Giáo trình nghề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh doanh quốc tế

1
Y BAN NHÂN DÂN TNH LÀO CAI  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI  
GIÁO TRÌNH  
KINH DOANH QUC TẾ  
Trình độ: Cao đẳng  
Ngh: Qun trdoanh nghip va và nhỏ  
Mã môn hc: MH 30  
Năm 2017  
2
LỜI MỞ ĐẦU  
Một trong những xu hướng làm thay đổi toàn bộ đáng kể cục diện thế giới trong  
suốt hơn nhiều thập kỷ vừa qua chính là tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục của kinh  
doanh quốc tế. Kinh doanh quốc tế được hiểu là việc ra các quyết định đầu tư trong sản  
xuất hoặc trao đổi, mua bán và cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi vượt qua biên  
giới của một quốc gia, trên thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Để ra được các  
quyết định giúp kinh doanh quốc tế thành công, mỗi doanh nghiệp phải có hiểu biết về  
môi trường kinh doanh quốc tế, đó là sự khác biệt giữa các quốc gia về chính trị, pháp  
luật, kinh tế và văn hóa, đó là quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc trong hoạt động  
sản xuất toàn cầu cũng như thị trường toàn cầu. Ngoài ra, việc hiểu biết về các loại hình  
chiến lược kinh doanh quốc tế và các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế cũng  
giúp cho các doanh nghiệp đưa ra được lựa chọn hoặc quyết định đúng đắn trong hoạt  
động kinh doanh quốc tế của mình.  
Các doanh nghiệp Việt Nam ban đầu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện  
các hoạt động kinh doanh quốc tế qua hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng với trình độ  
kinh tế ngày càng được nâng cao, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cải thiện,  
việc xây dựng và phát triển các hoạt động kinh doanh quốc tế, đầu tư ra nước ngoài của  
các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai là xu hướng ngày càng phổ biến. Chính vì  
vậy, kinh doanh quốc tế là một trong những môn học giúp cung cấp cho các sinh viên  
cử nhân kinh tế, kinh doanh quốc tế có kiến thức cần thiết và những kỹ năng cơ bản  
trong kinh doanh quốc tế.  
Giáo trình Kinh doanh Quốc tế được thiết kế và soạn thảo dựa trên các giáo trình  
Kinh doanh Quốc tế của Hoa Kỳ, được xuất bản năm 2009 dành cho các chương trình  
quốc tế, giảng dạy ngoài Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng  
tôi đã chú trọng đến điều kiện và đặc điểm của Việt Nam để đưa vào những nội dung  
phù hợp và thiết thực.  
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do đây là lần đầu tiên giáo trình được biên  
soạn nên chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được  
những ý kiến nhận xét, đóng góp của các độc giả.  
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ  
I. Kinh doanh quốc tế  
1. Khái niệm  
Kinh doanh (business) theo cách hiểu thông thường là việc thực hiện các hoạt  
động sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Theo  
Luật doanh nghiệp Việt Nam số 60/2005/QH11, kinh doanh được định nghĩa là “việc  
thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất  
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi„.  
Qua định nghĩa trên, ta có thể thấy kinh doanh cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm thu  
được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó. Hoạt động kinh doanh cũng có thể là những hoạt  
động kinh doanh đơn giản, nhỏ lẻ như một quán nước, một quán phở bên đường và cũng  
có thể là những hoạt động kinh doanh quy mô lớn như một nhà máy sản xuất thép cán,  
một nhà máy lọc dầu hay một hệ thống siêu thị...  
Kinh doanh quốc tế (international business), hiểu đơn giản, là việc thực hiện hoạt  
động đầu tư vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh  
lợi có liên quan tới hai hay nhiều nước và khu vực khác nhau. Dựa vào định nghĩa của  
kinh doanh, ta có thể định nghĩa Kinh doanh quốc tế là việc thực hiện liên tục một, một  
số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến thương mại hàng hóa  
và dịch vụ trên các thị trường vượt qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia vì mục đích  
sinh lợi. Kinh doanh quốc tế cũng có thể những hoạt động đơn thuần liên quan tới việc  
xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một công ty. Nhưng cũng có thể kinh  
doanh quốc tế là những mạng lưới kinh doanh đa quốc gia, hoặc xuyên quốc gia hoặc  
trên phạm vi toàn cầu. Những mạng lưới này có hệ thống quản trị và kiểm soát rất phức  
tạp mà hoạt động đầu tư vào sản xuất được quyết định ở một nơi, hệ thống phân phối và  
tiêu dùng lại được phát triển ở một khu vực khác trên thế giới.  
2. Phạm vi, đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế  
Kinh doanh quốc tế liên quan tới hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, có  
thể là từ hai nước trở lên có thể liên quan tới một số hay nhiều nước trên phạm vi toàn  
cầu. Kinh doanh quốc tế bị tác động và ảnh hưởng lớn bởi các tiêu chí và các biến số có  
tính môi trường quốc tế, chẳng hạn như hệ thống luật pháp của các nước, thị trường hối  
đoái, sự khác biệt trong văn hóa hay các mức lạm phát khác nhau giữa các nước. Đôi  
khi những tiêu chí hay biến số này gần như không ảnh hưởng hay có tác động nhiều đến  
hoạt động kinh doanh nội địa của một doanh nghiệp. Chúng ta cũng có thể nói rằng kinh  
doanh nội địa là một trường hợp đặc biệt hạn chế của kinh doanh quốc tế  
Một đặc điểm nổi bật khác của kinh doanh quốc tế đó là các hãng quốc tế hoạt  
động trong một môi trường có nhiều biến động và luật chơi đôi khi có thể rất khó hiểu,  
có thể đối lập với nhau khi so sánh với kinh doanh nội địa. Trên thực tế, việc thực hiện  
các hoạt động kinh doanh quốc tế thực sự không giống như chơi một trò bóng mới mà  
giống như chơi nhiều trò bóng khác nhau mà trong đó nhà quản trị quốc tế phải học  
được các yếu tố đặc thù trên sân chơi. Các nhà quản trị rất nhanh nhạy trong việc tìm ra  
những hình thức kinh doanh mới đáp ứng được sự thay đổi của chính phủ nước ngoài  
về các lĩnh vực ưu tiên, và từ đó tạo lập được các lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối  
thủ cạnh tranh kém nhanh nhạy hơn.  
Các nguyên tắc chủ đạo đối với một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động  
kinh doanh quốc tế luôn phải có cách tiếp cận toàn cầu. Các nguyên tắc chủ đạo của một  
doanh nghiệp có thể được định nghĩa liên quan tới ba mảng chính, đó là sản phẩm cung  
cấp trong mối quan hệ với phục vụ thị trường nào, các năng lực chủ chốt và các kết quả.  
Khi xây dựng các kế hoạch kinh doanh quốc tế, các hãng phải ra các quyết định liên  
quan tới việc trả lời câu hỏi: Hãng sẽ bán sản phẩm gì cho ai? Và hãng có thể có được  
nguồn cung ứng từ đâu và cung ứng như thế nào? Đó là hai câu hỏi liên quan tới  
Marketing và Sourcing (thị trường sản phẩm đầu ra và thị trường sản phẩm đầu vào).  
Sau khi ra được các quyết định trên, hãng cần phải cụ thể hóa các vấn đề liên quan tới  
nguồn nhân lực, quản trị, tính sở hữu và tài chính để trả lời câu hỏi: Với nguồn lực nào  
hãng sẽ triển khai các chiến lược trên? Nói một cách khác, hãng sẽ phải tìm ra nguồn  
nhân lực phù hợp, khả năng chịu rủi ro và nguồn lực tài chính cần thiết. Tiếp đến là vấn  
đề liên quan tới làm thế nào để có thể kiểm soát và xây dựng được cơ cấu tổ chức phù  
hợp để triển khai thực hiện những vấn đề trên. Và cuối cùng một nội dung liên quan tới  
quan hệ công chúng, cộng đồng cũng cần hãng phải quan tâm khi triển khai kế hoạch  
kinh doanh quốc tế của mình.  
II. Môi trường kinh doanh quốc tế  
1. Môi trường kinh doanh quốc tế  
Kinh doanh quốc tế khác biệt so với kinh doanh nội địa do môi trường thay đổi  
khi một doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình vượt ra ngoài biên giới quốc gia.  
Thông thường, một doanh nghiệp hiểu rất rõ về môi trường trong nước nhưng lại kém  
hiểu biết về môi trường ở các nước khác và do vậy doanh nghiệp phải đầu tư thời gian  
và nguồn lực để hiểu về môi trường kinh doanh mới. Môi trường kinh doanh quốc tế là  
môi trường kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau. Môi trường này có nhiều đặc điểm  
khác biệt so với môi trường trong nước của doanh nghiệp, có ảnh hưởng quan trọng tới  
các quyết định của doanh nghiệp về sử dụng nguồn lực và năng lực. Vì các doanh nghiệp  
không có khả năng kiểm soát được môi trường bên ngoài nên sự thành công của doanh  
nghiệp phụ thuộc lớn vào việc các doanh nghiệp thích ứng như thế nào với môi trường  
này. Năng lực của một doanh nghiệp trong việc thiết kế và điều chỉnh nội lực để khai  
thác được các cơ hội của môi trường bên ngoài và khả năng kiểm soát các thách thức  
đặt ra của môi trường sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.  
2. Nội dung của môi trường kinh doanh quốc tế  
Môi trường kinh doanh quốc tế thường bao gồm môi trường chính trị, pháp luật,  
môi trường kinh tế, môi trường văn hóa.  
Môi trường chính trị là đề cập tới chính phủ, mối quan hệ giữa chính phủ với  
doanh nghiệp, và mức độ rủi ro chính trị ở một nước. Kinh doanh quốc tế có nghĩa là  
phải làm việc với các mô hình chính phủ khác nhau, các mối quan hệ và mức độ rủi ro  
khác nhau.  
Trên thế giới, tồn tại nhiều hệ thống chính trị khác nhau, ví dụ các nước dân chủ  
đa đảng, các nước một đảng, nước quân chủ lập hiến, nước quân chủ chuyên chế hoặc  
nước độc tài chuyên chế. Ngoài ra, chính phủ còn thường thay đổi bởi các lý do khác  
nhau như theo các cuộc tổng tuyển cử thông thường, hay bầu cử bất thường, chết, đảo  
chính, chiến tranh. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ ở các nước khác nhau  
cũng khác nhau. Có thể ở một nước, doanh nghiệp được đánh giá cao, là nguồn tạo động  
lực tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng cũng có thể ở một quốc gia khác, doanh nghiệp  
bị đánh giá tiêu cực như những tổ chức bóc lột sức lao động của người công nhân. Hoặc  
ở một quốc gia khác, vai trò của doanh nghiệp có thể đánh giá mang lại cả lợi ích và hạn  
chế. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ có thể khác nhau, thay đổi từ mối  
quan hệ tích cực tới tiêu cực phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp hoạt động, vào mối  
quan hệ với người dân ở nước sở tại và người dân ở nước đầu tư. Để hoạt động kinh  
doanh quốc tế hiệu quả, một doanh nghiệp quốc tế phụ thuộc vào quan điểm, nhất trí  
của chính phủ nước ngoài và cần phải hiểu biết về mọi khía cạnh liên quan tới môi  
trường chính trị.  
Một mối quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế là mức độ  
rủi ro chính trị tại một quốc gia cụ thể. Rủi ro chính trị là khả năng các hoạt động của  
chính phủ mang lại những kết quả không mong muốn cho doanh nghiệp ví dụ như quốc  
hữu hóa tài sản đầu tư, hay các quy định hay chính sách quy định hạn chế các hoạt động  
của doanh nghiệp. Thông thường, rủi ro gắn liền với tính bất ổn và một nước được coi  
là bất ổn, hay có mức độ rủi ro chính trị cao nếu như chính phủ dễ bị thay đổi, có bất ổn  
xã hội, có bạo loạn, cách mạng nổi dậy hay chiến tranh, khủng bố, vân vân... Các doanh  
nghiệp thường ưu tiên các quốc gia ổn định và có ít rủi ro chính trị, thu nhập của doanh  
nghiệp cần được tính toán trên cơ sở của các rủi ro. Đôi khi các doanh nghiệp thường  
kinh doanh tại các quốc gia khi các rủi ro tương đối cao. Trong trường hợp này, các  
doanh nghiệp sẽ quản trị và kiểm soát rủi ro thông qua bảo hiểm, quyền sở hữu và quản  
trị doanh nghiệp, kiểm soát cung ứng và thị trường, chương trình hỗ trợ tài chính...  
Môi trường kinh tế giữa các nước khác nhau cũng khác nhau. Các nước về mặt  
kinh tế thường được chia ra làm ba loại chính - nước phát triển hoặc nước công nghiệp  
phát triển, nước đang phát triển và nhóm các nước chậm phát triển. Tại mỗi một nhóm  
nước, các chỉ số về kinh tế khác nhau nhiều nhưng chủ yếu có thể cho rằng các nước  
phát triển là nước giầu, nước đang phát triển là nước đang chuyển đổi từ nghèo sang  
giầu hơn và các nước nghèo. Sự phân biệt về môi trường kinh tế giữa các quốc gia này  
chủ yếu dựa trên chỉ số thu nhập quốc dân trên đầu người (GDP/người). Mức độ phát  
triển kinh tế của mỗi nước cũng quyết định về nền giáo dục, cơ sở hạ tầng, công nghệ,  
chăm sóc y tế và các lĩnh vực khác. Nước có mức độ phát triển kinh tế cao sẽ có chất  
lượng cuộc sống cao hơn các nước có mức độ phát triển kinh tế thấp.  
Ngoài việc phân nhóm nước dựa trên mức độ phát triển kinh tế, các nước còn  
được phân loại dựa trên thể chế thị trường - có thể là nước có nền thị trường tự do, hoặc  
nền kinh tế kế hoạch tập trung hoặc nền kinh tế hỗn hợp. Nền kinh tế thị trường tự do là  
những nền kinh tế mà chính phủ ít tác động vào các hoạt động kinh doanh, các quy luật  
thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị được vận hành để ra các quyết định về  
khâu sản xuất và giá cả. Nền kinh tế kế hoạch tập trung là nền kinh tế tại đó chính phủ  
quyết định việc sản xuất và giá cả dựa trên những dự báo về cầu và khả năng cung theo  
mong muốn. Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế tại đó một số hoạt động được điều tiết  
bởi cung cầu thị trường và một số hoạt động khác, có thể là vì lợi ích quốc gia hoặc cá  
nhân mà chính phủ đứng ra trực tiếp điều tiết. Cuối thế kỷ XX đã chứng kiến sự dịch  
chuyển đáng kể của các quốc gia sang việc theo đuổi nền kinh tế thị trường tự do và nền  
kinh tế hỗn hợp. Rõ ràng trình độ kinh tế cùng với giáo dục, cơ sở hạ tầng... cũng như  
mức độ kiểm soát nền kinh tế của chính phủ sẽ ảnh hưởng mọi khía cạnh, mọi mặt của  
hoạt động kinh doanh và một doanh nghiệp cần am hiểu về môi trường này nếu như  
doanh nghiệp muốn kinh doanh quốc tế thành công.  
Môi trường văn hóa là một trong những cấu phần quan trọng của môi trường kinh  
doanh quốc tế và là nội dung có tính thách thức nhất đối với kinh doanh quốc tế. Điều  
này bởi vì môi trường văn hóa thường khó nhận biết, môi trường văn hóa được hiểu là  
các giá trị và niềm tin được chia sẻ và được cho là đúng bởi một nhóm, một cộng đồng.  
Văn hóa quốc gia được hiểu là những niềm tin và giá trị được chia sẻ bởi cả một quốc  
gia. Niềm tin và giá trị thường được hình thành bởi các yếu tố như lịch sử, ngôn ngữ,  
tôn giáo, vị trí địa lý, chính phủ và đào tạo; vì vậy các doanh nghiệp cần phải phân tích  
văn hóa để hiểu về các yếu tố này.  
Các doanh nghiệp cần hiểu về niềm tin và những giá trị của quốc gia mà doanh  
nghiệp đang thực hiện kinh doanh và một số các giá trị văn hóa do các học giả nghiên  
cứu đề xuất. Một trong số đó phải kể đến là hệ thống giá trị do Hofstede đề xuất vào  
năm 1980. Mô hình có bốn tham số đo lường về các giá trị văn hóa, đó là tính cá nhân,  
mức độ né tránh rủi ro, khoảng cách quyền lực và định hướng về giới. Tính cá nhân là  
mức độ một nước coi trọng và khuyến khích việc một cá nhân hành động và ra quyết  
định. Mức độ né tránh rủi ro là mức độ một nước chấp nhận và nhìn nhận rủi ro. Khoảng  
cách quyền lực là mức độ một nước chấp nhận và sự khác biệt về quyên lực. Định hướng  
về giới là mức độ một nước chấp nhận các giá trị truyền thống về nam giới và nữ giới.  
Mô hình các giá trị văn hóa này được sử dụng thường xuyên bởi các doanh nghiệp khi  
tiến hành đầu tư kinh doanh quốc tế. Ví dụ, một quốc gia có tính cá nhân cao thì doanh  
nghiệp đó cho rằng các hệ thống hướng đến mục tiêu cá nhân, nhiệm vụ cá nhân và chế  
độ thưởng sẽ phát huy được hiệu quả, trong khi đó chưa chắc hệ thống này sẽ có tác  
dụng tương tự ở một nước có tính cá nhân thấp.  
III. Toàn cầu hóa  
1. Toàn cầu hóa là gi? (Globalization)  
Theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên  
kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã  
hội (từkinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường, v.v...) giữa các quốc gia. Nói  
một cách khác,“Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh  
hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các  
dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó chúng  
có thể phát sinh một loạt điều kiện mới.”.  
Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình thành  
thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế  
quốc gia. Biểu hiện của toàn cầu hoá có thể dưới dạng khu vực hoá - việc liên kết khu  
vực và các định chế, các tổ chức khu vực, hay cụ thể, toàn cầu hoá là “quá trình hình  
thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sự tương tác và tuỳ  
thuộc lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao  
lưu hàng hoá và nguồn lực (resources) qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình  
thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế  
quốc tế.”  
2. Nội dung của toàn cầu hóa  
Nội dung của toàn cầu hoá được thể hiện thông qua nhiều biểu hiện tùy thuộc  
vào các góc độ tiếp cận cụ thể khác nhau. Nếu tiếp cận toàn cầu hóa với góc nhìn và  
quan sát chung thì toàn cầu hóa biểu hiện theo ba biểu hiện sau đây, đó là:  
Thứ nhất, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các  
luồng giao lưu quốc tế về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công  
nghệ, nhân công... Có thể nói thương mại quốc tế là thước đo đầu tiên của mức độ toàn  
cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau của các nước. Khi các nước trao đổi hàng hóa và dịch  
vụ cho nhau đó cũng chính là quá trình các nước xóa nhòa dần sự biệt lập giữa các nền  
kinh tế quốc gia. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Trong vòng 100 năm từ  
1850 - 1948, thương mại thế giới tăng lên 10 lần, trong giai đoạn 50 năm tiếp theo từ  
1948 -1997, tăng 17 lần. Từ giữa thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, mức tăng bình  
quân của xuất khẩu thế giới là 4,5%. Trong giai đoạn này, đánh dấu bắt đầu từ năm  
1985, hàng năm tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu hàng hóa thế giới là 6,7%, trong  
khi đó sản lượng thế giới chỉ tăng lên 6 lần. Sự phát triển của thương mại thế giới và  
khoảng cách ngày càng tăng giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển thương  
mại quốc tế thể hiện mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao.  
Sự phát triển trao đổi dịch vụ giữa các nước ngày càng có vị trí quan trọng trong  
thương mại quốc tế và đóng góp tích cực vào xu hướng toàn cầu hóa. Trong vòng 10  
năm từ 1986 đến 1996, thương mại dịch vụ thế giới tăng gấp gần 3 lần, từ 449 tỷ USD  
lên 1.260 tỷ USD. Các nước phát triển có mức tăng thương mại dịch vụ cao gấp 3 lần  
so với mức tăng thương mại hàng hóa và trở thành khu vực đóng góp chủ yếu vào GDP  
(Hoa Kỳ là 76%, Canada là 80%, Nhật Bản là 65%, EC là 64%).  
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự di chuyển tư bản (vốn và tiền tệ) giữa  
các nước là một yếu tố ngày càng quan trọng đối với từng nền kinh tế quốc gia nói riêng  
và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Các luồng FDI có tốc độ tăng nhanh hơn cả  
mức tăng của thương  
mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của toàn cầu  
hóa. Trong những năm 1970, các luồng FDI hàng năm ở vào khoảng 27 - 30 tỷ USD;  
trong nửa đầu của thập niên 1980, con số này là 50 tỷ USD; trong nửa cuối của thập  
niên của 1980 là 170 tỷ USD; năm 1995 gần 400 tỷ USD, 1998 là 845 tỷ USD, năm  
2000 vượt trên 1.000 tỷ USD, năm 2007 là 1.900 tỷ USD. Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ  
tăng nhanh, hiện nay chiếm khoảng 50%. Cac luồng FDI vào các nước phát triển chiếm  
% tổng số FDI trên thế giới. Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu,  
gắn với luồng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bên trong hệ thống của các công ty đa  
quốc, xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển từ năm 1990 có xu hướng tăng lên.  
Thứ hai, toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị  
trường thống nhất trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Trong thời gian nửa đầu của  
thập kỷ 1990, theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có tới 33 thỏa  
thuận liên kết kinh tế khu vực dưới dạng các thỏa thuận thương mại ưu đãi, khu vực mậu  
dịch tự do, liên minh thuế quan, liên minh kinh tế được ký kết đã thông báo cho Ban thư  
ký của WTO. Số lượng này nhiều gấp 3 lần số lượng các thỏa thuận được ký trong thập  
kỷ 1980 và bằng gần 1/3 tổng số các thỏa thuận liên kết khu vực được ký trong giai đoạn  
1947 - 1995. Riêng trong giai đoạn từ 2000 - 2008, có trên 140 thỏa thuận liên kết khu  
vực đã được thông báo cho WTO. Cùng với các thỏa thuận trên, nhiều tổ chức hợp tác  
kinh tế đa phương thế giới và khu vực đã ra đời, ngày càng được tăng cường về số lượng  
và cơ chế tổ chức. Theo số liệu thống kê của Liên minh các Tổ chức Quốc tế, ta có thể  
thấy nếu như tính vào năm 1909, số lượng các tổ chức quốc tế trên toàn cầu chỉ là 213  
thì đến năm 1960, con số này là 1.422 tổ chức, năm 1981 là 14.273, năm 1991 là 28.200;  
năm 2001 là 55.282 và 2006 là 58.859 tổ chức. Trên phạm vi toàn cầu, ngoài các tổ chức  
kinh tế - tài chính được thành lập trước đây như hệ thống các tổ chức thuộc Liên Hợp  
quốc, năm 1995, trên cơ sở Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), Tổ  
chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được hình thành, hiện có 153 nước và lãnh thổ  
kinh tế độc lập là thành viên, chiếm tới trên 90% tổng giá trị thương mại thế giới. Ở  
phạm vi khu vực, các tổ chức và cơ chế liên kết kinh tế cũng được tăng cường. Tại Châu  
Âu, Liên minh Châu Âu EU với số lượng 27 nước thành viên hiện nay đã trở thành một  
liên kết quốc tế chặt chẽ toàn diện ở hầu hết mọi lĩnh vực. Ở Châu Á-Thái Bình Dương,  
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC),  
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)... đã ra đời và ngày càng  
tích cực đóng góp vào quá trình tăng cường liên kết quốc tế về thương mại trong khu  
vực. Tại Châu Mỹ, ta có thể sự hình thành liên kết khu vực qua việc hình thành Khu vực  
mậu dịch tự do Bắc Hoa Kỳ (NAFTA), Hiệp hội liên kết Hoa Kỳ La Tinh (LAIA), Thị  
trường chung Nam Hoa Kỳ (MERCOSUR), nhóm các nước ANDEAN, Cộng đồng  
Caribe và Thị trường chung (CARICOM), Thị trường chung Trung Hoa Kỳ (CACM)...  
Tại Châu Phi, Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS), Liên minh kinh tế và  
thuế quan Trung Phi (UDEAC), Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi (SADC),  
Liên minh Châu Phi (AU) là những nỗ lực để hình thành những khối thị trường chung  
và thống nhất trong khu vựcThứ ba, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số lượng,  
quy mô và vai trò ảnh hưởng các công ty xuyên quốc gia tới nền kinh tế thế giới.  
Theo số liệu của UNCTAD, năm 1998 có 53.000 công ty xuyên quốc gia với 450.000  
công ty con ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Năm 2000, trên thế giới có khoảng  
63.000 công ty xuyên quốc gia với 700.000 các công ty con ở khắp các nước. Năm 1995,  
các công ty xuyên quốc gia bán ra một lượng hàng hóa và dịch vụ có giá trị bằng 7.000  
tỷ USD. Năm 1999, tổng doanh số ban ra của công ty xuyên quốc gia đã đạt đến giá trị  
14.000 tỷ USD. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát trên 80%  
thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên  
cứu chuyển giao công nghệ trên thế giới. Hệ thống dày đặc các công ty xuyên quốc gia  
này không những đã tạo ra một bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất thế giới mà  
còn liên kết các quốc giá lại với nhau ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần làm cho quá  
trình toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.  
Nếu tiếp cận toàn cầu hóa dưới góc nhìn của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế,  
toàn cầu hóa có thể nhìn nhận ở góc độ toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá trình  
sản xuất.  
Toàn cầu hóa thị trường là việc thị trường quốc gia riêng biệt và đặc thù đang  
hội nhập dần hình thành thị trường toàn cầu. Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại qua  
biên giới đã làm cho việc kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên dễ dàng. Thị hiếu của  
người tiêu dùng ở các nước khác nhau cũng có xu hướng tiệm cận lại gần với nhau và  
với chuẩn mực toàn cầu, góp phần tạo thị trường toàn cầu. Các sản phẩm tiêu dùng như  
thẻ tín dụng của hãng Citigroup, đồ uống Coca-cola, thiết bị chơi game Sony  
PlayStation, bánh kẹp McDonald’s ... đang được coi là những ví dụ điển hình minh  
chứng cho xu hướng này. Các doanh nghiệp quốc tế, công ty đa quốc gia không chỉ là  
chủ thể hưởng lợi từ xu hướng này mà còn tích cực khuyến khích cho xu hướng này mở  
rộng và phát triển. Bởi việc cung cấp cùng một sản phẩm trên toàn thế giới, các doanh  
nghiệp này góp phần tạo ra thị trường toàn cầu.  
Một doanh nghiệp không nhất thiết phải có một quy mô khổng lồ như một công  
ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia để được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa các  
thị trường. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, gần 90% các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm là các  
doanh nghiệp nhỏ có ít hơn 100 người lao động, và tỷ trọng xuất khẩu của những doanh  
nghiệp này chiếm tới trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ. Tại Đức, một  
trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, gần 98% các doanh nghiệp vừa và  
nhỏ đều tham gia vào thị trường quốc tế thông qua hoạt động xuất khẩu hoặc sản xuất  
quốc tế.  
Mặc dù có những ví dụ thể hiện thị trường toàn cầu đang hình thành mạnh mẽ  
như thẻ tín dụng Citigroup, bánh kẹp McDonald’s... thì chúng ta cũng cần lưu ý không  
hẳn thị trường quốc gia đang mở rộng cửa để trở thành thị trường toàn cầu. Điều này  
xẩy ra bởi lẽ những khác biệt đáng kể vẫn tồn tại giữa những thị trường quốc gia như thị  
hiếu người tiêu dùng, hệ thống kênh phân phối, hệ thống giá trị văn hóa, hệ thống doanh  
nghiệp, và quy định luật pháp. Sự khác biệt này thường xuyên đòi hỏi doanh nghiệp phải  
điều chỉnh các chiến lược marketing, các đặc điểm thiết kế sản phẩm, hay phương pháp  
vận hành doanh nghiệp để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia.  
Những thị trường có tính chất toàn cầu nhất thường không phải là những thị  
trường hàng tiêu dùng. Lý do là bởi lẽ sự khác biệt về thị hiếu người tiêu dùng của mỗi  
quốc gia vẫn duy trì là yếu tố quyết định làm cản trở quá trình toàn cầu hóa các thị  
trường này. Thị trường hàng công nghiệp và nguyên nhiên vật liệu thì có tính toàn cầu  
hơn do nhu cầu trên thế giới về cơ bản là giống nhau. Đó bao gồm những thị trường  
nguyên liệu như nhôm, dầu và lúa mì; các sản phẩm công nghiệp như bộ vi tính, chip  
nhớ của máy tính, máy bay dân dụng, phần mềm máy tính hay các sản phẩm tài chính  
như trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ, kỳ phiếu của chỉ số Nikkei... Trên nhiều thị trường  
toàn cầu, các doanh nghiệp hoạt động giống nhau thường cạnh tranh quyết liệt với nhau  
ở quốc gia này rồi ở quốc gia kia. Cuộc cạnh tranh của Coca-cola với Pepsi Co là cuộc  
cạnh tranh toàn cầu, tương tự như vậy cạnh tranh giữa Boeing và Airbus, của hãng  
McDonal’s và KFC...  
Toàn cầu hóa quá trình sản xuất là quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ  
các nơi trên toàn cầu để khai thác, tận dụng được sự khác biệt quốc gia về chi phí và  
chất lượng của các yếu tố sản xuất, như lao động, năng lượng, đất đai và vốn. Thông  
qua việc toàn cầu hóa quá trình sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế kỳ vọng  
sẽ giảm được tổng cơ cấu chi phí hoặc tăng cường được chất lượng hoặc tính năng của  
sản phẩm họ cung ứng ra thị trường, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị  
trường toàn cầu được hiệu quả hơn. Xem xét ví dụ sản xuất máy bay dân dụng Airbus  
A380 - một trong những máy bay dân dụng lớn nhất kể từ trước cho tới năm 2006 (Xem  
Hình 1.1). Máy bay Airbus A380 có 2 tầng, 4 hành lang, có cánh máy bay rộng hơn 15m