Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật - Bài 3: Xây dựng văn bản áp dụng pháp luật - Nguyễn Đăng Tuấn
XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Giảng viên: ThS. Nguyễn Đăng Tuấn
1
BÀI 3
XÂY DỰNG VĂN BẢN
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Giảng viên: ThS. Nguyễn Đăng Tuấn
2
v1.0016101215
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được thẩm quyền ban hành văn bản áp
dụng pháp luật;
• Trình bày được thủ tục ban hành văn bản áp dụng
pháp luật;
• Mô tả được vai trò của văn bản áp dụng pháp luật
hiện nay ở nước ta;
• Chỉ ra được thể thức của văn bản áp dụng pháp
luật từ đó thực hành soạn thảo được một số văn
bản áp dụng pháp luật điển hình.
3
v1.0016101215
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Người học cần được trang bị trước một số kiến
thức cơ bản về:
• Triết học;
• Xã hội học;
• Tâm lí học;
• Sử học;
• Luật học.
4
v1.0016101215
HƯỚNG DẪN HỌC
• Xem lại bài giảng đầy đủ và tóm tắt những nội dung
chính của từng bài;
• Nắm chắc nội dung về trình bày thể thức văn bản,
tích cực phân tích ưu, nhược điểm về thể thức,
ngôn ngữ trong các văn bản đã ban hành và đặt
câu hỏi ngay nếu có thắc mắc;
• Làm các bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu
cầu từng bài.
5
v1.0016101215
CẤU TRÚC NỘI DUNG
3.1
3.2
Những vấn đề chung về xây dựng văn bản áp dụng pháp luật
Soạn thảo các nội dung của văn bản áp dụng pháp luật điển hình
6
v1.0016101215
3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
3.1.1. Khái niệm
và đặc điểm văn bản
áp dụng pháp luật
3.1.2. Thẩm quyền
ban hành văn bản
áp dụng pháp luật
3.1.3. Thủ tục ban
hành văn bản
áp dụng pháp luật
3.1.4. Vai trò
của văn bản áp dụng
pháp luật
3.1.5. Thể thức
của văn bản áp dụng
pháp luật
3.1.5. Soạn thảo
nội dung văn bản
áp dụng pháp luật
7
v1.0016101215
3.1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
• Khái niệm: Văn bản áp dụng pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ban hành, theo
hình thức và thủ tục pháp luật quy định, có nội dung là mệnh lệnh áp dụng pháp luật
nhằm giải quyết những công việc xác định, với những đối tượng cụ thể và được thực
hiện một lần trong thực tế.
• Đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật:
Là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành;
Được ban hành theo thủ tục và hình thức pháp luật quy định;
Có nội dung là mệnh lệnh cụ thể với đối tượng xác định;
Chỉ được thực hiện một lần.
8
v1.0016101215
3.1.2. THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
• Hiện nay, thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng
pháp luật được quy định trong rất nhiều văn bản áp
dụng pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, các đạo
luật về tổ chức bộ máy Nhà nước, các pháp lệnh về
quản lý nhà nước trong những lĩnh vực cụ thể.
• Để văn bản áp dụng pháp luật được ban hành đúng
thẩm quyền, người soạn thảo cần hết sức thận
trọng, nghiên cứu kỹ pháp luật hiện hành để xác
định chủ thể ban hành và hình thức văn bản cho
phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
9
v1.0016101215
3.1.3. THỦ TỤC XÂY DỰNG VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
• Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật.
• Thông qua văn bản áp dụng pháp luật.
• Ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
10
v1.0016101215
3.1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Trên cơ sở các quy định của pháp luật và lý luận khoa học pháp lý, có thể xác định vai
trò của mỗi loại văn bản áp dụng pháp luật cụ thể được sử dụng trong quản lý nhà nước
ở nước ta.
• Nghị quyết: Được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân ban
hành để bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ nhà nước; phê chuẩn đề nghị của
cấp dưới về việc thành lập cơ quan trực thuộc hoặc về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức các chức vụ nhà nước, thành lập, giải thể, phân chia, sáp nhập cơ quan
trực thuộc, đình chỉ thi hành hoặc hủy bỏ các văn bản áp dụng pháp luật sai trái của
cấp dưới và những việc khác thuộc thẩm quyền áp dụng pháp luật của những cơ
quan này. Ngoài ra còn được Ủy ban thường vụ Quốc hội và thường trực Hội đồng
nhân dân các cấp sử dụng để giải quyết những công việc phát sinh trong quá trình
quản lý công tác nội bộ cơ quan.
• Nghị định: Được Chính phủ ban hành để thành lập, giải thể, phân chia, sáp nhập cơ
quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của Chính phủ; thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa
giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
11
v1.0016101215
3.1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT (tiếp theo)
• Quyết định: Được dùng để bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ nhà
nước; thành lập, giải thể, phân chia, sáp nhập cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc; tạm
đình chỉ, đình chỉ thi hành hoặc hủy bỏ các văn bản pháp luật sai trái của cấp dưới;
giải quyết quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân và những việc khác thuộc thẩm
quyền áp dụng pháp luật của mỗi chủ thể theo quy định của pháp luật.
• Chỉ thị: Được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ trưởng,
thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành để giao nhiệm vụ cụ
thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
12
v1.0016101215
3.1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT (tiếp theo)
• Lệnh: Được các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự sử dụng để tạm giữ, tạm giam,
bắt, truy nã, khám người, khám nhà trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
• Bản án: Được Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm và phúc thẩm ban hành để đưa ra
phán quyết về các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động.
• Kiến nghị: là văn bản áp dụng pháp luật do Thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ban hành để đề xuất với cơ quan có thẩm
quyền áp dụng các biện pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; đề nghị cơ
quan, tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những
nguyên nhân và điều kiện phát sinh vi phạm pháp luật trong các cơ quan, tổ chức
đó; để đề nghị cấp có thầm quyền xem xét lại văn bản pháp luật hoặc hành vi pháp
lý theo thủ tục nhất định.
• Kháng nghị: là loại văn bản áp dụng pháp luật được sử dụng trong các hoạt động
tố tụng, để chủ thể ban hành yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại bản án,
quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm để Viện kiểm
sát nhân dân kháng nghị với Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp
dưới, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong thi hành án, yêu
cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật
trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án…
13
v1.0016101215
3.1.5. THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
a. Về tên gọi và trích yếu của văn bản áp dụng pháp luật
Tên gọi và trích yếu của văn bản áp dụng pháp luật được xác lập bằng 3 cách:
• Ghép tên loại văn bản với từng loại chủ đề văn bản.
• Dùng tên loại văn bản là tên của dự thảo, sử dụng trích yếu xác định chủ đề
văn bản.
• Sử dụng tên loại văn bản chung cho mọi văn bản áp dụng pháp luật cụ thể.
14
v1.0016101215
3.1.5. THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT (tiếp theo)
b. Về thể thức văn bản áp dụng pháp luật
Như trình bày thể thức văn bản ở Bài 1, gồm các đề mục như: Quốc hiệu, tên cơ quan
ban hành, số và ký hiệu của văn bản, địa danh và thời gian ban hành văn bản, chức
danh của người ký văn bản… Tuy nhiên một số văn bản áp dụng pháp luật có nét khác
biệt với văn bản áp dụng pháp luật, thậm chí trong một số văn bản áp dụng pháp luật có
những nét đặc thù khác với những văn bản áp dụng pháp luật khác. Ví dụ
Trong văn bản áp dụng pháp luật phần số, ký hiệu không có năm ban hành:
Số: 15/HS-ST
Dưới Quốc hiệu là ngữ danh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________________________
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI
15
v1.0016101215
3.1.5. THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT (tiếp theo)
c. Xác lập cơ sở của văn bản áp dụng pháp luật
• Xác lập cơ sở pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật:
Thứ nhất: Cơ sở pháp lý của dự thảo là văn bản quy phạm pháp luật và những
văn bản áp dụng pháp luật trực tiếp liên quan đến dự thảo;
Thứ hai: Cơ sở pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật chỉ là văn bản đang
có hiệu lực pháp luật vào thời điểm văn bản đó được ban hành, trừ trường hợp
đặc biệt;
Thứ ba: Cơ sở pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật chỉ là văn bản có nội dung
liên quan mật thiết tới chủ đề của nó.
• Xác định cơ sở thực tiễn của văn bản áp dụng pháp luật.
16
v1.0016101215
3.1.6. SOẠN THẢO NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1. Xác lập đối tượng tác động của văn bản áp dụng
pháp luật
2. Xác lập mệnh lệnh cụ thể của văn bản áp dụng
pháp luật
3. Xác lập cách thức thực hiện mệnh lệnh cá biệt
4. Xác lập hiệu lực pháp luật theo thời gian của văn
bản áp dụng pháp luật
5. Quy định về việc làm mất hiệu lực pháp luật của
văn bản áp dụng pháp luật khác
17
v1.0016101215
3.2. SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐIỂN HÌNH
3.2.3. Soạn thảo
3.2.1. Soạn thảo văn
văn bản áp dụng
pháp luật đề điều hành
trong quản lý hành chính
nhà nước
3.2.2. Soạn thảo văn
bản áp dụng pháp luật
về tổ chức nhân sự
bản áp dụng pháp luật
về tổ chức của các
cơ quan nhà nước
3.2.4. Soạn thảo
bản án của Toà án
nhân dân
3.2.5. Soạn thảo
yêu cầu
3.2.6. Soạn thảo
kiến nghị
3.2.7. Soạn thảo
kháng nghị
18
v1.0016101215
3.2.1. SOẠN THẢO VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC CỦA CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC
Soạn thảo văn bản áp để thành lập, phân chia, sáp nhập, giải thể cơ quan, đơn vị;
Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật để thành lập, phân chia, sáp nhập, điều chỉnh
địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã.
19
v1.0016101215
3.2.2. SOẠN THẢO VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ
Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật
Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật để bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức ác chức
vụ nhà nước
Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật để tuyển dụng, cho thôi việc đối với cán bộ,
công chức nhà nước
Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật để khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công
chức nhà nước
Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật để điều động, thuyên chuyển công tác, tiếp
nhận đối với cán bộ, công chức nhà nước
Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật để chuyển ngạch lương, nâng bậc lương hoặc
điều chỉnh mức lương của cán bộ, công chức nhà nước
20
v1.0016101215
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật - Bài 3: Xây dựng văn bản áp dụng pháp luật - Nguyễn Đăng Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
bai_giang_xay_dung_van_ban_phap_luat_bai_3_xay_dung_van_ban.pdf