Một số vấn đề về ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thiết bị giám sát công cộng trong phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng và hành vi khác xâm phạm trật tự công cộng

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO  
VÀ THIẾT BỊ GIÁM SÁT CÔNG CỘNG TRONG PHÒNG NGỪA  
TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG VÀ HÀNH VI KHÁC  
XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG  
VŨ THẾ CÔNG* - TRN QUÝ TRNG**  
Bài viết trình bày những vấn đề cấp thiết và cơ sở khoa học để ứng dụng trí tuệ nhân tạo  
và giám sát công cộng trong phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trong giai đoạn hiện  
nay và tương lai gần; thực trạng các nguồn lực và tình hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo và  
giám sát công cộng trong phòng ngừa tội phạm này. Qua đó, đưa ra giải pháp nhằm triển  
khai, áp dụng và tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo và giám sát công cộng trong phòng  
ngừa tội gây rối trật tự công cộng tại Việt Nam.  
Từ khóa: Giám sát công cộng bằng camera giám sát, phòng ngừa tội phạm, tội gây  
rối trật tự công cộng, trí tuệ nhân tạo.  
Ngày nhận bài: 20/8/2021; Biên tập xong: 20/8/2021; Duyệt đăng: 20/8/2021  
The paper presents urgent issues and scientific basis for applying artificial  
intelligence and public surveillance in preventing crime of disturbance of public order  
currently and near future as well as actual situation of applying artificial intelligence  
and public surveillance in preventing that crime. Thereby, solutions to deploy and  
enhance the application of artificial intelligence and public surveillance in preventing  
crime of disturbance of public order in Vietnam are proposed.  
Keywords: Closed Circuit Television (CCTV), crime prevention, crime of  
disturbance of public order, artificial intelligence.  
ối cảnh phòng ngừa tội phạm và các vi về lĩnh vực AI, xây dựng và thực hiện thành  
phạm pháp luật nói chung và phòng  
ngừa tội gây rối trật tự công cộng và  
công chiến lược phát triển Trí tuệ nhân tạo  
quốc gia để dự báo, thu thập thông tin và  
thực hiện các biện pháp phòng, chống tội  
phạm đồng thời góp phần tạo động lực cho  
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt  
Nam1. Bước đầu trong đó là triển khai hệ  
thống dữ liệu lớn về phòng ngừa tội phạm,  
kết nối CCTV tại các khu vực đô thị để dự  
báo các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân, điều  
kiện của các hành vi tội phạm tại nơi công  
cộng nói chung và tội phạm gây rối trật tự  
công cộng nói riêng.  
B
các hành vi gây rối trật tự công cộng nói  
riêng đang đòi hỏi một biện pháp phòng  
ngừa mới trên cơ sở áp dụng các nguồn lực  
để phát triển và vận dụng khoa học kỹ thuật  
mà cụ thể là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)  
và giám sát công cộng bằng camera giám  
sát (CCTV). Đây là xu thế phát triển tất yếu  
trong hoạt động phòng ngừa tội phạm trong  
thời gian tới, đặc biệt đối với tội gây rối trật  
tự công cộng và các hành vi gây rối trật tự  
công cộng chủ yếu xảy ra tại nơi công cộng.  
Trí tuệ nhân tạo và giám sát công cộng  
đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử  
dụng để nâng cao khả năng điều chỉnh các  
hoạt động công cộng, thực thi pháp luật,  
nhất là đấu tranh, phòng, chống các hành vi  
phạm tội và vi phạm pháp luật khác tại nơi  
* Thạc sĩ, Học viện Cảnh sát nhân dân  
** Học viện Cảnh sát nhân dân  
1ꢀ Nguyễn Thanh Thủy, Hà Quang Thụy, Phan Xuân  
Hiếu, Nguyễn Trí Thành (2018), Trí tuệ nhân tạo trong  
thời đại số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam,  
Phòng Thí nghiệm trí tuệ nhân tạo và Phòng Thí  
nghiệm Khoa học dữ liệu và Công nghệ Trí thức, Tạp  
công cộng. Việt Nam cần phải đi tắt đón đầu chí Công thương.  
Số 04 - 2021  
Khoa học Kiểm sát 37  
MT SỐ VN ĐỀ VNG DNG TRÍ TUỆ NHÂN TO...  
1. Vai trò của trí tuệ nhân tạo và giám sát thể thao, thăm quan, thắng cảnh, phục vụ  
công cộng trong phòng ngừa tội gây rối trật nhu cầu đi lại, giáo dục, đào tạo, tôn giáo, tín  
ngưỡng, y tế, bưu chính… Đặc biệt là những  
tuyến đường, nơi công cộng trong khu vực  
đô thị, tập trung đông người và có tính chất  
phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.  
tự công cộng  
Trí tuệ nhân tạo là trí tuệ do con người lập  
trình tạo nên nhằm giúp máy móc có thể tự  
động hóa các hành vi, phản ứng thông minh  
như con người, như: Biết suy nghĩ và lập luận  
để giải quyết vấn đề; biết tiếp nhận, phân tích  
các tác động từ môi trường xung quanh để  
đưa ra những phản ứng phù hợp... Trí tuệ  
nhân tạo đã có trên 60 năm hình thành và phát  
triển từ dấu mốc năm 19562. Cuộc cách mạng  
công nghiệp 4.0 đã đem lại nhiều thành tựu  
quan trọng đối với con người, trong đó việc  
phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào  
các hoạt động giám sát tự động, phân tích dữ  
liệu và đưa ra phương án nhanh chóng. Điều  
này rất cần thiết đối với tội gây rối trật tự công  
cộng, bao gồm các cách thức thực hiện hành  
vi đa dạng, có diễn biến nhanh và có khả năng  
mở rộng quy mô lớn.  
Trật tự công cộng là bộ phận của an ninh,  
trật tự, an toàn xã hội chỉ trạng thái xã hội  
ổn định, có trật tự, bình yên, không rối loạn,  
các hoạt động tại nơi công cộng được thực  
hiện tuần tự, thống nhất, an toàn, văn minh,  
trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp  
luật, các nội quy, quy tắc về bảo đảm trật tự  
công cộng, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích  
hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và  
phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Hành vi  
phạm tội gây rối trật tự xâm phạm trực tiếp  
đến trật tự công cộng, ảnh hưởng tới an toàn  
công cộng và việc thực hiện những đường  
lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà  
nước trong quá trình xây dựng, phát triển đất  
nước. Vì vậy, phòng ngừa tội gây rối trật tự  
công cộng cần thực hiện chủ yếu tại nơi công  
cộng là những công trình, địa điểm, phương  
tiện được xây dựng, sử dụng cho nhu cầu  
chung của cộng đồng dân cư và xã hội, bao  
gồm các công trình, địa điểm, phương tiện  
dùng để cung cấp dịch vụ công cộng, ăn,  
uống, vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ,  
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và giám sát  
công cộng trong phòng ngừa tội gây rối trật  
tự công cộng là một giải pháp phù hợp cho  
nền kinh tế - xã hội và đô thị hóa phát triển  
nhanh chóng như Việt Nam. Điều này vừa  
mang lại hiệu quả lâu dài, vừa hạn chế huy  
động nguồn lực con người trong áp dụng  
các biện pháp phòng ngừa, qua đó làm giảm  
những chi phí phát sinh không cần thiết.  
Từ đó, nguồn lực con người sử dụng trong  
phòng ngừa, trấn áp, bắt giữ các đối tượng  
phạm tội gây rối trật tự công cộng được tập  
trung và hiệu quả hơn. Trí tuệ nhân tạo và  
giám sát công cộng được ứng dụng cũng góp  
phần phòng ngừa những hành vi xâm phạm  
trật tự công cộng khác, qua đó thực thi các  
quy định pháp luật; các nội quy, quy tắc về  
trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung,  
mỹ quan chung tại các địa bàn công cộng,  
nơi công cộng nhằm đảm bảo cuộc sống, lao  
động, sinh hoạt bình thường của mọi người  
trong xã hội.  
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và giám sát  
công cộng mới chỉ giải quyết “phần ngọn”  
của vấn đề do tội phạm gây rối trật tự công  
cộng và các hành vi xâm phạm trật tự công  
cộng khác xuất phát từ những tiêu cực xã  
hội, sai lệch chuẩn mực xã hội, những mâu  
thuẫn, xung đột trong sinh hoạt, đời sống và  
lợi ích xã hội. Tuy nhiên, qua giám sát công  
cộng, ghi nhận dữ liệu từ giải quyết những  
vụ án gây rối, cách thức thực hiện hành vi  
gây rối chủ yếu và nguyên nhân của nó, trí  
tuệ nhân tạo có thể tổng hợp và phân tích,  
đưa ra những nguyên nhân, thiếu sót trong  
vận hành điều chỉnh các hoạt động tại nơi  
công cộng. Đây là điều kiện của tội phạm  
gây rối trật tự công cộng để từ đó đưa ra  
giải pháp có khả năng ứng dụng thực tế cao.  
Đồng thời, điều này góp phần chỉ ra chính  
xác nguyên nhân của tội gây rối trật tự công  
cộng để phòng ngừa triệt để hơn.  
2ꢀ Hồ Tú Bảo, Trí tuệ nhân tạo và chặng đường 50 năm,  
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa  
học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản.  
38 Khoa học Kiểm sát  
Số 04 - 2021  
VŨ THẾ CÔNG - TRN QUÝ TRNG  
Phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn công  
cộng là quá trình các cơ quan nhà nước có cộng, rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã  
thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân căn cứ vào ứng dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo trong  
pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm việc điều khiển, vận hành hệ thống giao  
vụ được giao, các nội quy, quy định của địa thông hoặc vận hành các hoạt động thường  
ngày tại nơi công cộng như nhà ga, bến tàu,  
bến xe... nhằm tăng cường bảo đảm trật tự  
công cộng, phòng ngừa các hành vi phạm tội  
tại nơi công cộng, trong đó có hành vi phạm  
tội gây rối trật tự công cộng.  
phương, các quy tắc xử sự trong cộng đồng  
để tiến hành các biện pháp nhằm làm giảm,  
tiến tới triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện  
của tội phạm gây rối trật tự công cộng cộng;  
qua đó duy trì sự ổn định tại các địa bàn công  
cộng, nơi công cộng, bảo đảm các hoạt động  
xã hội diễn ra bình thường, có trật tự, kỷ  
cương, bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước,  
tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp của  
công dân, bảo đảm vệ sinh, mỹ quan công  
cộng. Trong đó các chủ thể được xác định  
giữ vai trò trực tiếp, nòng cốt là Ủy ban nhân  
dân; Công an nhân dân; Ban quản lý các địa  
bàn công cộng, nơi công cộng; nhân dân sinh  
sống trên địa bàn... Ứng dụng trí tuệ nhân  
tạo và giám sát công cộng trong phòng ngừa  
tội gây rối trật tự công cộng là cơ sở quan  
trọng để đưa ra biện pháp bảo đảm an toàn  
cho các chủ thể nêu trên tham gia trấn áp các  
đối tượng thực hiện hành vi phạm tội gây rối  
trật tự công cộng.  
Việt Nam tuy xuất phát sau so với nhiều  
quốc gia phát triển trên thế giới về ứng dụng  
trí tuệ nhân tạo và giám sát công cộng nhưng  
nhiều tập đoàn lớn thuộc Nhà nước và tư  
nhân đã triển khai các hệ thống dữ liệu lớn  
(Big data) trong nhiều lĩnh vực đời sống, xã  
hội. Công nghệ thông tin, tin học và công  
nghệ AI đã có những bước phát triển vượt  
bậc, tiệm cận các nước có trình độ phát triển  
cao nhất. Ứng dụng hệ thống CCTV đã được  
nhiều cơ quan, tổ chức triển khai đồng bộ trên  
nhiều tuyến giao thông, nơi công cộng như tại  
Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh...,  
trong đó có nhiều địa phương đã triển khai  
mô hình đến nơi công cộng cấp quận, huyện  
như quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội4.  
2. Thực trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo  
và giám sát công cộng trong phòng ngừa tội  
gây rối trật tự công cộng tại Việt Nam  
Qua khảo sát thực tế cho thấy, hệ thống  
CCTV tại các đô thị, các tuyến giao thông đã  
góp phần quan trọng trong thu thập thông  
tin, điều tra, truy tố các đối tượng thực hiện  
hành vi phạm tội. Trong đó, phát hiện nhanh  
chóng các đối tượng phạm tội tại nơi công  
cộng, tội phạm gây rối trật tự công cộng và  
phòng ngừa có hiệu quả đối với các đối tượng  
thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng  
bằng cách thức đánh nhau, tập trung đông  
người trái quy định pháp luật, sử dụng vũ  
khí, công cụ đánh nhau, đập phá tài sản của  
người khác tại nơi công cộng, sử dụng vũ khí,  
công cụ gây rối trật tự công cộng... Đặc biệt là  
đối với các nhóm đối tượng có số lượng đông,  
chuẩn bị các loại vũ khí để đánh nhau.  
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã  
ứng dụng sâu rộng thành tựu khoa học công  
nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo vào nhiều  
lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực quản lý nhà  
nước về an ninh, trật tự. Điển hình, Dubai  
(các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) là  
thành phố đi tiên phong khi triển khai các  
Đồn Cảnh sát thông minh cung cấp đến 25  
loại dịch vụ công mà không cần nhân viên  
Cảnh sát3. Người dân khi có nhu cầu làm  
các thủ tục hành chính hoặc trình báo các  
vụ án sẽ thực hiện thông qua hệ thống máy  
tính được lập trình thông minh để tiếp nhận  
và tự động giải quyết các nhu cầu của công  
Tuy nhiên, thực tế hiện nay chỉ ra rằng,  
dân theo quy trình được định sẵn. Đặc biệt là tình hình vi phạm pháp luật xảy ra tại các địa  
3ꢀ Nguồn truy cập: hꢁps://vn.sputniknews.com/ 4ꢀ Nguồn truy cập: hꢁps://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/  
society/201709184017291-dubai-khai-truong-don- Xa-hoi/992791/quan-tay-ho-se-lap-dat%C2%A0he-  
canh-sat-thong-minh-dau-tien-tren-the-gioi/  
thong-camera-giam-sat-tai-khu-vuc-cong-cong  
Số 04 - 2021  
Khoa học Kiểm sát 39  
MT SỐ VN ĐỀ VNG DNG TRÍ TUỆ NHÂN TO...  
bàn công cộng, nơi công cộng trong đó có gây Có thể kể đến các hình thức là: Kết hợp CCTV  
rối trật tự công cộng vẫn có xu hướng diễn  
ra phức tạp với nhiều loại hành vi. Có thể  
kể đến các hành vi như: Gây rối trật tự công  
cộng; tụ tập đông người trái pháp luật, gây  
rối tại nơi khiếu kiện, phiên tòa; vi phạm trật  
tự, an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm  
trọng; trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản...  
Tình hình trên xuất phát từ nhiều nguyên  
nhân khác nhau như: Ý thức chấp hành pháp  
luật về trật tự công cộng của người dân chưa  
cao; Sự tăng lên nhanh chóng của dân cư đô  
thị làm gia tăng số lượng người hoạt động, di  
chuyển, vận tải, mưu sinh tại các tuyến giao  
thông, nơi cộng cộng; Sự gia tăng số lượng  
các loại phương tiện giao thông dẫn đến ùn  
tắc giao thông, tai nạn giao thông; Các đối  
tượng lợi dụng kích động tập trung đông  
người gây rối trật tự công cộng; Những nơi  
công cộng còn thiếu lực lượng chức năng làm  
nhiệm vụ, thiếu giám sát và lực lượng kiểm  
tra, tuần tra, kiểm soát vào ban đêm để các  
đối tượng lợi dụng tổ chức đua xe trái phép,  
sử dụng vũ khí đánh nhau hoặc tấn công  
người, phương tiện tham gia giao thông...  
Do đó, có thể thấy, việc ứng dụng trí tuệ  
nhân tạo và giám sát công cộng trong phòng  
ngừa tội gây rối trật tự công cộng và những  
hành vi xâm phạm trật tự công cộng khác là  
một giải pháp đột phá trong tương lai. Nhất  
là trong điều kiện hiện nay ở nước ta, với sự  
phát triển năng động và mở rộng hợp tác  
quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội sẽ tạo ra xu  
thế chung là sự tăng lên nhanh chóng các địa  
bàn công cộng, nơi công cộng về cả số lượng,  
quy mô lẫn tính chất hoạt động nhằm phục  
vụ phát triển kinh tế, xã hội đất nước và thỏa  
mãn nhu cầu của người dân. Điều này kéo  
theo các loại tội phạm tại nơi công cộng, các  
hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm trật tự  
công cộng sẽ ngày càng gia tăng.  
của cơ quan tổ chức với tuyên truyền, vận  
động, hướng dẫn nhân dân lắp đặt hệ thống  
camera giám sát trong các khu vực dân cư và  
nhà dân. Kết hợp sử dụng CCTV với phối  
hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện,  
xử lý các hành vi phạm tội quả tang, các vụ  
gây rối trật tự công cộng. Xã hội hóa công tác  
phòng ngừa tội phạm, có chính sách pháp luật  
và kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân  
đầu tư hệ thống dữ liệu lớn dùng chung để  
quản lý xã hội và phòng ngừa tội phạm, mở  
rộng hệ thống CCTV ra phạm vi toàn quốc kể  
cả ở khu vực nông thôn... Các biện pháp trên  
đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần hạn  
chế các hành vi phạm tội gây rối trật tự công  
cộng và vi phạm pháp luật về bảo đảm trật  
tự công cộng, bảo đảm trật tự chung, an toàn  
chung, vệ sinh chung và mỹ quan công cộng;  
phục vụ các chủ trương, chính sách của Đảng,  
Nhà nước trong phát triển kinh tế, xã hội và  
mở rộng quan hệ quốc tế, cũng như thỏa mãn  
các nhu cầu vật chất và văn hóa, tinh thần  
ngày càng cao của người dân.  
3. Một số giải pháp ứng dụng trí tuệ  
nhân tạo và giám sát công cộng trong phòng  
ngừa tội gây rối trật tự công cộng  
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và giám sát  
công cộng trong phòng ngừa tội gây rối trật  
tự công cộng và những hành vi xâm phạm  
trật tự công cộng là nhu cầu tất yếu khách  
quan, cần triển khai thực hiện, cụ thể như sau:  
Một là, xây dựng, vận hành các Trung tâm  
Quản lý, điều hành cơ sở dữ liệu về hoạt động tại  
nơi công cộng, trong đó có tội phạm gây rối trật  
tự công cộng để thu thập, nghiên cứu, ứng dụng,  
điều khiển, kết nối cơ sở dữ liệu, theo dõi, phân  
tích, đưa ra dự báo, tự động xử lý thông tin về  
các tình huống phát sinh liên quan đến tội phạm,  
vi phạm pháp luật tại nơi công cộng nói chung và  
tội phạm gây rối trật tự công cộng nói riêng, thí  
điểm thực hiện tại các đô thị, các thành phố lớn.  
Hiện nay, tại Trung tâm Quản lý điều  
hành giao thông đô thị thuộc Sở Giao thông  
vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai  
ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong điều hành  
Nhận thức được vấn đề trên, các cơ quan  
có thẩm quyền trong ứng dụng trí tuệ nhân  
tạo và giám sát công cộng trong phòng ngừa  
tội gây rối trật tự công cộng và những hành  
vi xâm phạm trật tự công cộng đã tăng cường  
các biện pháp huy động nguồn lực hoàn thiện  
hệ thống CCTV và trung tâm xử lý dữ liệu. giao thông và đạt được nhiều kết quả quan  
40 Khoa học Kiểm sát  
Số 04 - 2021  
VŨ THẾ CÔNG - TRN QUÝ TRNG  
trọng, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm khác có thể kết nối, chia sẻ công khai trên các  
phương tiện thông tin đại chúng để toàn thể  
mọi người nắm được và đưa ra lựa chọn hợp  
lý, không tham gia các hoạt động công cộng  
tại nơi xảy ra vụ việc.  
Bên cạnh đó, thông qua hệ thống camera  
giám sát công cộng truyền dữ liệu về Trung  
tai nạn giao thông, tuy nhiên về lĩnh vực bảo  
đảm trật tự công cộng vẫn chưa được quan  
tâm, nghiên cứu và ứng dụng5. Trong thời  
gian tới, các địa phương trong cả nước, đặc  
biệt là tại các đô thị lớn như thành phố Hà  
Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà  
Nẵng... có thể nghiên cứu, vận dụng mô hình tâm Quản lý, điều hành cơ sở dữ liệu về hoạt  
động tại nơi công cộng để thu thập dữ liệu,  
hình ảnh, phân tích, chứng minh các hành  
vi phạm tội, vi phạm pháp luật tại nơi công  
cộng phục vụ việc xử lý các vi phạm của  
người, phương tiện, như gây rối trật tự công  
cộng; gây rối trật tự kèm theo chống người  
thi hành công vụ tại địa bàn công cộng, nơi  
công cộng, gây rối trật tự có sử dụng vũ khí,  
các hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường,  
trật tự, an toàn công cộng... Từ đó, phục vụ  
đắc lực cho việc phòng ngừa và chứng minh  
tội phạm, vi phạm pháp luật, xử lý và truy  
cứu trách nhiệm hình sự đúng đối tượng,  
đúng mức độ vi phạm, qua đó “răn đe”  
chống vi phạm, tái phạm và nâng cao ý thức  
pháp luật của người dân.  
Ngoài ra, Trung tâm Quản lý, điều hành  
cơ sở dữ liệu về hoạt động tại nơi công cộng  
cũng sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc  
theo dõi, kiểm tra, phân tích thông tin nhằm  
bảo trì hệ thống công trình công cộng; thu  
thập thông tin, giám sát và phát hiện tự động  
các bất cập, hư hỏng hệ thống công trình giao  
thông, công trình công cộng xảy ra trong quá  
trình khai thác sử dụng. Từ đó, các cơ quan  
chức năng sẽ sửa chữa, thay thế kịp thời các  
hư hỏng, bảo đảm hoạt động bình thường tại  
nơi công cộng, làm giảm các điều kiện, khả  
năng dẫn đến hành vi phạm tội gây rối trật  
tự công cộng và hành vi xâm phạm trật tự  
công cộng khác.  
trên, xây dựng các Trung tâm Quản lý, điều  
hành về các hoạt động trật tự, an toàn công  
cộng nhằm ứng dụng trí tuệ nhân tạo nâng  
cao hiệu quả bảo đảm an ninh, trật tự tại các  
địa bàn công cộng, nơi công cộng. Trong đó  
có chức năng dự báo, phòng ngừa các hành  
vi phạm tội gây rối trật tự công cộng và các  
hành vi xâm phạm trật tự công cộng khác,  
lựa chọn biện pháp xử lý hiệu quả khi có  
hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật xảy ra.  
Cụ thể, Trung tâm Quản lý, điều hành cơ  
sở dữ liệu về hoạt động tại nơi công cộng sẽ  
thông qua hình ảnh, thông tin được truyền  
về để hệ thống máy chủ, máy trạm tự động  
phân tích, đưa ra dự báo về các khả năng  
như: Quá tải người, phương tiện, khả năng  
xảy ra các xung đột xã hội, đánh nhau nơi  
công cộng, khả năng xảy ra các hành vi cản  
trở hoạt động công cộng, gây mất trật tự, an  
toàn công cộng... Từ đó, đưa ra các khuyến  
cáo để tổ chức lại các hoạt động của người,  
phương tiện, tối ưu hóa dòng giao thông,  
khuyến nghị và thông báo cho cán bộ xử lý  
điều hành các khả năng có thể xảy ra, lựa  
chọn lực lượng phù hợp trong giải quyết  
những tình huống khẩn cấp đối với hành  
vi phạm tội gây rối trật tự công cộng và các  
hành vi xâm phạm trật tự công cộng khác.  
Đối với những hậu quả do hành vi phạm tội,  
vi phạm pháp luật gây ra như có người chết,  
thương tích, cháy, nổ..., thông qua việc phân  
tích các yếu tố, các nguồn gây nguy hiểm, hệ  
thống AI xử lý sẽ đưa ra khuyến cáo để kịp  
thời có biện pháp phòng chống. Các dự báo,  
khuyến nghị về tội gây rối trật tự công cộng  
và các hành vi xâm phạm trật tự công cộng  
Hai là, sau khi đã triển khai các Trung tâm  
Quản lý, điều hành cơ sở dữ liệu về hoạt động  
tại nơi công cộng, cần nghiên cứu, kết nối với hệ  
thống xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,  
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành của một số ngành  
như Công an, Tòa án, Kiểm sát, Giao thông vận  
tải... để chia sẻ thông tin về người phạm tội, vi  
phạm pháp luật hình sự nhưng chưa đến mức  
truy cứu trách nhiệm hình sự.  
5ꢀ Nguồn truy cập: hꢁps://nld.com.vn/thoi-su/trung-  
tam-quan-ly-dieu-hanh-giao-thong-do-thi-tp-hcm-  
se-co-nhung-chuc-nang-gi-20200313123546167.htm  
Số 04 - 2021  
Khoa học Kiểm sát 41  
MT SỐ VN ĐỀ VNG DNG TRÍ TUỆ NHÂN TO...  
Cụ thể, cần liên kết với hệ thống Cơ sở hợp đầy đủ các dữ liệu về tâm lý, sinh học,  
dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu phản ứng xã hội, dự báo xã hội và số mệnh  
chuyên ngành của các ngành Công an, Tòa  
án, Kiểm sát nhằm cập nhật thông tin của  
những người thường xuyên hoạt động, làm  
nghề tại các địa bàn công cộng, nơi công  
cộng, phục vụ công tác quản lý và trích xuất  
thông tin khi cần thiết. Ngoài ra, thông qua  
việc kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu và phần  
mềm nhận diện khuôn mặt được tích hợp tại  
các Trung tâm Quản lý, điều hành cơ sở dữ  
liệu về hoạt động tại nơi công cộng, có thể  
giám sát đối với các đối tượng có tiền án, tiền  
sự về các hành vi liên quan đến tội phạm nơi  
công cộng như: Gây rối trật tự công cộng,  
trộm cắp, cướp giật tài sản tại các nhà ga, bến  
xe, khu vực lễ hội, văn hóa... Mỗi khi các đối  
tượng này xuất hiện, hoạt động tại các địa  
bàn công cộng, nơi công cộng đông người,  
phức tạp, hệ thống có thể đưa ra cảnh báo  
đến cơ quan quản lý, điều hành và tự động  
giám sát các đối tượng, phục vụ phòng ngừa  
tội phạm nói chung và phòng ngừa tội gây  
rối trật tự công cộng nói riêng.  
Bên cạnh đó, kết nối hệ thống cơ sở dữ  
liệu của ngành Giao thông vận tải sẽ phục vụ  
việc trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình  
giao thông trong khu vực. Từ đó, hệ thống  
máy tính sẽ phân tích, tính toán số lượt trung  
bình của người, phương tiện tham gia giao  
thông qua các địa bàn công cộng, nơi công  
cộng phức tạp, thường xảy ra tình trạng ùn  
tắc, tình trạng vi phạm để đưa ra khuyến cáo  
phù hợp; xử lý kịp thời và điều khiển hoạt  
động giao thông tại khu vực xảy ra các vụ  
phạm tội gây rối trật tự công cộng.  
xã hội bằng các dữ liệu thu nhận được, phát  
triển những biện pháp ứng phó trên cơ sở  
dự báo hàng trăm nghìn tình huống có thể  
xảy ra để mô phỏng đa dạng và sát với thực  
tế nhất. Trên cơ sở đó, thực hành cho cán bộ  
có trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động xử lý,  
trấn áp các hành vi phạm tội gây rối trật tự  
công cộng.  
Cụ thể, tổ chức tập huấn, đào tạo các  
kỹ năng trong không gian ảo cho lực lượng  
chuyên môn trong vận động, đàm phán giải  
quyết các mâu thuẫn trong nhân dân. Đào  
tạo các kỹ năng trấn áp các hành vi gây rối  
trật tự công cộng có nguy cơ xảy ra hậu quả  
nghiêm trọng, bao gồm kỹ năng thuyết phục,  
kỹ năng hướng dẫn, kỹ năng đàm phán, kỹ  
năng trấn áp, kỹ năng bắt giữ... Xây dựng  
mô hình ảo để nâng cao kỹ năng giải quyết  
nhằm đa dạng hơn các tình huống và giảm  
thiểu chi phí trong diễn tập, huấn luyện kỹ  
năng. Tăng cường xử lý nghiêm minh các  
đối tượng phạm tội gây rối trật tự công cộng,  
nhất là đối tượng chủ mưu để nâng cao hiệu  
quả “răn đe”. Giải quyết hợp lý và kịp thời  
các khiếu nại, tố cáo liên quan trực tiếp đến  
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.  
Bốn là, nghiên cứu, triển khai sử dụng robot  
thông minh điều khiển, kiểm soát các hoạt động  
tại một số nơi công cộng, hướng tới mục tiêu  
tương lai sử dụng robot trong trấn áp, bắt giữ  
các đối tượng phạm tội gây rối trật tự công cộng  
có sử dụng vũ khí, nâng cao hệ số an toàn cho lực  
lượng tham gia.  
Tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản,  
Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Công Gô... robot  
thông minh đã được đưa vào điều khiển  
giao thông, tuần tra kiểm soát tại nơi công  
cộng bởi các ưu điểm vượt trội của việc sử  
dụng robot thay con người tiến hành hoạt  
động tuần tra, như mô hình HP RoboCop  
của Cảnh sát Mỹ6. Với điều kiện cơ sở vật  
chất, hạ tầng và trình độ phát triển như hiện  
tại, Việt Nam chưa thể triển khai rộng rãi  
Ba là, xây dựng các mô hình mô phỏng bằng  
công nghệ thực tế ảo để giả định các tình huống  
và thực hành cho lực lượng chuyên trách trong  
phòng, chống tội phạm gây rối trật tự công cộng.  
Qua tổng hợp, phân tích các vụ việc gây  
rối trật tự công cộng, AI sử dụng thuật toán  
dựa trên các vụ án gây rối trật tự công cộng  
có sử dụng bạo lực điển hình để cảnh báo  
nhanh, phát hiện nhanh các vụ gây rối trật tự  
công cộng, đồng thời xây dựng các mô hình  
thực tế ảo, mô phỏng những vụ việc tương  
6ꢀ Nguồn truy cập: hꢁps://vnexpress.net/canh-sat-my-  
tự tại nhiều nơi công cộng trên thực tế. Kết su-dung-robot-tuan-tra-noi-cong-cong-3941244.html  
42 Khoa học Kiểm sát  
Số 04 - 2021  
VŨ THẾ CÔNG - TRN QUÝ TRNG  
được việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và robot gây rối trật tự công cộng và những hành vi  
thông minh vào bảo đảm trật tự công cộng,  
tuần tra, kiểm soát, phòng, chống tội phạm  
tại nơi công cộng. Tuy nhiên, có thể nghiên  
cứu và triển khai thí điểm việc sử dụng robot  
điều hành hoạt động ở một số nơi công cộng  
như: Sử dụng robot phân luồng phương tiện  
ra, vào các bến xe, nhà ga, bến cảng; sử dụng  
robot phân luồng giao thông tại một số nơi  
công cộng; sử dụng robot kiểm soát việc vận  
tải hàng hóa qua các địa bàn công cộng, nơi  
công cộng; sử dụng robot tuần tra, kiểm soát,  
phát hiện, nhắc nhở các trường hợp vi phạm  
về trật tự công cộng, hoặc cung cấp hình ảnh  
chứng minh vi phạm về trật tự công cộng...  
Để đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi  
của việc triển khai robot thông minh điều  
khiển, kiểm soát hoạt động tại một số địa bàn  
công cộng, nơi công cộng, cần có sự nghiên  
cứu kỹ lưỡng các vấn đề có liên quan như:  
Đặc điểm tình hình địa bàn, tình hình trật  
tự công cộng, các hoạt động thường ngày;  
quy mô, tính chất địa bàn công cộng, nơi  
công cộng; các vấn đề về khoa học, kỹ thuật,  
nguồn kinh phí, cơ sở vật chất đảm bảo.  
Cùng với đó, hoạt động này phải triển khai  
đồng bộ với việc xây dựng được các Trung  
tâm Quản lý, điều hành về trật tự công cộng  
nhằm quản lý, vận hành hoạt động, kết nối  
chia sẻ dữ liệu với robot thông minh, đảm  
bảo hoạt động của robot diễn ra chính xác  
theo sự lập trình sẵn. Từ các thông tin của  
robot báo về Trung tâm Quản lý, điều hành  
cơ sở dữ liệu về hoạt động tại nơi công cộng  
khi phát hiện các hành vi phạm tội gây rối  
trật tự công cộng hoặc những hành vi xâm  
phạm trật tự công cộng khác, sẽ tạo cơ sở  
cho lực lượng chức năng nắm bắt nhanh tình  
hình, triển khai các biện pháp và lực lượng  
phù hợp. Trong tương lai có thể sử dụng  
robot là lực lượng chủ yếu trong phòng,  
chống tội phạm tại nơi công cộng.  
xâm phạm trật tự công cộng khác, tuy nhiên,  
khi triển khai thực hiện cần tính toán tỉ mỉ  
theo lộ trình cụ thể, căn cứ vào điều kiện cơ sở  
vật chất, hạ tầng thông tin cũng như tình hình  
thực tế tại nơi công cộng. Bên cạnh đó, cần  
đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng thành tựu  
khoa học, công nghệ, đặc biệt là ứng dụng trí  
tuệ nhân tạo vào xây dựng hệ cơ sở dữ liệu  
lớn phục vụ chung cho hoạt động quản lý của  
Nhà nước, phòng ngừa tội phạm, trong đó có  
phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng và  
những hành vi xâm phạm trật tự công cộng  
khác góp phần phục vụ sự phát triển kinh tế,  
xã hội đất nước tiến tới văn minh, hiện đại,  
phát triển bền vững cho tương lai./.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung  
năm 2017);  
2. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử  
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật  
tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng  
cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.  
3. Nguyễn Thanh Thủy, Hà Quang Thụy, Phan  
Xuân Hiếu, Nguyễn Trí Thành (2018), Trí tuệ nhân  
tạo trong thời đại số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt  
Nam, Phòng Thí nghiệm trí tuệ nhân tạo và Phòng  
Thí nghiệm Khoa học dữ liệu và Công nghệ Trí thức,  
Tạp chí Công thương;  
4. Nguyễn Quế Anh, Vũ Công Giao, Mai Văn  
Thắng (2019), Trí tuệ nhân tạo với pháp luật và  
quyền con người, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà  
Nội, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội;  
5. Nguyễn Tuấn Anh, Ứng dụng công nghệ cảm  
biến, robot trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu  
nạn, cứu hộ, Hà Nội;  
6. Hồ Tú Bảo, Trí tuệ nhân tạo và chặng đường 50  
năm, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện  
Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản;  
7. hꢁps://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/992791/  
quan-tay-ho-se-lap-dat%C2%A0he-thong-camera-  
giam-sat-tai-khu-vuc-cong-cong  
8. hꢁps://nld.com.vn/thoi-su/trung-tam-quan-ly-  
dieu-hanh-giao-thong-do-thi-tp-hcm-se-co-nhung-  
chuc-nang-gi-20200313123546167.htm  
9. hꢁps://vn.sputniknews.com/society/2017091  
84017291-dubai-khai-truong-don-canh-sat-thong-  
minh-dau-tien-tren-the-gioi/  
4. Kết luận  
Mặc dù việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo  
và thiết bị giám sát công cộng được xem là  
giải pháp ưu việt nhằm hạn chế việc sử dụng  
nguồn nhân lực, giảm tải áp lực công việc cho  
10. hꢁps://vnexpress.net/canh-sat-my-su-dung-  
các cơ quan chức năng trong phòng ngừa tội robot-tuan-tra-noi-cong-cong-3941244.html  
Số 04 - 2021  
Khoa học Kiểm sát 43  
pdf 7 trang Thùy Anh 20/05/2022 1140
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thiết bị giám sát công cộng trong phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng và hành vi khác xâm phạm trật tự công cộng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_ung_dung_tri_tue_nhan_tao_va_thiet_bi_giam.pdf