Giáo trình Chăn nuôi lợn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC  
GIÁO TRÌNH  
CHĂN NUÔI LỢN  
(Lưu hành nội bộ)  
Tác giả:Trần Thị Vân Hà (chủ biên)  
Quảng Ninh, năm 2021  
1
 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
 
LỜI GIỚI THIỆU  
Giáo trình chăn nuôi lợn môđun chuyên ngành của chương trình đào tạo hệ  
trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Mô đun này giúp học sinh nắm được vai trò của ngành  
chăn nuôi lợn trong sản xuất đời sống hội. Cung cấp cho người học có cái nhìn  
tổng thể về sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn, từ đó thể định hướng được những  
vấn đề cần quan tâm, giải quyết cả về thuyết thực tiễn.  
Giáo trình gồm 6 bài:  
Bài 1: Giống heo và công tác giống  
Bài 2: Dinh dưỡng thức ăn nuôi heo  
Bài 3: Xây dựng quản chuồng trại nuôi heo  
Bài 4: Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc heo  
Bài 5: Các biện pháp phòng bệnh trong trại heo  
Bài 6: Quản sản xuất trong trại heo  
Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của  
Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản  
hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn  
chăn nuôi, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng  
tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô  
giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành  
bộ giáo trình này.  
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu  
nghiên cứu học tập của học viên học nghề chăn nuôi, nghề thú y. Các thông tin  
trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế tổ chức giảng dạy các bài  
dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện bối cảnh  
thực tế trong quá trình dạy học.  
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi  
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các  
đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.  
Quảng ninh, ngày 12 tháng 05 năm 2021  
Người biên soạn  
1. Trần Thị Vân Hà (chủ biên)  
2. Mai Thị Thanh Nga  
3. Vũ Việt Hà  
3
 
MỤC LỤC  
4
 
5
6
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN  
Tên môn học/mô đun: Chăn nuôi lợn  
Mã môn học/môđun: 13  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
- Vị trí: Mô đun chăn nuôi lợn được bố trí học sau môn học/mô đun cơ sở. đun  
cung cấp những kiến thức cơ bản trong công tác chọn giống, xây dựng chuồng trại,  
quy trình chăm sóc và quản đàn lợn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.  
- Tính chất: Chăn nuôi lợn là mô đun chuyên môn bắt buộc của chương trình đào  
tạo nghề chăn nuôi thú y.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
+ Môn đun chăn nuôi lợn nhằm tạo nền kiến thức cho kỹ thuật chăn nuôi chuyên  
khoa.  
+ Sau khi học xong mô đun người học thể hiểu được những kiến thức cơ bản về  
chăn nuôi lợn. Áp dụng để học hiệu quả hơn các môn học/ đun tiếp theo đồng thời  
vận dụng những hiểu biết về đun thể cải tiến các kĩ thuật chăn nuôi cho hiệu quả  
năng suất cao.  
Mục tiêu của môn học/mô đun:  
- Về kiến thức:  
+ Nhận biết được đặc điểm sinh học của một số giống lợn đang được nuôi phổ  
biến ở nước ta.  
+ Trình bày được cách lựa chọn giống, xây dựng chuồng trại, nhu cầu dinh dưỡng  
kỹ thuật chăn nuôi các loại lợn.  
- Về kỹ năng:  
+ Thực hiện được các công việc trong quy trình chăn nuôi lợn theo các phương  
thức chăn nuôi hiện nay  
+ Sử dụng được trang thiết bị, công nghệ mới vào trong quy trình chăn nuôi lợn,  
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.  
+ Xây dựng được những mô hình sản xuất lợn đảm bảo tạo ra sản phẩm an toàn,  
bảo vệ sức khỏe cho con người và môi trường sinh thái.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Tích cực, chủ động hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.  
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong việc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn.  
+ Có tinh thần học tập tích cực, sáng tạo.  
+ Có ý thức học hỏi kiến thức của các môn học cùng chuyên môn khác;  
+ Có ý thức bảo vệ môi trường sống và yêu thương động vật.  
Nội dung của môn học/mô đun:  
Giáo trình gồm 6 bài:  
Bài 1: Giống heo và công tác giống  
Bài 2: Dinh dưỡng thức ăn nuôi heo  
Bài 3: Xây dựng quản chuồng trại nuôi heo  
Bài 4: Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc heo  
Bài 5: Các biện pháp phòng bệnh trong trại heo  
7
 
Bài 6: Quản sản xuất trong trại heo  
8
Bài 1: GIỐNG HEO VÀ CÔNG TÁC GIỐNG  
Mã bài: B01  
Giới thiệu:  
Chương 1 giới thiệu về các giống lợn chính được nuôi ở Việt Nam và những nội  
dung chính về công tác giống lợn.  
Mục tiêu:  
+ Nhận biết được đặc điểm sinh học nhận dạng được các giống lợn thường  
được nuôi hiện nay.  
+ Đánh giá được ưu nhược điểm của giống lợn ngoại lợn nội.  
+ Thực hiện được thao tác lựa chọn heo giống theo đúng trình tự các bước đảm  
bảo đúng kỹ thuật.  
+Tích cực, chủ động hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết  
kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.  
Nội dung chính:  
1. Các giống heo  
1.1. Giống heo ngoại  
1.2. Giống heo nội địa  
2. Công tác giống  
2.1. Mục tiêu  
2.2. Chọn giống heo  
2.3. Chọn heo giống  
1. Các giống heo  
1.1. Giống heo ngoại  
a. Giống lợn Yorkshire (Anh)  
Toàn thân có màu trắng,  
lông có ánh vàng, đầu nhỏ,  
dài, tai to dài hơi hướng về  
phía trước, thân dài, lưng hơi  
vồng lên, chân cao khỏe và  
vận đông tốt, chắc chắn, tầm  
vóc lớn.  
Trọng lượng sơ sinh  
trung bình 1 - 1,2 kg, lợn  
trưởng thành đạt 350 - 380 kg,  
dài thân 170-185 cm, vòng  
ngực 165-185 cm.  
1- Lợn Yorkshire (Anh)  
Con cái có cân nặng 250-280 kg, lợn thuộc giống lợn cho nhiều nạc.  
Lợn cái đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa. lứa đạt 17-18 con, cai sữa 60 ngày tuổi  
đạt 16-20 kg/con. ngày tuổi đạt 16-20 kg/con.  
Lợn hiện nay được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam với số lượng lớn nhất so với các  
giống ngoại nhập do khả năng thích nghi cao cúng như thể đáp ứng được nhu cầu  
hội. Giống này không chỉ được dùng trong các công thức lai với lợn nội cũng như  
9
     
lợn ngoại để nâng cao năng suất mà còn được nhân thuần để tăng đàn phục vụ cho  
phát triển đàn lợn.  
b. Lợn Landrace (Đan Mạch)  
2- Lợn Landrace (Đan Mạch)  
Toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ  
và dài mình dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn  
giống như quả thủy lôi, đây giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc.  
Lợn Landerace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ đẻ nhiều: Trung bình đạt 1,8  
– 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 -12 con, trọng lượng sơ sinh (Pss) trung bình đạt 1,2 - 1,3  
kg, trọng lượng cai sữa (Pcs) từ 12 – 15 kg. Sức tiết sữa từ 5 - 9 kg/ngày. Khả năng  
sinh trưởng của lợn rất tốt, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ tăng trong  
nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Lợn khả năng tăng  
trọng từ 750-800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn nạc cao và chất lượng thịt tốt.  
Lợn hiện nay được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam do khả năng thích nghi cao  
cúng như thể đáp ứng được nhu cầu hội. Giống này không chỉ được dùng trong  
các công thức lai với lợn nội cũng như lợn ngoại để nâng cao năng suất mà còn được  
nhân thuần để tăng đàn phục vụ cho phát triển đàn lợn.  
c. Giống lợn Duroc (Mỹ)  
Toàn thân có màu hung  
đỏ (thường gọi lợn bò), đầu to  
vừa phải, mõm dài, tai to và  
dài, cổ nhỏ và dài, mình dài,  
vai-lưng-mông-đùi rất phát  
triển.  
Giống lợn Duroc là  
giống lợn tiêu biểu cho hướng  
nạc, tầm vóc trung bình so  
với các giống lợn ngoại.  
Lợn Duroc có khả năng  
sinh sản tương đối cao Trung  
bình đạt 1,7 - 1,8 lứa/năm.  
3- Lợn Duroc (Mỹ)  
10  
Sức tiết sữa của lợn đạt 5 - 8 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn tốt, tăng  
trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Lợn khả năng  
tăng trọng từ 750-800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt thể đạt 105-125 kg. Lợn Duroc  
trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250-280 kg.  
Lợn Duroc được coi là giống lợn tốt trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ  
biến ở nhiều nơi, đặc biệt nuôi theo hướng nạc sử dụng thịt nướng. Giống lợn  
Duroc được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn  
lợn ở Việt Nam. Tuy nhiên, nuôi lợn Duroc cần chế độ dinh dưỡng cao và chăm sóc  
tốt mới đạt được kết quả tốt.  
d. Giống lợn Pietrain (Bỉ)  
Toàn thân có màu trắng  
và có nhiều đốm màu xám  
trên và không ổn định, đầu  
nhỏ, dài, tai to hơi vểnh, cổ to  
chắc chắn, mình dài, vai-  
lưng-mông-đùi rất phát triển.  
Toàn than trông như hình trụ.  
Đây giống lợn tiêu biểu cho  
hướng nạc.  
4- Lợn Pietrain (Bỉ)  
Lợn tầm vóc trung bình và khả năng sản xuất thịt nạc cao, nuôi tốt thể đạt  
66,7% nạc trong thân thịt. Trọng lượng sơ sinh 1,1-1,2 kg con, cai sữa 60 ngày đạt 15-  
17 kg/con, 6 háng tuổi đạt 100 kg. Lợn đực nồng độ tinh trùng cao, 250 - 290  
triệu/ml. Lợn cái có khả năng sinh sản tương đối tốt, lợn đẻ trung bình 9-11 con/lứa,  
năm đạt 1,7-1,8 lứa/năm.  
Lợn Peitrain được coi là giống lợn tốt và cao nạc trên thế giới hiện nay và được  
nuôi ở nhiều nước. Giống lợn này được nhập vào nước ta vào khoảng 1993, được chọn  
một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.  
1.2. Giống heo nội địa  
a. Giống lợn ỉ (Nam Định)  
Lợn Ỉ có lông da đen bóng, đa số có lông  
nhỏ thưa, một số có lông rậm. Đầu to vừa  
phải, trán phẳng, mặt ít nhăn, khi béo có nọng  
cổ và má chảy sệ, mắt lúc nhỏ gầy thì bình  
thường nhưng khi béo thì híp. Mõm to và dài  
vừa phải, vai nở vừa phải, ngực sâu, bụng to,  
lưng đa số hơi võng. Chân thấp.  
Khả năng tăng trưởng của lợn ỉ không  
cao, đạt 40-50kg/ năm. Hiện nay giống lợn  
này ít được nuôi vì hiệu quả kinh tế không  
5- Lợn Ỉ  
cao,và hiện có nguy cơ bị tuyệt chủng.  
b. Giống lợn Móng Cái (Quảng Ninh)  
11  
 
Lợn Móng Cái có đầu đen,  
giữa trán có điểm trắng hình  
tam giác, giữa tai và cổ có khi  
rộng đến vây có một dải trắng  
cắt ngang kéo dài đến bụng và  
bốn chân.  
Đầu to, miệng nhỏ dài, tai  
nhỏ nhọn, nếp nhăn to  
ngắn ở miệng.  
Cổ to và ngắn, ngực nở và  
sâu, lưng dài và hơi võng,  
bụng hơi xệ, mông rộng và  
xuôi. Bốn chân tương đối cao  
thẳng, móng xoè.  
6- Lợn Móng Cái  
Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng,  
lượng tinh dịch 80- 100 ml. Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có  
khả năng thụ thai. Thường thì lợn cái đến khoảng 7-8 tháng tuổi trở đi mới đủ điều  
kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó lợn đã đạt khối lượng khoảng  
40-50 kg hoặc lớn hơn.  
c. Giống lợn Mẹo (Nghệ An)  
Lợn Mẹo tầm vóc khá  
lớn, trường mình, phát triển  
cân đối. Lông da màu đen, da  
dày, lông dài và cứng, thường  
có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán  
đuôi, một số có loang trắng  
ở bụng.  
Đầu to, rộng, mặt hơi  
gãy, trán dô và thường có  
khoáy trán, mõm hơi dài, tai  
vừa phải, hơi chúc về phía  
7- Lợn Mẹo  
trước  
Vai rộng, lưng dài rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên. Phần hông rộng. Bụng lợn to,  
dài nhưng không sệ. Chân lợn cao, thẳng, vòng ống thô, đi đứng trên hai ngón trước .  
Lợn Mẹo được nuôi chủ yếu trong điều kiện thả rông quanh năm, ít được chăm  
sóc của con người nên tốc độ sinh trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài, có khi đến 2-3  
năm tuổi. Nhiều con lợn được nuôi trên 2 năm khối lượng lớn từ 200-300 kg.  
d.Lợn đực có thành thục sinh dục sớm, thể nhảy cái lúc 4-5 tháng tuổi, nhưng  
lợn cái thành thục sinh dục muộn, tới 8-9 tháng tuổi mới động dục, biệt có con tới 1  
năm tuổi mới động dục lần đầu.  
12  
Tầm vóc to, thể hình cứng cáp, bốn chân đứng thẳng đó đặc điểm nổi bật của  
giống lợn này. Đặc điểm này rất hiếm thấy trong các giống lợn nước ta. Tính trạng này  
là quý trong việc cải tạo đàn lợn nội qua lai giống.  
d. Giống lợn Thuộc Nhiêu (Tiền Giang)  
8- Lợn Thuộc Nhiêu  
Lợn Thuộc Nhiêu là nhóm giống lợn lai giữa lợn ngoại với lợn nội được hình  
thành từ hàng trăm năm trước đây.  
Lợn Thuộc Nhiêu có màu lông da trắng tuyền, một số bớt đen nhỏ, thường ở  
quanh mắt, một số nhỏ có da bông đen trắng, lông trắng hoặc da bông đen trắng, lông  
đen trắng. Đầu to vừa, mõm hơi cong, mũi thẳng thon, tai nhỏ, ngắn, hơi nhô về phía  
trước. Đa số lợn thể chất thanh sổi, thân hình vuông, thấp, lưng hơi oằn, mông vai  
nở chân thấp, yếu, đi ngón.  
Tầm vóc lợn Thuộc Nhiêu thuộc loại khá. Khối lượng lúc 2 tháng tuổi đạt 9,4kg,  
khối lượng trưởng thành là 140- 160kg.  
Lợn đực khả năng làm giao phối lúc 6 tháng tuổi, khi đó khối lượng cơ thể đạt  
khoảng 50 kg. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 90-100 ml, hoạt lực tinh trùng đạt 80% và  
nồng độ tinh trùng khoảng 175 triệu/ml.  
Lợn cái có tuổi động dục đầu tiên lúc 210 ngày (7 tháng tuổi), tuổi phối giống lần  
đầu lúc 240 ngày (8 tháng tuổi) đẻ lứa đầu lúc 355 ngày (gần 1 năm tuổi). Bình  
quân lợn đẻ 2 lứa/năm; số con sinh trung bình mỗi lứa 9,5 con; nuôi sống đến cai  
sữa 9 con.  
e. Giống lợn Ba Xuyên (Sóc Trăng)  
Phần lớn lợn Ba Xuyên  
cả bông đen và bông trắng  
trên cả da và lông, phân bố  
xen kẽ nhau. Đầu to vừa phải,  
mặt ngắn, mõm hơi cong, trán  
nếp nhăn, tai to vừa và  
đứng.  
Bụng to nhưng gọn,  
mông rộng. Chân ngắn, móng  
xoè, chân chữ bát và đi móng,  
đuôi nhỏ ngắn  
9- Lợn Ba Xuyên  
Lợn đực bắt đầu biểu hiện nhảy cái lúc 4-5 tháng tuổi, nhưng thường được sử  
dụng phối giống tốt khi 6-7 tháng tuổi với khối lượng cơ thể khoảng 45 kg. Lợn đực có  
13  
thể giao phối trực tiếp với khoảng cách 2-3 ngày/1ần. Lợn cái có biểu hiện động dục  
lần đầu lúc 6-7 tháng tuổi.  
Lợn Ba Xuyên có khả năng cho thịt khá, tuy nhiên chất lượng thịt còn chưa cao  
do mỡ lưng khá dày và diện tích cơ thăn chưa cao.  
2. Công tác giống  
2.1. Mục tiêu  
Khi đã có các giống lợn rồi thì vấn đề đặt ra là làm sao có thể giữ được các giống  
này? Làm thế nào để các giống này có thể phát huy tốt được hết tiềm năng di truyền  
sẵn của giống cũng như chất lượng của giống ngày càng cao đáp ứng được yêu cầu  
hội. Đó chính là những nhiệm vụ cần giải quyết của công tác giống.  
2.2. Chọn giống heo  
a. Dưạ vào ngoại hình:  
Mỗi giống lợn những đặc điểm về ngoại hình không giống nhau như: màu sắc  
lông, da, tầm vóc, hình dáng...Vì vậy khi chọn phải chọn những con có ngoại hình phù  
hợp với đặc điểm của giống. Nhìn chung nên chọn những con có thân hình cân đối,  
tầm vóc to, kết cấu giữa các phần cơ thể hài hòa, 4 chân vững chắc, mắt tinh, tai thính,  
nhanh nhẹn, không chọn những con lưng quá võng, bùng quá sệ (sát đất), chân không  
vững....  
b. Dựa vào bản thân  
Muốn di truyền được những đặc điểm tốt cho con cái thì bản thân lợn giống phải  
đặc điểm tốt về ngoại hình như: hình dáng, lông da, tầm vóc...Về sinh trưởng phát  
dục, về khả năng sinh sản về mức độ tiêu tốn thức ăn...nếu tất cả các đặc điểm trên  
tốt thì về cơ bản nó có khả năng truyền lại cho con cái và đây điều kiện để ít nhất  
cũng giữ được chất lượng của giống hoặc làm cho chất lượng của giống ngày càng tốt  
lên.  
c. Dựa vào đời sau  
Một con lợn tốt để làm giống phải di truyền được những tính tràng tốt cho con  
như: mức độ đồng đều, trọng lượng sơ sinh, khả nănng tăng trọng... trên cơ sở đó đời  
sau sẽ phát triển tốt cả về số lượng chất lượng .  
d . Dựa vào tổ tiên  
Tất cả các đặc điểm về ngoại hình, về tính trạng sản xuất tùy theo mức độ khác  
nhau đều thể di truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy khi chọn lọc cần căn cvào  
đời trước của nó bao gồm bố mẹ, ông bà của lợn giống.  
2.3. Chọn heo giống  
Ngoại hình và thể chất thể hiện sức khỏe của heo. Khi chọn heo con giống để  
nuôi, cần chú ý những điểm sau đây:  
Chọn những con mình dài, cân đối, lưng thẳng, bụng thon gọn, mông vai nở, gốc  
đuôi to, chân thanh, thẳng chắc chắn, có 12 vú trở lên (thể hiện sự di truyền đầy đủ  
các tính trạng tốt của bố mẹ). Heo con sau cai sữa 60 ngày tuổi phải đạt 14 - 16kg (heo  
lai), 18 - 20kg (heo ngoại).  
Chọn những con có thể chất khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, lông thưa óng mượt,  
mắt tinh nhanh, đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn. Những con heo giống da sần sùi, lông dày  
14  
       
là heo có bệnh, nuôi sẽ chậm lớn. Không chọn những con heo giống còi cọc khuyết  
tật như khèo chân, úng rốn, tật ở miệng, mũi.  
Chọn heo đã được tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh dịch tả, tụ dấu, phó thương  
hàn và lở mồm long móng. Nếu là heo lai phải chọn heo lai F1 phát dục sớm hơn, khi  
được 60 - 70kg đã xuất hiện động dục đòi phối giống. Nên nuôi heo F1 lấy thịt  
(trọng lượng đạt 90 - 100kg) và cần phải thiến. Heo đực thiến lúc 20 - 21 ngày tuổi,  
heo cái thiến lúc 3 tháng tuổi khi đạt khối lượng 25 - 30kg. Heo ngoại và heo lai nuôi  
thịt (cả đực và cái) không cần thiến vì heo sinh trưởng phát triển nhanh hơn, khi có dấu  
hiệu động dục, heo đã trọng lượng từ 90 - 100kg.  
Câu hỏi và bài tập  
1. Trình bày đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống lợn Yorkshire?  
2. Trình bày đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống lợn Durroc?  
3. Trình bày đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống lợn Móng Cái  
4. Các căn cứ để lựa chọn giống lợn chất lượng tốt là gì? Khi chọn lợn cần chú  
ý những điểm gì?  
Phần thực hành  
Bài 1: Phân biệt một số giống lợn được nuôi chủ yếu hiện nay thông qua đặc  
điểm ngoại hình và tính năng sản xuất?  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập  
Đánh giá kết quả học tập (điểm thường xuyên) dựa trên hình thức kiểm tra từng  
học sinh về đặc điểm sinh học của từng giống lợn.  
Ghi nhớ  
Đặc điểm sinh học của từng giống những lưu ý khi lựa chọn giống lợn.  
15  
Bài 2: DINH DƯỠNG THỨC ĂN NUÔI HEO  
Mã bài: B02  
Giới thiệu:  
Bài này sẽ đề cập đến các nội dung chủ yếu là vài trò của các chất dinh dưỡng  
đối với từng giai đoạn phát triển của lợn, các nguồn thức ănc ó thể sử dụng trong chăn  
nuôi lợn. Cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về dinh dưỡng thức ăn cho lợn  
nhằm đưa ra chế độ nuôi dưỡng sử dụng thức ăn một cách hợp lý cho từng loại lợn  
giúp nâng cao năng suất hạ gia thành chăn nuôi.  
Mục tiêu:  
+ Nhận biết được vai trò của từng chất dinh dưỡng đối với lợn.  
+ Chọn được thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của lợn theo tuổi, theo  
từng thời kỳ sản xuất  
+ Thận trọng trong chế biến định mức sử dụng thức ăn cho vật nuôi  
Nội dung chính:  
1. Dinh dưỡng heo  
1.1. Vai trò của nước  
1.2. Vai trò của Protein  
1.3. Vai trò của Gluxit  
1.4. Vai trò của Lipit  
1.5. Vai trò của Vitamin  
1.6. Vai trò của chất khoáng  
2. Thức ăn nuôi heo  
2.1. Thức ăn cơ bản  
2.2. Thức ăn bổ xung  
2.3. Thức ăn tổng hợp  
2.4. Phương pháp phối trộn khẩu phần thức ăn  
1. Dinh dưỡng heo  
1.1. Vai trò của nước  
Trong cơ thể lợn con  
nước chiếm 70%, lợn thịt 35-  
40%. Nước không có chức  
năng cung cấp năng lượng  
nhưng lại có vai trò quan  
trọng trong đới sống của lợn.  
Nước có tác dụng hòa tan các  
cht trong quá trình tiêu hoá,  
nước cn thiết cho quá trình  
vn chuyn cht dinh dưỡng  
ti các tế bào của cơ thvà  
10- Cung cấp nước uống cho lợn  
thải các cht cn bã ra ngoài.  
Nước có hng số đin môi cao nên nó có khả năng hoà tan rt nhiu cht và vn  
chuyn chúng khp cơ ththông qua hthng tun hoàn. Ngoài ra nước còn givai  
16  
     
trò làm dung môi cho tt cả các phản ng hoá học xảy ra trong cơ th. Quá trình phân  
giải các cht để sinh ra năng lượng thông qua hàng loạt các phản ng phc hp bao  
gm phản ng giải phóng hydro và thuỷ phân.  
Nước có vai trò quan trọng trong đời sng của động vt, thiếu nước sẽ ảnh hưởng  
nghiêm trọng ti sc khoẻ và sc sản xut của lợn.  
Nhu cầu nước của lợn: Lợn 20-25kg cần 3- 4l/con/ngày  
Lợn 25-50kg cần 5- 7l/con/ngày  
Lợn >50kg cần 8- 10l/con/ngày  
Nước đi vào cơ thvt nuôi t3 ngun:  
- Nước ung: hàng ngày lợn ung mt lượng nước nht định.  
- Nước trong thc ăn: trong thc ăn có cha mt lựơng nước tuỳ thuc vào loại  
thc ăn.  
- Nước sinh ra do quá trình phân giải các cht (nước trao đổi cht)  
1.2. Vai trò của Protein  
Protein là thành phần cơ bản cấu tạo nên các tế bào, các mô và các quan của  
cơ thế. nguồn dinh đưỡng tạo chất hình thành thịt, mỡ, xương, da...Đối với lợn nái  
còn là nguồn dinh dưỡng để nuôi thai  
Protein trong cơ thể không có gì có thể thya thế được phải lấy từ các nguồn  
thức ăn protein động vật, thực vật nhằm thỏa mãn nhu cầu của cơ thể.  
Nhu cầu protein của các loại lợn như sau (% khẩu phần)  
+ Lợn con có khối lượng 10 - 20kg: 17-19%  
+ Lợn khối lượng 20 - 30kg: 15-17%  
+ Lợn đực- cái : 11-13%  
+ Nái chửa: 13-14%  
+ Nái nuôi con và đực khai thác tinh: 13-14%  
Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein trên 20%, thô dưới 18%. Thức  
ăn bổ sung protein có nguồn gốc động vật: bột cá, bột thịt, sữa bột, bột thịt xương, bột  
máu, nước sữa... Thức ăn bổ sung protein có nguồn gốc thực vật: hạt đỗ tương, lạc,  
đậu xanh, đậu triều, khô đỗ tương, khô lạc, khô dầu hướng dương, khô dầu dừa, khô  
dầu bông...  
1.3. Vai trò của Gluxit  
Tất cả động vật muốn hoạt động đều cần một số năng lượng nhất định. động  
vật thu nhận gluxit từ thức ăn, dưới tác dụng của các men tiêu hoá của các tuyến tiêu  
hoá, gluxit bị phân giải thành các sản phẩm cuối cùng (các đường đơn, các axit béo  
bay hơi) được hấp thu vào cơ thể  
Trong cơ thể các sản phẩm này sẽ tham gia vào quá trình oxy hoá để cung cấp  
năng lượng cho cơ thể hoạt động.  
Gluxit còn tham gia liên kết với các chất khác như lipit, protein tạo nên các hợp  
chất mới có vai trò quan trọng đối với cơ thể  
Gluxit dưới dạng axit glucuronic tham gia vào quá trình khử chất độc ở gan.  
Gluxit có trong tt cả các loại thc ăn có hàm lượng protein dưới 20% và xơ thô  
dưới 18%. Bao gm các loại hạt ngũ cc như ngô, gạo, hạt cao lương, mạch, mỳ... và  
17  
   
phế phụ phm của ngành xay xát như cám gạo, cám ngô, cám mỳ, tm... Ngoài ra còn  
có các loại củ, quả như sn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ...  
1.4. Vai trò của Lipit  
Mỡ được tích luỹ ở tt cả các bphn trong cơ thể động vt, nó phản ánh mc  
dinh dưỡng của cơ th. Mthường được tích luỹ ở dưới da và quá trình tích luỹ này  
tăng lên theo giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn cui được tích luỹ xung quanh các cơ  
quan ni tạng và trong các si cơ. Mcó vai trò quan trọng trong vic cung cp năng  
lượng cho cơ th. Năng lượng do lipit cung cp thường ln gp 2 - 2,5 ln so vi các  
cht dinh dưỡng khác.  
Mthường tp trung dưới da của lợn, nó có tác dụng giữ ấm cho cơ thcon  
vật.  
Mlà dung môi quan trọng để hoà tan các vitamin A, D, E, K. Do vy khu phn  
thiếu mlâu ngày sẽ làm cho lợn thiếu các vitamin hoà tan trong msẽ mc bnh.  
Ngun cung cp lipit cho lợn cỏc loi du thc vt và mỡ động vt. Các loại  
thc ăn ht nhiu du như: ht cao su, ht cdu, ht gai, ht hướng dương, ht lanh,  
ht vng, ht lc, ht đậu tương và mt sloi khô du...  
1.5. Vai trò của Vitamin  
Vitamin giúp cơ thể lợn phát triển bình thường, sinh sản đều đặn, khả năng  
chống đỡ bệnh tật cao.  
Da vào đặc tính hoà tan người ta phân vitamin thành hai nhóm sau:  
- Nhóm vitamin hoà tan trong du m: gm các vitamin A, D, E, K.  
- Nhóm vitamin hoà tan trong nước: gm các vitamin B1, B2, B3, B5, B6,B8,  
B12 và vitamin C  
Vitamin A có nhiều trong ngô vàng, cám, các loại rau tươi, dầu cá. Thiếu vitamin  
A làm cho lợn dễ mắc các bệnh liên quan đến mắt, lợn còi cọc, chậm lớn, mặt sưng  
phù, ỉa chảy chết dần.  
Vitamin nhóm B có trong cám gạo, bột cá, bột đỗ tương, bã bia chủ yếu là B1,  
B2. Thiếu B1, B2 lợn con chân sau yếu, lợn nái có bào thai chết, sinh con yếu.  
Vitamin D có tác dụng kích thích shoà tan của khoáng xương để chuyn vào  
máu và nó còn tăng cường quá trình ct hoá xương đảm bảo shình thành xương ở  
động vt. Thiếu vitamin D nh hưởng đến shp thu Ca và P, làm quá trình khoáng  
hoá xương không đầy đủ, gây còi xương ở động vt non, mn xương ở động vt  
trưởng thành.  
Vitamin E có nhiu trong mm của các hạt như: mm lúa mì và trong mt sdu  
thc vt: du đỗ tương, du hạt bông...Vitamin E rất quan trọng đối với lợn nái sinh  
sản. Lợn thiếu vitamin E xuất hiện bào thai chết, thiếu sữa nuôi con. Đối với lợn đực  
chất lượng tinh dịch giảm, phối giống không đậu thai.  
1.6. Vai trò của chất khoáng  
Ngoài chc năng tham gia cu tạo nên các mô của cơ th, cht khoáng còn tham  
gia vào nhiu quá trình chuyn hoá quan trọng trong cơ th. Chính vì thế thiếu khoáng  
con vt sẽ bị ri loạn trao đổi cht, sinh trưởng, sinh sn bị ngng tr, sc sản xut sút  
kém  
18  
     
Đối vi lợn người ta phân các nguyên tkhoáng cn thiết thành hai loại  
+ Các nguyên tkhoáng đa lượng: canxi (Ca), pht pho (P), kali (K), natri (Na),  
sau:  
clo (Cl) và magiê (Mg).  
+ Các nguyên tkhoáng vi lượng: st (Fe), đồng (Cu), coban (Co), kẽm (Zn),  
mangan (Mn), it (I), selen (Se)...  
Canxi và photpho là hai loại khoáng quan trọng nhất trong cấu tạo của xương và  
răng. Nếu thiếu Canxi và photpho con vật gầy còm, ốm yếu, sưng khớp, xương biến  
dạng, xương xốp, dgãy, lợn hay bị bại liệt hai chân sau, con vật tốc độ sinh trưởng  
giảm do con vật giảm tính thèm ăn, ăn ít, trao đổi năng lượng bị rối loạn, hiệu suất sử  
dụng thức ăn kém.  
Bổ sung canxi, photpho hiệu quả nhất bột vỏ hàu, hến, sò... Các loại thức ăn  
nguồn gốc động vật như bột xương, bột thịt, bột cá....  
Thiếu Na và Cl trong khu phn làm giảm tính thèm ăn, con vt sút cân, gy yếu  
giảm sc sản xut, con vt có thể bị chết sau mt thi gian dài bị thiếu. Thiếu K con  
vt gy yếu, giảm ăn và có tai biến vcơ.  
Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin. Triu chng điển hình của sự  
thiếu st là sthiếu máu, bnh này phbiến gia súc non. Nguyên nhân là do con vt  
non cn rt nhiu st nhưng sa lại có ít st, không đáp ng đủ yêu cu cho con vật.  
2. Thức ăn nuôi heo  
2.1. Thức ăn cơ bản  
2.1.1. Lúa: loại ngũ cốc dùng cho cả người và gia súc. Lúc dể nguyên hạt chỉ dùng  
cho gia cầm. Lúa xay ra gạo dùng cho người còn phụ phẩm dùng cho chăn nuôi  
2.1.2. Tấm: gạo đem xay bị gãy đi thành các phần nhỏ, với những tấm hạt nhỏ lợn  
thể tiêu hóa dễ dàng, trường hợp hạt to có thể ngâm nước trước khi dùng 3-4 tiếng .  
thể dùng tấm cho cá loại lợn với tỷ lệ như sau:  
Lợn đực, nái: 30%  
Lợn thịt: 60-70%  
Lợn con: 75%  
2.1.3. Cám gạo:  
phụ phẩm quan trọng  
nhất của thóc lúa, là nguồn  
thức ăn quan trọng trong chăn  
nuôi lợn. Giá trị dinh dưỡng  
của cám biến đổi tùy theo hàm  
lượng dầu và hàm lượng trấu  
lẫn trong cám.  
11- Cám gạo  
Cám gồm 2 loại:  
19  
   
+ Cám to: Có nhiều vitamin B1, có nhiều chất béo và chất xơ nên thường sử  
dụng cho lớn nái sinh sản lợn choai. Với lợn con nếu ăn nhiều dễ bị tiêu chảy hệ  
số tiêu hóa giảm, với lợn thịt nếu nuôi toàn cám to thì lợn chậm lớn mỡ nhão.  
+ Cám nhuyễn: trong thành phần của cám nhuyễn có protit, chất béo, bột đường  
nhiều hơn cám to nên dễ tiêu hóa hơn, tuy nhiên cũng không nên dùng quá 25 % trong  
khẩu phần ăn.  
Cám gạo rất ngon miệng khi còn tươi tuy nhiên lại không thể bảo quản lâu bởi  
thành phần dầu trong cám dễ bị oxy hóa nhanh trong không khí, cám dễ bị mất dần  
mùi thơm biến chất.  
2.1.4. Ngô:  
Ngô có hàm lượng năng lượng cao nhất, ngô giàu tinh bột, ngon miệng, tỷ lệ tiêu hóa  
cao, ngô thường được dùng làm thức ăn chuẩn về năng lượng để so sánh với các loại  
hạt ngũ cốc khác. Ngô có hai loại là gô trắng và ngô vàng. Giá trị dinh dưỡng của hai  
loại ngô này như nhau nhưng trong ngô vàng có nhiều Caloten hơn  
Ngô có thể bảo quản lâu (2 năm) nhưng dễ bị mọt, chuột phá hoại, do đó khi bảo  
quản phải luôn kiểm tra, nếu ngô bị nấm mốc thì không nên sử dụng vì trong nấm mốc  
có Aflatoxin gây ngộ độc cho gia súc, đặc biệt vịt lợn con.  
2.1.5. Khoai, sắn:  
Khoai lang cung cấp cho  
chăn nuôi 2 sản phẩm củ và  
thân lá. Củ khoai lang chứa  
nhiều bột đường, dễ tiêu hóa,  
ít xơ, thể dùng cho lợn sinh  
sản vỗ béo ăn sống, nhưng  
tránh cho lợn ăn những củ bị  
hoặc thối hỏng.  
12- Khoai lang  
Sắn có giá trị năng lượng  
cao nhưng ít protein, vitamin  
chất khoáng, sắn sử dụng  
trong chăn nuôi ở dạng tươi,  
khô...Tuy nhiên cần lưu ý khi  
sử dụng sắn vì trong sắn tươi  
độc tố HCN có thể gây ngộ  
độc, do vậy cần sơ chế qua  
trước khi đem cho vật nuôi ăn.  
13- Củ sắn  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 64 trang Thùy Anh 04/05/2022 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăn nuôi lợn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_chan_nuoi_lon.doc