Bài giảng Luật tài chính công - Bài 6: Pháp luật về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công - Vũ Duy Nguyên

LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG  
Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên  
BÀI 6  
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA, THANH  
TRA, KIỂM TOÁN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM  
TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG  
Giảng viên: TS Vũ Duy Nguyên  
2
v1.0014110228  
MỤC TIÊU BÀI HỌC  
• Trình bày được định nghĩa, đặc điểm, nội dung và các biện  
pháp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhằm phát hiện các sai  
phạm trong lĩnh vực tài chính công; các yêu cầu chủ yếu  
trong công tác kiểm tra, thanh tra kiểm toán trong lĩnh vực  
tài chính công; sự cần thiết và các biện pháp xử lý vi phạm  
trong lĩnh vực tài chính công.  
• Trình bày được định nghĩa, vai trò cơ sở pháp lý cho công  
tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong  
lĩnh vực tài chính công.  
3
v1.0014110228  
KIẾN THỨC CẦN CÓ  
Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến  
thức cơ bản liên quan đến các môn học sau:  
Lý luận nhà nước và pháp luật;  
Luật Hiến pháp;  
Luật Thương mại.  
4
v1.0014110228  
HƯỚNG DẪN HỌC  
• Đọc Giáo trình Pháp luật tài chính công, Giáo trình  
quản lý tài chính công; các tài liệu tham khảo liên quan.  
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những  
vấn đề chưa nắm rõ.  
• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài, các câu hỏi trắc  
nghiệm trong bài giảng.  
• Tìm hiểu thêm các vụ việc xử lý vi phạm hành chính và  
xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực  
quản lý tài chính công.  
5
v1.0014110228  
CẤU TRÚC NỘI DUNG  
Một số vấn đề lý luận về kiểm tra, thanh tra, kiểm  
6.1  
6.2  
toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công  
Những vấn đề pháp lý về kiểm tra, thanh tra, kiểm  
toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công  
6
v1.0014110228  
6.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN VÀ XỬ LÝ  
VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG  
6.1.1. Một số vấn đề lý luận về  
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán  
trong lĩnh vực tài chính công  
6.1.2. Một số vấn đề về xử  
lý vi phạm trong lĩnh vực tài  
chính công  
7
v1.0014110228  
6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG  
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG  
a. Kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công  
• Theo Từ điển tiếng Việt thì “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá,  
nhận xét”.  
• Về mặt quản lý chung, kiểm tra hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp  
lý của một chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế.  
Kiểm tra là một chức năng trong quy trình quản lý: Hoạch định, Tổ chức thực hiện,  
Kiểm tra và Điều chỉnh. Do vậy, kiểm tra là một hoạt động thường xuyên của cơ  
quan quản lý cấp trên với cơ quan cấp dưới, của chủ thể quản lý đối với đối tượng  
quản lý.  
• Kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công là các tác nghiệp của chủ thể quản lý nhằm  
xem xét tính hợp lý, tính tuân thủ các luật liên quan đến lĩnh vực tài chính công  
của các đối tượng có hoạt động tham gia vào lĩnh vực tài chính công.  
8
v1.0014110228  
6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG  
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)  
a. Kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)  
• Đặc điểm kiểm tra:  
Rà soát, xem xét, đánh giá tính hợp lý, tính tuân thủ pháp luật của đối tượng bị  
kiểm tra trong hoạt động thu, chi tài chính trong lĩnh vực tài chính công.  
Kiểm tra theo niên độ ngân sách nhà nước trong hoạt động thu, chi.  
Kiểm tra mang tính bắt buộc, tính quyền lực và tính thống nhất.  
• Nội dung kiểm tra:  
Báo cáo quyết toán tài chính năm của tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực  
tài chính công.  
Tính hợp lý, chính xác và tính tuân thủ pháp luật tài chính nhà nước của các  
báo cáo quyết toán.  
• Phương pháp kiểm tra:  
Phương pháp kiểm tra trực tiếp;  
Phương pháp kiểm tra gián tiếp.  
9
v1.0014110228  
6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG  
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)  
b. Thanh tra trong lĩnh vực tài chính công  
• Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh (Inspectare) có nghĩa  
là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động  
của một số đối tượng nhất định.  
• Từ điển pháp luật Anh - Việt, “Thanh tra là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị  
thanh tra”.  
• Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích “Thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối  
tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất  
định - sự tác động có tính trực thuộc”.  
• Từ điển tiếng Việt “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương,  
cơ quan, xí nghiệp”. Với nghĩa này, Thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm: “xem  
xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định”. Thanh tra thường đi kèm với  
một chủ thể nhất định: “Người làm nhiệm vụ thanh tra”, “đoàn thanh tra của Bộ” và  
“đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định”.  
10  
v1.0014110228  
6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG  
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)  
b. Thanh tra trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)  
• Thanh tra trong lĩnh vực tài chính công là sự kiểm tra từ bên ngoài của cơ quan  
quản lý cấp trên đối với đối tượng bị thanh tra cấp dưới có liên quan đến lĩnh vực  
tài chính công.  
• Đặc điểm của thanh tra:  
Đánh giá tính trung thực, chính xác, hợp lệ và hợp lý của các khoản thu, khoản  
chi và các báo cáo tài chính của đối tượng bị thanh tra.  
Thực hiện theo một kế hoạch và quy trình thống nhất, khoa học và chặt chẽ.  
Tính bắt buộc và quyền lực mang tính Nhà nước của cơ quan cấp trên đối với  
cơ quan cấp dưới, các đối tượng khác bị thanh tra liên quan đến lĩnh vực tài  
chính công.  
• Phương pháp của thanh tra:  
Kế hoạch hóa hoạt động thanh tra theo niên độ ngân sách nhà nước.  
Quy trình hóa các nội dung thanh tra, xử lý kết quản thanh tra.  
11  
v1.0014110228  
6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG  
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)  
c. Kiểm toán lĩnh vực tài chính công  
• Kiểm toán trong lĩnh vực tài chính công được áp  
dụng đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân  
sách nhà nước và thực hiện chức năng hành thu cho  
ngân sách nhà nước. kiểm toán nhà nước chịu trách  
nhiệm thực hiện kiểm toán.  
• Đối tượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước là hoạt  
động có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách,  
tiền và tài sản nhà nước.  
• Hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước là việc  
kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung  
thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật;  
tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử  
dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.  
12  
v1.0014110228  
6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG  
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)  
c. Kiểm toán lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)  
• Nội dung kiểm toán:  
Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình kiểm toán  
để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn,  
trung thực của báo cáo tài chính.  
Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán để kiểm  
tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật,  
nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải  
thực hiện.  
Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để  
kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu  
quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và  
tài sản nhà nước.  
13  
v1.0014110228  
6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG  
(tiếp theo)  
a. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công  
• Khái niệm:  
Vi phạm pháp luật nói chung là các hành vi  
làm trái các quy định của pháp luật, do một  
chủ thể thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, do đó,  
chịu sự chế tài của pháp luật.  
Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính  
công là hành vi làm trái các quy định của pháp  
luật về tài chính công, do chủ thể là cá nhân,  
tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, gây  
phương hại đến trật tự công cộng, phải gánh  
chịu các chế tài tương ứng theo quy định của  
pháp luật.  
14  
v1.0014110228  
6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG  
(tiếp theo)  
a. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công  
(tiếp theo)  
• Đặc điểm:  
Chủ thể của hành vi là các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, các tổ  
chức, cá nhân có quyền hay nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện trong quá trình lập,  
chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước và  
thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước.  
Về mặt khách thể, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công  
thường xâm hại đến các lợi ích chung và trật tự công cộng, cụ thể là vi phạm các  
quy tắc trong thể chế tài chính công do Nhà nước thiết lập.  
Về phương diện khách quan, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính  
công là hành vi có tính trái các quy định pháp luật.  
• Về phương diện chủ quan, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công  
được thực hiện với một lỗi xác định của chủ thể thực hiện hành vi.  
• Vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công nói  
riêng vừa phản ánh động thái tâm lý của người vi phạm theo xu hướng chống lại lợi  
ích chung, vừa thể hiện những hành vi không phù hợp với trật tự xã hội hiện tại, nên  
không được pháp luật thừa nhận và bảo hộ.  
v1.0014110228  
6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG  
(tiếp theo)  
b. Phân loại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công  
• Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính công:  
Đối tượng: quy phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực tài chính công.  
Thủ tục xử lý: tuân theo các quy tắc của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kiểm  
toán nhà nước và luật xử lý vi phạm hành chính.  
• Vi phạm hình sự trong lĩnh vực tài chính công:  
Chủ thể: tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào các hoạt động tài chính công.  
Đối tượng: quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tài  
chính, ngân sách hay tội phạm về lạm dụng chức vụ.  
Trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm hình sự.  
• Vi phạm khác: Vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm kỷ luật.  
v1.0014110228  
6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG  
(tiếp theo)  
c. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công  
Chế tài hình sự  
Chế tài hành chính  
Chế tài dân sự  
Chế tài kỷ luật  
17  
v1.0014110228  
6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG  
(tiếp theo)  
c. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)  
• Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công  
Chế tài hình sự là biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với  
các chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.  
Việc áp dụng chế tài hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và được  
thực hiện trình tự theo Luật Tố tụng hình sự.  
Đối tượng:  
. Thế giới: cá nhân và tổ chức;  
. Việt Nam: chỉ cá nhân.  
Nguyên tắc áp dụng:  
. Phải chứng minh được hành vi vi phạm là tội phạm.  
. Tội phạm đó được quy định trong Bộ luật hình sự đang có hiệu lực thi hành.  
18  
v1.0014110228  
6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG  
(tiếp theo)  
c. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)  
Các hành vi được coi là tội phạm và chịu trách nhiệm hình sự:  
. Hành vi không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu, thu nhập, cổ phần, giá và  
các căn cứ tính các khoản nộp ngân sách nhà nước nhằm mục đích trốn  
tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.  
. Hành vi trì hoãn, nộp không đầy đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân  
sách nhà nước trong một số trường hợp.  
Các tội danh vi phạm pháp luật tài chính công thực tiễn ở Việt Nam:  
. Tội trốn thuế (Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999).  
. Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167).  
. Tội tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự, 1999).  
. Tội nhận hối lộ (Điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999).  
. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 Bộ luật  
hình sự năm 1999).  
. Tội lạm quyền khi thi hành công vụ (Điều 282).  
. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự  
19  
năm 1999).  
v1.0014110228  
6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG  
(tiếp theo)  
c. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)  
• Xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công  
Nguyên tắc:  
Chế tài hành chính được áp dụng cho các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh  
vực tài chính công.  
Chủ thể:  
Cơ quan hành chính hoặc nhân viên hành chính có thẩm quyền đối với người xử lý  
vi phạm.  
Hình thức xử phạt  
. Phạt tiền: đặt người vi phạm vào tình trạng bị bất lợi về kinh tế.  
. Cảnh cáo: đặt người vi phạm vào tình trạng bất lợi về tinh thần.  
. Các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu  
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và thực hiện  
một số biện pháp khắc phục hậu quả.  
20  
v1.0014110228  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 34 trang Thùy Anh 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật tài chính công - Bài 6: Pháp luật về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công - Vũ Duy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_luat_tai_chinh_cong_bai_6_phap_luat_ve_kiem_tra_th.pdf