Giáo trình Quản lý dược

BÀI 1.  
ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔN HỌC QUẢN LÝ DƯỢC  
LỊCH SỬ NGÀNH DƯỢC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM  
MỤC TIÊU BÀI HỌC  
Sau khi đọc xong học sinh có khả năng:  
1. Trình bày được mục tiêu, nội dung môn học.  
2. Kể được sơ lược lịch sử phát triển ngành dược thế giới và Việt Nam.  
NỘI DUNG  
1. Khái niệm về môn học  
Môn quản lý dược là một môn học nghiệp vụ, chuyên nghiên cứu về tổ  
chức và quản lý chuyên môn về dược trong tất cả các khâu: Xuất, nhập khẩu, sản  
xuất, pha chế, tồn trữ, bảo quản, mua bán, cung ứng và sử dụng thuốc,...nhằm đảm  
bảo chất lượng thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân.  
2. Mục tiêu và nội dung  
2.1. Mục tiêu  
- Trình bày được tổ chức chuyên ngành dược trong hệ thống ngành Y tế.  
- Trình bày được những nội dung cơ bản của các quy chế, chế độ quản lý  
trong xuất nhập khẩu, sản xuất, pha chế, bảo quản, tồn trữ, lưu thông và sử dụng  
thuốc, các nguyên liệu làm thuốc, đảm bảo an toàn, hợp lý về thuốc cho người  
tiêu dùng.  
- Mô tả được các hình thức, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và kinh  
doanh thuốc.  
- Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế trong học tập tại trường  
cũng như công tác Dược sau này.  
2.2. Nội dung môn học  
Môn quản lý được nghiên cứu:  
- Các quy chế, chế độ chuyên môn dược hiện hành.  
- Tổ chức, quản lý lĩnh vực về dược trong phạm vi toàn quốc.  
3. Lịch sử ngành dược thế giới  
3.1. Nguồn gốc y dược học  
Trong quá trình tồn tại, phát triển của xã hội loài người, con người luôn  
phải đấu tranh với bệnh tật.  
Việc tìm kiếm thuốc chữa bệnh đã nảy sinh ngay từ buổi ban đầu của nền  
văn minh nhân loại. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, chữa bệnh, chăm sóc và  
bảo vệ sức khỏe người nguyên thủy đã biết chọn lọc các loại thực vật, động vật  
sử dụng phòng bệnh, chữa bệnh được tách khỏi những loại độc hại. Rất nhiều cây  
thuốc cổ còn lưu truyền đến ngày nay: coca, thuốc phiện...Khoáng chất đầu tiên  
được dùng từ suối nước khoáng (suối nước nóng). Cách đây 5000 năm người dân  
Trung Hoa cổ đã biết dùng Ma hoàng để phát hãn (cho ra mồ hôi) để chữa cảm  
lạnh, thổ dân châu Mỹ đã biết dùng vỏ Quinquina để chữa sốt rét.  
Nền y dược học dân tộc đã hình thành và phát triển ngay trong thời kỳ  
nguyên thủy, đó là một nền y dược học đã hoàn toàn dùng phương pháp thực  
nghiệm được tích lũy từ thời đại này qua thời đại khác, tạo ra những kinh nghiệm  
và những phương thuốc quý giá.  
Mỗi nước đều có một nền y dược học dân tộc của mình với những bước  
hình thành và phát triển có những nét độc đáo khác nhau.  
3.2. Y dược học qua các thời đại  
3.2.1. Thời kỳ cổ đại  
Trên thế giới có nền văn minh cổ đại như: Trung Quốc, Ấn Độ đều có nền  
y dược học lâu đời.  
Trung Quốc có “Thần nông bản thảo”, “Hoàng đế Nội kinh tố vấn” (cách  
đây khoảng 5000 năm) là những sách thuốc cổ nhất phương đông, nhiều vị thuốc  
ghi trong các sách này còn được lưu truyền đến ngày nay như: Nhân sâm, Đại  
hoàng...  
Ấn Độ có kinh “Vedas” ghi nhiều vị thuốc chữa bệnh.  
Đặc điểm của thời ký này là: Chữa bệnh bằng kinh nghiệm, chỉ tầng lớp  
trên của đạo giáo mới được làm thầy thuốc. Y học lúc đầu mang tính chất thần  
thánh, kém phát triển. Cuối thời kỳ này, y dược được tách ra khỏi tôn giáo, một  
số dạng thuốc khác nhau đã được làm ra nước hãm, nước sắc...  
Trong thời ký này xuất hiện những nhà y học lỗi lạc và điển hình là:  
- Hypocrat (460 – 377 Tr.C.N), người gốc Hy Lạp, ống là một trong những  
danh y nổi tiếng nhất trong chế độ nông nô. Ông sinh ra trong một gia đình làm  
nghề thuốc lâu đời, ông đã thu thập và hệ thống hóa tất cả những hiểu biết về nghề  
chữa bệnh, làm thuốc thời đó và xây dựng thành lý luận y học. Ông đã đưa lý luận  
áp dụng vào thực hành y học. Bởi vậy, Hypocrat được coi là thủy tổ của ngành y.  
- Clandii Galien (210 – 138 Tr.C.N) là người Italia, ông là một bác sỹ thực  
nghiệm nổi tiếng. Ông đã nghiên cứu học thuyết của Hypocrat và sửa chữa, bổ  
sung, tiếp thu một cách có chọn lọc, nhiều loại cây thuốc và sáng chế ra các  
phương pháp bào chế như ngâm, nấu, chắt, lọc và xây dựng nhiều dạng chế phẩm  
bào chế như: thuốc bột, viên, cốm, cao, rượu. Galien đã đóng góp vào sự phát  
triển của ngành bào chế thuốc. Ông đã viết nhiều sách thuốc: phân loại thuốc, bào  
chế thuốc, công thức bào chế một số dạng thuốc. Ông cho ra đời luận thuyết cho  
rằng vật chất có 4 thuộc tính: Nóng, lạnh, khô, ẩm, học thuyết này của ông là một  
trong những luận điểm mới đánh giá nhận thức của con người về thế giới tự nhiên  
có quan hệ trực tiếp đến sức khỏe và bệnh tật cũng như việc đề ra phương pháp  
chữa bệnh, bào chế thuốc. Mặc dù, có nhiều hạn chế, song Galien được coi là thủy  
tổ của ngành bào chế học và tên của ông được dùng đặt tên cho sách bào chế:  
Pharmacic Galenique.  
3.2.2. Thời kỳ phong kiến  
Thời kỳ này, các nhà giả kim thuật (luyện đan) khi đi tìm “Hòn đá triết lý”  
và vị thuốc trường sinh bất tử đã bước đầu bào chế được một số thuốc đơn giản.  
Vào thế kỷ VIII, ở châu Âu người ta đã xây dựng và ban hành những quy định về  
quyền hành, nhiệm vụ và cấp bằng cho những người làm nghề chữa bệnh, làm  
thuốc. Cuối thời kỳ này y dược được tách ra thành hai ngành y, dược.  
3.2.3. Thời kỳ tư bản chủ nghĩa  
Từ thế kỷ XIII, nhờ những phát minh to lớn về khoa học tự nhiên và cuộc  
cách mạng kỹ thuật đã đem lại cho nền y học thế giới những thành tựu đáng kể  
trong nghiên cứu về bệnh học và sản xuất thuốc.  
- Về y học: Phát minh ra kính hiển vi, máy X quang, nhờ vậy đã tìm ra tế  
bào, vi khuẩn, vi rút, chiếu chụp được tạng phủ con người,...Điều đó giúp cho các  
thầy thuốc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác và khoa học hơn.  
- Về dược học: Đã phát hiện và chiết xuất được ancaloit trong thực vật, phát  
minh ra Sulfamid. Đặc biệt năm 1929 Fleming đã tìm ra Penicilin đánh dấu bước  
ngoặt về kháng sinh và trị liệu kháng sinh. Các loại kháng sinh, vaccin, các hợp  
chất được tổng hợp có tác dụng chữa bệnh cao mà trong tự nhiên không có lần  
lượt xuất hiện. Nhờ đó, con người dần chinh phục được tự nhiên, chiến thắng được  
những căn bệnh được coi là nan y.  
Nhưng những thành tựu về y, dược học ở thời kỳ này chủ yếu phục vụ tầng  
lớp giai cấp thống trị.  
3.2.4. Chế độ xã hội chủ nghĩa  
Chế độ xã hội chủ nghĩa coi trọng vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng  
đồng. Y học lấy mục tiêu là phục vụ sức khỏe cho nhân dân lao động, lấy phòng  
bệnh là chính. Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều cơ  
sở nghiên cứu với nhiều trang thiết bị hiện đại nhất cho ngành y tế. Chính vì vậy,  
ngành dược có điều kiện phát triển mạnh mẽ và đã góp phần to lớn trong việc  
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.  
4. Sơ lược lịch sử ngành Dược Việt Nam  
Lịch sử hình thành và phát triển của ngành dược Việt Nam có thể chia làm  
4 thời ký:  
4.1. Thời kỳ trước công nguyên  
Cách đây 5000 năm, tổ tiên ta đã biết lấy cây cỏ chữa bệnh cho mình. Từ  
đời Hồng Bàng (2879 Tr.C.N) ông cha đã biết sử dụng thuốc nhuộm răng, tục  
nhai trầu phòng bệnh, dùng gia vị (tỏi, hành) để giúp tiêu hóa và phòng chữa một  
số chứng bệnh. Thời ký này, thầy thuốc đồng thời cũng là người bào chế thuốc.  
4.2. Thời kỳ phong kiến  
Dưới các triều đại Đinh, Lý, Lê (1009 - 1783) nền y dược Việt Nam phát  
triển mạnh, nhiều nhà danh y có tiếng đã xuất hiện trong thời kỳ này.  
- Thế kỷ XIV thời nhà Trần, đại danh y Nguyễn Bá Tĩnh (hiệu là Tuệ Tĩnh),  
là người đề ra phương châm “Nam dược trị Nam nhân”, đã biên soạn cuốn “Nam  
dược thần hiệu” gồm 560 vị thuốc, 3873 phương pháp để điều trị 184 chứng bệnh.  
- Thế kỷ XVIII thời nhà Lê, đại danh y Lê Hữu Trác (hiệu là Hải Thượng  
Lãn Ông) đã biên soạn bộ sách đồ sộ “Hải Thượng Y tông tâm tĩnh” (gồm 28 tập  
66 quyển). Ông đã hệ thống hóa khá đầy đủ về lý luận Đông y và các phương  
dược thuốc nam, thuốc bắc kết hợp để điều trị các bệnh nội, ngoại, phụ khoa, nhi  
khoa. Ông cũng bổ sung 30 vị thuốc nam cho bộ sách thuốc “Nam dược thần  
hiệu”. Sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần cho nền y dược học Việt  
Nam phát triển đến mức độ cao, có những phương pháp chữa bệnh và những bài  
thuốc phù hợp với cơ chế bệnh lý, điều kiện khí hậu Việt Nam, tình hình sức khỏe  
và thể chất con người Việt Nam.  
Trong thời kỳ này, y học chủ yếu phục vụ giai cấp thống trị. Mặc dù vậy, y  
học cũng có một tác động to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân.  
Ngành y, dược thời kỳ này chưa có sự tách biệt.  
4.3. Thời kỳ Pháp, Nhật đô hộ  
- Nền y học dân tộc không được phát triển mà còn bị mai một đi do Tây y  
chính thức được truyền vào Việt Nam. Dược phẩm chủ yếu nhập từ Pháp quốc  
đều là thuốc tân dược. Nền y dược Việt Nam mang tính chất kinh doanh đơn thuần  
và chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị. Thực dân Pháp, phát xít Nhật cấm lương  
y hành nghề tự do, cấm dùng thuốc độc trong thuốc thang Đông y. Thời kỳ này  
các cơ sở sản xuất thuốc hết sức nghèo nàn và thô sơ.  
- Hệ thống y tế nhà nước chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị và người  
giàu.  
4.4. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay  
4.4.1. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp  
Ngay từ những ngày đầu của cách mạng Việt Nam, Bộ Y tế đã được thành  
lập để lo việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong 9 năm kháng chiến, một số cơ  
sở phòng, chữa bệnh, sản xuất thuốc được thành lập, đã sản xuất được một số  
thuốc dùng cho phục vụ quân đội, nhân dân vùng giải phóng.  
4.4.2. Từ ngày hòa bình lập lại (1954) cho đến nay  
Ngày y tế nước ta đã phát triển nhanh chóng, toàn diện, có tổ chức vững  
mạnh từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng được công tác phục vụ và chăm  
sóc sức khỏe cho nhân dân.  
Đảng ta đã đề ra đường lối xây dựng ngành y tế Việt Nam dựa trên “5 quan  
tâm” nhằm mục đích đưa nền y học nước ta phát triển đúng hướng:  
- Y tế phải phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân lao động.  
- Kiên trì phương hướng y học dự phòng.  
- Kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, xây dựng nền  
y học Việt Nam.  
- Dựa vào sức mình là chính, củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế tranh thủ  
sự hỗ trợ quốc tế.  
- Rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y, dược theo lời dạy của Chủ tịch  
Hồ Chí Minh “Lương y như từ mẫu”.  
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng  
và lãnh đạo, ngành y tế Việt Nam nói chung và ngành dược nói riêng đã có những  
bước phát triển vượt bậc và đã góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân,  
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  
Hiện nay chúng ta đã có luật “Bảo vệ sức khỏe nhân dân”, ngành y tế đã  
xây dựng “chiến lược quốc gia về thuốc”. Tất cả những điều đó đã và đang giúp  
ngành y tế Việt Nam có định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển của mình.  
Đặc biệt, Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2010 –  
2020 và tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ phê duyệt. Chiến lược chăm sóc và  
bảo vệ sức khỏe nhân dân đã đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể làm cơ sở cho mọi  
hoạt động của ngành y tế, trong đó có ngành dược, phấn đấu để mọi người dân  
được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận các  
dịch vụ y tế, có chất lượng kỹ thuật cao, giúp cho mọi người dân đều được sống  
trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc  
bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.  
BÀI 2  
QUY CHẾ  
QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN  
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2033/ 1999/Q Đ-BYT ngày 09/07/1999  
của Bộ trưởng Bộ Y tế, Quyết định1442/2002/ Q Đ-BYT Bổ sung một số  
điều của quy chế quản lý thuốc gây nghiện)  
MỤC TIÊU BÀI HỌC  
1. Trình bày được khái niệm, quy chế quản lý thuốc gây nghiện.  
2. Vận dụng đúng quy chế trong học tập và hành nghề dược sau này.  
NỘI DUNG BÀI HỌC  
I. KHÁI NIỆM CHUNG  
1. Khái niệm về thuốc gây nghiện:  
Khái niệm: Thuốc gây nghiện là những thuốc có nguồn gốc tự nhiên,  
tổng hợp, hay bán tổng hợp được sử dụng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh,  
phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học. Thuốc gây nghiện nếu bị lạm  
dụng có thể dẫn tới nghiện - một tình trạng phụ thuộc về thể chất hay tâm thần.  
2. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế quản lý thuốc gây nghiện được áp dụng đối  
với thuốc gây nghiện sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm,  
nghiên cứu khoa học.  
Quy định tại danh mục thuốc gây nghiện ban hành kèm theo quyết định  
số 2033/1999/Q Đ-BYT ngày 09/07/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.  
- Đối với một thuốc mà trong công thức gồm nhiều hoạt chất, trong đó  
thuốc gây nghiện tham gia với hàm lượng nhỏ hơn hoặc bằng hàm lượng qui  
định trong danh mục thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp ban hành kèm theo  
quyết định số 2033/1999/QĐ-BYT thì được miễn quản lý theo qui chế quản lý  
thuốc gây nghiện trừ khoản 3 điều 7 của qui chế này (Các doanh nghiệp xuất  
nhập khẩu phải lập đơn hàng theo qui định tại mẫu 1B1 1B2 1B3 được đính kèm  
qui chế này).  
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN  
1. Sản xuất - Pha chế  
- Chỉ có doanh nghiệp có chức năng sản xuất thuốc và được Bộ Y tế  
(Cục quản lý dược Việt nam) cho phép mới được sản xuất thuốc gây nghiện.  
- Chỉ khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh được pha  
chế thuốc gây nghiện để cấp phát cho bệnh nhân điều trị nội và ngoại trú.  
- Chỉ có dược sĩ đại học mới được phép pha chế thuốc gây nghiện.  
- Không được sản xuất, pha chế thuốc gây nghiện cùng một lúc, cùng  
một chỗ với các thuốc khác để tránh nhầm lẫn và nhiễm chéo.  
2. Đóng gói  
Đối với doanh nghiệp sản xuất thuốc gây nghiện: Khi đóng gói thuốc  
gây nghiện phải tuân theo qui định của Bộ Y tế.  
Đối với doanh nghiệp mua bán thuốc gây nghiện: Trước khi xuất bán  
thuốc gây nghiện phải đóng gói riêng thành hòm, kiện hộp, có kèm theo phiếu  
đóng gói.  
Đối với khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh: Khi  
pha chế xong thuốc gây nghiện phải đóng gói, dán nhãn ngay để tránh nhầm  
lẫn.  
3. Nhãn thuốc  
Thực hiện theo quy chế nhãn thuốc và nhãn hiệu hàng hóa do Bộ trưởng  
Bộ Y tế ban hành.  
4. Mua bán  
4.1. Công ty dược phẩm trung ương 1 chịu trách nhiệm phân phối thuốc gây  
nghiện cho các công ty dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bệnh  
viện trung ương, viện nghiên cứu, trường đại học y - dược, trường trung học y  
- dược trực thuộc Bộ Y tế từ Thừa Thiên Huế trở ra.  
- Công ty dược phẩm trung ương 2 chịu trách nhiệm phân phối thuốc  
gây nghiện cho các công ty dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,  
bệnh viện trung ương, viện nghiên cứu, trường đại học y - dược, trường trung  
học y – dược trực thuộc Bộ Y tế từ Đà Nẵng trở vào.  
4.2. Công ty dược phẩm TW1 và Công ty dược phẩm Trung ương 2 được mua,  
bán nguyên liệu, thành phẩm thuốc gây nghiện để phân phối theo dự trù hợp  
lệ.  
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế (Cục quản lý dược Việt Nam) cho  
phép một số công ty của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội được  
mua thành phẩm thuốc gây nghiện để phân phối theo dự trù hợp lệ.  
4.3. Việc điều chuyển thuốc gây nghiện từ doanh nghiệp này sang doanh  
nghiệp khác phải được cục quản lý dược Việt Nam phê duyệt.  
4.4. Các công ty dược phẩm tỉnh thành phố trực thuộc trung ương được mua  
thuốc gây nghiện từ công ty dược phẩm trung ương 1 và Công ty Dược phẩm  
trung ương 2 để phân phối cho các bệnh viện tỉnh, thành phố, bệnh viện quận  
huyện, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc bán cho hiệu thuốc trực thuộc doanh  
nghiệp, bệnh viện ngành cơ sở y tế ngành, trạm chuyên khoa hoặc khu điều  
dưỡng thương binh, trung tâm cai nghiện đóng trên địa bàn, công ty dược tỉnh,  
thành phố có trách nhiệm tổ chức bán lẻ thuốc gây nghiện để phục vụ người  
bệnh.  
4.5. Hiệu thuốc quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được mua thuốc  
gây nghiện từ doanh nghiệp cấp trên trực tiếp để bán cho cơ sở y tế thuộc phạm  
vi hiệu thuốc được phân công và bán lẻ theo đơn của thày thuốc.  
4.6. Dược sĩ đại học trực tiếp cấp phát, bán buôn, bán lẻ thuốc gây nghiện,  
những nơi chưa đủ dược sĩ đại học, thủ trưởng đơn vị được ủy quyền bằng văn  
bản cho dược sĩ trung học thay thế (mỗi lần ủy quyền không quá 6 tháng).  
2.5. Xuất - nhập khẩu  
5.1. Chỉ những doanh nghiệp dược phẩm được Bộ Y tế (Cục quản lý dược Việt  
Nam) cho phép mới được xuất, nhập khẩu thuốc gây nghiện.  
5.2. Hàng năm, công ty dược phẩm được Bộ Y tế (Cục quản lý dược Việt Nam)  
cho phép xuất nhập khẩu phải lập đơn hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây  
nghiện theo Mẫu số 1A được đính kèm theo qui chế này để Bộ Y tế (Cục quản  
lý dược Việt Nam) xét duyệt và cấp giấy phép.  
5.3. Đối với thuốc mà trong công thức gồm nhiều hoạt chất, trong đó thuốc gây  
nghiện tham gia với hàm lượng nhỏ hơn hoặc bằng hàm lượng qui định tại danh  
mục thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp ban hành kèm theo quyết định số  
2033/1999/QĐ- BYT ngày 09 tháng 07 năm 1999 khi xuất khẩu, nhập khẩu,  
các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cũng phải lập đơn hàng theo qui định tại  
mẫu 1B1, 1B2, 1B3 được đính kèm theo qui chế này.  
III. DỰ TRÙ - DUYỆT DỰ TRÙ.  
1. Dự trù  
Hàng năm các đơn vị có nhu cầu thuốc gây nghiện đều phải lập dự trù  
theo qui định tại Mẫu số 2 được đính kèm theo qui chế này. Dự trù được lập  
thành 4 bản (cơ quan duyệt dự trù lưu 2 bản, đơn vị giữ 1 bản, nơi bán 1 bản).  
- Đối với bệnh viện trực thuộc Bộ công an, bệnh viện thuộc bộ giao  
thông vận tải, bản dự trù phải được Cục y tế Bộ công an, Sở y tế – Bộ giao  
thông vận tải xác nhận.  
- Khi làm dự trù thuốc gây nghiện nếu số lượng vượt quá mức so với  
năm trước thì đơn vị làm dự trù phải giải thích rõ lý do.  
- Khi cần thiết, các đơn vị có thể làm dự trù bổ sung.  
- Thời gian gửi dự trù trước ngày 25/12 của năm trước.  
2. Cấp duyệt dự trù  
2.1. Bộ Y tế (Cục quản lý dược Việt nam) duyệt dự trù  
- Mua thuốc gây nghiện cho các công ty và xí nghiệp dược phẩm trực  
thuộc trung ương, bệnh viện trung ương, viện nghiên cứu, các trường đại học  
y - dược, các trường trung học y- dược trực thuộc Bộ Y tế, cục quân y - Bộ  
quốc phòng, cục y tế – Bộ công an, các bệnh viện trực thuộc bộ công an, các  
bệnh viện trực thuộc bộ giao thông vận tải, các cơ sở y tế phục vụ người nước  
ngoài công tác tại Việt nam, các cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài.  
- Mua nguyên liệu thuốc gây nghiện cho các xí nghiệp dược phẩm, công  
ty dược phẩm địa phương để phục vụ sản xuất.  
- Mua thuốc gây nghiện để nghiên cứu khoa học cho các đơn vị không  
thuộc ngành y tế quản lý. Các đơn vị này lập bản dự trù phải kèm theo công  
văn giải thích lý do và được thủ trưởng cơ quan cấp vụ, cục trở lên có chức  
năng quản lý trực tiếp xác nhận.  
2.2. Giám đốc các Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW duyệt dự trù thuốc  
gây nghiện cho các bệnh viện tỉnh, thành phố, các trung tâm y tế quận, huyện,  
doanh nghiệp kinh doanh thuốc, các đơn vị điều dưỡng thương binh, bệnh viện  
hoặc các phòng khám bệnh tư, các cơ sở y tế ngành đóng trên địa bàn.  
2.3. Giám đốc trung tâm y tế quận duyệt dự trù cho trạm y tế xã, phường, thị  
trấn thuộc địa bàn.  
2.4. Trưởng khoa điều trị, trưởng phòng khám đa khoa ký duyệt phiếu lĩnh  
thuốc gây nghiện cho khoa phòng mình theo qui định tại Mẫu số 3 được đính  
kèm theo qui chế này. Trưởng khoa dược ký duyệt phiếu lĩnh thuốc gây nghiện  
cho ca trực của khoa dược.  
IV. GIAO NHẬN - VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN.  
1. Giao – Nhận  
Khi giao nhận thuốc gây nghiện. Dược sĩ đại học phải tiến hành kiểm tra  
đối chiếu cẩn thận tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, số lô sản xuất, hạn  
dùng, chất lượng thuốc. Khi giao nhận xong hai bên giao nhận phải ký và ghi  
rõ họ, tên vào chứng từ xuất, nhập kho.  
Những nơi chưa đủ dược sĩ đại học, thủ trưởng đơn vị được ủy quyền  
bằng văn bản cho dược sĩ trung học thay thế (mỗi lần ủy quyền không quá 06  
tháng).  
2. Vận chuyển  
Thuốc gây nghiện trong quá trình vận chuyển phải được đóng gói, niêm  
phong. Dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học được ủy quyền phải có giấy giới  
thiệu, chứng minh thư nhân dân, hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho và chịu  
trách nhiệm về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc gây nghiện.  
3. Bảo quản  
3.1. Thuốc gây nghiện phải được bảo quản trong kho chắc chắn, có đủ các điều  
kiện bảo quản thuốc. Nếu không có kho riêng thì thuốc gây nghiện phải được  
bảo quản trong tủ riêng có khóa chắc chắn, người giữ thuốc gây nghiện phải là  
dược sĩ đại học.  
3.2. Đối với tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu ở các khoa trong bệnh viện, thuốc  
gây nghiện phải để ở một ngăn hoặc ô riêng, tủ có khóa chắc chắn, số lượng,  
chủng loại thuốc gây nghiện để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do giám đốc  
bệnh viện qui định. Người giữ thuốc gây nghiện là y tá trực.  
V. KÊ ĐƠN- CẤP PHÁT - SỬ DỤNG.  
1. Kê đơn  
Việc kê đơn thuốc gây nghiện được thực hiện theo quy định của “Quy  
chế kê đơn và bán thuốc theo đơn” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.  
2. Cấp phát, sử dụng ở các cơ sở điều trị  
2.1. Khoa dược bệnh viện cấp phát thuốc gây nghiện cho các khoa điều trị theo  
phiếu lĩnh thuốc qui định tại mẫu số 3 ban hành kèm theo qui chế này và trực  
tiếp cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị ngoại trú.  
2.2. Ở các khoa điều trị, sau khi lĩnh thuốc ở kho dược, y tá được phân công  
nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc trước  
lúc tiêm hoặc phát cho người bệnh.  
2.3. Đối với tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu ở các khoa trong bệnh viện, tủ  
thuốc ở bệnh xá do y tá trực giữ và cấp phát thuốc gây nghiện theo lệnh của  
thầy thuốc. Khi đổi ca trực, y tá giữ thuốc của ca trực trước phải bàn giao thuốc  
và sổ theo dõi cho y tá của ca trực sau.  
2.4. Nếu thuốc gây nghiện thừa do không sử dụng hết hoặc do người bệnh  
chuyển viện hoặc tử vong thì khoa điều trị phải làm giấy trả lại khoa dược.  
VI. Sổ ghi chép- báo cáo- mẫu lưu  
1. Sổ ghi chép- mẫu lưu  
1.1. Đơn vị sản xuất, pha chế phải mở sổ pha chế qui định tại Mẫu số 4 được  
đính kèm theo qui chế này.  
1.2. Cơ sở mua, bán, cấp phát thuốc gây nghiện phải mở sổ theo dõi xuất, nhập  
qui định tại Mẫu số 5 được đính kèm theo qui chế này và phải có phiếu xuất  
kho thuốc gây nghiện theo qui định tại Mẫu số 6 được đính kèm theo qui chế  
này.  
1.3. Sổ theo dõi xuất nhập và các chứng từ liên quan đến thuốc gây nghiện phải  
được lưu trữ 5 năm. Hết thời hạn lưu trữ trên, thủ trưởng đơn vị lập hội đồng  
để hủy, lập biên bản và lưu tại đơn vị.  
1.4. Thời gian lưu mẫu thuốc gây nghiện được tính theo hạn dùng của lô thuốc,  
hết thời hạn lưu mẫu trên, thủ trưởng đơn vị ra quyết định hủy thuốc.  
2. Báo cáo  
2.1. Báo cáo xuất nhập khẩu: Chậm nhất sau 10 ngày nhập thuốc gây nghiện  
vào kho đơn vị nhập khẩu phải báo cáo theo qui định tại Mẫu số 7 được dính  
kèm theo qui chế này về Bộ Y tế (Cục quản lý dược Việt Nam).  
2.2. Báo cáo tháng: Vào ngày 25 hàng tháng các đơn vị y tế được phép sử  
dụng thuốc gây nghiện. Các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gây nghiện  
thuộc địa phương phải kiểm kê tồn kho, báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền  
xét dự trù.  
- Các đơn vị y tế thuộc Bộ giao thông vận tải báo cáo trực tiếp với sở y  
tế giao thông vận tải, các đơn vị thuộc lực lượng công an nhân dân báo cáo trực  
tiếp với cục y tế Bộ công an. Các đơn vị quân y báo cáo trực tiếp với Cục quân  
y Bộ quốc phòng các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện.  
2.3. Báo cáo 6 tháng đầu năm và báo cáo năm vào ngày 25 tháng 6 và ngày  
25 tháng 12 hàng năm, các đơn vị sản xuất, tồn trữ, phân phối, mua bán, sử  
dụng thuốc gây nghiện phải kiểm kê tồn kho, báo cáo 6 tháng đầu năm và báo  
cáo năm lên cơ quan quản lý trực tiếp. Các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế, Sở  
y tế cấp tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cục quân y - Bộ quốc  
phòng, cục y tế - Bộ công an,và sở y tế Giao thông vận tải báo cáo 6 tháng đầu  
năm và báo cáo năm về Bộ Y tế (Cục quản lý dược Việt Nam).  
2.4. Báo cáo đột xuất: Các đơn vị sản xuất, buôn bán sử dụng thuốc gây nghiện  
đều phải báo cáo khẩn tới cơ quan quản lý trực tiếp trong những trường hợp:  
Nhầm lẫn, ngộ độc, mất trộm, thất thoát. Khi nhận được báo cáo khẩn, cơ quan  
quản lý cấp trên trực tiếp phải tiến hành thẩm tra và có biện pháp xử lý thích  
hợp.  
Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục quân y- Bộ quốc  
phòng, Cục y tế – Bộ công an, sở y tế – Bộ giao thông vận tải tập hợp và báo  
cáo khẩn về Bộ Y tế (Cục quản lý dược Việt Nam).  
2.5. Báo cáo xin huỷ thuốc gây nghiện:  
Thuốc gây nghiện quá hạn dùng, thuốc kém chất lượng cần phải huỷ,  
đơn vị báo cáo xin hủy lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Báo cáo phải ghi  
rõ tên thuốc, nồng độ hàm lượng, số lượng, lý do xin huỷ, phương pháp huỷ.  
Việc huỷ thuốc chỉ thực hiện khi được cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp phê  
duyệt.  
Thủ trưởng đơn vị có thuốc xin huỷ phải thành lập hội đồng huỷ thuốc.  
Khi huỷ xong phải lập biên bản và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực  
tiếp.  
VII. THANH TRA - KIỂM TRA - XỬ LÝ VI PHẠM  
1. Thanh tra, kiểm tra  
Các đơn vị sản xuất kinh doanh, sử dụng thuốc gây nghiện phải chịu sự  
kiểm tra của cục quản lý dược Việt Nam, sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc  
trung ương và chịu sự thanh tra chuyên ngành dược của Bộ Y tế và sở y tế.  
Cơ quan xét duyệt dự trù qui định tại điều 9 của qui chế này có trách  
nhiệm kiểm tra, thanh tra các đơn vị thuộc quyền quản lý.  
2. Xử lý vi phạm  
Mọi hành vi vi phạm qui chế này, tùy mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị  
sử lý theo qui định của pháp luật.  
Tªn quèc tÕ  
Acetyl dihydrocodein  
Alfentanil  
Tªn khoa häc  
STT  
1.  
(5 , 6 )- 4,5- epoxy-3- methoxy-17  
methyl- morphinan-6-olacetat  
(N-1-2-(4-ethyl-4,5- dihydro-5-oxo-1 H-  
tetrazol-1-yl) ethyl-4- (methoxymethyl)-4-  
piperidinyl- N- Phenylpropanamide  
monohydrochloride)  
2.  
3.  
4.  
Alphaprodin  
Anileridin  
(Alpha- 1,3- dimethyl-4- phenyl-4-  
propionoxypiperidine  
(1- para-aminophenethyl-4-  
phnylpiperidine-4- carboxylic acid ethyl  
ester)  
5.  
Bezitramid  
(1-(3- cyano- 3,3- diphenylpropyl)- 4 (2-  
oxo- 3- propionyl-1- benzimidazolinyl)-  
piperidine)  
6.  
Butorphanol  
Ciramadol  
Cocain  
(-)- 17- (cyclobutylmethyl) morphinan-  
3,14 diol hydrogen  
7.  
(-)-2- (- Dimethylamino-3-  
hydroxybenzyl) Cyclohexanol  
(Methyl ester cña benzoylecgonine)*  
8.  
9.  
Codein  
(3- methylmorphine)  
10.  
Dextromoramid  
((+)-4 2- methyl-4- oxo-3,3- diphnyl-4 (1-  
pyrrolidinyl)- butyl- morpholine)  
( - (+)-4- dimethylamino- 1,2- diphenyl-  
3-methyl-2- butanol propionate)  
(-)- 13 - Amino- 5,6,7,8,9,10,11 , 12  
octahydro- 5- methyl-5, 11-  
methanobenzo- cyclodecen-3- ol  
(1- (3 cyano- 3,3- Diphenylpropyl)- 4-  
Phenylisonipecotic acid  
7,8- Dihydro-3- O- methylmorphine-  
hydrogen  
1-(3-cyano-3,3-diphenylpropyl)-4-  
phenylpiperidine-4-carboxylic acid ethyl  
ester  
11.  
12.  
Dextropropoxyphen  
Dezocin  
13.  
14.  
15.  
Difenoxin  
Dihydrocodein  
diphenoxylate  
16.  
17.  
Dipipanon  
Drotebanol  
(+)- 4,4- Diphenyl-6- Piperidinoheptan-3.  
(3,4- Dimethoxy- 17- Methyl morphinan-6  
, 14 diol)  
18.  
19.  
Ethyl morphin  
Fentanyl  
( 3- Ethylmorphin)  
(1- Phenethyl-4-N-  
Propionylanilinopiperidine)  
(Dihydromorphinone)  
(4- meta- hydroxyphenyl-1- methyl-4-  
propionylpiperidine)  
20.  
21.  
Hydromorphon  
Ketobemidon  
22.  
Levomethadon  
(3- Heptanone, 6- (dimethylamino)-4,4-  
Diphenyl, (R)  
23.  
24.  
Levorphanol  
Meptazinol  
((-)- 3- hydroxy- N- methylmorphinan)  
(3(3- Ethyl-1- methylperhydroazepin-3- yl)  
phenol  
25.  
26.  
Methadon  
Morphin  
(6- dimethylamino- 4,4- diphenyl-3-  
heptanone)  
Morphinan-3,6 diol, 7,8-didehydro- 4,5-  
epoxy-17 methyl - (5 , 6 )  
Myristyl Benzyl morphine  
17- Cyclobutylmethyl- 7,8- dihydro- 14-  
hydroxy- 17- normorphine  
Morphinan- 6- ol, 7,8- Dihydrro- 4,5-  
epoxy- 3- methoxy- 17- methyl- 3- pyridin  
mecarboxxylate (ester), ( 5, 6)  
6- Nicotimylcodeine  
27.  
28.  
Myrophin  
Nalbuphin  
29.  
Nicocodin  
30.  
31.  
32.  
33.  
Nicodicodin  
Nicomorphin  
Norcodein  
(3,6- Dinicotylmorphine)  
N- Dimethylcodein  
(14- hydroxydihydrocodeinone)  
Oxycodon  
34.  
35.  
Oxymorphon  
Pethidin  
(14- hydroxydihydromorphinone)  
(1- methyl-4- phenylpiperodine-4-  
carboxylic acid ethyl ester)  
36.  
Phenazocin  
(2’- Hydroxy-5,9- Dimethyl-2- Phenethyl-  
6,7- Benzomorphan)  
37.  
38.  
Pholcodin  
Piritramid  
(Morpholinylethylmorphine)  
(1-(3- cyano-3,3- diphenylpropyl-4-(1-  
piperidino)- piperidine- 4- carboxylic acid  
amide)  
39.  
40.  
Propiram  
( N- ( 1- Methyl- 2 piperidinoethyl- N- 2-  
pyridyl Propionamide)  
Sufentanil  
(N-4- (methoxymethyl)-1- 2- (2- thienyl)-  
ethyl-4- piperidyl- propionanilide)  
( Acetyl dihydro codeinone)  
41.  
42.  
Thebacon  
Tonazocin mesylat  
(+)-1- ( 2R-6S)- 1,2,3,4,5,6- hexahydro-  
8- hydroxy- 3,6,11- Trimethyl- 2,6-  
methano-3- Benzazocin- 11- yl  
43.  
Tramadol  
(+)- Trans- 2- Dimethylaminomethyl-1-(3-  
methoxy phenyl) cyclohexanol  
Phô lôc II  
danh môc thuèc g©y nghiÖn ë d¹ng phèi hîp  
(Ban hµnh kÌm theo Th«ng t sè: 10/2010/TT-BYT ngµy  
29 th¸ng 4 n¨m 2010  
cña Bé tr ëng Bé Y tÕ)  
Hµm l îng ho¹t chÊt  
tÝnh theo d¹ng baz¬  
trong 1 ®¬n vÞ s¶n  
phÈm ®· chia liÒu  
(TÝnh theo mg)  
Nång ®é ho¹t  
chÊt tÝnh theo  
d¹ng baz¬ trong  
s¶n phÈm ch a  
chia liÒu  
ST  
T
Tªn ho¹t chÊt  
thuèc g©y nghiÖn  
(TÝnh theo %)  
2,5  
1. Acetyl  
dihydrocodein  
100  
2. Cocain  
0,1  
3. Codein  
4. Dextropropoxyphe  
n
100  
65  
2,5  
2,5  
5. Difenoxin  
Kh«ng  
qu¸  
0,5mg  
Difenoxin vµ víi Ýt  
nhÊt 0,025mg Atropin  
Sulfat trong 1 ®¬n  
vÞ s¶n phÈm ®· chia  
liÒu.  
6. Diphenoxylat  
Kh«ng  
Difenoxylat vµ víi  
Ýt nhÊt 0,025mg  
Atropin Sulfat trong  
qu¸  
2,5mg  
mét ®¬n vÞ s¶n phÈm  
®· chia liÒu.  
7. Dihydrocodein  
8. Ethyl morphin  
9. Nicodicodin  
10. Norcodein  
11. Pholcodin  
12. Propiram  
100  
100  
100  
100  
100  
100  
2,5  
2,5  
2,5  
2,5  
2,5  
2,5  
13. Morphin  
0,2 morphin tÝnh  
theo morphin  
base tinh khiÕt  
14. Tramadol  
37.5  
Tên cơ sở  
Số:....  
Mẫu số 1A  
Báo cáo nhập khẩu thuốc gây nghiện  
(Báo cáo cho từng lần nhập khẩu)  
Kính gửi :  
Nguyên liệu,  
Số giấy  
Tên, địa  
chỉ nhà  
Tên, địa  
chỉ nhà  
Số lô, hạn Ngày nhập  
thuốc thành  
Số lượng  
Số lượng dùng  
hàng về  
STT  
phép nhập  
khẩu  
phẩm nhập  
khẩu  
sản xuất, xuất khẩu, đã duyệt thực nhập  
tên nước tên nước  
kho  
Cửa khẩu nhập hàng:  
Tình trạng chất lượng:  
1/ Đạt tiêu chuẩn ......... :  
2/ Không đạt tiêu chuẩn (nêu cụ thể tình trạng không đạt):  
3/ Tình trạng bao bì, nhãn:  
Tốt  
Không tốt:  
Nơi nhận:  
Ngày tháng năm  
- Như trên  
Cơ sở nhập khẩu  
- Lưu tại cơ sở  
(Người đứng đầu cơ sở ký tên, đóng dấu)  
Mẫu số: 1B  
Tên cơ sở  
Số:....  
Báo cáo xuất khẩu thuốc gây nghiện  
(Báo cáo cho từng lần xuất khẩu)  
Kính gửi:  
STT Nguyên liệu, Số giấy Tên, địa chỉ Tên, địa chỉ Số lượng Số lượng Số  
lô, Ngày  
Cửa  
thuốc thành phép  
nhà  
xuất,  
nước  
sản nhà  
tên khẩu,  
nước  
nhập đã duyệt thực xuất hạn dùng xuất hàng khẩu  
phẩm  
khẩu  
xuất xuất  
khẩu  
tên  
xuất  
hàng  
Nơi nhận:  
- Như trên  
Ngày tháng năm  
Cơ sở xuất khẩu  
- Lưu tại cơ sở  
(Người đứng đầu cơ sở ký tên, đóng dấu)  
Mẫu số 2A  
Tên cơ sở  
Số:....  
Báo cáo nhập khẩu thuốc gây nghiện dạng phối hợp  
Kính gửi :  
Tên hoạt chất gây Tên, địa Tên, địa  
Số  
Số  
Số  
Thành nghiện -hàm lương chỉ nhà  
chỉ nhà  
xuất  
Tên thuốc, nồng Đơn  
độ, hàm lượng vị tính  
lượng  
đã cấp  
phép  
Số lượng lượng lượng  
STT  
phần  
chính  
có trong 1 đơn vị  
sản  
đã nhập  
đã  
bán  
tồn  
kho  
đã chia liều hoặc xuất, tên khẩu, tên  
chưa chia liều nước nước  
Nơi nhận:  
- Như trên  
Ngày tháng năm  
Cơ sở nhập khẩu  
- Lưu tại cơ sở  
(Người đứng đầu cơ sở ký tên, đóng dấu)  
Mẫu số 2B  
Tên cơ sở  
Số:....  
Báo cáo xuất khẩu thuốc gây nghiện dạng phối hợp  
Kính gửi :  
Tổng số  
khối lượng  
hoạt chất  
gây nghiện  
tính ra g  
(kg)  
Tên hoạt chất gây Tên, địa  
Thành nghiện -hàm lương chỉ nhà  
Tên, địa chỉ  
nhà nhập  
khẩu, tên  
nước  
Số  
lượng  
đã xuất  
Tên thuốc, nồng Đơn  
độ, hàm lượng vị tính  
STT  
phần  
có trong 1 đơn vị  
đã chia liều hoặc xuất, tên  
chưa chia liều nước  
sản  
chính  
Nơi nhận:  
- Như trên  
Ngày tháng năm  
Cơ sở xuất khẩu  
- Lưu tại cơ sở  
(Người đứng đầu cơ sở ký tên, đóng dấu)  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 241 trang Thùy Anh 05/05/2022 6360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý dược", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_duoc.pdf