 41oC , nhiệt độ thích hợp là  
37,5oC.  
- Sức sống và sức đề kháng tốt: Trong đất sống vài tháng, trong nước,  
o
trong phân 2-3 tuần. Bị tiêu diệt ở 100 C trong 5 các hoá chất sát khuẩn  
thông thường như Cloramin B 3%, Phenol 5%...  
- Các Salmonella có 3 loại kháng nguyên:  
+ Kháng nguyên O: là kháng nguyên thân; bản chất là Lipopolysacchrid.  
Đây chính là nội độc tcủa vi khuẩn.  
+ Kháng nguyên H: là kháng nguyên lông, bản chất là protein.  
+ Kháng nguyên Vi: là kháng nguyên v,bản chất là polysacchrid. Kháng  
nguyên vi chcó 2 loài S. typhi và S. paratyphi C. Kháng nguyên Vi cản trquá  
trình thực bào và ngăn cản hoạt động của bth.  
III. DỊCH TỄ HỌC  
3.1. Nguồn bệnh: Duy nhất là người, gồm có:  
- Người bệnh: Bài tiết vi khuẩn theo phân là chủ yếu, ngoài ra còn nước  
tiểu, chất nôn, trực khuẩn thải theo từng đợt, thải qua phân tất ccác giai đoạn  
của bệnh kcả ở giai đoạn nung bệnh. Thi nhiều nhất vào tuần th2- 3 của  
bệnh.  
6
- Người mang khuẩn gồm:  
+ Người mang khuẩn sau khi khỏi bệnh: Người bệnh khỏi vlâm sàng,  
nhưng còn mang vi khuẩn.  
+ Người mang khuẩn nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Đây là nguồn  
lây chính quan trọng.  
3.2. Đường lây:  
Lây đường tiêu hóa, có 2 cách lây:  
- Do ăn, uống phải thực phẩm, nước bị ô nhiễm vi khuẩn, không được  
nấu chín. Đường lây qua nước là quan trọng và dgây ra dịch lớn.  
- Do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang trùng qua chất thải,  
chân tay, đồ dùng... thường gây dịch nh, tản phát.  
3.3. Cơ thể cảm thụ  
- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới. Tuy nhiên tlmắc bệnh tháp nhất ở  
trem dưới 2 tuổi.  
- Miễn dịch lâu bền sau khi mắc hoặc tiêm chủng. Không có miễn dịch  
chéo giữa các tuyp.  
IV. CƠ CHẾ BỆNH SINH:  
Theo Reilly, cơ chế gây bệnh qua 3 giai đoạn:  
- Giai đoạn 1:  
Vi khuẩn theo đường tiêu hoá vào dạ dày. Tại đây, một số bị tiêu diệt bởi  
độ toan của dịch v, số còn lại xuống ruột non, sau 24-72 giờ chui qua niêm mạc  
ruột vào các hạch mạc treo, mảng payer và phát trin ở đó khoảng 15 ngày (thời  
kỳ nung bệnh).  
- Giai đoạn 2:  
Sau khi phát triển ở hạch mạc treo, vi khuẩn vào máu lần một lan truyền  
khắp cơ thể rồi vào máu lần 2 gây triệu chứng lâm sàng (khi phát).  
- Giai đoạn 3:  
Các vi khuẩn giải phóng độc tố. Chính độc tố vai trò quyết định các dấu  
hiệu lâm sàng:Li bì, gây rối loạn nhiệt độ, rối loạn tri giác, trụy tim mạch và 1 số  
tổn thương tại ruột...  
V. LÂM SÀNG (Thể điển hình)  
5.1.Thời kỳ ủ bệnh:  
Khoảng 10 ngày (3-60 ngày)- im lặng không có triệu chứng.  
5.2.Thời kỳ khởi phát: 5-7 ngày  
- Sốt tăng dần lúc đầu gai rét, ít rét run đến ngày 7 nhiệt độ tăng 39 - 410C  
7
- Nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, ù tai, nghễnh ngãng.  
- Mạch nhiệt phân ly.  
5.3.Thời kỳ toàn phát: Khoảng 7- 15 ngày  
*Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc:  
Sốt cao liên tục 39 – 400C sốt hình cao nguyên, sốt nòng., có thvẫn còn  
mạch nhiệt phân ly.  
* Nhiễm độc thần kinh:  
- Bệnh nhân nhức đầu, ác mộng, ù tai, mất ngủ, nói ngọng, tay run bắt  
chuồn chuồn..  
- Trạng thái Typhos: Bệnh nhân nằm bất động, mặt vô cảm, thờ ơ, mắt  
nhìn đờ dẫn. Nặng hơn ly bì, mê sảng, ít gặp hôn mê.  
*Hội chứng rối loạn tiêu hoá :  
- Tiêu chảy 5-6 lần/ ngày, phân lỏng sệt, màu vàng nâu, mùi khắm giống  
nước dưa hấu, có khnăng lây nhiễm cao.  
- Bụng chướng, đau nhẹ vùng hố chậu phải, gõ đục hố chậu phải dấu hiệu  
padalka(+) và óc ách hố chậu phải (+).  
- Gan to dưới sườn 1-3cm, mật độ mềm.  
- Lách to, nhiều trường hợp chthấy diện đục lách rộng khi gõ chkhông  
sthấy được.  
- Lưỡi bẩn mất gai (lưỡi quay): lưỡi khô, rìa lưỡi đỏ, giữa phủ một lớp rêu  
màu trắng hoặc xám.  
*Hồng ban:  
- Xuất hiện ngày thứ 7- 12 của bệnh.  
- Các ban dát nhỏ 2-3 mm màu hồng nhạt như cánh bèo tấm.  
- Vị trí mọc: Ở bụng, phần dưới ngực, mạn xườn.  
- Slượng: Khoảng vài chục nốt.  
* Tim mạch:  
- Mạch chậm.  
- Tiếng tim mờ, huyết áp thấp.  
*Hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, có thcó ran phế quản nhưng hiếm.  
* Viêm họng Duguet: loét dọc hình bầu dục ở nếp trước Amidan trước, dài 6-  
8mm, rộng 4-6mm, thường ch1 bên. Bệnh nhân không cảm thấy đau rát gì. Nốt  
loét xuất hiện 2 bên là dấu hiệu tiên lượng nặng.  
5.4.Thời kỳ lui bệnh  
-Thường 1 tuần.  
8
-Nhiệt độ dao động mạnh rồi giảm xuống từ từ.  
-Bệnh nhân đỡ mệt, ăn ngủ khá lên.  
- Hết rối loạn tiêu hoá.  
-Bệnh hồi phục dần dần.  
5.5. Xét nghiệm:  
- Công thức máu: Bạch cầu giảm, đa nhân trung tính giảm, hồng cầu và  
tốc độ máu lắng ít thay đổi.  
- Cấy máu (+) cao ở tuần đầu.  
- Cấy phân, cấy nước tiểu tldương tính thấp hơn.  
- Chẩn đoán huyết thanh:phản ứng Widal(+).  
- Phương pháp mới: ELISA, PCR...tìm kháng thể trong nước tiểu.  
VI. BIẾN CHỨNG  
6.1.Biến chứng tiêu hoá:  
- Xuất huyết tiêu hoá: thường xảy ra ở tuần thứ 2,3, tùy theo mức độ xuất  
hiện, xut huyết nặng có biểu hiện mạch nhanh nh, huyết áp tụt, nhiệt độ tụt, vã  
mhôi, da xanh, niêm mạc nhợt, thiếu máu, đi ngoài phân đen, xét nghiệm hồng  
cầu giảm, huyết sc tgiảm.  
- Thủng ruột: tuần thứ 2-3 hoặc vào giai đoạn hồi phục do ăn gibữa,  
bệnh nhân đau bụng ddội hchậu phải hoặc lan toàn bụng, biểu hiện choáng.  
6.2. Biến chứng tim mạch:  
- Viêm cơ tim.  
- Truỵ tim mạch; choáng nội độc tmạch nhanh nh, huyết áp tụt, nhiệt  
độ tụt, vã mhôi.Bụng chướng, có phn ứng thành bụng, gõ vang vùng trước  
gan, Xquang có hình ảnh liềm hơi, mức nước.  
6.3. Biến chứng gan mật:  
- Viêm túi mật đau hsườn phải, vàng da, điểm túi mật đau dấu hiệu  
Murphi (+) tính.  
- Viêm gan: Vàng da, gan to, xét nghiệm men gan SGOT, SGPT tăng  
6.4. Ít gặp: Viêm màng não, viêm cầu thận, bàng quang..  
VII.CHẨN ĐOÁN  
7.1.Chẩn đoán xác định  
* Dịch tễ: Tiếp xúc với bệnh nhân, hoặc trong địa phương có người mắc bệnh.  
*Lâm sàng:  
- Sốt tăng dần và kéo dài kéo dài.  
- Rối loạn tiêu hoá, gan lách to.  
9
-Tình trạng li bì (Typhos).  
*Xét nghiệm:  
- Bạch cầu thường giảm.  
- Phân lập vi khuẩn dương tính.  
7.2.Chẩn đoán phân biệt  
* Nhiễm khuẩn huyết gram(-):  
- Sốt kéo dài, rối loạn tiêu hoá, gan lách to nhưng sốt thường có nhiều cơn  
rét run.  
- Nhiệt độ dao động mạnh, mạch nhanh, HA giảm và có ổ nhiễm khuẩn.  
- Cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh.  
*Sốt rét tiên phát: sốt kéo dài, gan lách to, xét nghiệm hồng cầu giảm rõ.  
* Bệnh lao: Sốt về chiều, dịch não tuỷ màu vàng chanh.  
IIX. ĐIỀU TRỊ  
8.1. Nguyên tắc  
- Dùng kháng sinh thích hợp.  
- Điều trị hỗ trợ và chăm sóc tốt.  
- Điều trị biến chứng.  
8.2. Cụ thể  
*Kháng sinh dùng liều nhẹ tăng dần  
- Cloramphenicol 30mg- 50mg/kg/ ngày dùng liên tục đến khi hết sốt 10  
ngày.  
-Amoxicillin- ampicillin 50mg-80mg /kg/ ngày.  
-Cotrimoxazol 60mg/kg/ngày.  
-Cephalosporin thế hệ 3 và Fluoroquinonol là những thuốc mới cắt sốt  
nhanh, ít tái phát, ít tác dụng phụ Ceftriaxon(Rocefin),Cefotaxim(Claforan):  
2-3g/ngày x 5-7 ngày  
-Ciprofloxacin (Ciprobay):0,5-1g/ ngày x 5-7ngày  
*Điều trị triệu chứng:  
-Bù nước điện giải: truyền Ringerlactat.  
-Trợ tim mạch: Coramil.  
-Hạ sốt: Paracetamol 0,5gx 2-4v/ ngày.  
(Không dùng Salicylat để hạ sốt).  
-An thần: Seduxen 5mg x 2v.  
- Dinh dưỡng: Chế độ ăn lỏng, mềm đủ dinh dưỡng.  
10  
IX. PHÒNG BỆNH  
9.1. Phòng chung  
- Cách ly bệnh nhân, xử lý phân chất thải bệnh nhân.  
- Điều trị người lành mang mầm bệnh.  
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, kiểm soát nguồn nước, chất thải,  
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.  
9.2. Phòng đặc hiệu  
Tiêm vacxin phòng thương hàn.  
TỰ LƯỢNG GIÁ  
1.Nguyên nhân cách thức lây bệnh thương hàn?  
2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh thương hàn?  
3. Triệu chứng lâm sàng bệnh thương hàn?  
4. Trình bày phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh thương hàn  
11  
BỆNH TẢ  
MỤC TIÊU  
1. Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh t.  
2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.  
3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.  
4.Trình bày được phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.  
NỘI DUNG  
I. ĐẠI CƯƠNG  
Tả là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Vibrio cholerae gây ra, lây bằng  
đường tiêu hóa. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng, nôn nhiều, nhanh chóng  
dẫn đến mất nước và điện giải, truỵ tim mạch và tử vong nếu không điều trị kịp  
thời. Bệnh được xếp vào loại bệnh “tối nguy hiểm”.  
II.TÁC NHÂN GÂY BỆNH  
DòngVibrio là 1 trong những loại vi khuẩn thường gặp trên mặt nước, là  
loại vi khuẩn kích thước ngắn, thuộc nhóm Enterobacter.  
- Phảy khuẩn tả hình cong như dấu phẩy.  
- Bắt màu Gr (-), không sinh nha bào, di động được nhờ những lông.  
- Phát triển tốt ở môi trường dinh dưỡng và môi trường kiềm.  
- Dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, bởi các thuốc sát khuẩn thông thường.  
- Vibrio cholerae có khoảng 140 nhóm huyết thanh, nhưng chỉ nhóm O  
1
gây bệnh tả và dịch tả. Và gồm 2 typ sinh học làVibrio cholerae eltor và Vibrio  
cholerae classia.  
- Gây bệnh nhờ độc tố tả.  
III.DỊCH TỄ HỌC  
3.1.Nguồn bệnh:  
- Người bệnh thải vi khuẩn qua phân, chất nôn.  
- Người lành mang khuẩn.  
3.2. Đường truyền nhiễm:  
Bệnh tả lây theo đường tiêu hoá, chủ yếu qua ăn uống.  
3.3.Tính cảm thụ:  
- Mọi lứa tuổi đều mắc trẻ em mắc bệnh nhiều hơn.  
- Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng.  
- Dịch tả thường xảy ra ở những nơi vệ sinh kém.  
12  
Sơ đồ quá trình gây bệnh tả  
Người lành mang khuẩn  
Nước (giếng, sông)  
Thực phẩm Người lành  
Người bệnh  
Phân  
Vật tiếp xúc  
Người bệnh  
IV. BỆNH SINH  
- Phẩy khuẩn tả theo thức ăn, nước uống bô nhiễm vào dạ dày. Tại đây  
đa sbtiêu diệt do độ toan của ddầy, 1 số được bảo vệ xuống ruột non.  
- Tại ruột non, chúng phát triển nhanh nhmôi trường kiềm, tập trung ở  
biểu mô, niêm mạc vào máu và tiết ra nội độc tố.  
- Nội độc tố tả có tác dụng làm tăng hoạt tính men Adenylcylaza, do đó  
tăng nồng độ AMP vòng. Lượng AMP vòng tăng lên đã kích thích niêm mạc  
ruột tăng đào tải nước và ion Na + với 1 khối lượng nước lớn làm cho bệnh nhân  
nôn và tiêu chảy ồ ạt dẫn đến tình trạng choáng do giảm khối lượng máu và  
nhiễm toan chuyển hoá.  
- Các hạt lợn cợn trong phân tcó dạng như nước vo gao là do sphóng  
thích các chất nhầy ttế bào hình chén của thành ruột.Độc ttvào trong tế bào  
ruột khoảng 10 phút thì kích thích tế bào tăng thải nước điện giải tối đa trong  
2 gisau đó chức phận tế bào ruột hoàn toàn bình thường. Vì vậy cho uống  
nước điện giải ruột vẫn hấp thu được.  
V. LÂM SÀNG  
5.1 Thể điển hình  
5.1.1.Thời kỳ ủ bệnh: 12-24 (trung bình 2-5 ngày dài nhất 10 ngày)  
5.1.2.Thời kỳ khởi phát (giai đoạn ỉa lỏng và nôn)  
- Bệnh khởi phát đột ngột bằng ỉa lỏng dữ dội không có tiền chứng.  
13  
+Lúc đầu phân ít, sệt sau lỏng toàn nước, đục lờ lờ như nước vo gạo lẫn  
hạt lổn nhổn, đi nhiều lần, phân mùi tanh nồng hoặc như gạch cua màu trắng  
nhạt.  
+ Đi ngoài nhiều 30-40 lần/ ngày làm mất nước nhiều và nhanh: 10-15 lít/  
ngày hoặc 1lít/gi/người lớn.  
- Nôn xuất hiện sau khi đi lỏng và giờ: nôn dễ dàng, số lượng nhiều lúc  
đầu nôn ra thức ăn và nước, sau giống dịch phân.  
- Không đau bụng hoặc đau nhẹ, không mót rặn.  
- Thường không sốt, có trường hợp sốt nhẹ (< 38 C).  
- Mệt lả, khát nước, chuột rút, nhanh chóng vào giai đoạn choáng.  
5.1.3.Thời kỳ toàn phát:  
- Xuất hiện sau vài giờ - 1 ngày sau khi phát hiện.  
- Bệnh nhân tiếp tục nôn, ỉa lỏng.  
- Nổi bật là choáng: lờ đờ, mệt lả, nói thều thào đứt quãng, hoa mắt ù tai,  
thnhanh nông có khi khó thở, biết những gì xay ra xung quanh nhưng hoàn  
toàn thờ ơ không tiếp xúc.  
- Khám: mặt hốc hác, mắt trũng sâu, má hõm, da khô, nhăn và xanh tím,  
nhiệt độ tụt (< 350C), manh nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, tiếng tim mờ có khi  
loạn nhịp, huyết áp tụt đặc bit là tối đa< 80mmHg.  
- Bệnh nhân tiểu ít, vô niệu.  
* Xét nghiệm:  
- Máu bđặc: Hematocrit tăng.  
- Rối loạn đin giải: Na+ bình thường hoặc giảm nh, K+ lúc đầu bình  
thường sau giảm, Cl- và Ca++ giảm, nhiễm toan chuyển hóa (HCO )- giảm, pH  
3
máu giảm.  
5.1.4. Thời kỳ hồi phục :  
- Bệnh nhân hồi phục nhanh sau vài giờ, có khi rất nhanh (30 phút)  
- Lâm sàng: ngừng nôn, da hồng trở lại, bớt khô, mạch huyết áp dần về  
bình thường, đi lỏng bớt dần và ngừng sau 3- 5 ngày. Hồi phục hoàn toàn sau 5-  
7 ngày.  
- Xét nghiệm: Tình trạng đặc máu giảm, nhiễm toan và rối loạn điện  
giải được cải thiện, riêng K+ có thvẫn tiếp tục giảm.  
- Đề phòng có thể biến chứng: sốt cao, suy thận cấp, ngừng tim do giảm  
K+ máu.  
5.2. Các thể khác  
14  
- Thể không triệu chứng.  
- Thể nhẹ.  
- Thể tả khô.  
- Thể xuất huyết.  
VI. CHẨN ĐOÁN  
6.1. Chẩn đoán xác định dựa vào:  
6.1.1.Dịch tễ:  
- Sống ở nơi có dịch.  
- Có tiếp xúc với người bệnh.  
6.1.2.Lâm sàng:  
- Đột ngột.  
- Ỉa lỏng xuất hiện trước với tính chất phân kèm theo nôn hoặc không.  
- Không sốt hoặc sốt nhẹ.  
- Không đau bụng hoặc đau lâm râm.  
- Diễn biến nhanh: mất nước, choáng, truỵ mạch..  
6.1.3.Xét nghiệm:  
- Phân lập phẩy khuẩn tả.  
- Các phương pháp chẩn đoán nhanh: Soi kính hiển vi nền đen, miễn dịch  
huỳnh quang...  
6.2.Chẩn đoán phân biệt  
- Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do Salmonella: sốt cao, đau quặn bụng  
thành cơn, nôn xuất hiện trước ỉa lỏng.  
- Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do độc tố tụ cầu: đau bụng dữ dội, nôn  
trước ỉa và phân lỏng.  
- Lỵ trực khuẩn cấp: Sốt, đau bụng, phân nhầy máu.  
- Một sbệnh khác: Ngộ độc hóa chất, nhiễm virus đường ruột....  
VII. ĐIỀU TRỊ  
7.1. Nguyên tắc:  
- Càng sớm càng tốt, tại chỗ, hạn chế vận chuyển đi xa.  
- Điều trị cơ chế rất quan trọng: Bổ xung nước và điện giải.  
- Trong khu vực có dịch mọi trường hợp ỉa chảy phải được xử lý như tả.  
7.2. Điều trị:  
7.2.1.Truyền dịch tĩnh mạch ngay lập tức.  
- Dung dịch dùng là:Nacl 9‰ hoặc Ringer lactat, Natri bicacbonat 14‰,  
Glucoze 5%...  
15  
Bổ xung thêm KCl: mỗi lít dịch truyền cho thêm 1g KCl.  
- Luôn theo dõi bệnh nhân.  
- Kết hợp Oresol đường uống.  
7.2.2.Kháng sinh:  
- Nguyên tắc theo đường uống sau hết nôn (bù nước sau 3-4giờ).  
- Loại:  
+Doxycyclin, tettacyclin..  
+Nhóm Fluoroquinonol  
Ciprofloxacin 1g/ ngày,  
Norfloxacin 800mg/ngày  
Ofloxacin 400mg/ngày  
uống chia 2 lần/ngày, trong 3 ngày  
(Không dùng cho TE<12tuổi, PNCT và cho con bú)  
Azithromyxin10mg/kg/ngày uống trong 3 ngày.  
Chú ý: Không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như morphin,  
opizoic, Atropin, Loperamit..  
7.2.3. Nuôi dưỡng:  
- Sau 3-4 giờ điều trị cho bệnh nhân ăn (hết nôn) cho bệnh nhân ăn sớm,  
ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.  
- Trẻ còn bú tăng cường bú mẹ.  
7.2.4 Tiêu chuẩn ra viện:  
- Hết tiêu chảy.  
- Lâm sàng ổn định.  
- Cấy phân kết quả 3 lần liên tiếp âm tính.  
IIX. PHÒNG BỆNH  
8.1.Các biện pháp khi có dịch  
- Khi có bệnh nhân tả phải thông báo dịch.  
- Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều tri, khi phát dịch cách ly tại chỗ.  
- Xử lý chất thải: phân và chất thải bằng CloraminB 10% tỷ lệ 1:1 hoặc  
vôi bột. Khử khuẩn quần áo, chăn màn,vệ sinh buồng bệnh ít nhất 2 lần/ngày,  
ngâm tay bằng dung dịch CloraminB, nước Javen.  
- Đảm bảo cung cấp nước sạch.  
- Giáo dục y tế cộng đồng: ăn chín, ung, rửa tay, diệt ruồi…  
- Điều trị dự phòng cho người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân liều duy  
nhất Azithromycin 20mg/kg.  
16  
- Hạn chế đi lại, giao lưu hàng hóa.  
8.2.Các biện pháp dự phòng chung  
-Vệ sinh môi trường, giải quyết vấn đề ô nhiễm phân.  
-Vệ sinh thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi.  
- Đảm bảo cung cấp nước sạch.  
- Sử dụng vacxin tả uống cho những vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo  
của cơ quan y tế dự phòng.  
TỰ LƯỢNG GIÁ  
1.Nguyên nhân cách thức lây bệnh tả?  
2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh t?  
3. Triệu chứng lâm sàng bệnh t?  
4.Trình bày được phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh t?  
17  
LTRC KHUN  
( SHIGELLA)  
MC TIÊU  
1.Nêu được nguyên nhân cách thức lây bệnh ltrực khuẩn.  
2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh.  
3. Kể được triệu chứng lâm sàng bệnh.  
4.Trình bày được phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.  
NỘI DUNG  
I. ĐỊNH NGHĨA  
Lỵ trực khuẩn cấp là viêm đại tràng cấp do trực khuẩn Shigella gây ra. Bệnh  
lây theo đường tiêu hoá và dễ phát thành dịch.  
II.TÁC NHÂN GÂY BỆNH  
Trực khuẩn Shigella bắt màu Gram (-), không di động, thuộc họ  
.Enterobateriaceae không v, không lông, không sinh nha bào và chia ra 4  
nhóm:  
- Nhóm A: Shigella Dysenteriae, có 10 tuyp huyết thanh  
- Nhóm B: Shigella Flexneri, có 6 tuyp huyết thanh  
- Nhóm C: Sh. Boydii, có 15 tuyp huyết thanh  
- Nhóm D: Shigella sonei, có 1 tuyp huyết thanh  
Nhóm A hay gây dịch và bệnh cảnh nặng hơn các nhóm khác. Tất ccác  
chủng lỵ đều có nội độc tnhưng riêng Sh,shigae và Sh. schmitzii có thêm ngoại  
độc t.  
Trực khuẩn Shigella tồn tại trong nước ngọt, rau sống, thức ăn t7-10  
ngày nhiệt độ phòng. ở đồ vải nhiễm bẩn, trong đất 6- 7 tuần. Tuy nhiên bdiệt  
nhanh trong nước sôi, dưới ánh nắng mặt trời và các thuốc khthông thường.  
III. DỊCH TỄ HC  
3.1.Nguồn bệnh  
- Người đang bmắc bệnh.  
- Người lành mang trùng là nguồn lây quan trọng.  
3.2. Đường lây: Đường tiêu hoá  
- Chyếu trực tiếp tngười sang người qua bàn tay bẩn, vi khuẩn nhạy  
cảm với skhô ráo.  
- Lây gián tiếp qua trung gian như đồ dùng thực phẩm, nước, thức ăn,  
ruồi, nhặng.  
3.3.Khối cơ thể cảm nhiễm  
18  
- Mọi người đều có thẻ mắc, dễ mắc trẻ em 1-4 tuổi.  
- Sau khi mắc bệnh miễn dịch không bền vững, không có miễn dịch chéo.  
IV. BỆNH SINH  
- Shigella qua miệng vượt qua hàng rào a xít của dạ dày, qua ruột non  
xuống tới đại tràng và gây bệnh. Chúng xâm nhập tới hạch mạc treo đại tràng  
nhưng không vào máu.  
- Tại niêm mạc đại tràng gây viêm, xuất tiết chảy máu, tiêu hủy tế bào  
niêm mạc.  
- Vi khuẩn giải phóng nội và ngoại độc tố. Độc tố tác động lên toàn thân  
gây hội chứng nhiễm trùng, tại chỗ gây đau quặn, mót rặn, ỉa nhiều lần, phân  
nhiều máu và mủ. Gây rối loạn chức năng ruột. mất thăng bằng nước, điện giải  
và kiềm toan.  
V. LÂM SÀNG ( thể cấp điển hình)  
5.1. Thể cấp và điển hình  
5.1.1.Thời kỳ ủ bệnh: Trung bình 1-3 ngày  
5.1.2. Thời kỳ khởi phát  
Xuất hiện đột ngột với các triệu chứng không đặc hiệu:  
- Hội chứng nhiễm trùng: sốt 38- 390C, chán ăn, buồn nôn.  
- Tiêu hóa: Khởi đầu tiêu chảy phân lỏng hoặc toàn nước vàng.  
5.1.3.Thời kỳ toàn phát:  
*Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc:  
- Sốt cao liên tục sốt 38- 390C có gai rét.  
- Nhức đầu mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.  
- Số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính ở máu ngoại vi thường.  
*Hội chứng lỵ:  
- Đau bụng âm ỉ xen kẽ quặn bụng dọc theo khung đại tràng, nhất hố  
chậu trái và hạ vị.  
- Mót đi ngoài - phải rặn nhiều (không có dấu hiệu đi ngoài gi).  
- Phân sệt lỏng sau phân chỉ có nhầy và máu. Dịch phân thường giống như  
máu cá hay nước rửa thịt.  
* Hội chứng mất nước điện giải  
- Khát nước, môi khô, đái ít, nhưng mạch, huyết áp vẫn bình thường.  
)- giảm  
+
-
+
- Xét nghiệm máu: Na giảm, Cl giảm, K giảm, (HCO  
Hematocrit tăng.  
5.14. Thời kỳ lui bệnh  
3
19  
Nếu điều trị tốt khỏi sau 7-14 ngày. Nếu không sẽ chuyển sang thể nặng.  
5.2.Các thể lỵ trực khuẩn nhiễm độc nặng  
5.2.1. Thể tối độc:  
- Bệnh xuất hiện nhanh chóng.  
- Nhiễm độc thần kinh rất nặng. Sốt cao39-400C, bệnh nhân mê sảng, hôn  
mê.  
- Truỵ tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong sau 1-2h.  
5.2.2.Lỵ trực khuẩn cấp, nhiễm độc mức độ nặng:  
- Bệnh từ từ nặng dần lên.  
- Hội chứng lỵ rất nặng: Đau bụng thường xuyên, ỉa liên tục, phân có thể  
tự chảy qua hậu môn, phân chỉ có mủ và máu.  
- Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc.  
- Toàn trạng : hốc hác, khát nước, môi khô, mắt trũng, thiểu niệu hoặc vô  
niệu. Mạch nhanh, huyết áp tụt.  
- Thể này thường kéo dài và khi khỏi để nhiều di chứng.  
5.2.3.Thể dạ dày, tiểu tràng cấp:  
- Bệnh nhân thường có sốt, đau vùng thượng vị và quanh rốn.  
- Nôn, ỉa lỏng nhiều lần.  
- Rối loạn nước và điện giải nặng.  
- Thể này hay gặp ở trẻ nhỏ và thường do Sh.sonnei.  
VI. BIẾN CHỨNG VÀ DI CHỨNG  
6.1.Biến chứng:  
- Tại ruột: Chảy máu, hoại tử ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, sa trực  
tràng.  
- Bội nhiễm: Viêm túi mật, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm khuẩn  
huyết...  
- Biến chứng toàn thân: Truỵ tim mạch, co giật, .  
- Hội chứng Reiter: với tam chứng viêm khớp, viêm niệu đạo, viêm kết  
mạc không gây mdo Chlammydia gây nên. Xuất hiện 2-3 tuần sau khi lỵ trực  
khuẩn khỏi, trước đây coi hội chứng này là biến chứng, ngày nay được coi là  
bạn đồng hành với bệnh l.  
6.2.Di chứng: Viêm đại tràng mãn  
VII. CHẨN ĐOÁN  
7.1.Chẩn đoán xác định  
7.1.1.Dịch tễ: Cùng thời gian có nhiều người mắc.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 189 trang Thùy Anh 05/05/2022 6000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Bệnh truyền nhiễm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_benh_truyen_nhiem.pdf