Giáo trình Quản lý cây xanh đô thị

TRƯỜNG ĐẠI HC NÔNG NGHIP I HÀ NI  
KHOA NÔNG HC  
BỘ MÔN RAU HOA QUẢ  
BÀI GIẢNG  
QUN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ  
Năm 2009  
1
MỤC LỤC  
Trang  
4
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ  
1.1.Khái nim  
4
5
6
1.2.Tác dng của cây xanh đô thị  
1.3.Cây xanh công cộng trong đô thị  
8
Chương 2: NGUYÊN LÝ CHỌN CÂY XANH PHÙ HỢP CHO CÁC ĐÔ THỊ  
2.1.Nguyên tc cơ bản.  
8
9
2.2.Nguyên tc chn chng loại cây xanh đô thị.  
12  
Chương 3: GIEO ƯƠM & TRNG CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ  
3.1. Gieo ươm cây xanh đường phố  
12  
15  
17  
18  
3.2. Chăm sóc cây trồng giãn từ 1 đến 7 tui  
3.3. Các qui định vbứng cây trong vườn ươm  
3.4.Kthut trng cây xanh đường phố  
22  
Chương 4: CHĂM SÓC BO QUẢN CÂY XANH ĐÔ THỊ  
4.1.Phân loi cây xanh đô thị  
22  
22  
23  
24  
4.2.Chăm sóc bảo qun cây xanh loi 1  
4.3.Chăm sóc bảo qun cây xanh loại 2  
4.4.Chăm sóc bảo qun cây xanh loi 3  
25  
Chương 5: KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH ĐÔ THỊ  
5.1.Mục đích cắt tỉa cây xanh đô thị.  
5.2.Cách ct ta.  
25  
27  
30  
5.3.Vết ct ta.  
37  
Chương 6: KỸ THUẬT ĐỐN HẠ CÂY XANH ĐÔ THỊ  
6.1. Công tác chun bị  
37  
37  
46  
6.2. Thc hin  
6.3. Kthut sdng các dng cụ cơ bản  
2
52  
Chương 7: CHĂM SÓC & BẢO QUẢN CÔNG VIÊN  
7.1.Chăm sóc thảm cỏ  
52  
52  
54  
56  
56  
7.2.Chăm sóc bồn hoa  
7.3.Chăm sóc bồn kiểng  
7.4.Chăm sóc cây hàng rào  
7.5.Công tác vsinh công viên  
57  
70  
PHLỤC  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
3
Chương 1:  
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ  
1.1 KHÁI NIỆM  
Cây xanh được trồng trong khu vực đô thị được gọi chung là cây xanh đô thị, cây xanh  
trồng trong đô thị bao gồm cây, hoa, cỏ kiểng, dây leo. Khác với cây trong lâm nghiệp có tác  
dụng lợi dụng gỗ là chủ yếu, cây xanh đô thị còn có những tác dụng khác được chú trọng hơn  
như cải thiện môi trường và cảnh quan đô thị.  
Theo Thông tư số: 20/2005/ TT – BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 20 tháng 11  
năm 2005 về hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị , cây xanh đô thị bao gồm:  
-
Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây xanh được trồng trên đường  
phố và ở khu vực sở hữu công cộng ( công vi ên, vườn hoa, vườn dạo, thảm cỏ, dãy  
phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường ).  
-
Cây xanh sử dụng hạn chế là tất cả các loại cây xanh trong các khu ở, công sở,  
trường học, đình chùa, bệnh viện, nghĩa trang, khu công nghiệp, kho t àng, biệt thự, nhà  
vườn của các tổ chức, cá nhân. ( Cần xem xét cây xanh trong các khu du lịch của các tổ  
chức, cá nhân ).  
-
Cây xanh chuyên dụng là các loại cây trong vườn ươm, cách ly, phòng h, hoặc  
phục vụ nghiên cứu.  
Ngoài ra còn có những quy định :  
-
Cây xanh đường phố bao gồm cây bóng mát được trồng hoặc có thể mọc tự  
nhiên, cây trang trí, dây leo trồng trên hè phố, dãy phân cách, tiểu đảo, nút giao thông.  
-
Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên có độ tuổi trên  
50 năm.  
-
Cây được bảo tồn là cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm cần bảo tồn để duy trì  
tính đa dạng di truyền của chúng (nguồn gen) hoặc cây được công nhận giá trị lịch sử  
văn hóa.  
-
Cây xanh thuộc danh mục cây trồng hạn chế là những cây trồng ăn quả, cây tạo  
ra mùi gây ảnh hưởng sức khỏe và môi trường, hạn chế trồng tại những nơi công cộng ,  
chỉ được phép trồng theo quy hoạch xây dựng đô thị , quy hoạch chuyên ngành cây  
xanh hoặc dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ sở khoa học và thực tiễn  
để đề xuất danh mục cây cấm trồng hoặc hạn chế trồng nh ư sau:  
Đặc tính hình thái:  
Thân: thân có gai gây nguy hiểm cho người dân và công nhân trong quá trình chăm  
sóc bảo dưỡng.  
Lá : lá quá to gây trở ngại cho công tác vệ sinh bằng cơ giới, diện tích lá nhỏ, tán  
thưa ít phát huy tác dụng cải tạo môi trường.  
Quả: quả to khi rụng gây nguy hiểm, quả mọng làm ảnh hưởng vệ sinh đường phố,  
quả ăn được thu hút sleo trèo dgây ra nguy hiểm.  
R: hệ thống rễ nổi làm ảnh hưởng công trình, mặt đường, nhà cửa, dễ ngã đổ.  
4
Đặc tính cơ lý: cây có cành nhánh dòn, dễ gãy tét.  
Đặc tính hóa học: trong hơn 12.500 loài thực vật ở nước ta, có hơn 1.000 loài chứa nhiều  
hoạt chất dược tính và độc tính trong các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. (Đỗ Tất Lợi, 1964  
và Võ văn Chi, 1995). Không trng những loài có độc tính gây nguy hiểm và khuyến cáo cho  
người dân biết.  
Điều kiện phát tán: cây dễ phát tán do chim ăn quả, hạt dễ nẩy mầm trong điều kiện  
không thuận lợi (như mái nhà, máng xối, khe hở vết nứt của cây), hệ rễ khí sinh phát triển l àm  
hư hại công trình kiến trúc hoặc mọc trên thân cây khác gây tình trạng thắt nghẹt làm chết cây  
mục đích.  
Ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng: Trái phát tán, hạt có lông ảnh hưởng  
đường hô hấp, mùi gây khó chịu hay dị ứng.  
1.2.TÁC DỤNG CỦA CÂY XANH ĐÔ THỊ  
1.2.1.Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân thành phố.  
- Cây xanh tạo nên không gian thích hợp cho việc thư giản, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.  
- Cây xanh làm tăng vđẹp công trình kiến trúc, làm dịu những đường nét cứng ngắc  
trong xây dựng, tạo nên sự hài hòa giữa công trình kiến trúc với thiên nhiên.  
- Cây xanh là chất liệu sống luôn thay đổi theo thời gian, tao ra cảnh muôn m àu muôn vẻ  
cho các công viên, vườn hoa, vườn dạo.  
1.2.2. Cải thiện môi trường đô thị.  
- Làm giảm và điều hòa nhiệt độ không khí, điều hòa chế độ gió, tăng ẩm độ không khí,  
làm giảm khí độc, bụi, tiếng ồn. Trong khu vực đô thị nhà ở xây dựng mật độ cao, mật độ giao  
thông lớn, khu công nghiệp thải ra nhiều chất độc hại, khói bụi, tiếng ồn … l àm ô nhiễm không  
khí, thì việc trồng cây xanh là điều kiện hữu hiệu trong việc làm giảm nguồn ô nhiễm này.  
- Cây xanh có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu, tán cây làm giảm bức xạ nhiệt mặt trời  
trong quá trình quang hợp, phản xạ và khuếch tán. Một số công trình nghiên cứu cho thấy bức  
xạ nhiệt qua tán cây chỉ còn lại từ 5% - 40%.  
- Cây xanh làm tăng ẩm độ không khí do diện tích thoát hơi nước của cây trung bình  
gấp 20 lần diện tích che phủ của nó.  
- Cây xanh làm tăng sức lưu thông không khí trong trường hợp khi trời lặng gió, không  
khí ở những nơi có cây tràn ra chung quanh to thành gió cục bộ với tốc độ 1m/giây. Cây xanh  
n đưa gió mát từ ngoài vào thành phố bằng những con đường trồng cây như là những ống  
thông gió.  
- Cây xanh ngăn gió và điu tiết chế độ gió bằng cách trồng những đai cây xanh ph òng  
hộ.  
- Cây xanh có tác dụng giảm khí độc hại, hấp thu CO2 và trả lại dưỡng khí O2 cho bầu  
khí quyển.  
- Một số loài cây có thtiết ra các chất phi tôn xít rất có lợi cho sức khỏe, hoặc có tác  
dụng hạn chế sự phát triển một số vi sinh vật, vi tr ùng trong không khí.  
- Cây xanh có tác dụng giảm bụi rất lớn, bụi qua tán cây từ 30 % - 50%, nếu như trồng  
nhiều tầng thì tác dụng này càng lớn hơn.  
5
- Cây xanh có tác dụng làm giảm tiếng ồn, vỏ cây, tán cây và thảm cỏ đều có tác dụng  
như vật liêu xốp, tiềng ồn va vào bị tiêu hao năng lượng và do sự va đập này theo nhiều hướng  
khác nhau nên tiếng dội yếu dần. Thường tiếng ồn va vào cây xanh sẽ giảm 30%, đường phố có  
trồng cây xanh sẽ giảm tiếng ồn 5 – 6 lần so với con đường không trồng cây.  
Ngoài các tác dng ktrên, cây xanh đô thcòn là ngun cung cp ht ging dthu hái và  
bo qun, khi cây đến tui thành thc sau chu knuôi dưỡng cn được đón hạ để thay thế scung  
cp sn phm gci có giá trkinh tế cao. các công viên, dưới bóng mát ca cây xanh, trem,  
người ln có thdo chơi gii trí hít thkhông khí trong lành. Cây xanh còn nơi chdn các biến  
clch s, nơi tưởng nim, v.v. . .  
1.3.CÂY XANH CÔNG CỘNG TRONG ĐÔ THỊ  
Theo quyết định số: 01/2006/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 05 tháng 01 năm 2006,  
ban hành TCXDVN 362 : 2005” Quy ho ạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu  
chuẩn thiết kế “. Trong đó, cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị gồm 3 loại:  
3.1.Cây xanh công viên.  
3.2.Cây xanh vườn hoa.  
3.3.Cây xanh đường phố.  
- Cây xanh công viên: là khu cây xanh l ớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt ngoài trời cho  
người dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hóa quần chúng, tiếp xúc với  
thiên nhiên, nâng cao đi sống vật chất và tinh thần…  
Cây xanh công viên  
- Cây xanh vườn hoa: là diện tích cây xanh chủ yếu để người đi bộ tới dạo chơi và nghỉ  
ngơi trong thời gian ngắn, Diện tích vườn hoa không lớn, từ vài ba ha trở xuống. Nội dung chủ  
yếu gồm hoa, lá, cỏ , cây và các công trình xây dựng tương đối đơn giản.  
6
Cây xanh vườn hoa  
- Cây xanh đường phố: thường bao gồm bulơva, dãy cây xanh ven dường đi bộ ( vĩa hè ),  
dãy cây xanh trang trí , dãy cây xanh ngăn cách giữa con đường, hường giao thộng.  
Cây xanh đường phố  
7
Chương 2:  
NGUYÊN LÝ CHN CÂY XANH PHÙ HỢP CHO CÁC ĐÔ THỊ  
2.1. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN  
- Hệ thống cây xanh trồng trong đô thị tr ước tiên phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí  
hậu, thổ nhưỡng, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện vệ sinh, bố cục không gian kiến  
trúc, quy mô, tính chất, cũng như cơ kinh tế hạ tầng kỹ thuật, truyền thống tập quán của cộng  
đồng cư dân đô thị . Thí dụ : khi nhắc đến Hà nội thì ngường ta thường biết đến cây Sấu, hoa  
Sa ; thành phố Hồ Chí Minh người ta sẽ nhận ra được những hàng Sao, Dầu thẳng tắp, uy  
nghi hùng vĩ, hay ở Hải phòng thì ai cũng không quên một thành phố rợp trời hoa Phượng đỏ.  
- Thiết kế cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải ph ù hợp với quy hoạch đô thị được  
phê duyệt, góp phần cải thiện môi trường, phục vụ các hoạt đng vui chơi, giải trí, văn hóa, thể  
thao và mỹ quan đô thị.  
- Bố trí cây xanh sử dụng công cộng phải tận dụng, khai thác triệt để diện tích đất trống  
(có đường có cây xanh, có đất có vườn hoa, công viên), phải kết hợp hài hòa với mặt nước, với  
môi trường chung quanh, bố trí cây xanh th ành hệ thống nhiều dạng: tuyến (các dãy cây xanh  
đường phố, ven kênh rạch, sông ngòi), điểm (là các vườn hoa công cộng), diện (hoặc mảng l à  
các công viên các cấp trong đô thị).  
- Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý đcó tác dụng trang trí, phân cách, chống bụi,  
chống ồn, phối kết làm dịu đường nét kiến trúc xây dựng, tạo cảnh quan đ ường phố, cải thiện vi  
khí hậu, vệ sinh môi trường, chống nóng, không gây độc hại, nguy hiểm cho c ư dân đô thị, an  
toàn giao thông và không ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng đô thị (hệ thống điện, chiếu  
sáng, hệ thống cấp thoát nước, kết cấu mặt đường, vỉa hè). Cây xanh đường phố phải là mối liên  
kết các “điểm”, “diện” cây xanh để trở thành hệ thống cây xanh công cộng.  
- Cây xanh ven kênh rạch, ven sông, ao hồ, phải có tác dụng chống sạt lở, bảo vệ bờ,  
dòng chảy, chống lấn chiếm mặt nước.  
- Trong khu trung tâm đô th, khu dân cư, khu công nghiệp cần phân bố hệ thống cây  
xanh sử dụng công cộng hợp lý. Đối với khu đô thị cũ, do mật độ xâ y dựng quá cao nên chọn  
gii pháp cân bằng quỹ đất bằng việc bổ sung các mảng cây xanh lớn ở v ùng ven và cây xanh  
trong khuôn viên hgia đình. Khi mở rộng khu đô thị cũ hoặc trong quá tr ình cải tạo, chỉnh  
trang đô thị nên tận dụng xây dựng những vườn hoa vừa và nhỏ.  
- Trong các khu di tích văn hóa, lch sử đã được xếp hạng trong đó có cây xanh không  
được xây dựng các công trình gây ô nhiễm môi trường chung quanh và hạn chế xây dựng các  
công trình khác không có liên quan đến việc phục vụ tham quan.  
- Khi cải tạo xây dựng đô thị cũ hoặc chọn đất xây dựng đô thị mới cần khai thác triệt để  
và sử dụng hợp lý các khu vực có giá trị về cảnh quan thi ên nhiên như đồi núi, rừng cây, ao hồ,  
sông suối, biển . . .Đặc biệt là hệ thống mặt nước cần giữ gìn khai thác gắn liền với không gian  
xanh nhằm mục đích tạo cảnh quan môi trường đô thị.  
- Khi cải tạo chỉnh trang khu đô thị cũ và thiết kế quy hoạch khu đô thị mới, khu dân c ư  
tập trung cần nghiên cứu bảo tồn hoặc sử dụng hợp lý các khu cây xanh hiện hữu kể cả những  
cây cá thể cổ thụ có giá trị.  
8
2.2 NGUYÊN TẮC CHỌN CHỦNG LOẠI CÂY XANH ĐÔ THỊ.  
Mục đích của cây xanh đô thị không nhằm sản xuất lâm sản , mà mà để phục vụ nhiều  
mặt cho cư dân đô thị như tạo bóng mát, cải thiện môi trường, cảnh quan đô thị.  
Cây xanh đô thị bao gồm cây thân gỗ, cây bụi, dây leo…được trồng dọc lề đường, trong  
vông viên, vườn hoa và kể cả cây trông trên tiểu đảo, vòng xoay, nút giao thông, dãy phân cách  
thuộc phạm vi đô thị.  
Tiêu chuẩn chọn cây trồng đô thị :  
- Chiều cao trưởng thành của cây phải phù hợp với không gian sinh trưởng nơi trồng cây.  
- Đường phố vỉa hè rộng rãi, thích hợp trồng những loài cây có kích thước lớn và ngược  
lại.  
- Thông thường cây trồng trên đường phố phải được giữ tương đối nhỏ hơn kích thước  
tối đa mà chúng đạt được trong tự nhiên.  
- Thông tư 20 của Bộ Xây Dựng quy định chiều cao cây, khoảng cách trồng, khoảng  
cách tối thiểu đối với lề đường cùng chiều rộng vĩa hè như sau:  
9
Bảng 2.1: Quy định về chiều cao cây tương ứng với bề rộng vỉa hè  
STT Phân loại  
Chiều cao  
Khoảng  
cách trồng  
Khoảng cách  
tối thiểu đối  
với lề đường  
Chiều  
rộng  
cây  
cây  
vĩa hè  
1.  
2.  
3.  
Cây tiểu mộc  
≤ 10 m  
4m 8m  
0,6 m  
0,8 m  
3m-5m  
trên 5m  
trên 5m  
Cây trung mộc  
10 m 15 m  
≥ 15 m  
8m 12m  
Cây đại mộc  
12m 15m 1 m  
Muồng hoa vàng (Cassia splendida) là cây tiểu mộc.  
10  
Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) là cây trung mộc.  
Dầu con rái (Dipterocarpus alatus) là cây đại mộc  
- Hình dạng cây: nên chọn những loài có tán lá đẹp, có hoa. Cây có hoa thường được  
chọn trồng ở đường phố, tuy nhiên phần lớn các xanh thân gỗ nở hoa theo m ùa và nở không lâu.  
Do đó nên chọn cây có hoa đẹp và tán lá hấp dẫn để cây xanh có dáng đẹp quanh năm.  
- Chọn loài cây thích nghi, có khả năng chống chịu và phát triển tốt trong môi trường đô  
thị thường xuyên bị ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn, đất đai nghèo dinh dưỡng.  
- Nên chọn cây thường xanh hoặc không thuộc loại rụng lá to àn phần, kích thước lá cũng  
không quá nhỏ hoặc quá lớn, gây khó khăn trong công việc vệ sinh đường phố.  
- Chọn những loài tăng trưởng vừa phải, không quá nhanh dễ ngã đổ, không quá chậm  
lâu phát huy tác dụng cải thiện môi trường.  
- Khuyến cáo không nên chọn những loài : - có hệ rễ nổi và ăn ngang, làm hư hại mặt  
đường, nhà cửa, công trình.- Thân, cành, nhánh giòn dễ gãy. - Trái to có thể gây nguy hiểm cho  
người đi đường. - Hoa, lá, trái không độc hại….  
11  
Chương 3:  
GIEO ƯƠM & TRỒNG CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ  
3.1. GIEO ƯƠM CÂY XANH ĐƯNG PHỐ  
3.1.1 Mục đích  
Để có sản phẩm tốt, chất lượng cao từ ban đầu phải có sự chọn lọc và có chế độ chăm  
sóc cây gieo ươm trong vưn một cách hợp lý.  
Tạo ra những cây con thuần chủng, mạnh khỏe, có sức đề kháng cao.  
Chủ động trong công tác lập kế hoạch và trồng cây xanh đô thị.  
Công tác chăm sóc cây con trong vư ờn ươm bao gồm các biện pháp kỹ thuật tác động  
vào cây con để cây không ngừng phát triển, đủ sức chống chịu để khi đ ưa ra trồng trong môi  
trường khắc nghiệt ( đất đai nghèo dinh dưỡng, khói bụi, tiếng ồn, chế độ bức xạ nhiệt cao…).  
3.1.2 Chọn giống  
Mục tiêu của việc chọn giống cây trồng là nghiên cứu phương pháp chọn tạo các giống  
cây mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về năng suất và phẩm chất của sản phẩm ở các  
vùng sinh thái khác nhau hay nhu cầu về thẩm mỹ đối với sản xuất hoa kiểng.  
Cả một thời gian dài trong lịch sử sản xuất nông nghiệp công tác giống chỉ giới hạn  
trong việc dựa vào tính đa dạng của thực vật trong tự nhiên để tuyển chọn ra những dạng mong  
muốn. Đó là phương pháp duy nhất để tạo ra giống vào thời ấy, nên nó rất thích hợp với từ  
“chọn giống” đã được sử dụng.  
Chọn cây giống để thu hái hạt giống, cây cho hạt giống gọi l à cây giống, trong điều kiện  
trồng cây xanh đô thị không như trồng rừng, số lượng hạt giống cần thu hái không lớn số l ượng  
cây cần cung cấp chỉ từ 10.000 – 20.000 cây/năm. Vì vậy không cần xây dựng rừng giống như  
trong lâm nghiệp, mà chỉ cần tuyển chọn một số cây giống tốt để cung cấp hạt giống phục vụ  
công việc gieo ươm cung cấp cây trồng đô thị hàng năm.  
Vị trí phân bố cây giống phải có lý lịch cụ thể: tuổi cây, kích thước, nguồn gốc, địa chỉ…  
để khi thu hái đúng thời điểm và đảm bảo chất lượng gieo ươm, tỷ lệ nẩy mầm. Một số hạt giống  
không cung cấp tại chổ mà phải du nhập hay lấy từ địa phương khác, phải có kế hoạch dự trù và  
tìm hiểu trước cây cung cấp giống.  
Cây cung cấp hạt giống hoặc cành chiết phải có phẩm chất tốt, tốt nhất là chọn cây thành  
thục, không bị sâu bệnh và tổn thương cơ giới, tán cân đối, cho nhiu hoa quả, có thể sử sụng  
tiêu chí phân cấp cây trong quần thụ ( phân cấp Kraft ) để tuyển chọn cây giống. .  
3.1.3 Thu hái giống  
Hạt chín và biểu hiện sự chín của quả, muốn thu hái hạt giống nhiề v à phẩm chất tốt phải  
tìm hiểu quá trình quả chín và những biểu hiện sự chín của quả. Quá tr ình chín của quả, hạt là  
quá trình biến đổi sinh lý sinh hóa và hình thái phức tạp, từ khi hợp tử hình thành đã không  
ngừng phát triển thành phôi và được lignin hóa cứng dần. Các chất biến đổi trong hạt cũng có  
thay đổi lớn như chất béo, protein, tinh bột, hàm lượng nước…Quá trình biến đổi diễn ra liên tục  
nhưng thường có hai trạng thái biểu hiện có thể nhận biết được là chín sinh lý và chín thu hoạch.  
12  
Đặc điểm thể hiện của chín sinh lý là phôi đã hình thành đầy đủ rễ, thân, lá mầm nhưng  
vỏ chưa cứng, nên khả năng nẩy mầm kém và khó bảo quản hạt giống.  
Đặc điểm chín thu hoạch, ngoài những đặc điểm chín sinh lý nêu trên thì cần biết thêm :  
vỏ đã cứng (lignin hóa, cutin hóa), lúc này dễ dàng bảo quản, tồn trữ hạt giống và tỷ lệ nẩy mầm  
cao.  
Cùng với sự nhận biết sự chín của quả và chín của hạt, nên có thể nhận biết hạt chín  
thông qua sự chín của quả, thí dụ :  
-
Quả khô khi chín thường có màu xám, nâu, nhăn nheo…( như Sao đen, D ầu, Lim  
xẹt…)  
-
Quả thịt vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ ,sậm hoặc đen … ( như Viết, Bằng  
lăng, các loại Cau kè…)  
Thời điểm thu hái hạt giống, đa số đối với cây x anh đô thị, qua nhận xét nhiều năm và tài  
liệu hướng dẫn trong lâm nghiệp, thời kỳ ra hoa và quả chín thường tập trung vào hai đợt trong  
năm là tháng 4- 5 và tháng 10 11. Có thể thu hái vào lúc này sẽ được nhiều thuận lợi.  
Trước khi thu hái cần chuẩn bị các phương tiện như vận chuyển, tồn trữ, bảo  
quản…Công nhân thu hái phải được trang bị kiến thức, phương cách hái quả hạt, đồng thời có  
đủ điều kiện an toàn lao động như quần áo, dây leo, dây an toàn…Lưu ý không được bẻ cành  
nhánh gây tổn hại cho cây giống.  
3.1.4 Xử lý hạt giống  
Đối với hạt giống nói chung nếu không cần bảo quản tồn kho th ì đem gieo ươm ngay scó tỉ  
lệ nảy mầm cao – Hạt giống càng để lâu tỉ lệ nảy mầm càng giảm  
3.1.4.1. Tách hạt khỏi quả  
-
Đối với hạt quả khô như sao đen, dầu con rái…thì không cần tách hạt khỏi quả chỉ cần  
làm sạch cánh rồi đem gieo.  
-
Đối với quả khô như: Lim xẹt, muồng…có thể ủ chín đều rồi ph ơi nắng hoặc sấy – đập  
nhẹ thì hạt tách ra.  
-
Loại quả thịt như: Long não, cau, kè…thì ủ cho thịt mềm ra rồi chà sát lấy hạt.  
3.1.4.2. Xử lý hạt  
Hạt sau khi được tách cần xử lý. Ở nước ta cách xử lý phổ biến là bằng nước và một số hoá  
chất, ở các nước có kinh tế và khoa học phát triển thì còn xữ lý bằng tia phóng xạ…  
-
Xử lý bằng phương pháp vật lý, dùng nước ấm hoặc nước sôi – nhằm phá vở vỏ hạt do  
nhiệt độ thay đổi đột ngột (nước ấm khoảng 40 –50oC nước sôi khoảng 100o C) Ngâm khoảng 1  
đến 3 ngày đêm các loại hạt có vỏ cứng cần ngâm nước sôi, thậm chí có loại quả cứng nh ư Giá  
tỵ phải ngâm trong bùn đến khi hạt nứt ra – có loại cũng phải đặt nhẹ cho vỏ hạt nứt mới nẩy  
mầm được (Như hạt trám, sấu, bồ hòn, long não…)  
-
Xử lý bằng hoá chất: Như hoà tan các chất Thiram (TMTD) hay Prothiram 80WP, chất  
kích thích sinh trưởng 2,4 D Gibererin …Hạn chế được nấm bệnh cho cây, đồng thời kích thích  
sự nảy mầm của hạt.  
13  
3.1.5 GIEO ƯƠM CÂY CON  
Làm đất: Làm đất vườn ươm nhằm cải thiện lý hoá tính của đất tạo điều kiện cho vi sinh vật  
hoạt động mạnh hơn., góp phần tăng độ phì nhiêu của đất. Làm đất còn hạn chế sự phát triển của  
sâu bệnh và cỏ dại.  
Để đáp ứng vai trò của đất cần phải đảm bảo chế độ thích hợp nh ư xới xáo đất, ủ chua, khử  
trùnfg cần được tiến hành đúng lúc, kịp thời.  
-
Đối với khu trồng gin không cần lên liếp: mà chỉ cần làm xong đất thì cuốc hổ và trồng  
cây.  
-
Đối với khu ươm gieo: cần lên liếp để bầu cây. Liếp nên xây bó vía xung quanh có diện  
tích 10 m2. Số tùy thuộc vào số diện tích toàn khu: tính theo công thức:  
N.A B  
S   
*
n
C
Trong đó: S: diện tích khu gieo ươm  
N: tổng số cây gieo  
n: số cây trên 1 m2; B: số khu trong vườn ươm  
C: số khu đất để gieo ươm.  
-
Đất trong liếp gieo ươm: là hỗn hợp giữa cát và tro trấu tỉ lệ 7:3. Đất để vô túi bầu là hỗn  
hợp: đất đen + tro trấu + phân hữu cơ (6 + 3 + 1) sau khi vô đt, túi bầu được xếp vào trong liếp  
để cấy cây mạ nhổ từ liếp gieo sang tiếp tục nuôi d ưỡng.  
Bón phân trong vườn ươm  
Trong vườn ươm thường xử dụng 2 loại phân: phân hữu cơ và phân vô cơ.  
+ Phân vô cơ gồm các loại:  
* Phân đạm: Ure, SA  
* Phân lân: Supe phosphat, KCl  
* Phân tổng hợp: N, P, K  
Ngoài ra có thể bón vôi để cải tạo đất khỏi chua phèn.  
+ Phân hữu cơ: thường dùng bón lót hoặc có thể dùng trực tiếp phân chuồng hoai như phân  
heo, bò để bón trực tiếp cho cây tùy từng đợt và nhu cầu của từng loại cây mà số lượng thay đổi,  
nhưng khi sử dụng cần chú ý:  
-
-
Không bón phân tươi.  
Không tấp vào gốc cây, mà nên bón phân cây trộn đều với đất, vùi và vun vào gốc cây.  
Loại phân hữu cơ khác là ủ từ thân, lá, cành cây xanh hoặc rác hữu cơ (lá cây, chất ăn thừa…)  
bón cho cây cũng rất tốt (nhưng chú ý các loại trên đều phải ủ cho hoai mới dùng được.  
Gieo hạt cấy cây:  
Gieo hạt có nhiều ánh sáng như gieo vãi trên luống, gieo hạt theo hàng hay theo hố.  
-
Gieo vãi trên luống: sau khi làm đất và san bằng mặt luống thì vãi hạt trên mặt, dùng tay  
thoa đều hoặc dùng rây để rãi hạt trên liếp. Sau đó dùng đất tơi, mịn để lấp kín hạt, hạt nhỏ thì  
lấp mỏng, hạt lớn thì lấp sâu hơn.  
14  
Dùng Sevin 85WP hoặc một số hóa chất phun lên luống để chống kiến và dế tha hạt.  
Cần dùng rơm, rạ mục, xắc nhỏ để che tủ, giữ độ ẩm cho hạt gieo. Cây mạ gieo độ ½ tháng  
thì đem cấy được.  
-
Gieo thẳng vào bịch: dùng hạt cắm vào túi bầu đã bố trí sẵn (mỗi túi 3-4 hạt là đủ). Áp  
dụng đối với hạt lớn.  
-
Cấy cây: cây đem cấy phải khe mạnh, đủ qui cách dùng tay hoặc kết hợp có dầm bứng  
từng cây rồi xâm lổ đưa cây cấy vào bầu, tránh bị cong queo rễ (lổ xâm cần sâu v à vừa đủ gọn  
bộ rễ, lấy tay ép chặt gốc cây mới cấy), cây cấy chăm sóc trong v ườn khoảng 6 tháng,có chiều  
cao 0,3-0,4 m thì đem trồng giãn.  
Chiết cành:  
Trong các loại cây trồng đường phố có thể dùng phương pháp chiết cành để tạo cây con. Ví  
dụ: cây móng bò, sứ cùi, tràm bông đỏ, liễu rủ, tùng bách tán…  
-
Sưu tầm cành chiết: tìm kiếm cây có thể chiết được cành, hoăc trong vườn ươm cần trồng  
một số cây để làm cây giống thì tiến hành chọn cành chiết , cành chiết ở trên cao và có cành là là  
mặt đất.  
-
Cành chiết nên vừa phải không ở chổ nát, chiết từ 1-2 cm có chiều dài 1-2 m là vừa.  
Dùng dao sắc khoanh vỏ độ 1-2 cm. Cạo sạch lớp tượng tầng, sau đó dùng bao PE và tro trấu bó  
vết chiết thật chặt (nếu dùng bao ni lông cần đục lổ).  
Cành chiết thường xuyên tưới nước trong 1 tháng thì cắt trồng được (chú ý khi thấy túi bầu  
có rễ trắng mới cắt).  
Cành cắt trồng vô chậu hoặc xuống đất từ 1-3 năm thì đem trồng đường phố.  
-
Nếu cành ở gần sát mặt đất, cành mềm dễ uốn thì vị trí để chiết chọn ở nơi gần sát mặt  
đất: khoanh, bó vỏ và cạo hết phần tượng tầng độ dài từ 1-2,5 cm, uốn sát mặt đất, dùng đất mùn  
và bùn đắp kín vết chiết và tưới nước giữ độ ẩm thường xuyên cho cành mau ra rễ.  
3.2 CHĂM SÓC CÂY TRNG GIÃN TỪ 1 ĐẾN 7 TUỔI  
3.2.1. THIẾT KẾ PHÂN CHIA KHU, LIẾP TRỒNG GI ÃN  
Trong vườn cây xanh cần bố trí thành từng khu và lô. Dựa vào hệ thống đường trục chính và  
các đường ngang để phân chia thành từng khu.  
3.2.1.1 Phân khu trong vưn ươm  
Có thể chia ra một số khu sau đây:  
-
Khu gieo ươm: có din tích P như phần trên, nhưng thông thường chiếm diện tích 2-3%  
toàn vườn ươm.  
-
Khu trồng giãn cây theo các lứa tuổi, các cây trồng theo cự ly 1 x 1 m. Diện tích c ác khu  
căn cứ vào số cây theo kế hoạch trồng giãn.  
-
Khu để chậu bứng cây: bố trí thành từng liếp từ 3-4 hàng cây. Giữa các liếp có lối đi rộng  
1 m để dễ đi lại, chăm sóc.  
Cần cắm bảng hiệu ghi tên khu A, B, C… và niên hn khi trồng cây: 1994, 1995…  
3.2.1.2. Phân chia lô trong khu  
Trong từng khu căn cứ và diện tích và số chủng loại cây để chia thành lô.  
15  
Mỗi lô thường trồng 1 loại cây, đường ranh giới lô từ 1-2 m. Cần ghi rõ tên lô: A1, A2, A3,…  
tên cây trong lô bằng bảng hiệu nhỏ hơn bảng phân khu.  
Phân hàng cây: hàng cách hàng 1 m và trên mỗi hàng, cây cách cây 1 m.  
-
-
-
-
Đào hố trồng giãn có kích thước 0,4 m x 0,4 m x 0,4 m  
Mỗi hố bón 5 kg phân hữu cơ đã hoai.  
Trồng cây theo đúng quá trình kỹ thuật  
Mỗi cây cần chống 1 nọc để giữ vững cây thẳng.  
3.2.2 CHĂM SÓC THƯỜNG XUYÊN VÀ ĐỊNH KỲ CÁC CÂY TRỒNG GIÃN  
Chăm sóc thường xuyên là các công việc diễn ra hàng ngày đều đặn còn định kỳ là cách  
khoảng một thời gian mới lặp lại. Các cây trồng gi ãn bao gồm 2 loại: là cây trồng giãn ở dưới  
đất và cây trồng trong chậu.  
3.2.2.1 Chăm sóc các cây trồng dưới đất  
Nhóm cây xanh thấp có hoa  
Nhóm cây này có đường kính nhỏ và chiều cao thấp phù hợp với nơi có vỉa hè nhỏ, đường  
dây điện trung và hạ thế bao gồm các loại cây: Tràm bông đỏ, muồng hoa vàng, móng bò trắng  
tím, sứ cùi, các loại cau:  
Nhóm cây này cần nuôi dưỡng trong vườn ươm từ 1 đến 3 năm mới đem trồng.  
-
-
-
-
Mỗi năm tưới nước liên tục 6 tháng mùa khô.  
Làm cỏ bón phân 2 lần  
Chống nọc nâng đỡ cây  
Phun thuốc trừ sâu bệnh định kỳ 6 lần trong năm (tr ường hợp có sâu bệnh đột xuất thì  
phải phun ngay).  
-
Cần chú ý tẩy chồi, sửa tán cây 6 lần/năm  
Nhóm cây xanh mọc nhanh  
Gồm các loại cây: Sọ khỉ, Điệp phượng, Lim xẹt, bằng lăng nước, sò đo cam, bò cạp nước,  
me tây. Nhóm cây này cần nuôi dưỡng trong vườn ươm từ 3-5 năm có thể xuất vườn.  
Chế độ chăm sóc bình thường:  
-
-
-
-
-
Tưới nước 6 tháng mùa khô trong năm.  
Làm cỏ hai ;ần một năm, kết hợp với lúc l àm cỏ và vun gốc.  
Chống nọc cho cây, mỗi năm thay một lần.  
Phun thuốc trừ sâu bệnh 6 lần trong năm.  
Tẩy chồi, sửa tán tạo hình 6 lần/năm.  
Nhóm cây lớn, sinh trưởng chậm và tuổi thọ cao  
Bao gồm các loại: Sao đen, dầu con rái, gõ, sến, nhạc ngựa, viết, mạc nưa, long não, muồng  
xiêm, me chua…  
Nhóm cây này cần nuôi dưỡng trong vườn ươm từ 5-7 năm mới xuất vườn.  
16  
Tưới nước 6 tháng mùa khô trong một năm.  
-
-
-
-
-
Làm cỏ 2 lần/1 năm vào mùa khô và đu mùa mưa.  
Bón phân hữu cơ 2 lần/1 năm vào mùa mưa kết hợp khi làm cỏ và vun gốc .  
Xịt thuốc trừ sâu bệnh 6 lần/1 năm.  
Tẩy chồi, sửa tán, tạo hình 6 lần/năm.  
Chống nọc cho cây 1,2 tuổi (cây 3 tuổi trở l ên không cần chống).  
3.2.2.2 Chăm sóc cây trồng trong chậu  
Chăm sóc nhóm cây thp có hoa trong chậu  
-
-
-
-
-
-
-
Trồng trong chậu có 30-40 cm (chậu đất nung)  
Trộn đất đen và phân hữu cơ 10 kg/chậu.  
Cắm nọc chống đỡ cây, 1 nọc/chậu.  
Tưới nước 6 tháng mùa khô trong năm.  
Bón phân vô cơ 2 lần/năm (Urê, SA).  
Phun thuốc trừ sâu bệnh 4 lần/năm.  
Nhổ cỏ dại 12 lần/năm.  
Nếu có cây chết cần trồng dặm, tỷ lệ không quá 1%.  
Chăm sóc các cây bứng vào chậu  
Các cây xanh thuộc nhóm sinh trưởng nhanh độ 4-5 tuổi có thể bứng vô chậu để chuẩn bị  
trồng. Các cây sinh trưởng chậm sau khi bứng vô chậu – cần nuôi dưỡng thêm 2 năm thì đem  
trồng.  
Sau khi bứng vô chậu cần chăm sóc như sau:  
-
-
-
-
-
-
Chậu để bứng cây có 60-80 cm.  
Trộn đất đen và phân cho mỗi chậu 0,3 m3.  
Tưới nước 6 tháng mùa khô.  
Nhổ cỏ dại 12 lần/1 năm.  
Tẩy chồi, sửa tán 6 lần/năm.  
Bón phân hữu cớ và vô cơ 2 lần/năm.  
3.3 CÁC QUI ĐỊNH VỀ BỨNG CÂY TRONG VƯỜN ƯƠM  
3.3.1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ CHỌN LỰA CÂY ĐỂ BỨNG  
3.3.1.1. Công tác chuẩn bị  
-
Trước khi bứng cây cần khoanh gốc 60 cm xuống sâu 0,4-0,5 m, cắt bớt cành lá và một  
số lá.  
-
-
Chuẩn bị chậu và đất đen trộn phân sắp xếp ở nơi qui định theo hàng và lô thiết kế.  
Chuẩn bị giỏ tre, bao lót giỏ và dây buộc đủ số lượng cây bứng.  
17  
3.3.1.2. Qui cách phẩm chất cây  
Tiêu chuẩn cây bứng:  
-
-
-
Cây sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh cụt ngọn.  
Cây có tán đẹp cân đối, không bị cong queo 2 thân…  
Cây có chiều cao và D tương quan với tuổi như bảng tiêu chuẩn trên.  
3.3.2 KỸ THUẬT BỨNG CÂY VÀ CHĂM SÓC CÂY SAU KHI BNG  
-
Kỹ thuật bứng nhằm chủ yếu làm cây không bị vỡ bầu đất, bầu lớn ít bị cắt rễ.  
-
Khoanh gốc cây trước khi bứng từ ½ -1 tháng xung quanh gốc cây. Sơn vết cắt các rễ  
ngang lớn để rễ không mất nhựa và hạn chế sâu bệnh xâm nhập (dùng dầu hắc trộn sulphat đồng  
hoặc Sevin 85wp).  
-
Khi bứng cần bảo vệ bầu đất không để bị bể (d ùng bao ni lông, bao bố, giỏ tre, hoặc dây  
cột để bó bầu.)  
-
-
Dùng dao và cưa bén đcắt rễ và cắt cành không để bị xước.  
Cây bng xong cần đưa vào chậu ngay, tưới hàng ngày vào mùa khô và những ngày  
không có mưa vào mùa mưa. Khi cây ph ục hồi, ra lá và rễ mới thì mới trồng.  
-
Cây còn để lâu ở trong vườn cần chăm sóc trong vườn.  
3.4 KỸ THUẬT TRỒNG CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ  
3.4.1 Các yếu tố tham gia trong quá trình chọn cây trồng ở đô thị:  
Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chọn loài cây đường phố là: điạ điểm-xã hội-kinh tế.  
-
Yếu tố địa điểm: điều kiện môi trường + điều kiện sinh học  
.
Điều kiện môi trường: sự hiện diện của công trình trên không, dưới đất, các  
kiểu trái bên cạnh, các hạt ô nhiễm, các cấu trúc khác.  
.
Điều kiện sinh học: côn trùng, bệnh cây, khí hậu, nhiệt độ khí hậu, thổ  
nhưỡng.  
-
-
Yếu tố xã hội: bao gồm các giá trị cộng đồng, vẻ mỹ quan của lo ài cây, sự an toàn  
cho công chúng, các tác đng bên ngoài xã hội.  
Yếu tố kinh tế: bao gồm chi phí trồng, bảo d ưỡng, đốn hạ và thay thế.  
3.4.2 Bố trí cây trồng trên đường phố (thiết kế trồng cây)  
Sau khi lựa chọn loài cây, việc tiếp theo là thiết kế và bố trí cây trồng trên các đường phố  
khác nhau.  
3.4.2.1 Đường phố có hè phố rộng, có nhiều dinh thự, vila, có sân rộng cách xa tim đ ường  
Chọn cây to cho bóng mát, rễ khỏe chận được gió mạnh.  
18  
Lề đường rộng  
lòng đường  
Chọn cây to rễ chắc, chịu được gió mạnh, cho  
bóng mát.  
3.4.2.2 Đường phố có lề hẹp  
lề đường hẹp  
lòng đường  
chọn cây trồng thấp, dáng tán lá đẹp,  
hoa có m àu sắc xinh tươi.  
3.4.2.3 đường có tuyến giữa phân luồng xe  
Tuyến phân luồng xe hẹp: trồng các loại cây tạo h ình, có hoa lá đẹp  
3.4.2.4 đường có 2 tuyến phân luồng hai bên  
Lề đường trồng cây thấp, dáng tán lá đẹp, hoa có m àu sắc.  
Tuyến phân luồng trồng cây to, rễ khỏe chịu đ ược gió mạnh, cho bóng mát.  
3.4.2.5 đường có 2 tuyến phân luồng hai bên và 1 tuyến phân luồng ở giữa :  
3.4.3 Cự ly cây trồng đường phố:  
Xu hướng chung là muốn trồng cây với cự ly gần để tạo ra hiệu ứng về mặt thẩm mỹ  
sớm. Tuy nhiên nếu trồng quá dày sẽ nảy sinh nhiều vấn đề về bảo dưỡng, cắt tỉa, tạo hình.  
Nói chung việc quyết định khoảng cách trồng trong cây đ ường phố phụ thuộc vào các yếu  
tố sau:  
-
-
-
Các tiêu chuẩn qui định trong quy chế cây xanh đô thị của các th ành phố.  
Kích thước trưởng thành của các loài cây đã trồng.  
Khoảng không gian qui định cho cây xanh tại địa điểm trồng cây, khi m à loài cây  
được chọn bị ảnh hưởng của không gian sinh trưởng đối với kích thước cây trưởng  
thành.  
-
Vị trí của cây trồng  
3.4.4 Tiêu chuẩn cây con trồng ở đô thị:  
Cây con trồng ở đô thị thường có tiêu chuẩn xuất vườn nghiêm, khác hơn nhiều so với  
19  
cây trồng rừng vì nó có những yêu cầu nhất định:  
-
-
Giảm thiểu tối đa việc trồng dặm  
Nhanh chóng đáp ứng được các yêu cầu về cải thiện môi trường, tạo cảnh quan và  
thẩm mỹ.  
-
Cây phải có đoạn thân dưới cành dài và phải được tạo tán ngay tư ban đầu.  
Thành Phố Hồ Chí Minh, các tiêu chuẩn đó là:  
H3m, của r8cm, cây có tán lá xanh tươi, không có bi ểu hiện sâu bệnh, tuổi cây con  
thông thường từ 4 – 7 tuổi.  
Kỳ thuật tạo cây con trong vườn ươm đối với cây đô thị:  
-
-
Giai đoạn gieo ươm  
Giai đoạn cây con  
.
.
.
.
một năm tuổi  
hai năm tuổi  
ba năm tuổi  
4 – 7 năm tuổi  
-
-
-
Biện pháp giản cây  
Biện pháp bứng cây  
Chăm sóc cây trồng trong chậu  
3.4.5 Kỹ thuật trồng cây  
Cây xanh đô thị có thể trồng theo nhiều phương pháp khác nhau tùy theo kích thư ớc của  
vật liệu trồng và khả năng đầu tư trồng cây.  
- Phương pháp trồng cây đánh thành bu lớn là phương pháp phổ biến nhất. Bầu đất có  
thể là bầu đất trần hay được bó lại bằng nhiều vật liệu khác nh ư vải, lá cây, plastic …  
- Phương pháp trồng cây bằng rễ trần chỉ có kết quả nếu cây con rễ trần đ ược xử lý bằng  
nhiều kỹ thuật khác nhau như bỏ rễ, giâm rễ và tẩm các chất kích thích ra rễ, quan trọng h ơn là  
chọn đúng thời vụ trồng và thu ngắn thời gian giữa bứng cây và trồng cây ra địa điểm.  
- Phương pháp trồng cây xanh được tạo trong bầu chỉ áp dụng cho các loại cây có ti êu  
chuẩn cây con đem trồng bé, tuy vậy cần lưu ý để rễ cây con không được quấn trong bầu tạo  
sẵn. Nên cắt tỉa rễ các cây con này hay thay bầu để sửa lại hình dạng rễ.  
Chuẩn bị hố và đất trồng: cây xanh ở đường phố sẽ phát triển tốt nếu chúng đ ược trồng  
trong hố rộng nhưng không quá sâu, nơi mà đất trồng tơi xốp để cho rễ phát triển, trong đất bị  
nén chặt phải thay bằng đất khác (đất đen). Tỉ lệ kích th ước phù hợp là hố có đường kính gấp  
2/3 lần đường kính của bầu đất, hố trồng phải đ ược đào và làm tơi xốp đến độ sâu 50cm. Bầu  
đất nên đặt chặt ở đáy hố trồng. Cần bón phân chuồng hoai hay các loại hữu c ơ khác cho cây  
trồng ngay khi trồng cây. Một loại đất lý t ưởng để trồng xanh phải có tỉ lệ như sau:  
Không khí: 25%  
Phân hữu cơ: 5%  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 70 trang Thùy Anh 18/05/2022 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý cây xanh đô thị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_cay_xanh_do_thi.pdf