Giáo trình Chăn nuôi gia cầm

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC  
GIÁO TRÌNH  
CHĂN NUÔI GIA CẦM  
(Lưu hành nội bộ)  
Tác giả:Trần Thị Vân Hà (chủ biên)  
Quảng Ninh, năm 2021  
1
 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
 
LỜI GIỚI THIỆU  
Giáo trình chăn nuôi gia cầm là Mô- đun chuyên ngành của chương trình đào tạo  
hệ trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Mô- đun này giúp học sinh nắm được vai trò của  
ngành chăn nuôi gia cầm trong sản xuất đời sống hội. Cung cấp cho người học  
có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm. Để thể phát triển  
bền vững trong tương lai.  
Giáo trình gồm 6 Mô- đun:  
Mô- đun 1: Giống gia cầm  
Mô- đun 2: Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm  
Mô- đun 3: Chăn nuôi gà  
Mô- đun 4: Chăn nuôi vịt  
Mô- đun 5: Ấp trứng gia cầm  
Mô- đun 6: Lâp kế hoạch sản xuất quản trại chăn nuôi gia cầm  
Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của  
Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản  
hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn  
chăn nuôi, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng  
tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô  
giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành  
bộ giáo trình này.  
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu  
nghiên cứu học tập của học viên học nghề chăn nuôi, nghề thú y. Các thông tin  
trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế tổ chức giảng dạy các bài  
dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện bối cảnh  
thực tế trong quá trình dạy học.  
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi  
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các  
đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.  
Quảng ninh, ngày 12 tháng 05 năm 2021  
Người biên soạn  
1. Trần Thị Vân Hà (chủ biên)  
2. Mai Thị Thanh Nga  
3. Vũ Việt Hà  
3
 
MỤC LỤC  
4
 
5
6
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN  
Tên môn học/mô đun: Chăn nuôi gia cầm  
Mã môn học/môđun: 14  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
- Vị trí: Mô- đun chăn nuôi gia cầm được bố trí học sau môn học cơ sở. Mô-  
đun cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, về loại hình nuôi; chuồng  
trại; dinh dưỡng thức ăn; chăm sóc nuôi dưỡng gà, vịt.  
- Tính chất: Chăn nuôi gia cầm là môn học chuyên môn bắt buộc của chương  
trình đào tạo nghề chăn nuôi thú y.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
+ Mô- đun chăn nuôi gia cầm nhằm tạo nền kiến thức cho kỹ thuật chăn nuôi  
chuyên khoa.  
+ Sau khi học xong Mô- đun người học thể hiểu được những kiến thức cơ bản  
về chăn nuôi gia cầm. Áp dụng để học hiệu quả hơn các môn học tiếp theo đồng thời  
vận dụng những hiểu biết để thể cải tiến các kĩ thuật chăn nuôi cho hiệu quả năng  
suất cao.  
Mục tiêu của môn học/mô đun:  
- Về kiến thức:  
+ Nhận biết được đặc điểm sinh học của một số giống gia cầm đang được nuôi  
phổ biến ở nước ta.  
+ Trình bày được các kiến thức về loại hình nuôi; chuồng trại; dinh dưỡng và  
thức ăn; chăm sóc nuôi dưỡng; phòng bệnh cho gà, vịt.  
- Về kỹ năng:  
+ Thực hiện được các công việc trong quy trình chăn nuôi gia cầm theo các  
phương thức chăn nuôi hiện nay.  
+ Sử dụng được trang thiết bị, công nghệ mới vào trong quy trình chăn nuôi gia  
cầm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.  
+ Xây dựng chuồng trại chăn nuôi bảo vệ sức khỏe cho con người và môi  
trường sinh thái.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Tích cực, chủ động hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.  
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong việc nuôi dưỡng, phòng bệnh cho gia  
cầm.  
+ Có tinh thần học tập tích cực, sáng tạo.  
+ Có ý thức học hỏi kiến thức của các môn học cùng chuyên môn khác;  
+ Có ý thức bảo vệ môi trường sống và yêu thương động vật.  
Nội dung của môn học/mô đun:  
Giáo trình gồm 6 Mô- đun:  
Mô- đun 1: Giống gia cầm  
Mô- đun 2: Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm  
Mô- đun 3: Chăn nuôi gà  
Mô- đun 4: Chăn nuôi vịt  
Mô- đun 5: Ấp trứng gia cầm  
Mô- đun 6: Lâp kế hoạch sản xuất quản trại chăn nuôi gia cầm  
7
 
Bài 1: GIỐNG GIA CẦM  
Mã Bài: B01  
Giới thiệu:  
Trong chương này chúng ta chủ yểu tìm hiểu chi tiết thêm về nguồn gốc, năng  
suất, hướng sử dụng của các giống gia cầm được nuôi chủ yếu hiện nay.  
Mục tiêu:  
+ Nhận biết được tên, nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của  
một số giống gia cầm.  
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa các giống gia cầm hướng thịt, hướng trứng  
hướng kiêm dụng.  
+ Phân loại được các giống gia cầm  
+ Tích cực, chủ động hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết  
kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.  
Nội dung chính:  
1. Các giống gà  
1.1. Giống gà trong nước  
1.2. Các giống nhập nội  
2. Các giống vịt  
2.1. Giống vịt hướng trứng  
2.2. Giống vịt hướng thịt  
2.3. Giống vịt hướng kiêm dụng  
1. Các giống gà  
1.1. Giống gà trong nước  
a. Gà Ri  
1- Giống Gà Ri  
Nguồn gốc: phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít hơn).  
8
     
Đặc điểm ngoại hình: Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm  
đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông  
màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.  
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 – 1,8 kg; gà trống: 1,5 – 2,1 kg. Thời  
gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 – 5 tháng. Sản lượng trứng bình thường (80 – 100  
trứng/ năm). chỉ đẻ 10 – 15 trứng lại ấp, thời gian ấp gần 1 tháng. Sức kháng  
bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm con tốt. Thịt thơm ngon, dai, xương cứng, phẩm chất  
trứng cao. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5 – 3,5 kg.  
Đây giống gà thích hợp với khí hậu điều kiện chăn nuôi quảng canh ở nước  
ta. Gà rất chịu khó kiếm ăn khi nuôi chăn thả trong vườn hay ngoài đồng.  
b.Gà Đông Tảo  
2- Giống Đông Tảo  
Nguồn gốc: giống thịt nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên.  
Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu tía sẫm hoặc màu mận chín pha lẫn  
màu đen. Con mái có lông màu vàng nhạt, mỏ, da và chân vàng. Có vòng cổ chân to,  
chân to cao, lưng phẳng rộng.  
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 2,5 – 3,5 kg, gà trống: 3,5 – 4,5 kg. Thời  
gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 – 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (50 – 70 trứng/  
năm). Gà mái bắt đầu đẻ lúc 5 – 7 tháng. Gà mái có tính đòi ấp nhưng khả năng ấp  
kém vì gà khá nặng nề, lên xuống ổ vụng, chân to nên trứng dễ vỡ, gà dùng mỏ và  
chân đảo trứng không đều do vậy tỷ lệ ấp nở thường thấp.  
c. Gà Hồ  
9
3- Giống Hồ  
Nguồn gốc: từ làng Hồ, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.  
Đặc điểm ngoại hình: Tầm vóc to, chân to, lưng rộng. Con trống có màu lông  
mận chín, thẫm đen, da đỏ, con mái có lông màu xám. Thân hình chắc khỏe, chậm  
chạp.  
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng con mái: 2,7 kg, con trống: 4,4 kg. Thời gian đạt  
trọng lượng thịt khoảng 6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40 – 50 trứng / năm. Thồi gian  
gà mái bắt đầu đẻ khoảng 6 – 8 tháng.  
Hồ cũng có tính đòi ấp nhưng khả năng ấp cũng kém. Gà mái nuôi con  
không khéo, khả năng tự kiếm mồi không cao và chúng chậm chạp hơn so với giống  
gà Ri.  
d. Gà Mía  
4- Giống gà Mía  
10  
Gà Mía có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây (nay  
thuộc Sơn tây - Hà Tây )  
Đặc điểm ngoại hình: Gà Mía là giống gà duy nhất ít bị pha ạp so với các giống  
nội khác. Ngoại hình gà Mía hơi thô: Mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn,  
chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, ga mái màu nâu xám hoặc vàng.  
Nói chung màu lông gà Mía tương đối thuần nhất  
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,5 – 3 kg, gà trống 4,4 kg.  
Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (55 – 60 trứng/  
năm). Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 7 tháng.  
Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt, thích hợp  
trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng trứng thấp nên hiện  
nay gà Miá được nuôi theo hướng thịt.  
e.Gà Ác  
5- Giống gà Ác  
Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên các tỉnh Trà Vinh, Long An, Kiên  
Giang. Đặc điểm ngoại hình: Thân hình nhỏ nhẹ, thịt xương màu đen, lông trắng tuyền  
như bông, mỏ, chân cũng màu đen, mào phát triển, màu đỏ tím khác với các  
giống gà khác chân có 5 ngón nên còn gọi là gà “Ngũ trảo “và có lông chiếm đa số.  
Gà trên 4 tháng tuổi khối lượng trung bình 640 -760 g. Tuổi đẻ trứng đầu tiên  
là 110 -120 ngày, sản lượng trứng 70 – 80 quả/mái/năm, trứng nặng 30 - 32 g tỷ lệ  
trứng có phôi 90%, tỷ lệ ấp nở /trứng xấp xỉ 64%. Gà mái có thể sử dụng tới 2,5 năm  
Gà Ác có khối lượng nhỏ, tỷ lệ ít nhưng lại loại thuốc, bồi dưỡng (tỷ lệ sắt  
trong thịt cao hơn thường 45%, tỷ lệ axít amin cao hơn 25%). Gà Ác được nuôi chủ  
yếu để hầm với thuốc bắc hoặc ngâm rượu để bồi bổ sức khoẻ trị bệnh.  
f. Gà chọi  
11  
6-Giống Chọi  
Số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ yếu ở những địa  
phương có phong tục truyền thống văn hoá chơi chọi ― như tỉnh Hà tây, Hà  
Nội, Bắc Ninh, Huế...  
Đặc điểm ngoại hình: Chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép) màu đỏ  
tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu).  
Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm  
đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ  
trống 1 năm tuổi đạt 2,5 - 3 kg, gà mái 1,8 - 1,9 kg Khi trưởng thành gà trống  
3-4kg, gà mái 2 - 2,5kg  
Sản lượng trứng 50 - 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng. Khối lượng trứng 50 -  
55 g/quả  
Gà có sức khoẻ tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Được người dân nuôi  
để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số địa phương như vùng Hoóc môn và các  
tỉnh miền Đông thường cho lai với gà ta để nuôi lấy thịt.  
1.2. Các giống nhập nội  
a. Gà Leghorn  
12  
 
7- Giống gà Leghorn  
Gà có thân hình nhỏ, thon nhẹ, thân hơi dài, lông và trứng màu trắng. Mào đơn to  
có màu đỏ tươi. Gà mái trưởng thành đạt trọng lượng 1,7 – 1,8 kg. Năng suất trứng đạt  
270 – 280 trứng/ năm. Tiêu tốn 1 quả trứng hết: 0,13 – 0,16 kg thức ăn. thể nuôi  
theo phương pháp thả vườn, nhưng phải đảm bảo thức ăn tốt. Không nên nuôi quá 2  
năm sức đẻ giảm.  
Tỷ lệ trứng có phôi đạt 95-97%. Tỷ lệ trứng ấp nở trên tổng số trứng là 75- 85%.  
Tỷ lệ nuôi sống từ 1- 63 ngày tuổi là 96%.  
b. Gà Sasso  
8- Giống gà Sasso  
13  
Gà Sasso là dòng gà thịt của Pháp nhập vào nước ta từ năm 2002, được nuôi  
nhiều ở Tam Ðảo (Vĩnh Phúc) và một số nơi ở miền Bắc. Dòng trống: con trống lông  
màu nâu, con mái lông màu trắng. Dòng mái lông màu nâu. Dòng thương phẩm có  
lông màu nâu vàng hoặc nâu đỏ; chân, mỏ và da màu vàng. Khối lượng lúc 9 tuần tuổi  
nặng 2,5 kg/con.  
Gà Sasso có khả năng chống chịu bệnh tốt, chúng chịu được nóng và độ ẩm cao.  
Nuôi đúng kỹ thuật đạt 2,2 - 2,5 kg/ con chất lượng thịt tốt thịt rắn, chắc, thơm  
ngon, có vị ngon đậm đà tương tự gà Ri của Việt Nam. Đặc biệt, gà Sasso tận dụng  
được ngô, tấm, gạo, sắn thức ăn thừa của lợn. đạt hiệu quả kinh tế cao kể cả  
nuôi thả vườn tập trung.  
Khả năng nuôi sống 23 - 66 tháng tuổi : 92%, Sản lượng trứng/ 10 tháng đẻ: 159  
quả/ mái, Tỷ lệ trứng giống: 95,5%; Tỷ lệ ấp nở: 80%, Sản lượng trứng giống/ mái:  
152 quả/ mái.  
c.Gà Tam Hoàng  
9- Giống gà Tam Hoàng  
Nguồn gốc: Xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.  
Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lông, da, chân màu vàng. Cơ thể hình tam  
giác, thân ngắn, lưng phẳng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển.  
Chỉ tiêu kinh tế: Gà nuôi đến 70 – 80 ngày tuổi đã thể đạt trọng lượng 1,5 –  
1,75 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,5 – 3 kg. Gà mái bắt đầu đẻ vào  
khoảng 125 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt 135 quả/ năm. Trọng lượng trưởng thành  
gà mái: 1,8 – 2,0 kg, gà trống: 2,2 – 2,8 kg. Gà có những đặc điểm rất giống với gà Ri  
của nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon.  
Gà Tam Hoàng có những đặc điểm nổi bật là: tỷ lệ nuôi sống cao, chống chịu  
bệnh tật, chịu khó kiếm mồi.  
d. Gà Lương Phượng  
14  
10- Giống Lương Phượng  
Nguồn gốc: Xuất xứ tTrung Quốc.  
Đặc điểm ngoại hình: Gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có  
màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Da màu vàng, chất thịt min, vị  
đậm. Gầ trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông đuôi  
dựng đứng, đầu cổ gọn, chân thấp nhỏ.  
Chỉ tiêu kinh tế: xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 – 1,6 kg. Tiêu tốn  
thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 – 2,6 kg. Giống gà này rất phù hợp với điều kiện  
chăn thả tự do.  
2. Các giống vịt  
2.1. Giống vịt hướng trứng  
a. Vịt Triết Giang  
11- Giống Vịt Triết Giang  
15  
   
Vịt mái có bộ lông màu xám, da chân và mỏ màu vàng, cổ dài, ngực lép, mình  
thon, bụng sâu. Con đực mỏ có màu xám chấm đen, lông cổ màu xanh đen và có  
khoang.  
Vịt bắt đầu đẻ lúc vịt 3,5 tháng tuổi. Tuổi đẻ sớm ở vịt Triết Giang giúp người  
chăn nuôi giảm chi phí thức ăn giai đoạn nuôi hậu bị. Năng xuất trứng rất cao 247-258  
quả/mái/năm, vịt đẻ bền  
Trọng lượng trứng trung bình đạt 61,4g. Khối lượng cơ thể vịt khi vào đẻ nhỏ  
Vịt mái chỉ nặng 1,08kg và vịt trống nặng 1,14 kg.  
Tiêu tốn thức ăn /10 trứng trung bình là 2,23kg thức ăn trong điều kiện nuôi tập  
trung. Còn thực tế ở ngoài sản xuất chỉ tiêu tốn khoảng 1,98-2,12kg thức ăn/10 trứng.  
b. Vịt Khaki Campbell  
12- Giống Vịt Khaki Campbell  
giống vịt nhà có nguồn gốc từ nước Anh. Đây giống vịt siêu trứng, thích  
nghi rất tốt với điều kiện chăn nuôi nhiều vùng khác nhau.  
Vịt có thân hình nhỏ, thon nhẹ, cổ dài, đầu dài, vịt mái có màu lông thuần nhất,  
lông màu khaki, còn vịt trống có lông màu vàng nâu vùng cổ ngực, phần còn lại  
màu nâu xám. Toàn thân có lông màu hạt dẻ, màu nâu vàng như màu kaki, đuôi cánh  
có màu nâu thẫm, con đực những vằn ngang, màu chì xám trên đầu, cổ cánh và  
đuôi. Vịt Kaki có đầu nhỏ vừa phải, mỏ con đực có màu xanh lá cây sẫm. Con cái có  
mỏ màu xám đen. Vịt Kaki có mắt màu đen, tinh nhanh. Cổ dài trung bình, mỏ và chân  
màu xám, một số chân và mỏ có màu da cam.  
Con đực trưởng thành nặng 2,5 – 3 kg, con mái 2 - 2,5 kg. Sản lượng trứng 150 -  
180 quả/năm. Trứng nặng 70 - 80 g, vỏ trứng màu trắng hoặc trắng hơi xanh lá cây.  
Vịt có thân hình nhỏ, lông màu nâu lợt, mỏ và chân màu xám chì. Vịt bắt đầu đẻ trứng  
từ 140 - 145 ngày tuổi. Trọng lượng vịt mái 1,6 - 1,8 kg/con, vịt trống 2 - 2,1 kg/con.  
Sản lượng trứng đạt 260 - 280 quả/con/năm. Trọng lượng trứng to 65 - 75g/quả.  
2.2. Giống vịt hướng thịt  
a. Vịt Bắc Kinh  
16  
 
13- Giống Vịt Bắc Kinh  
Đây giống vịt cho thịt nổi tiếng.  
Vịt Bắc kinh có lông màu trắng tuyền, trong thời kỳ đẻ, lông có sự biến đổi pha  
trộn màu vàng xỉn. Trán rộng mỏ có màu vàng da cam, hơi cong xuống. Cổ to dài.  
Cánh tương đối rộng, nhưng so với toàn thân thì hơi nhỏ. Vịt Bắc Kinh sinh trưởng  
nhanh, vịt con mới nở nặng 50-60g, nuôi đến tám tuần tuổi nặng từ 2,0-2,5 kg. Thân  
thịt vịt Bắc Kinh đẹp do sau khi giết mổ không còn chân lông màu đen sót lại trên da.  
Vịt thịt nuôi đến 56 - 63 ngày con trống nặng 2,3-2,5 kg, con mái nặng 2-2,2 kg.  
Rất thích hợp để làm vịt đông lạnh xuất khẩu(2,0-2,5 kg), tốn 2,8-3,2 thức ăn/kg tăng  
trọng. Sản lượng trứng 120 - 150 trứng/năm, khối lượng trứng 75 - 90g. Giống vịt này  
thể cho lai với ngan đực khối lượng cơ thể phù hợp với ngan đực khi giao phối.  
b. Vịt Anh Đào  
14- Giống vịt Anh Đào  
Vịt Anh Đào nhiều dòng khác nhau. Nhìn chung vịt có hình dáng nặng nề, đầu  
to và rộng, mình dài, ngực rộng, lông màu trắng tuyền, chân, mỏ màu da cam. Khả  
17  
năng cho thịt của Vịt Anh Đào rất lớn, lúc 49 ngày tuổi thể đạt 2,7-3,2 kg. Tiêu tốn  
thức ăn cho l kg thịt là 2,4 - 2,8 kg. Sản lượng trứng đạt 150 - 155 quả/mái/năm.  
Trong điều kiện nuôi dưỡng tại Việt Nam vịt đạt khối lượng cơ thể 2,2 - 2,3 kg  
lúc 75 ngày tuổi, sản lượng trứng đạt 120 - 130 quả/mái/năm. Theo khảo sát khác, vịt  
Anh Đào có màu lông màu trắng, mỏ, chân có màu da cam. Sản lượng trứng 125 - 160  
quả/mái/năm. Tỉ lệ 1 trống 5 mái cho 85 - 90% phôi. Trứng vịt ấp 28 ngày. Giết thịt  
lúc 60 ngày tuổi đạt 1,9 - 2,3 kg, Vịt đực trưởng thành nặng trên 4 kg, vịt mái nặng  
trên 3,5 kg, sản lượng trứng 100-110 quả/năm,  
2.3. Giống vịt hướng kiêm dụng  
a. Vịt Bầu  
15-Giống Vịt Bầu  
Vịt bầu một giống vịt nhà có nguồn gốc từ Việt Nam. Đây một trong  
những giống vịt nuôi phổ biến ở vùng nông thôn. Vịt Bầu được phân bố khá rộng rãi ở  
miền Bắc cả ở miền Nam, đồng thời nhiều ở các tỉnh Duyên Hải miền Trung.  
Vịt bầu giống vịt tầm vóc trung bình, lúc trưởng thành vịt Bầu khối  
lượng của vịt đực: 2,2-2,5 kg/con, vịt mái nặng 2,0-2,2 kg/con. Giống vịt bầu to con,  
ngon thịt, nặng trung bình 2,0-2,5 kg, 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, trứng nặng 50-60  
g. Vịt bầu thân hình vững chắc, hình chữ nhật, đầu to, thân mình hơi dài, cổ ngắn vừa  
phải, ngực rộng, sâu, bụng sâu, dáng đi nặng nề, lạch bạch, mỏ và chân có nhiều màu  
khác nhưng phổ biến nhất là màu vàng, con trống mỏ màu xanh lá cây.  
Con trống có lông cổ màu xanh biếc, một số con có vòng lông trắng ở cổ. Cũng  
như vịt cỏ, vịt Bầu không được chọn lọc khắt khe trong thời gian dài, do đó màu lông  
sự phân ly lớn từ màu trắng, đen xám, đến màu nâu xám. Bộ lông của vịt Bầu có  
nhiều nhóm màu khác nhau, phổ biến nhất là màu cà cuống, tiếp đó là màu xám, loang  
đen trắng. Khả năng cho thịt không cao, nhưng khả năng tự kiếm mồi tốt thích nghi tốt  
với điều kiện chăn thả truyền thống.  
Câu hỏi và bài tập  
1. Trình bày tóm tắt đặc điểm, năng suất của một số giống nội?  
2. Trình bày những đặc điểm khác nhau giữa giống vịt chuyên trứng giống vịt  
chuyên thịt? Cho ví dụ?.  
18  
   
3. Thế nào là vịt kiêm dụng? Kể tên những giống vịt kiêm dụng mà em biết?  
Phần thực hành  
Bài 3. Kể tên giống gà thông qua quan sát đặc điểm bên ngoài.  
Bài 4. Phân biệt vịt chuyên trứng vịt chuyên thịt.  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập  
Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học  
sinh về đặc điểm ngoại hình, chỉ tiêu kinh tế của các giống gà, vịt. Sự khác nhau giữa  
vịt chuyên trứng vịt chuyên thịt.  
Ghi nhớ  
Đặc điểm điển hình của từng giống gà, vịt nội, nhập nội và kiêm dụng.  
19  
Bài 2: THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM  
Mã Bài: B02  
Giới thiệu:  
Cũng như bất kỳ loại vật nuôi nào, muốn tồn tại, hàng ngày gia cầm phải thu  
nhận được một lượng thức ăn nhất định. vậy lượng thức ăn không những ảnh hưởng  
trực tiếp tới sức khỏe cũng như khả năng sinh trưởng của gia cầm mà còn ảnh hưởng  
rất lớn đến sức sản xuất của chúng.  
Lượng thưc ăn thu nhận hàng ngày sẽ cung cấp toàn bộ các chất dinh dưỡng cần  
thiết cho gia cầm nhằm đáp ứng nhu cầu của chúng. Tuy nhiên, nhu cầu của gia cầm  
về các chất dinh dưỡng rất khác nhau. Vì vậy để thể đảm cần phải xác định được  
nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho mỗi loại gia cầm.  
Mục tiêu:  
+ Biết cách xác định nhu cầu dinh dưỡng cho mỗi loại gia cầm  
+ Nắm được những điểm cần lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn hiệu quả của  
thức ăn trong chăn nuôi gia cầm  
+ Tính được nhu cầu các chất dinh dưỡng, lượng thức ăn nước uống hàng  
ngày cho mỗi loại gia cầm khác nhau  
+ Tích cực, chủ động hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết  
kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.  
Nội dung chính:  
1. Các loại thức ăn trong chăn nuôi gia cầm  
1.1. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng  
1.2. Các loại thức ăn cung cấp đạm  
1.3. Các loại thức ăn cung cấp khoáng  
1.4. Các loại thức ăn cung cấp vitamin  
2. Các dạng thức ăn  
3. Nhu cầu dinh dưỡng của các loại gia cầm  
1. Các loại thức ăn trong chăn nuôi gia cầm  
1.1. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng  
Năng lượng một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh  
dưỡng của thức ăn.  
Đối với gia cầm phân và nước tiểu thải ra đồng thời, thế trong thực tiễn sản  
xuất giá trị năng lượng của thức ăn thường được biểu thị dưới dạng năng lượng trao  
đổi.  
Công thức tính năng lượng trao đổi (ME) trong thức ăn của gia cầm:  
ME = GE - (FE + UE)  
Trong đó: ME là năng lượng trao đổi (Kcal/kg TĂ), GE là năng lượng thô; FE là  
năng lượng trong phân; và UE là năng lượng trong nước tiểu.  
Để cung cấp đầy đủ, cân đối và chính xác khẩu phần ăn cho gia cầm thì yếu tố  
đầu tiên là mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần. Năng lượng cần thiết cho việc  
20  
     
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 76 trang Thùy Anh 04/05/2022 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăn nuôi gia cầm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_chan_nuoi_gia_cam.doc