Giáo trình Chẩn đoán bệnh trên ngựa

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC  
GIÁO TRÌNH  
CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN NGỰA  
(Lưu hành nội bộ)  
Tác giả: Ths. Hoàng Thị Ngọc Lan (chủ biên)  
Quảng Ninh, năm 2021  
1
   
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu  
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
LỜI GIỚI THIỆU  
Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa được biên soạn dùng cho chương trình đào tạo  
trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Giáo trình bao gồm các kiến thức cơ bản về các phương  
pháp chẩn đoán bệnh trên vật nuôi nói chung và ngựa nói riêng. Môn học trang bị cho học  
sinh những kỹ năng cơ sở về nghề nghiệp, học sinh biết cách tiếp cận gia súc, cách cố  
định gia súc để khám bệnh đến những vấn đề phức tạp: xác định vị trí các bộ phận, khí  
quan trên cơ thể gia súc từ đó vận dụng những phương pháp chẩn đoán để nghiên cứu các  
môn học chuyên môn về bệnh của nghề chăn nuôi thú y.  
Giáo trình gồm 7 chương:  
Chương 1. Khái niệm, phân loại và các phương pháp chẩn đoán bệnh  
Chương 2. Khám chung  
Chương 3. Khám hệ hấp  
Chương 4. Khám hệ tiêu hóa  
Chương 5. Khám hệ tim mạch  
Chương 6. Khám hệ thống tiết niệu  
Chương 7. Khám hệ thống thần kinh  
Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban  
Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản hướng dẫn  
của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn thú y, sự đóng  
góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng tôi xin được gửi lời  
cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng  
góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.  
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu  
nghiên cứu học tập của học viên học nghề Chăn nuôi thú y. Các thông tin trong bộ giáo  
trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế tổ chức giảng dạy các bài dạy một cách  
hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện bối cảnh thực tế trong  
quá trình dạy học.  
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong  
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng  
nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.  
Quảng Ninh, ngày 10 tháng 10 năm 2020  
Tham gia biên soạn  
1. Hoàng Thị Ngọc Lan (chủ biên)  
2. Mai Thị Thanh Nga  
3. Mai Anh Tùng  
3
MỤC LỤC  
4
5
6
7
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN NGỰA  
Tên môn học: CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN NGỰA  
Mã môn học: MH15  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Môn Chẩn đoán bệnh trên ngựa được học sau các môn học chăn nuôi, trước các  
môn học, đun chuyên môn về bệnh của nghề Chăn nuôi thú y.  
- Tính chất: Là môn học chuyên môn bắt buộc đối với nghề Chăn nuôi thú y  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học:  
+ Môn học Chẩn đoán bệnh trên ngựa tiền đề để học các môn học chuyên môn về  
bệnh của chuyên ngành chăn nuôi; thú y  
+ Sau khi học xong môn học người học thực hiện được một số phương pháp chẩn  
đoán bệnh trên vật nuôi nói chung và ngựa nói riêng từ đó đưa ra các phương pháp điều  
trị bệnh phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.  
Mục tiêu của môn học:  
- Kiến thức:  
+ Trình bày được khái niệm và cách phân loại triệu chứng  
+ Mô tả được phương pháp và trình tự chẩn đoán bệnh trên động vật nói chung và  
ngựa nói riêng.  
- Kỹ năng:  
+ Thực hiện được trình tự khám và các phương pháp chẩn đoán bệnh trên động vật  
nói chung và ngựa nói riêng.  
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Tích cực, chủ động hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.  
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong việc chẩn đoán bệnh.  
+ Chú ý an toàn cho người vật nuôi trong quá trình khám bệnh.  
Nội dung của môn học:  
Chương 1. Khái niệm, phân loại và các phương pháp chẩn đoán bệnh  
Chương 2. Khám chung  
Chương 3. Khám hệ hấp  
Chương 4. Khám hệ tiêu hóa  
Chương 5. Khám hệ tim mạch  
Chương 6. Khám hệ thống tiết niệu  
Chương 7. Khám hệ thống thần kinh  
9
 
Chương 1: KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN  
ĐOÁN BỆNH  
Giới thiệu:  
Chương 1 giới thiệu về khái niệm môn học, cách phân loại triệu chứng, tiên lượng  
và các phương pháp chẩn đoán bệnh, tiền đề để học và nghiên cứu các chương tiếp  
theo.  
Mục tiêu:  
- Phân loại được chẩn đoán, triệu chứng và tiên lượng  
- Thực hiện các trình tự khám bệnh phương pháp chẩn đoán  
- Rèn luyện được tính cẩn thận, chính xác và đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với vật  
nuôi.  
Nội dung chính:  
1. Khái niệm nhiệm vụ môn chẩn đoán bệnh gia súc  
1.1. Khái niệm môn học  
1.2. Nhiệm vụ môn học  
2. Phân loại chẩn đoán và các khái niệm về triệu chứng- tiên lượng  
2.1. Phân loại chẩn đoán  
2.2. Khái niệm và phân loại triệu chứng  
2.3. Tiên lượng  
3. Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng  
4. Trình tự khám bệnh  
4.1. Đăng bệnh súc  
4.2. Hỏi bệnh sử  
4.3. Khám lâm sàng (tại chỗ)  
1. Khái niệm nhiệm vụ môn chẩn đoán bệnh gia súc  
1.1. Khái niệm môn học  
Chẩn đoán bệnh gia súc là một trong các môn học quan trọng trong chương trình  
đào tạo của ngành thú y.  
Chẩn đoán nghĩa là phán đoán qua các triệu chứng để đưa ra kết luận chẩn đoán con  
vật mắc bệnh gì.  
1.2. Nhiệm vụ môn học  
Nhiệm vụ của chẩn đoán bệnh vận dụng các phương pháp chẩn đoán khác nhau  
để phát hiện hết các triệu chứng biểu của bệnh, đánh giá, phân tích, tổng hợp các triệu  
chứng đó, rồi rút ra kết luận của bệnh.  
Chẩn đoán đúng, sớm điều kiện trước tiên để đề ra biện pháp phòng và điều trị  
bệnh kết quả cao.  
Đối tượng bệnh súc rất nhiều loại, đặc điểm sinh lý cũng như biểu hiện bệnh ở  
chúng rất khác nhau. Học sinh phải nắm vững các đặc điểm sinh lý và biểu hiện bệnh lý  
10  
     
của từng loại gia súc, áp dụng các phương pháp chẩn đoán phù hợp. Đồng thời vận dụng  
thành thạo các phương pháp chẩn đoán, thu thập toàn bộ các triệu chứng, từ đó rút ra kết  
luận sớm và chính xác con vật mắc bệnh gì?  
2. Phân loại chẩn đoán và các khái niệm về triệu chứng- tiên lượng  
2.1. Phân loại chẩn đoán  
- Theo phương pháp, chẩn đoán được chia ra:  
+ Chẩn đoán trực tiếp: căn cứ vào những triệu chứng chủ yếu để đi đến kết luận  
chẩn đoán. dụ: căn cứ vào triệu chứng tiếng thổi tâm thu để kết luận bệnh hẹp lỗ  
van nhĩ thất. Thực hiện hình thức chẩn đoán này có kết quả chỉ khi nào có những  
triệu chứng đặc trưng, điển hình.  
+ Chẩn đoán phân biệt: với triệu chứng phát hiện được trên con vật bị bệnh, liên  
hệ đến những bệnh thường có cùng triệu chứng, rồi loại dần những bệnh điểm  
không phù hợp, cuối cùng còn lại một bệnh nhiều khả năng nhất chính là bệnh gia  
súc đang mắc.  
+ Chẩn đoán phải qua một thời gian theo dõi: có nhiều ca bệnh triệu chứng  
không điển hình. Sau khi khám không thể kết luận ngay được phải tiếp tục quan  
sát phát hiện thêm những triệu chứng mới từ đó đủ căn cứ để kết luận chẩn đoán.  
+ Căn cứ kết quả điều trị để chẩn đoán: nhiều trường hợp hai bệnh triệu  
chứng lâm sàng gần giống nhau, sau khi khám rất khó kết luận bệnh này hay bệnh  
khác. Cần điều trị một trong hai bệnh đó và theo kết quả mà rút ra kết luận chẩn đoán.  
-Theo thời gian, chẩn đoán có:  
+ Chẩn đoán sớm: chẩn đoán được kết luận ngay thời kỳ đầu của bệnh. Chẩn  
đoán được sớm rất lợi cho điều trị và phòngbệnh.  
+ Chẩn đoán muộn: kết luận chẩn đoán vào cuối kỳ bệnh, thậm chí gia súc  
chết, mổ khám mới kết luận chẩn đoán.  
-Theo mức độ chính xác, chẩn đoán chia ra:  
+ Chẩn đoán sơ bộ: là sau khi khám cần kết luận chẩn đoán ngay để làm cơ sở  
cho điều trị. Chẩn đoán sơ bộ tức chẩn đoán chưa thật chính xác, cần tiếp tục theo dõi  
để bổ sung.  
+ Chẩn đoán cuối cùng: là kết luận chẩn đoán sau khi khám kỹ những triệu  
chứng rất đặc trưng và qua kết quả điều trị.  
+ Chẩn đoán nghi vấn: đó trường hợp thường thấy trong lâm sàng thú y khi  
gặp những ca bệnh triệu chứng không đặc trưng cho bệnh nào. Kết luận nghi vấn  
lưu ý cần phải theo dõi tiếp bệnh kết quả điều trị để kết luận chính xác hơn.  
2.2. Khái niệm và phân loại triệu chứng(symptoma)  
2.2.1. Khái niệm  
Triệu chứng những biểu hiện khác thường về cơ năng hay hình thái khi cơ thể  
gia súc bị bệnh người khám thu thập và quan sát được.  
2.2.2. Phân loại  
11  
         
- Theo phạm vi biểu hiện, chia triệu chứng làm hai loại:  
+ Triệu chứng cục bộ: triệu chứng ở một khí quan hay một bộ phận con bệnh;  
như âm đục ở vùng ngực trong bệnh viêm phổi, âm bùng hơi vùng hõm hông trái trâu  
bò trong bệnh chướng hơi dạ cỏ.  
+ Triệu chứng toàn thân: xuất hiện do phản ứng trên toàn bộ cơ thể đối với  
nguyên nhân gây bệnh. dụ: sốt, tim đập nhanh, gia súc bỏ ăn, rũ.  
- Xét về giá trị chẩn đoán, những loại triệu chứng sau đây:  
+ Triệu chứng đặc thù: là triệu chứng chỉ ở một bệnh và khi gặp triệu chứng  
ấy thì chẩn đoán ngay được bệnh. dụ: tĩnh mạch cổ dương tính (+) là triệu chứng  
đặc thù trong bệnh hở van 3 lá.  
+ Triệu chứng chủ yếu. dụ: trong bệnh viêm bao tim do ngoại vật ở trâu bò,  
âm vỗ nước, tiếng cọ ở vùng tim là những triệu chứng chủ yếu; còn rối loạn tiêu hoá, đi  
lại khó khăn, phù thũng ở một số bộ phận những triệu chứng thứ yếu.  
+ Triệu chứng điển hình là triệu chứng phản ánh quá trình bệnh phát triển điển  
hình. Ví dụ: bệnh viêm phổi thuỳ (Pneumonia crouposa) phát triển thường qua 3 giai  
đoạn – sung huyết, gan hoá và giai đoạn tiêu tan, gõ vùng phổi con bệnh lúc đầu có âm  
bùng hơi, sau đó là giai đoạn có âm đục cuối cùng lại xuất hiện âm bùng hơi. Trong  
nhiều bệnh triệu chứng lâm sàng không hoàn toàn theo quy luật thường thấy của  
bệnh, gọi triệu chứng không điển hình.  
+ Triệu chứng cố định triệu chứng thường có trong một số bệnh. dụ: tiếng  
ran (rhonchi) vùng phổi trong bệnh viêm phổi thuỳ, bệnh viêm phổi phế quản.  
Triệu chứng trong một bệnh có lúc có, có lúc không, gọi triệu chứng ngẫu nhiên. Ví  
dụ: hoàng đản trong viêm ruột cata.  
+ Triệu chứng thường diễn xảy ra trong suốt quá trình bệnh. dụ: trong bệnh  
viêm phế quản, ho là triệu chứng trường diễn, vì nó xảy ra từ đầu đến cuối. Còn tiếng  
ran vùng phổi chỉ xuất hiện trong một giai đoạn nào đó, gọi triệu chứng nhất thời.  
+ Hội chứng: nhiều triệu chứng xuất hiện chồng chéo lên nhau, ví dụ: chứng  
đau bụng ở ngựa, chứng urê huyết, hoàng đản, ỉa chảy những hội chứng.  
Bệnh nặng hay nhẹ đều nhiều triệu chứng, trong đó triệu chứng chủ yếu,  
triệu chứng thứ yếu, có lúc triệu chứng điển hình, có lúc triệu chứng không điển hình.  
Phải nắm vững các phương pháp chẩn đoán để phát hiện hết các triệu chứng; kiến  
thức sâu về bệnh lý và triệu chứng trong các bệnh cụ thể mới chẩn đoán bệnh nhanh  
và chính xác.  
2.3. Tiên lượng (prognosis)  
Sau khi khám bệnh kỹ lưỡng, nắm chắc bệnh tình, người khám dự kiến thời gian  
bệnh thể kéo dài, những bệnh khác có thể kế phát, khả năng cuối cùng của bệnh...  
Công việc đó gọi là tiên lượng.  
Có 3 loại tiên lượng:  
12  
 
+ Tiên lượng tốt: bệnh súc không chỉ khả năng chữa lành mà còn có giá trị  
kinh tế.  
+ Tiên lượng không tốt: bệnh súc có thể chết hoặc không thể lành hoàn toàn, mất  
giá trị kinh tế; chữa chạy rất tốn, không kinh tế  
+ Tiên lượng nghi ngờ: do bệnh phức tạp, bệnh cảnh không rõ, khó kết luận dứt  
khoát kết cục của bệnh. nhiều ca bệnh cần kết luận tiên lượng để xử tiếp,  
nhưng kết luận đó không chắc chắn, tiên lượng nghi ngờ.  
3. Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng  
3.1. Quan sát - nhìn (Inspectio)  
Quan sát là phương pháp khám bệnh đầu tiên, đơn giản nhưng rất hiệu quả cao.  
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong Thú y. Quan sát trạng thái gia súc, cách đi  
lại, tình trạng niêm mạc, da, lông và các triệu chứng bệnh. Quan sát để đánh giá chất  
lượng đàn gia súc tốt hay xấu, phát hiện những con bệnh hoặc con xấu trong đàn để điều  
trị hoặc loại thải.  
Quan sát để phát hiện những bộ phận nghi mắc bệnh trên cơ thể, trạng thái, phạm vi  
tổ chức bệnh v.v…Khi cần thiết phải dùng dụng cụ để quan sát.  
Tuỳ theo mục đích vị trí cần quan sát mà đứng xa hay gần gia súc. Nên rèn luyện  
thành thói quen quan sát từ xa tới gần, từ tổng quát đến bộ phận.  
Người khám bắt đầu từ vị trí phía trước bên trái, cách gia súc khoảng 2-3 mét, rồi lùi  
dần về phía sau gia súc. Quan sát tinh thần gia súc, thể cốt, tình trạng dinh dưỡng  
v.v…sau đó đến lần lượt các bộ phận: đầu, cổ, lồng ngực, vùng bụng bốn chân. Quan  
sát so sánh sự cân đối hai bên mông, hai thành bụng, ngực, các khớp chân hai bên, các  
bắp cơ hai bên thân… Lúc cần thiết cho gia súc đi vài bước để quan sát.  
3.2. Sờ nắn (Palpatio)  
Người khám dùng tay sờ nắn vào cá bộ phận cơ thể gia súc bị bệnh để biết nhiệt độ,  
độ ẩm, độ cứng độ mẫn cảm của tổ chức cơ thể gia súc. Sờ nắn để bắt mạch, đo huyết  
áp, khám trực tràng là phương pháp thường dùng trong thú y.  
Sờ nắn phần nông như để biết nhiệt độ của da, lực căng của cơ. Sờ vùng tim để biết  
độ mẫn cảm… Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ từ phần này sang phần khác.  
Sờ sâu để khám các khí quan sâu. Ví dụ như sờ nắn dạ cỏ loài nhai lại để biết tính  
chất thức ăn trong dạ cỏ. Khi dạ cỏ bị bội thực, thức ăn trong dạ cỏ chắc như túi bột. Khi  
dạ cỏ bị chướng hơi sờ vào dạ cỏ như sờ vào quả bóng bơm căng.  
Sờ nắn tổ chức hay khí quan, tuỳ theo cảm giác tay có thể những trạng thái sau:  
- Dạng cứng như lúc sờ vào gan, cơ.  
- Dạng rất cứng như svào xương.  
- Dạng ba động: sờ cảm giác lùng nhùng, ấn mạnh vào giữa thì lõm xuống, có  
cảm giác như di động. Thường do tổ chức thấm đầy nước, đàn tính của tổ chức mất, như  
các tổ chức bị nung mủ, phù tích nước, vỡ mạch lâm ba.  
13  
     
- Dạng khí thũng: sờ vào tổ chức chứa đầy khí. Dùng tay ấn mạnh vào tổ chức kêu  
lép bép do khí lấn vào tổ chức bên cạnh. Dạng khí thũng thể do tổ chức những túi  
khí hoặc các khí khác tích lại trong đó. Gặp trong bệnh ung khí thán của trâu, bò, lợn;  
bệnh vỡ vai trâu bò; bệnh phạm yên ở ngựa.  
Sờ nắn một phương pháp đơn giản. Nếu nắm chắc vị trí giải phẫu, thực hiện  
phương pháp khám thành thạo thì kết quả thu được qua sờ nắn giúp ích nhiều trong chẩn  
đoán bệnh.  
3.3. Gõ (Percussio)  
Các khí quan, tổ chức trong cơ thể ñộng vật cấu tạo về mặt giải phẫu tổ chức  
khác nhau. Vì vậy khi gõ vào các quan tổ chức đó âm hưởng thu đuợc cũng khác nhau.  
Lúc có bệnh, tính chất của tổ chức thay đổi thì âm hưởng phát ra lúc gõ cũng thay đổi.  
Tuỳ theo thể vóc của gia súc to hay nhỏ, thể gõ theo các cách sau:  
trực tiếp  
Áp dụng cho gia súc nhỏ như chó, mèo và động vật cảnh. Các ngón của tay phải co  
lại và gõ theo hướng thẳng góc với bề mặt của tổ chức hay khí quan cần khám. Cách này,  
lực gõ không lớn, âm phát ra yếu.  
Gõ gián tiếp qua một vật trung gian  
+ Gõ qua ngón tay: ngón giữa và ngón trỏ của tay trái đặt sát bề mặt của cơ thể,  
ngón giữa của tay phải gõ lên theo một góc vuông. Chú ý: tập từ cổ tay, không gõ cả  
cánh tay.  
Gia súc nhỏ như chó, mèo, dê, cừu, thỏ...thì gõ theo cách này.  
+ Gõ có búa và bản (phiến gõ), tức là thay ngón tay gõ bằng búa và đệm bằng  
bản gõ.  
Phiến bằng gỗ, sừng, nhựa hay kim loại; hình vuông, hình tròn dài; có loại cong  
hai đầu, thẳng ở giữa; loại bẻ gấp khúc ở giữa 2 đầu thẳng, yêu cầu sao cho cầm dễ  
dàng, gõ thuận lợi.  
Búa gõ nhẹ khoảng 60 – 70 g dùng để tiểu gia súc; loại nặng 120-160 g để gõ gia  
súc lớn.  
Lúc gõ tay trái cầm bản đặt sát bề mặt trên thân gia súc, tay phải cầm búa gõ; gõ  
hai cái một đều tay.  
Khi gõ để chẩn đoán bệnh, nên để gia súc trong phòng rộng vừa phải, cửa đóng là  
thích hợp nhất. Để gia súc ngoài trời hay trong phòng quá bé thì âm gõ thu được không  
chính xác, hiệu quả chẩn đoán bệnh thấp.  
Gia súc nhỏ để đứng, loại để nằm. Bản phải để sát bề mặt cơ thể, không để  
không khí lọt vào giữa làm âm gõ thay đổi.  
Bản gõ và búa gõ phải thẳng góc với nhau để âm phát ra gọn và rõ.  
- Những âm gõ được chia thành các loại:  
14  
 
+ Âm trong vang mạnh, âm hưởng dài. Tính chất của tổ chức quyết định âm phát ra  
khi gõ trong hay đục ở cơ thể gia súc khoẻ, gõ vào vùng phổi hay vùng manh tràng của  
ngựa thu được âm trong.  
+ Âm đục chắc gọn khi gõ vùng gan, tổ chức cơ bắp.  
Khi có bệnh, những khí quan hay tổ chức vốn xốp đặc lại, lượng khí trong đó ít đi  
hoặc bị đẩy ra hết, đàn tính của tổ chức mất, thì âm gõ từ âm trong chuyển sang âm đục.  
dụ: khi trâu bò bị viêm phổi thuỳ, các thuỳ lớn của phổi bị gan hoá khi gõ vào nền phổi  
thu được âm đục tập trung, khi gia súc bị viêm phổi đốm gõ vào nền phổi thu được âm  
đục phân tán. Ngược lại, nếu tổ chức phổi vốn đặc do bệnh chứa nhiều khí thì âm gõ  
sẽ chuyển từ đục sang âm bùng hơi.  
+ Âm trống là âm nghe to nhưng không vang, như lúc gõ vào tổ chức chứa khí của  
cơ thể. ở cơ thể gia súc khoẻ, gõ vào vùng dạ cỏ, vùng manh tràng sẽ có âm trống.  
3.4. Nghe (Ausaltatio)  
Nghe trực tiếp  
Nghe trực tiếp tai đặt sát vào gia súc để nghe. Có thể phủ trước 1 miếng vải  
đen để tránh bẩn. Nghe phần trước thì mặt người khám quay về phía đầu gia  
súc, tay để lên sống lưng làm điểm tựa; nghe phần sau thì mặt người khám quay  
lại sau gia súc.  
Nghe gián tiếp  
Đây phương pháp được dùng phbiến trong thú y. Nghe gián tiếp dùng  
các loại ống nghe. Loại ống nghe gng cứng, mt loa nghe có ưu điểm là không  
làm thay đổi âm hưởng, không có tp âm. Nhưng nhược điểm là không thun  
tiện, độ phóng âm bé, hiện nay ít dùng. Loại ống nghe hai loa có độ phóng âm  
lớn, sử dụng thuận li hơn, hin được dùng rộng rãi trong thú y. Nhược điểm ca  
loại ống nghe này là làm thay đổi tính chất âm hưởng, dln tạp âm.  
Chú ý: chỗ nghe trong nhà hoặc ngoài bãi chăn thả phải yên tĩnh, gia súc  
phải đứng im. Loa nghe đặt sát bề mặt thân gia súc để tránh tạp âm, có thể dùng  
khăn ướt chùi cho lông sát xuống để nghe được dễ dàng.  
4. Trình tự khám bệnh  
Chẩn đoán bệnh súc, để khỏi bỏ sót triệu chứng, nên khám theo một trình tự  
nhất định dưới đây:  
4.1. Đăng bệnh súc  
Ghi chép về gia súc. Nó có ý nghĩa pháp y về mặt kiểm dịch, sát sinh:  
- Tên hay số gia súc.  
- Loại gia súc: trâu, bò, ngựa...các loại gia súc mắc bệnh khác nhau: ngựa bị bệnh  
tỵ thư, trâu bò hay mắc bệnh tụ huyết trùng, lợn bị bệnh đóng dấu. Do đặc điểm giải  
phẫu khác nhau nên có loại gia súc mắc bệnh mà gia súc khác không mắc. dụ: trâu  
bò hay bị viêm bao tim do ngoại vật ngựa không bị. Dùng thuốc chữa bệnh cũng  
15  
     
tuỳ loại gia súc.  
- Đực hay cái. Vì con đực con cái mắc bệnh khác nhau. Sỏi niệu đạo hay mắc ở  
con đực; còn con cái lại hay viêm tử cung, viêm niệu đạo. Gia súc cái lúc động hớn  
cũng biểu hiện rất dễ nghi là có bệnh.  
- Giống gia súc có liên quan đến bệnh tật. Bò Hà Lan nhập vào Việt Nam dễ bị  
ký sinh trùng đường máu hơn là bò vàng địa phương.  
- Tuổi gia súc. Xác định tuổi giúp ích nhiều cho chẩn đoán. Lợn con trong  
vòng 1 tháng tuổi ỉa chảy thường do không tiêu (dipepsia), 2 - 6 tháng tuổi do giun  
sán, phó thường hàn. Gia súc già thường hay bị suy tim, khí thũng phổi. Biết tuổi để  
tính liều lượng thuốc, định tiên lượng.  
-
-
-
Gia súc dùng để làm gì?  
Thể trọng, để định lượng thuốc dùng.  
Màu sắc lông để ghi đặc điểm gia súc.  
4.2.Hỏi bệnh sử  
Trước lúc khám bệnh phải hỏi gia chủ về gia súc các vấn đề liên quan đến  
bệnh, bệnh sử. trường hợp gia chủ kể lại bệnh sử của gia súc thiếu khách quan,  
không đúng sự thật. Nên trong lúc điều tra phải biết lựa chọn những điểm không phù  
hợp để hỏi lại cặn kẽ.  
Nội dung hỏi bệnh sử:  
- Thời gian nuôi: gia súc mới nhập chuồng do còn lạ thể bỏ ăn. Trâu bò mới  
chuyển vùng dễ bị tiên mao trùng.  
- Tình hình thức ăn, nước uống, chuồng trại, quản lý? Chuồng trại ẩm ướt, gió  
lùa dễ gây viêm phổi; ăn rơm khô, thiếu nước dẫn đến tắc dạ lá sách, ở ngựa hay gây  
tắc ruột.  
- Tình hình dịch bệnh tại chỗ: nhiều bệnh lan truyền lưu trữ ở địa phương như  
dịch tả lợn, đóng dấu lợn thỉnh thoảng tái phát.  
- Thời gian mắc bệnh. Từ thời gian mắc bệnh dài hay ngắn để chẩn đoán nguyên  
nhân bệnh, tính chất bệnh và xác định tiên lượng bệnh.  
- Số lượng gia súc mắc, số gia súc chết triệu chứng thấy được. Nhiều gia súc  
bị bệnh thể do bệnh truyền nhiễm hay trúng độc.  
Qua những triệu chứng mà gia chủ kể lại thể gợi ý hướng chẩn đoán. Như  
ngựa đau đớn vật lộn thường triệu chứng đau bụng; gia súc đi lại khó khăn, không  
ăn được do uốn ván.  
-
Do nguyên nhân gì? Có khi gia chủ biết nguyên nhân gây bệnh, cũng có khi phải  
gợi cho họ suy luận.  
Đã dùng thuốc gì , liều lượng kết quả điều trị. Từ đó suy ra bệnh.  
Sau khi điều tra bệnh sử, cần hệ thống tài liệu thu thập được, phân tích đối chiếu tìm  
mối liên hệ giữa chúng và từ đó dự kiến chẩn đoán.  
4.3.Khám lâm sàng (tại chỗ)  
16  
   
Tuy nhiên, không nhất thiết bệnh súc nào cũng khám theo nội dung trên, mà tuỳ  
theo ca bệnh cụ thể để quyết định khám sâu và tỉ mỉ khí quan bộ phận nào của bệnh  
súc. Lúc cần, hoàn toàn có thể thay đổi trình tự khám, phương pháp tuỳ theo yêu cầu  
chẩn đoán cụ thể. Chú ý: khi đã biết bệnh ở một khí quan, tổ chức nào đó trong cơ thể,  
không được bỏ qua hay khám qua loa ở những bộ phận khác. Có ca bệnh chỉ qua 1 lần  
khám có thể chẩn đoán, nhưng không ít trường hợp phải khám đi khám lại nhiều lần.  
Trong những lần khám lại, tuỳ yêu cầu cụ thể để chọn phương pháp khám thích hợp  
nhằm khám lâu hơn chủ yếu là khám các khí quan nghi bệnh.  
Yêu cầu của quá trình chẩn đoán bệnh  
Cần phải làm rõ các nội dung sau đây:  
- Vị trí của cơ quan, tổ chức bị bệnh trong cơthể.  
- Tính chất của bệnh.  
- Hình thái mức độ những rối loạn trong cơ thbệnh.  
- Nguyên nhân gây bệnh.  
Một quá trình bệnh thường phức tạp. Chẩn đoán dù có tỉ mỉ đến đâu cũng khó  
phát hiện hết những thay đổi của quá trình bệnh, trả lời đầy đủ các nội dung trên.  
Khám lâm sàng tỉ mỉ, nhiều mặt, chẩn đoán càng chính xác. Kết luận chẩn đoán thể  
thay đổi theo quá trình bệnh.  
Câu hỏi và bài tập  
1. Phân loại chẩn đoán?  
2. Các phương pháp khám lâm sàng cho gia súc?  
Phần thực hành  
Bài 1: Trình tự khám bệnh  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập  
Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực  
hành theo nhóm của học sinh.  
Ghi nhớ  
Các phương pháp chẩn đoán bệnh.  
17  
Chương 2: KHÁM CHUNG  
Giới thiệu  
Phương pháp khám chung bao gồm khám trạng thái gia súc, khám niêm mạc, lông  
và da và đo thân nhiệt qua đó biết được tình trạng gia súc khi khám. Những kiến thức này  
cơ sở để nghiên cứu các chương tiếp theo.  
Mục tiêu:  
- Mô tả được cách khám trạng thái, niêm mạc, hạch lâm ba, lông và da ở trạng thái  
gia súc bình thường hoặc bị bệnh.  
- Đo được thân nhiệt cho gia súc nói chung và ngựa nói riêng và phát hiện được khi  
con vật biểu hiện sốt.  
- Bảo đảm an toàn cho người khám cũng như cho cả bệnh súc.  
- Thận trọng, chính xác, an toàn khi tiếp xúc với con vật.  
Nội dung chính:  
1. Khám trạng thái gia súc  
1.1. Thể cốt gia súc  
1.2. Dinh dưỡng  
1.3. Tư thế gia súc  
1.4. Thể trạng gia súc  
2. Khám niêm mạc  
2.1. Ý nghĩa chẩn đoán  
2.2. Phương pháp khám  
2.3. Những trạng thái thay đổi màu sắc của niêm mạc  
3. Khám hạch lâm ba  
3.1. Ý nghĩa chẩn đoán  
3.2. Phương pháp khám  
3.3. Những triệu chứng  
4. Khám lông và da  
4.1. Trạng thái lông  
4.2. Màu của da  
4.3. Nhiệt độ của da  
4.4. Mùi của da  
4.5. Độ ẩm của da  
4.6. Đàn tính của da  
4.7. Da sưng dày  
4.8. Da nổi mẩn  
5. Đo thân nhiệt  
5.1. Thân nhiệt  
5.2. Sốt  
5.3. Thân nhiệt quá thấp  
18  
 
1. Khám trạng thái gia súc  
1.1. Thể cốt gia súc  
Áp dụng phương pháp quan sát, lúc cần thiết dùng thước để đo.  
Gia súc có thể cốt tốt:  
thân hình cứng rắn, cân  
đối, 2 chân to đều, các  
khớp chắc tròn, bắp thịt  
đầy; xương sườn to và  
cong đều, khe sườn hẹp,  
lồng ngực rộng, dung  
tích bụng lớn.  
Thể cốt kém: nhão và  
mỏng, lồng ngực lép,  
thân dài và bè, hay bị  
bệnh, điều trị khó lành  
thường tiên lượng  
xấu.  
Ảnh 1: Trạng thái bình thường của gia súc  
1.2. Dinh dưỡng  
Trạng thái dinh dưỡng phản ánh tình trạng cơ thể.  
Gia súc dinh dưỡng tốt: thân tròn, da bóng, lông đều mượt, cơ tròn và lẳn.  
Gia súc dinh dưỡng kém: da khô lông xù, xương khô, ngực lép. Dinh dưỡng  
kém lâu ngày thường do ăn thiếu, rối loạn tiêu hoá, bệnh mạn tính, thường thấy ở gia  
súc mắc ký sinh trùng như: sán lá gan trâu bò, giun đũa bê nghé.  
1.3. Tư thế gia súc  
Tư thế bình thường của gia súc:  
Trâu bò sau lúc ăn no thường nằm, 4 chân chụm lại dưới bụng, miệng liếm lông hay  
nhai lại. Người đến gần có khi đứng dậy khi không.  
cừu ăn tập trung từng đàn; ăn xong thường nằm; khi có người đến thì vùng dậy.  
Ngựa thường đứng tư thế ba chân thẳng một chân co lần lượt đổi chân cho  
nhau nghỉ. Lúc nằm chân duỗi thẳng, khi có người đến thì đứngdậy.  
Lợn nghe thấy tiếng đổ thức ăn vào máng thì chạy đến, ăn no rồi nằm ng.  
Tư thế bị bệnh của gia súc:  
- Đứng co cứng: bệnh uốn ván, viêm màng bụng, những bệnh gây trở ngại hô  
hấp nặng, một số bệnh thần kinh gia súc đứng cocứng.  
- Gia súc bị uốn ván thân thẳng, 4 chân dạng ra, đi lại khó khăn, đuôi cong  
ngược, đầu thẳng cứng đờ. Những triệu chứng này đặc biệt điển hình ở ngựa.  
- Viêm họng, viêm màng phổi: bệnh súc ít đi lại, thở khó đầu vươn cao, thân  
hình như co cứng.  
19  
       
- Các bệnh thần kinh: não tích nước, trúng độc thức ăn mạn tính, bệnh súc phản  
xạ chậm như ngơ ngác, những ca cấp tính bệnh súc đứng như bất động.  
- Viêm âm đạo nặng, bệnh súc ít đi lại. Nếu cưỡng bức đi thì hai chân sau dạng  
rộng, lưng cong, đuôi vểnh ngược.  
Chú ý: những ngựa già thường ít đi lại, đứng dậy nằm xuống khó khăn.  
- Đứng không vững: đau bụng ngựa, xoắn tử cung trâu bò, lồng ruột, bệnh súc  
chuệnh choạng, thường ngã lăn ra, thân vã mồ hôi.  
- Lăn lộn: triệu chứng này có gia súc nhỏ và gia cầm. Con vật ngã lăn lăn  
quay. Tổn thương ở thần kinh tiền đình hoặc ở tiểu não. Nằm nghiêng đầu về một  
phía là triệu chứng rất điển hình của bệnh liệt sau khi đẻ ở sữa, hoặc xeton huyết.  
Còn do thần kinh tiền đình liệt hoặc tổn thương ở một bên trung khu vận động hoặc bi  
rối loạn tuần hoàn và hô hấp nghiêm trọng, bệnh cảm nóng, cảm nắng, hội chứng đau  
bụng ngựa.  
1.4. Thể trạng gia súc (Constitutio)  
Thể trạng là khái niệm về đặc tính chung của cơ thể; nó bao hàm không chỉ hình  
thái bên ngoài mà cả những đặc tính tổ chức, chức phận của các khí quan bên trong,  
mối liên hệ qua lại giữa những đặc tính đó.  
Thể trạng thường do di truyền cũng thể thay đổi do điều kiện sống.  
Theo học thuyết thần kinh của Pavlop, thể trạng do các nhân tố thần kinh tạo  
thành.  
Trong lâm sàng thường chia thể trạng làm 4 loại hình(theo Cu-lê xôp):  
- Loại hình thô: xương to, đầu nặng, da dày và xù xì, lông thô và cứng, không  
đều; ăn nhiều nhưng hiệu suất làm việc kém.  
- Loại hình thon nhẹ: xương bé, 4 chân nhỏ, da mỏng, lông ngắn mịn. Gia súc  
loại hình này trao đổi chất mạnh, phản xạ với những kính ứng bên ngoài nhanh, rất  
mẫn cảm.  
- Loại hình chắc nịch: thể vóc chắc, cơ rắn lẳn, da bóng và mềm. Gia súc loại  
này nhanh nhẹn, năng suất làm việc cao, sức đề kháng tốt.  
- Loại hình bệu: thịt nhiều, mỡ dày, thân hình thô, đi lại chậm chạp, sức kháng  
bệnh kém, năng suất làm việc kém.  
Định loại hình thể trạng có ý nghĩa trong việc giám định gia súc, chẩn đoán và  
quyết định tiên lượng trong quá trình điều trị bệnh.  
2. Khám niêm mạc  
2.1. Ý nghĩa chẩn đoán  
Qua khám niêm mạc biết được tình trạng sức khoẻ của cơ thể gia súc. Biết được  
trạng thái tuần hoàn, thành phần của máu và tình trạng hấp. Niêm mạc bên ngoài  
như niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, niêm mạc âm hộ đều thể khám được. Nhưng  
trong thực tế lâm sàng khám niêm mạc mắt được sử dụng phổ biến. Bởi vì niêm mạc  
mắt ít bị sừng hoá, các mạch quản phân bố đều, màu sắc của niêm mạc mắt dễ bị thay  
20  
     
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 74 trang Thùy Anh 04/05/2022 7760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chẩn đoán bệnh trên ngựa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_chan_doan_benh_tren_ngua.doc