Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật - Bài 4: Xây dựng văn bản hành chính - Nguyễn Đăng Tuấn
XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Giảng viên: ThS. Nguyễn Đăng Tuấn
1
BÀI 4
XÂY DỰNG VĂN BẢN
HÀNH CHÍNH
Giảng viên: ThS. Nguyễn Đăng Tuấn
2
v1.0016101215
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Chỉ ra được những điểm chung về xây dựng văn
bản hành chính;
• Mô tả được thẩm quyền, thủ tục ban hành văn bản
hành chính;
• Trình bày được vai trò của văn bản hành chính;
• Trình bày được thể thức, nội dung của văn bản
hành chính từ đó thực hành soạn thảo được một số
văn bản hành chính điển hình.
3
v1.0016101215
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Người học cần được trang bị trước một số kiến
thức cơ bản về:
• Triết học;
• Xã hội học;
• Tâm lí học;
• Sử học;
• Luật học.
4
v1.0016101215
HƯỚNG DẪN HỌC
• Xem lại bài giảng đầy đủ và tóm tắt những nội
dung chính của từng bài;
• Nắm chắc nội dung về trình bày thể thức văn bản,
tích cực phân tích ưu, nhược điểm về thể thức,
ngôn ngữ trong các văn bản đã ban hành và đặt
câu hỏi ngay nếu có thắc mắc;
• Làm các bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu
cầu từng bài.
5
v1.0016101215
CẤU TRÚC NỘI DUNG
4.1
4.2
Những điểm chung về xây dựng văn bản hành chính
Soạn thảo một số văn bản hành chính điển hình
6
v1.0016101215
4.1. NHỮNG ĐIỂM CHUNG VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
4.1.1. Khái niệm và
đặc điểm của văn bản
hành chính
4.1.2. Thẩm quyền
ban hành văn bản
hành chính
4.1.4. Vai trò
của văn bản
hành chính
4.1.3. Thủ tục
ban hành văn bản
hành chính
4.1.5. Thể thức của
văn bản hành chính
7
v1.0016101215
4.1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
• Khái niệm văn bản hành chính: Văn bản hành chính là những văn bản mang tính
thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để
giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép
công việc… của cơ quan Nhà nước. Văn bản hành chính bao gồm nhiều hình thức
văn bản khác nhau, điển hình là: thông báo, báo cáo, công văn, công điện, tờ trình,
biên bản, giấy đi đường, giấy nghỉ phép, giấy giới thiệu, phiếu gửi…
• Đặc điểm của văn bản hành chính:
Có nguồn gốc hình thành từ thực tiễn, xuất phát từ nhu cầu thực tế của hoạt
động quản lý Nhà nước mà không phải từ quy định của pháp luật;
Có nội dung là truyền đạt thông tin quản lý, ghi nhận các sự kiện thực tế để phục
vụ và đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước;
Được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản áp dụng pháp luật mà không có cơ chế bảo đảm thực hiện các nội dung
được nêu trong văn bản này.
Đa dạng, phong phú về hình thức;
Số lượng chủ thể ban hành văn bản hành chính rất nhiều, bao gồm tất cả các
chủ thể được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện và thực hiện hoạt động quản lý
nhà nước đều có quyền ban hành văn bản hành chính.
8
v1.0016101215
4.1.2. THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Trong quá trình điều hành đối với các cơ quan, đơn vị
trực thuộc trong cùng hệ thống, chủ thể quản lý hành
chính nhà nước có quyền ra một số văn bản hành
chính như: công điện, công văn, thông báo, tờ trình,
báo cáo, biên bản…
9
v1.0016101215
4.1.3. THỦ TỤC BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Thủ tục ban hành văn bản
hành chính
Soạn thảo văn bản
Thông qua văn bản
Ban hành văn bản
hành chính
hành chính
hành chính
10
v1.0016101215
4.1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Mỗi loại văn bản hành chính có vai trò riêng biệt so với những văn bản khác trong cùng
hệ thống:
• Công điện: Là loại văn bản dùng để truyền đạt những thông tin quan trọng trong
trường hợp khẩn cấp;
• Công văn: Được sử dụng để hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp
dưới và đôn đốc nhắc nhở cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài ra công
văn còn được dùng để thực hiện các hoạt động thông tin, giao dịch, liên hệ công tác
nhằm phục vụ cho các hoạt động thường ngày của tổ chức;
• Thông báo: Được dùng để truyền đạt tin tức, một sự kiện, một mệnh lệnh quản lý
đơn giản hay thông tin nhanh những văn bản quan trọng của các cơ quan nhà nước
tới các đối tượng có liên quan biết;
• Tờ trình: Dùng để đề xuất với cấp trên, thuyết phục cấp trên chấp nhận một phương
án công tác, một giải pháp hay một chủ trương mới;
• Báo cáo: Dùng để phản ánh tình hình thực tế, trình bày kết quả thực hiện công việc
trong hoạt động của cơ quan giúp cho việc đánh giá tình hình quản lý, lãnh đạo từ
đó đề xuất những chủ trương mới;
• Biên bản: Dùng để ghi chép tại chỗ sự việc đang diễn ra hoặc vừa mới xảy ra làm
cơ sở để tiến hành hay kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước mới.
11
v1.0016101215
4.1.5. THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Nhìn chung, thể thức của văn bản hành chính phải thực
hiện theo mẫu quy định thống nhất do Bộ Nội vụ đã ban
hành. Tuy nhiên, do sự đặc thù hoạt động của một số
ngành nên trong thể thức của một vài loại văn bản, các
ngành đã quy định những nét riêng biệt (trên cơ sở quy
định chung của nhà nước). Vì vậy khi soạn thảo những
văn bản này, cần căn cứ vào hướng dẫn của cấp có
thẩm quyền để tạo ra sự thống nhất về hình thức chung.
12
v1.0016101215
4.2. SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH ĐIỂN HÌNH
4.2.1. Công điện
4.2.2. Công văn
4.2.3. Thông báo
4.2.4. Tờ trình
4.2.5. Biên bản
13
v1.0016101215
4.2.1. CÔNG ĐIỆN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ViỆT NAM
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
_____________________________________
Số:…../ CĐ - CQST
Địa danh, ngày ….tháng…..năm…….
CÔNG ĐIỆN CỦA ………
Về việc …………………………….
_________________
Kính gửi::…………………………..
NỘI DUNG VĂN BẢN
Nơi nhận:
CHỨC VỤ
- Như nơi kính gửi
-…….
Kí tên
- Lưu: Văn phòng
Nguyễn Văn A
14
v1.0016101215
4.2.2. CÔNG VĂN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ViỆT NAM
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
_____________________________________
Số:…../ CQBH-CQST
Địa danh, ngày ….tháng…..năm…….
V/v……………
Kính gửi:…………………………..
NỘI DUNG VĂN BẢN
Nơi nhận:
CHỨC VỤ
Kí tên
- Như nơi kính gửi
-…….
- Lưu: Văn phòng
Nguyễn Văn A
15
v1.0016101215
4.2.3. THÔNG BÁO
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ViỆT NAM
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
_____________________________________
Số:…../ TB - CQST
Địa danh, ngày ….tháng…..năm…….
THÔNG BÁO
Về việc …………………………….
_________________
NỘI DUNG VĂN BẢN
Nơi nhận:
CHỨC VỤ
-……. ………
Kí tên
- Lưu: Văn phòng
Nguyễn Văn A
16
v1.0016101215
4.2.4. TỜ TRÌNH
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ViỆT NAM
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
_____________________________________
Số:…../ TTr - CQST
Địa danh, ngày ….tháng…..năm…….
TỜ TRÌNH
Về việc …………………………….
_________________
Kính gửi: …………..
NỘI DUNG VĂN BẢN
Nơi nhận:
CHỨC VỤ
Kí tên
-……. ………
- Lưu: Văn phòng
Nguyễn Văn A
17
v1.0016101215
4.2.5. BIÊN BẢN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
_____________________________________
Số:…../ BB-CQST
BIÊN BẢN
Về việc ………………………….
_____________
Hội nghị khai mạc vào hồi …..ngày…tháng năm….. tại …..
- Thành phần hội nghị (ghi rõ hội nghị đại biểu hay toàn thể, tổng số, số có mặt, số vắng mặt,
đại biểu mời);
- Bầu chủ tịch và thư ký hội nghị cần phải ghi rõ hình thức bầu và người trúng vào chủ tịch
và thư ký đoàn; (ghi rõ họ và tên).
- Lý do hội nghị cần phải ghi rõ người tuyên bố lý do và lý do hội nghị;
- Nội dung hội nghị: Bắt đầu từ khi chủ tịch đoàn và thư ký hội nghị làm việc cho đến hết là
phần nội dung của hội nghị;
18
v1.0016101215
4.2.5. BIÊN BẢN (tiếp theo)
I. Chủ tịch (chủ trì ) đọc báo cáo……
- Nếu là biên bản chi tiết thì thư ký được dự kiến trước và được xem trước và viết trước tóm tắt báo cáo.
- Nếu là biên bản không chi tiết thì chỉ việc ghi: (có báo cáo kèm theo)
II. Phần thảo luận (Ý kiến phát biểu)
- Ghi tóm tắt các ý kiến đã phát biểu
III.Kết luận hội nghị
- Chủ trì hội nghị tót tắt các ý kiến đã phát biểu. Nếu là ý kiến quan trọng thì phải lấy biểu quyết từng ý kiến
- Thư ký đọc biên bản và cho thông qua biên bản-Biểu quyết
- Biên bản kết thúc hồi…giờ…ngày …tháng…năm
- Biên bản được ghi thành bao nhiêu bản và có giá trị như nhau
THƯ KÝ HỘI NGHỊ
Ký tên
CHỦ TỊCH HỘI NGHỊ
Ký tên
Nguyễn văn A
Nguyễn Văn B
Nơi nhận:
-……
- Lưu: …..
19
v1.0016101215
4.2.5. BIÊN BẢN (tiếp theo)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
_____________________________________
Số:…../ BB-CQST
BIÊN BẢN
Về việc ………………………….
__________
Không gian, thời gian lập biên bản vào hồi …..ngày…tháng năm….. tại …..
- Thành phần tham gia lập biên bản (ghi rõ ràng, đầy đủ. Chức vụ, đại diện cơ quan, tổ chức nào, nhân
chứng, đương sự (ghi rõ họ và tên, địa chỉ, nguyên quán, trú quán, SCMND, ngày cấp, nơi cấp)
- Diễn biến sự việc: Ghi tất cả các số liệu, chi tiết liên quan tới vụ việc. Đặc điểm nơi xảy ra vụ việc, lời
khai của đương sự, lời nói của nhân chứng có mặt, tình trạng các vật thể cần ghi trong biên bản
ĐƯƠNG SỰ
NHỮNG NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
( Chức vụ )
( Nhân chứng )
Ký tên
Ký tên
Ký tên
Họ và tên
Họ và tên
Họ và tên
Nơi nhận:
-…….
- Lưu:
v1.0016101215
20
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật - Bài 4: Xây dựng văn bản hành chính - Nguyễn Đăng Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
bai_giang_xay_dung_van_ban_phap_luat_bai_4_xay_dung_van_ban.pdf