Một số vấn đề pháp lý còn tồn tại về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất

nNgày nhận bài: 06/10/2021 nNgày sửa bài: 04/11/2021 nNgày chấp nhận đăng: 17/12/2021  
Mt svn đề pháp lý còn tn ti về đấu giá  
quyn sdng đất để giao đất có thu tin  
sdng đất, cho thuê đất  
Some existing legal issues about auction of land use right for allocation with land use fees  
and land leasing  
> THS NGUYỄN VIỆT HƯƠNG1*, THS NGUYỄN ĐÌNH PHONG1,  
TS NGUYỄN QUỐC TOẢN1, THS NGUYỄN TIẾN ĐẠT2  
1 Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội  
2 Kiểm toán nhà nước  
TÓM TT  
ABSTRACT  
Vic đưa quyn sdng đất vào đấu giá là mt bước tiến trong  
hot động giao, cho thuê đất ca Nhà nước. Thông qua đó, góp  
phn làm gim đầu cơ đất đai, to ra scnh tranh lành mnh  
gia các chththam gia đấu giá, huy động ti đa ngun vn cho  
ngân sách. Hot động này được điu chnh bi hthng pháp lut  
phc tp, đa dng các loi văn bn quy phm pháp lut. Bài viết  
này tp trung làm rõ mt sni dung cơ bn về đấu giá quyn sử  
dng đất để giao đất, cho thuê đất, đồng thi làm rõ sáu bt cp  
còn tn ti trong thc tin áp dng các quy định pháp lut về đấu  
giá quyn sdng đất. Qua đó, kiến nghhoàn thin pháp lut  
nhm nâng cao cht lượng, hiu quthi hành pháp lut, góp phn  
phát huy ti đa vai trò ca đấu giá quyn sdng đất đối vi công  
cuc phát trin đất nước.  
Putting land use rights into auction is a step forward in the State's  
land allocation and lease activities. Through the implementation, it will  
contribute to reducing land speculation, creating a healthy  
competition among auction participants, and mobilizing maximum  
capital for the state budget. This activity is governed by a complex  
legal system and a variety of legal documents. This article focuses on  
clarifying some basic contents about auction of land use rights for  
land allocation and land lease, and at the same time clarifying six  
shortcomings that still exist in the practical application of legal  
provisions on auctions of land use rights. And thereby asking for  
amendments and supplements in regulation in order to improve the  
quality and efficiency of law enforcement and maximize the role of  
land use right auction in the development of the country.  
Tkhóa: Quyn sdng đất; đấu giá; đấu giá quyn sdng đất.  
Keyword: Land use right; Auction; Auctions of Land Use Rights.  
Tuy nhiên, vì QSDĐ là một vấn đề rất phức tạp, được điều chỉnh  
bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Luật, Nghị  
định, Thông tư và đặc biệt là Quyết định của UBND các tỉnh, thành  
phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, ĐGQSDĐ cũng được điều chỉnh  
bởi một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đồ sộ. Chính vì  
lý do này, xuất hiện sự chồng chéo và bất cập giữa các quy định.  
Bài báo sẽ phân tích chỉ ra những vấn đề còn tồn tại đồng thời đề  
xuất một số các giải pháp về mặt pháp luật cho các vấn đề đó.  
MỞ ĐẦU  
Kể từ Luật Đất đai năm 1993, Quyền sử dụng đất (QSDĐ) đã  
chính thức được xem là tài sản của tổ chức, cá nhân, được định giá,  
giao dịch trên thị trường và thực sự đã trở thành nguồn lực kinh tế  
rất quan trọng. Việc triển khai thực hiện quy định của pháp luật về  
đấu giá QSDĐ; thu, quản lý sử dụng tiền đấu giá đã góp phần tạo  
nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, từ đó tái đầu tư cơ sở hạ  
tầng, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.  
Hoạt động đấu giá tài sản đã được ra đời rất sớm trong lịch sử  
phát triển xã hội của loài người nói chung và ở Việt Nam nói riêng.  
Tuy nhiên, tại Việt Nam chúng ta, hoạt động đấu giá quyền sử  
dụng đất (ĐGQSDĐ) chỉ xuất hiện khi nhà nước thừa nhận QSDĐ là  
một loại tài sản - một loại hàng hoá đặc biệt. Bởi tính chất đặc biệt  
của QSDĐ là tài sản, do vậy, ĐGQSDĐ cũng chính là đấu gía tài sản.  
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG ĐGQSDĐ ĐỂ GIAO ĐẤT CÓ THU  
TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT  
1.1. Khái niệm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có  
thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất  
01.2022  
101  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
“Đấu giá” hay “bán đấu giá” được hiểu là hình thức để cho  
người mua trả giá công khai, ai trả giá cao nhất thì được mua [14].  
Tuy nhiên khái niệm đấu giá này chỉ áp dụng với hình thức trả giá  
lên.  
thuê đất; là cơ quan thi hành án, tổ chức tín dụng trong trường  
hợp QSDĐ phải thi hành án hoặc thế chấp để thực hiện nghĩa vụ  
tại các tổ chức tín dụng. Trong ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử  
dụng đất, cho thuê đất, “người” có tài sản bán đấu giá hoặc điều  
hành việc đấu giá là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai theo quy  
định pháp luật - đại diện cho chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Cơ  
quan này được quyền quy định, xét mức giá khởi điểm, bước giá,  
xác nhận kết quả bán đấu giá, thu tiền theo kết quả bán đấu giá và  
sử dụng số tiền thu được theo quy định của Luật Ngân sách nhà  
nước. Khi tổ chức ĐGQSDĐ, Nhà nước trực tiếp tham gia vào việc  
thông báo công khai hồ sơ mời đấu giá, những nội dung có liên  
quan đến thửa đất, hình thức trả giá, kết quả đấu giá, ban hành  
quy chế đấu giá, xác định tư cách người tham gia đấu giá, giá khởi  
điểm, bước giá, hoàn thiện các giấy tờ pháp lý liên quan đến QSDĐ  
và bàn giao đất cho các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá theo quy  
định pháp luật. Có thể thấy, trong quan hệ ĐGQSDĐ, Nhà nước  
tham gia với tư cách là một chủ thể trực tiếp. Đặc điểm này của  
ĐGQSDĐ khác với đấu giá các tài sản thông thường khác.  
Nếu so sánh với hoạt động chuyển nhượng QSDĐ, có thể thấy  
vai trò của Nhà nước hẹp hơn so với hoạt động ĐGQSDĐ. Tại hoạt  
động chuyển nhượng QSDĐ, nhà nước không tham gia với tư cách  
là một chủ thể trực tiếp. Chủ thể trực tiếp là những người có QSDĐ  
hợp pháp. Việc chuyển nhượng hoàn toàn do các bên tự do thoả  
thuận, miễn không xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của  
Nhà nước cũng như của các tổ chức, cá nhận khác. Nhà nước chỉ  
đóng vai trò là người quy định trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện  
chuyển nhượng, công nhận việc chuyển nhượng giữa các bên.  
Đồng thời, trong chuyển nhượng QSDĐ không có sự cạnh tranh về  
giá, không có sự trả giá từ thấp lên cao  
Thứ ba, tiền trúng ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng  
đất, cho thuê đất được đưa vào ngân sách nhà nước. Tiền trúng  
đấu gía tài sản thông thường sẽ thuộc về người có tài sản bán đấu  
giá. Tuy nhiên, tiền trúng ĐGQSDĐ, số tiền đó không thuộc về cơ  
quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức bán đấu giá mà là một  
nguồn thu của ngân sách nhà nước. Nguồn thu này đã tạo vốn để  
đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ  
thống đường giao thông, trường học, bệnh xá, nhà trẻ, hệ thống  
thuỷ lợi, hệ thống thoát nước, hệ thống điện tại các địa phương  
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.  
Thứ tư, ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê  
đất được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật phức tạp. ĐGQSDĐ để  
giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không chỉ chịu sự  
điều chỉnh của các quy định pháp luật về đấu giá tài sản nói chung,  
mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về đất đai nói riêng. Riêng  
hệ thống các quy định về pháp luật đất đai đã bao gồm rất nhiều  
các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm Luật, Nghị định, Thông  
tư và đặc biệt là Quyết định của UBND các tỉnh, thành phố trực  
thuộc Trung ương hoặc thậm chí là các Quyết định của UBND cấp  
huyện.  
Theo quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016 thì đấu giá  
tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu  
giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật Đấu  
giá tài sản [2]. Việc trả giá cho tài sản có thể theo phương thức đặt  
giá xuống hoặc phương thức trả giá lên. Tuy nhiên, trên thực tế  
chủ yếu sẽ áp dụng trả giá cho tài sản với phương thức trả giá lên.  
Đối với ĐGQSDĐ, do QSDĐ là một loại tài sản đặc biệt, do đó  
đây là một giao dịch phát sinh trong lĩnh vực mua bán tài sản. Đối  
tượng của giao dịch được đem ra mua – bán ở đây là QSDĐ. Chủ  
thể tham gia quan hệ này gồm bên bán là cá nhân, tổ chức có  
QSDĐ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê  
đất và bên mua là cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất để  
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc sản xuất, kinh doanh.  
Trong giao dịch này, những người tham gia mua QSDĐ phải cạnh  
tranh với nhau về giá một cách công khai bắt đầu từ giá khởi điểm  
do bên bán đề xuất với phương thức trả giá lên. Người trúng đấu  
giá là người trả giá mua QSDĐ cao nhất.  
Như vậy, có thể hiểu, ĐGQSDĐ là một hình thức mua bán tài  
sản đặc biệt, được tổ chức công khai giữa một bên là cá nhân, hộ  
gia đình, tổ chức có QSDĐ hoặc cơ quan đại diện cho Nhà nước với  
tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai và một bên là các tổ chức, cá  
nhân có nhu cầu sử dụng đất [12], theo đó người muốn có được  
QSDĐ phải tham gia cạnh tranh với nhau về giá bằng cách thức trả  
giá từ thấp lên cao theo trình tự, thụ tục luật định; người trả giá  
cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm là người nhận được QSDĐ  
đấu giá.  
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả chỉ đề cập tới  
đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất chứ không đề  
cập tới việc đấu giá quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, hộ gia  
đình đã được giao đất hoặc trường hợp đấu giá QSDĐ để bảo đảm  
thực hiện nghĩa vụ trong thi hành án.  
Do đó, cần hiểu ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất,  
cho thuê đất là một hình thức mua bán tài sản đặc biệt, được tổ  
chức công khai giữa một bên là cơ quan đại diện cho Nhà nước với  
tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai và một bên là các tổ chức, cá  
nhân có nhu cầu sử dụng đất, theo đó tổ chức, cá nhân muốn có  
được giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất phải tham gia  
trả giá cạnh tranh với nhau bằng cách thức trả giá từ thấp lên cao  
theo trình tự, thụ tục luật định.  
1.2. Đặc trưng của ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng  
đất, cho thuê đất  
Thứ nhất, ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho  
thuê đất là một hình thức giao dịch tài sản đặc biệt. Tài sản đấu giá  
trong trường hợp này chính là QSDĐ. Chính tính chất đặc thù của  
đất đai, đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và tính  
chất đặc biệt của QSDĐ mà việc ĐGQSDĐ có những đặc điểm  
riêng biệt để phân biệt nó với các hình thức đấu giá tài sản khác  
hoặc các hình thức chuyển nhượng QSDĐ khác. Việc ĐGQSDĐ  
không đem đến quyền sở hữu đất cho người trúng đấu giá như đối  
với đấu giá thương mại các tài sản thông thường mà chỉ chuyển  
giao quyền sử dụng đất.  
Thứ hai, Nhà nước trực tiếp là một bên trong quan hệ ĐGQSDĐ  
để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất.  
Như đã phân tích ở trên, chủ thể có QSDĐ đưa ra đấu giá có  
thể bao gồm cá nhân, tổ chức, hộ gia đình đã được cơ quan nhà  
nước có thẩm quyền giao QSDĐ; là Nhà nước trong trường hợp  
ĐGQSDĐ để nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho  
2. VAI TRÒ CỦA ĐGQSDĐ ĐỂ GIAO ĐẤT CÓ THU TIỀN SỬ  
DỤNG ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT  
ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất  
là hoạt động có mục đích của các cơ quan Nhà nước, các tổ  
chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia quan hệ đấu giá QSDĐ.  
Việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về  
ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đã  
và sẽ tiếp tục đem lại các lợi ích cho Nhà nước và mọi người  
dân trong xã hội. Các lợi ích có thể kể đến như sau:  
Thứ nhất, ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho  
thuê đất góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Từ  
102  
01.2022  
ISSN 2734-9888  
khi QSDĐ được coi là hàng hoá đặc biệt, được tạo điều kiện  
thuận lợi để tham gia thị trường bất động sản, được đưa ra đấu  
giá thì giá trị từ QSDĐ đã góp một phần vô cùng quan trọng,  
chiếm một tỷ lệ lớn trong nguồn thu ngân sách của các địa  
phương, đặc biệt các tỉnh nghèo như các tỉnh bắc trung bộ [12].  
Thực tế ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê  
đất thời gian qua đã đưa lại một nguồn thu rất lớn cho ngân  
sách nhà nước. Nguồn thu này được sử dụng để đầu tư xây  
dựng, nâng cấp thế hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu, cũ kỹ ở các  
địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn sử dụng  
một phần để hỗ trợ cho phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu  
ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo điều  
kiện thúc đẩy kinh tế xã hội ở nhiều địa phương phát triển.  
Thứ hai, là cơ sở để Nhà nước định giá đất được sát với giá đất  
thị trường. Thực trạng khung giá đất, bảng giá đất được Nhà nước  
định giá vẫn còn có khoảng cách rất lớn so với giá đất thực tế tại  
thì trường. Do đó, việc căn cứ vào giá trúng đấu giá QSDĐ thường  
sát với giá tại thời điểm của thị trường là cơ sở quan trọng để cơ  
quan nhà nước nghiên cứu, sử dụng trong việc quy định giá khởi  
điểm cho thửa đất đưa ra đấu giá trong thời gian tiếp theo đối với  
những khu vực có điều kiện tương tự; làm cơ sở cho việc điều  
chỉnhn khung giá đất cho những năm tiếp theo.  
Thứ ba, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển.  
Thực hiện nghiêm minh pháp luật về ĐGQSDĐ để giao đất có thu  
tiền sử dụng đất, cho thuê đất sẽ góp phần tạo giá thị trường BĐS  
công khai, minh bạch, góp phần giải quyết bài toán về giá đất sát  
với giá thị trường, hạn chế tối đa được tình trạng “bong bóng bất  
động sản” bấy lâu nay. Người mua được tiếp cận thông tin để đánh  
giá đúng giá trị hàng hoá mà mình đang muốn sở hữu.  
Thứ tư, góp phần tạo ra sự minh bạch, công bằng trong  
hoạt động giao đất, cho thuê đất của Nhà nước. Trước đây, do  
Nhà nước chưa thừa nhận ĐGQSDĐ nên việc Nhà nước giao đất,  
cho thuê đất cho các tổ chức, cá nhân mang nặng tính “xin -  
cho”, gây ra nhiều bức xúc trong lòng dân. Do vậy, việc giao  
đất, cho thuê đất theo hình thức ĐGQSDĐ phần nào đã tạo ra  
công bằng, minh bạch trong hoạt động giao đất, cho thuê đất  
của Nhà nước. Các chủ thể đủ điều kiện được tự do tham gia  
đấu giá cạnh tranh, bình đẳng.  
Hình 1. Quy trình bán đấu giá tài sản nói chung  
Tuy nhiên, do những đặc trưng của ĐGQSDĐ để giao đất có  
thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đã nêu trên, do đó, quy trình  
đấu giá ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất  
cũng có những điểm khác biệt. Cụ thể như sau:  
Tóm lại, ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho  
thuê đất là phương thức phân phối đất đai đặc biệt của Nhà  
nước. Khác với giao đất đất theo cách thức thông thường, với  
hình thức đấu giá, các chủ thể có nhu cầu sử dụng đất phải  
tham gia đấu giá công khai với những người khác và người nào  
trả giá cao nhất là người được nhận quyền sử dụng đất. Có  
nhiều mục đích được đặt ra khi lựa chọn phương thức chuyển  
quyền sử dụng đất thông qua đấu giá, nhưng mục đích thường  
được hướng tới là nhằm đưa tài sản tiếp cận với người có nhu  
cầu thực sự, nhằm phát huy cao giá trị của tài sản hàng hóa đặc  
biệt đó là QSDĐ. Việc đưa QSDĐ vào đấu giá là một bước tiến  
trong hoạt động giao, cho thuê đất của Nhà nước. Thông qua  
đó, góp phần làm giảm đầu cơ đất đai, tạo ra sự cạnh tranh  
lành mạnh giữa các chủ thể tham gia đấu giá, huy động tối đa  
nguồn vốn cho ngân sách.  
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÒN TỒN TẠI TRONG  
ĐGQSDĐ ĐỂ GIAO ĐẤT CÓ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHO  
THUÊ ĐẤT  
Về cơ bản, quy trình bán đấu giá quyền sử dụng đất tuân  
thủ theo quy trình bán đấu giá tài sản nói chung được quy định  
tại Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Quy trình chung của đấu giá  
tài sản được thể hiện tại hình sau:  
Hình 2. Quy trình ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất  
01.2022  
103  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
Điểm khác nhau cơ bản đó là việc thực hiện xét duyệt điều  
kiện tham gia đấu giá rất chặt chẽ, việc niêm yết cũng được  
tiến hành chi tiết, tỉ mỉ với nhiều địa điểm niêm yết và nhiều  
phương tiện niêm yết. Ngoài ra, cơ quan thực hiện đấu giá sẽ  
không tiến hành việc ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá,  
mà tiến hành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu  
giá và ra quyết định giao đất, cho thuê đất. Đồng thời với việc  
không ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá, nghĩa vụ nộp  
tiền của người trúng đấu giá sẽ thực hiện theo quy định chung  
của nhà nước.  
Hai là, vấn đề nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sau khi  
có quyết định công nhận kết quả trúng ĐGQSDĐ.  
Về nguyên tắc chung, việc nộp khoản tiền trúng đấu giá  
(giá trị tài sản đã mua) sẽ được thoả thuận tại hợp đồng mua  
bán tài sản đấu giá. Tuy nhiên, bởi tài sản là quyền sử dụng đất  
có các quy định đặc thù riêng biệt như đã phân tích ở trên, do  
đó việc nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sau khi có quyết  
định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất sẽ  
thực hiện theo quy định của pháp luật chứ không trên cơ sở  
thoả thuận.  
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện trên thực tế, các quy  
định về ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê  
đất còn bộc lộ một số điểm còn tồn tại. Cụ thể như sau:  
Theo quy định tại 4 Điều 14 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP  
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ quy định về thu tiền  
sử dụng đất thì:  
Một là, vấn đề việc xác định giá khởi điểm của thửa đất  
đấu giá.  
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Thông báo của cơ  
quan thuế, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất  
theo Thông báo.  
b) Trong vòng 60 ngày tiếp theo, người sử dụng đất phải  
nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo Thông báo.  
c) Quá thời hạn quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này,  
người sử dụng đất chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất theo Thông  
báo thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo  
mức quy định của pháp luật về quản lý thuế trừ trường hợp có  
đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất đối với những trường hợp được  
ghi nợ” [3].  
Mặc dù Nghị định số 45/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể  
từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, tuy nhiên rất nhiều địa phương  
đã không thực hiện theo quy định nêu trên.  
Ví dụ, tại Hà Nội, theo Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND  
(nay được thay thế bởi Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày  
18/11/2020) có quy định “Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày  
nhận được thông báo của đơn vị tổ chức việc đấu giá quyền sử  
dụng đất, người trúng đấu giá có trách nhiệm nộp tiền sử dụng  
đất hoặc tiền thuê đất theo quy định” [7]. Mặc dù nội dung này  
không đúng với Nghị định số 45/2014/NĐ-CP nhưng việc nộp  
tiền theo quy định này được áp dụng tới khi có Quyết định  
27/2020/QĐ-UBND ngày 18/11/2020 thay thế. Như vậy xuyên  
suốt thời gian từ 2017 tới trước ngày Quyết định 27/2020/QĐ-  
UBND ngày 18/11/2020 có hiệu lực, việc nộp tiền là không phù  
hợp với Nghị định số 45/2014/NĐ-CP.  
Hay tại Thái Bình, theo Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND  
ngày 11/6/2019 quy định về đấu giá quyền sử dụng đất thì tại  
Điều 9 quy định: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thông  
báo nộp tiền của cơ quan thuế, người trúng đấu giá phải nộp  
100% số tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất vào ngân sách  
nhà nước” [11]. Mặc dù ban hành vào năm 2019 nhưng quy  
định trên cũng trái với Nghị định số 45/2014/NĐ-CP.  
Như vậy, có thể thấy việc áp dụng các quy định liên quan  
tới thời hạn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sau khi có  
quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất  
tiếp tục là một vấn đề chưa được áp dụng thống nhất.  
Ngoài ra, trong thực tiễn, việc để thời gian nộp tiền sử dụng  
đất quá dài như đối với quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-  
CP làm cho hiện tượng “cò đất” trở nên phổ biến hơn. Bởi nếu  
là người có nhu cầu mua thật, theo tâm lý chung việc chuẩn bị  
số tiền tương ứng để nộp là đã được dự trù trước nên việc kéo  
dài thời gian nộp không mang lại nhiều ý nghĩa. Ngược lại, nếu  
là các đối tượng “cò đất” thì sẽ có xu hướng chậm nộp hoặc  
càng kéo dài thời gian nộp càng tốt để thổi giá rồi chuyển  
nhượng lại thửa đất đã trúng đấu giá.  
Để thực hiện ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất,  
cho thuê đất, Nhà nước là chủ thể xác định giá khởi điểm của  
thửa đất đấu giá. Căn cứ Điều 9 Thông tư liên tịch số  
14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04 tháng 4 năm 2015 của Bộ  
Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tư pháp quy định về tổ chức  
đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất  
hoặc cho thuê đất thì việc xác định và phê duyệt giá khởi điểm  
của thửa đất đấu giá được xác định như sau: “Căn cứ quyết  
định đấu giá quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường  
tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm của thửa đất đấu  
giá (gồm giá đất, hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với đất nếu  
có) theo quy định của pháp luật và trình Ủy ban nhân dân tỉnh,  
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban  
nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt” [6]. Như vậy, thẩm quyền tổ  
chức xác định và thực hiện việc xác định giá khởi điểm của thửa  
đất đấu giá thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường.  
Tuy nhiên, trước đây, tại Thông tư số 02/2015/TT-BTC sửa  
đổi, bổ sung Thông tư số 48/2012/TT-BTC hướng dẫn việc xác  
định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá  
quyền sử dụng đất của Bộ Tài chính lại quy định cơ quan tham  
mưu về xác định giá khởi điểm là Sở Tài chính, còn thẩm quyền  
phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất là Chủ  
tịch UBND cấp tỉnh và được ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài  
chính hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện. Mặc dù hiện tại Thông tư  
số 02/2015/TT-BTC và Thông tư số 48/2012/TT-BTC đã được  
thay thế bởi Thông tư số 48/2017/TT-BTC [5], tuy nhiên hệ quả  
kéo dài làm cho các văn bản của chính quyền địa phương vẫn  
bị ảnh hưởng và gây thiếu thống nhất trong việc xác định cơ  
quan có trách nhiệm trong việc xác định giá khởi điểm. Ví dụ,  
tại Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 26/3/2020 của UBND  
tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định về đấu giá quyền sử  
dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc  
cho thuê đất trên địa bàn tỉnh, Điều 13 quy định về giá khởi  
điểm và bước giá đấu giá quyền sử dụng đất thì đơn vị tổ chức  
thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất có văn bản đề nghị  
Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài chính để trình UBND  
tỉnh quyết định phê duyệt [9]. Hay tại Quyết định số  
38/2019/QĐ-UBND ngày 18/10/2019 về việc ban hành quy định  
về đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền  
sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình,  
Điều 10 quy định đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền  
sử dụng đất có văn bản đề nghị cả Sở Tài nguyên và Môi trường  
và Sở Tài chính để trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt [10].  
Điều này thể hiện sự thiếu thống nhất trong việc thực hiện  
các quy định của pháp luật liên quan tới việc xác định giá khởi  
điểm của thửa đất đấu giá.  
Bên cạnh đó, tinh thần của Điều 14 Nghị định 45/2014/NĐ-  
CP quy định về việc nộp tiền sử dụng đất với trường hợp xin  
104  
01.2022  
ISSN 2734-9888  
cấp Giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất nói chung.  
Với đấu giá quyền sử dụng đất là trường hợp đặc biệt. Chính vì  
vậy, nên chăng cần quy định việc nộp tiền sử dụng đất, tiền  
thuê đất sau khi có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá  
quyền sử dụng đất là trường hợp riêng.  
Cùng với đó, hiện nay Khoản 4 Điều 14 Nghị định  
45/2014/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định số  
126/2020/NĐ-CP theo hướng giảm thời gian nộp tiền đặt trước.  
Do đó, cần sửa đổi các quy định liên quan để phù hợp với quy  
định mới này.  
chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;  
đất đai và các loại tài nguyên khác. Như vậy, việc đấu giá quyền  
sử dụng đất để giao đất phải đăng tải thông tin trên Trang  
thông tin điện tử về tài sản công là yêu cầu bắt buộc.  
Vấn đề đặt ra, do Cục Quản lý công sản đã bàn giao nhiệm  
vụ Bộ giao cho Thời báo Tài chính Việt Nam thực hiện (Theo  
Quyết định số 868/QĐ- BTC ngày 29/04/2021 của Bộ trưởng Bộ  
Tài chính về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai  
thác và phát triển Trang Thông tin điện tử về tài sản Nhà nước  
04/11/2021, thực hiện thu giá dịch vụ đăng tin thông báo đấu  
giá, đấu thầu và niêm yết, hàng hóa tồn đọng trên trang Thông  
tin điện tử về Tài sản nhà nước.  
Mục đích đăng tải thông tin để đảm bảo tính minh  
bạch nhưng khi yêu cầu đăng tải quá nhiều và lại thu tiền (Như  
với trang thông tin của Cục Quản lý công sản) thực sự là không  
cần thiết, gây phức tạp cho quy trình bán đấu giá. Các phi chí  
đăng tải này cũng do tổ chức bán đấu giá tài sản chi trả được  
tính trọn gói trong chi phí bán đấu giá theo quy định tại Thông  
tư số 45/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài  
chính quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo quy  
định tại Luật Đấu giá tài sản và Thông tư số 48/2017/TT-BTC  
ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài  
chính trong hoạt động đấu giá tài sản, nên một phần tăng  
thêm gánh nặng và chi phí của doanh nghiệp.  
Ba là, về vấn đề niêm yết, đăng tải thông báo bán đấu giá.  
Nguyên tắc chung của bán đấu giá là: công khai, minh bạch.  
Điều 451 BLDS 2015 quy định “Việc bán đấu giá tài sản phải  
đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo  
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực  
hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản”. Khoản  
1 Điều 117 Luật đất đai 2013 cũng chỉ ra “Đấu giá quyền sử  
dụng đất được thực hiện công khai, liên tục, khách quan, trung  
thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên  
tham gia” [1]. Khoản 2 Điều 6 Luật đấu giá tài sản năm 2016  
cũng quy định nguyên tắc đấu giá tài sản phải đảm bảo “tính  
độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách  
quan” [2].  
Cụ thể hoá các nguyên tắc này, Luật đấu giá tài sản năm  
2016 đã quy định rất chi tiết về việc thông báo công khai về  
việc bán đấu giá tài sản. Đối với đấu giá quyền sử dụng đất, tổ  
chức bán đấu giá tài sản phải phải niêm yết việc đấu giá tài sản  
tại trụ sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và Ủy ban  
nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất là 15 ngày  
trước ngày mở cuộc đấu giá. Đối với trường hợp niêm yết tại Ủy  
ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá thì tổ chức  
đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết hoặc lập  
văn bản có xác nhận về việc niêm yết của Ủy ban nhân dân cấp  
xã. Ngoài ra, tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai ít  
nhất hai lần trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc  
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá và  
trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản; mỗi  
lần thông báo công khai cách nhau ít nhất 02 ngày làm việc [2].  
Hiện nay, trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá  
tài sản của Bộ Tư pháp đã hoàn thiện (địa chỉ:  
phải đăng tải theo quy định. Ngoài ra, các địa phương còn yêu  
cầu phải đăng tải thông báo bán đấu giá qua hệ thống truyền  
thanh của địa phương. Nhiều địa phương còn yêu cầu đăng tải  
trên trang của Sở Tài nguyên và Môi trường, trang thông tin  
của Trung tâm phát triển quỹ đất… Rõ ràng, việc niêm yết các  
thông báo đã rất công khai, minh bạch.  
Bốn là, về thời gian bán hồ sơ ĐGQSDĐ và thu tiền đặt  
trước  
Theo quy định của Luật đấu giá tài sản thì tổ chức đấu giá  
tài sản bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia  
đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc  
đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày.  
Đồng thời, tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền đặt trước  
của người tham gia đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc  
trước ngày mở cuộc đấu giá.  
Các quy định trên đã làm phát sinh một số vấn đề sau đây:  
- Việc bán và thu hồ sơ tham gia đấu giá cho đến trước  
ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày mà không phải là 02 ngày làm  
việc dẫn tới hệ quả nhiều trường hợp thời gian để tổ chức đấu  
giá tài sản quá gấp, số lượng hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá  
quá nhiều dễ dẫn tới sai sót. Ví dụ, nếu tổ chức phiên đấu giá  
vào thứ Ba, tổ chức bán đấu giá phải bán hồ sơ tới hết thứ Bảy  
của tuần liền trước. Như vậy chỉ còn ngày thứ Hai để hoàn thiện  
các thủ tục, cùng với đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá  
quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét duyệt  
điều kiện tham gia đấu giá theo quy định. Thời gian như vậy là  
rất gấp, nếu số lượng hồ sơ tham gia đấu giá lớn sẽ gây ảnh  
hưởng tới việc xử lý hồ sơ.  
Tuy nhiên hiện nay, ngoài việc thực hiện đăng thông tin  
nêu trên, Bộ Tài chính có văn bản số 12006/BTC-QLCS về việc  
đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo khi thực  
hiện bán tài sản công, sử dụng tài sản công vào mục đích cho  
thuê, liên doanh, liên kết; mua sắm tài sản công theo phương  
thức tập trung phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin  
điện tử về tài sản công. Theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng  
Tài sản công thì Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân  
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao  
gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ  
công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn  
vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công  
cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công  
tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài  
- Với thời gian thu tiền đặt trước, tổ chức đấu giá tài sản chỉ  
được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời  
hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá. Quy định này  
dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau.  
Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải thu tiền đặt trước trước  
ngày tổ chức phiên đấu giá 03 ngày làm việc liền kề và thu đủ  
03 ngày làm việc. Quan điểm này dẫn tới hệ quả thời gian nộp  
hồ sơ kết thúc trước 02 ngày tổ chức phiên nhưng thời gian  
nộp tiền đặt trước mới bắt đầu, làm việc nộp hồ sơ và nộp tiền  
đặt trước lệch nhau, khiến việc xác định cá nhân, tổ chức đủ  
điều kiện tham gia đấu giá hay không trở nên phức tạp hơn,  
đặc biệt trong trường hợp có nhiều hồ sơ đăng kí tham gia.  
Việc hiểu theo quan điểm này còn làm ác mốc có sự giao thoa  
lẫn nhau, khiến nhiều cá nhân tham gia đấu giá bị nhầm lẫn.  
01.2022  
105  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ cần thu trước ngày tổ chức  
phiên đấu giá trong phạm vi 03 ngày làm việc trước khi mở  
phiên đấu giá là hợp lệ, tức là có thể lựa chọn 02 hoặc 01 ngày  
làm việc. Nhiều đơn vị lựa chọn chỉ thu tiền đặt trước trong 02  
ngày hoặc 01 ngày để khớp với thời gian bán và thu hồ sơ. Việc  
này sẽ thuận tiện hơn cho tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền  
sử dụng đất và tổ chức bán đấu giá nhưng dường như lại hạn  
chế thời hạn nộp tiền của người tham gia đấu giá.  
Vì vậy, nên quy định các mốc thời gian này nên kết thúc  
cùng nhau và kết thúc trước khi tổ chức phiên đấu giá 02 ngày  
làm việc để tổ chức bán đấu giá và đơn vị tổ chức thực hiện việc  
đấu giá quyền sử dụng đất có thời gian trong việc rà soát hồ sơ,  
đồng thời tránh việc người tham gia đấu giá bị nhầm lẫn các  
mốc thời gian.  
cho cá nhân, hộ gia đình khi thửa đất đó không có người tham  
gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá  
hoặc đấu giá ít nhất hai lần nhưng không thành. Vấn đề này  
hiện nay có nhiều ý kiến đề nghị cần phải sửa đổi quy định này  
cho phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Bởi quy  
định như trên là chưa phù hợp với xu thế phát triển chung của  
xã hôi. Với những tài sản đặc biệt như tài sản nhà nước, quyền  
sử dụng đất cần phải thông quá đấu giá để hạn chế những sự  
“lạm quyền” của một số cá nhân, làm thiệt hại đến lợi ích của  
Nhà nước, của nhân dân. Quy định này, nếu không có sự quản  
lý chặt chẽ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc  
tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức đấu giá thì sẽ có trường hợp từ  
chối nhận hồ sơ của người đăng ký tham gia đấu giá quyền sử  
dụng đất với nhiều lý do khác nhau, từ đó tạo ra lý do không có  
người nộp hồ sơ để thực hiện việc giao đất, do đó đã vô tình  
tiếp tay cho những người lợi dụng chính sách của Nhà nước khi  
thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất “cấu kết” với giới đầu  
cơ đất đai để trục lợi. Mục tiêu tăng nguồn thu cho ngân sách  
nhà nước thông qua đấu giá quyền sử dụng đất khó đạt được  
[13].  
Năm là, về việc chỉ có một người tham gia đấu giá  
Theo quy định của tại Khoản 2, Điều 5 Luật Đấu giá tài sản  
thì “Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở  
lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được  
quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của  
Luật này” [2]. Có nghĩa, để cuộc đấu giá tài sản diễn ra, điều  
kiện về chủ thể là phải có từ hai người trở lên tham gia đấu giá.  
Quá trình đấu giá, đối với phương thức trả giá lên, người tham  
gia đấu giá trả giá từ thấp lên cao cho đến khi xác định được  
người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm; đối với phương  
thức đặt giá xuống thì đấu giá viên đặt giá từ cao xuống thấp  
cho đến khi xác định được người chấp nhận mức giá do đấu giá  
viên đưa ra.  
Cùng với đó, việc giao đất trong trường hợp trên đặt ra vấn  
đề là khi thực hiện việc giao đất, cho thuê đất là căn cứ vào giá  
nào? Là giá khởi điểm của giá định lần đầu hay giá khởi điểm  
của phiên đấu giá lần hai? Hiện nay, Luật Bán đấu giá tài sản  
chưa có hướng dẫn cụ thể nên mỗi địa phương có một cách  
làm khác nhau không thống nhất.  
Sáu là, vấn đề về thù lao cho tổ chức bán đấu giá.  
Tuy nhiên, không phải các cuộc đấu giá đều có từ hai người  
tham gia. Để giải quyết trong trường hợp này, tại Điều 49 Luật  
Đấu giá tài sản quy định “Việc đấu giá tài sản trong trường hợp  
chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia  
đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá chỉ được  
tiến hành sau khi đã tổ chức cuộc đấu giá lần đầu nhưng không  
thành” [2].  
Nguyên tắc chung, tất cả tài sản đưa ra đấu giá đều áp dụng  
theo quy định này, song có một số tài sản do có vị trí, vai trò đặc  
biệt, quan trọng nên Luật Đấu giá tài sản quy định không đưa loại  
tài sản này ra để đấu giá trong trường hợp chỉ có một người tham  
gia đấu giá. Điều 59 Luật Đấu giá tài sản quy định: “Việc đấu giá tài  
sản trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá,  
một người tham gia đấu giá, một người trả giá quy định tại Điều 49  
của Luật Đấu giá tài sản không áp dụng đối với các tài sản sau đây:  
Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng  
tài sản nhà nước; quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu  
tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất  
đai” [2].  
Trên thực tế, trong một Hợp đồng dịch vụ đấu giá, cơ quan  
nhà nước thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp có thể yêu  
cầu tổ chức đấu giá tài sản bán đấu giá đến hàng trăm thửa đất,  
nếu không đấu giá thành hết một đợt có thể phải tổ chức  
thành rất nhiều cuộc đấu giá khác nhau cho tới khi thực hiện  
đấu giá thành công tất cả các thửa đất. Có thể một hợp đồng  
dịch vụ nhưng tổ chức tới 10 cuộc đấu giá để hoàn thành. Mỗi  
lần tổ chức, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp lại phải làm lại  
các bước như xây dựng hồ sơ, đăng thông tin công khai, niêm  
yết, in ấn hồ sơ, đi lại, bố trí nhân sự bán, thu hồ sơ, thuê hội  
trường tổ chức và các công việc liên quan khác. Tuy nhiên,  
Thông tư số 45/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 và  
Thông tư số 108/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 45/2017/TT-BTC  
của Bộ Tài chính quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản  
theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản quy định mức thù lao tối  
đa với 01 hợp đồng không vượt quá 400.000.000 đồng/01 Hợp  
đồng. Như vậy dù tổ chức nhiều cuộc đấu giá thì thù lao tối đa  
của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp vẫn chỉ là 400.000.000  
đồng. Điều này khiến cho nhiều tổ chức bán đấu giá chuyên  
nghiệp băn khoăn, chưa tạo được động lực để tổ chức bán đấu  
giá chuyên nghiệp phát huy hết khả năng của mình. Đây cũng  
là kiến nghị rất cấp thiết mà Hội Đấu giá viên Thành phố Hà Nội  
đã có văn bản đề nghị Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính xem xét,  
sửa đổi.  
Như vậy, đối với quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất  
có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất là không áp dụng trường  
hợp khi có một người tham gia đấu giá. Quy định này với mục  
đích nhằm hạn chế việc thông đồng, lợi dụng chức vụ, quyền  
hạn thông qua đấu giá quyền sử dụng đất làm lợi bất chính cho  
cá nhân.  
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013  
quy định: “Trường hợp đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất  
theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người tham  
gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá  
hoặc đấu giá ít nhất hai lần nhưng không thành thì Nhà nước  
thực hiện việc giao đất, cho thuê đất không phải đấu giá quyền  
sử dụng đất”[1].  
4. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐGQSDĐ  
ĐỂ GIAO ĐẤT CÓ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT  
Các vấn đề pháp lý nêu trên cần sớm được khắc phục để  
việc ĐGQSDĐ giiao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất  
thực sự mang lại hiệu quả hơn nữa. Nhóm tác giả đề xuất một  
số các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐGQSDĐ để giao đất  
có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất như sau:  
Căn cứ vào quy định trên của Luật Đất đai năm 2013, thời  
gian qua có rất nhiều địa phương đã thực hiện việc giao đất  
Thứ nhất, bởi tầm quan trọng của ĐGQSDĐ để giao đất có  
thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất nên cần sớm ban hành Nghị  
106  
01.2022  
ISSN 2734-9888  
định của Chính phủ để quy định thống nhất về ĐGQSDĐ để  
giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Chính sự đặc  
biệt về đối tượng quyền sử dụng đất, về hệ thống các văn bản  
điều chỉnh cũng như việc áp dụng thiếu thống nhất giữa các  
địa phương, việc cần có một Nghị định là điều hết sức cần thiết.  
Thứ hai, cần sớm thống nhất quy định về xác định giá khởi  
điểm, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan đầu mối để áp dụng  
thống nhất trong phạm vi cả nước. Vấn đề này cũng đã được đề  
cập tại Chỉ thị 40/CT-TTg ngày ngày 02/11/2020 của Thủ tướng  
Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối  
với hoạt động đấu giá tài sản. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ  
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa  
phương nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về việc xác định giá  
để làm giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất, đảm bảo giá  
khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp tình hình thực  
tiễn, điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời hướng  
dẫn UBND các cấp trong việc thực hiện quy trình, quy chuẩn tổ  
chức định giá, xác định giá khởi điểm tài sản đấu giá là quyền  
sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền theo  
đúng quy định của pháp luật.  
bảo quyền lợi cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, thúc đẩy  
khả năng của các tổ chức này.  
5. KẾT LUẬN  
ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất  
đã góp phần vào việc nâng cao sự ổn định, minh bạch trong  
hoạt động giao đất, cho thuê đất, là cơ sở để Nhà nước tham  
khảo xác định giá trị thực của đất đai cũng như giúp Nhà nước  
huy động nguồn thu ngân sách. Các giải pháp về pháp luật nêu  
trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của ĐGQSDĐ để giao đất  
có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, giúp ĐGQSDĐ để giao  
đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất phát huy hơn nữa vai  
trò của mình.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Quốc Hội, Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;  
2. Quốc hội, Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2016;  
3. Chính phủ, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất  
ngày 15 tháng 5 năm 2014  
4. Bộ Tài chính, Thông tư số 45/2017/TT-BTC quy định khung thù lao dịch vụ đấu  
giá tài sản theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản ngày 12 tháng 5 năm 2017;  
5. Bộ Tài chính, Thông tư số 48/2017/TT-BTC quy định chế độ tài chính trong  
hoạt động đấu giá tài sản về thu lao của tổ chức bán đấu giá tài chuyên nghiệp ngày  
15 tháng 5 năm 2017;  
Thứ ba, sửa đổi quy định liên quan tới nộp tiền trúng đấu  
giá quyền sử dụng đất theo hướng tách biệt đây là trường hợp  
đặc biệt, đồng thời các địa phương cần sửa đổi theo định  
hướng của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Cần giới hạn 01 mốc  
thời gian, tránh việc kéo dài theo. Trường hợp người trúng đấu  
giá không nộp tiền trúng đấu giá thì huỷ kết quả trúng đấu giá  
để sớm thực hiện việc đấu giá lại.  
6. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-  
BTNMT-BTP quy định về tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử  
dụng đất hoặc cho thuê đất ngày 04 tháng 4 năm 2015;  
7. UBND TP Hà Nội, Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND ngày 24 tháng 2 năm 2017  
ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất  
hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;  
8. UBND TP Hà Nội, Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm  
2020 ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử  
dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;  
9. UBND tỉnh Bắc Ninh, Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 26/3/2020 của  
UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà  
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh  
10. UBND tỉnh Ninh Bình, Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND ngày 18/10/2019 về  
việc ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu  
tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.  
11. UBND tỉnh Thái Bình, Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 11/6/2019 quy  
định về đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất  
hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh;  
12. Trần Tiến Hải (2015), Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các  
tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học.  
13. Trần Tiến Hải (2019), “Những bất cập khi cuộc đấu giá chỉ có một người tham  
gia”, Trang điện tử Sở Tư Pháp Quảng Bình truy cập tại địa chỉ  
nguoi-tham-gia.htm.  
Thứ tư, sửa các quy định liên quan tới việc niêm yết, đăng  
tải thông báo bán đấu giá theo hướng thống nhất đầu mối  
quản lý. Hiện nay đã có trang thông tin của Bộ Tư pháp về đấu  
giá, nên việc đăng thông tin lên trang tài sản công và thu giá là  
điều không cần thiết.  
Thứ năm, nên quy định thống nhất các mốc thu hồ sơ và  
thu tiền đặt trước. Nên quy định theo hướng: tổ chức đấu giá  
tài sản bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia  
đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc  
đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày  
làm việc. Đồng thời, tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền  
đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 03 ngày  
làm việc liên tục và trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày làm  
việc. Điều này sẽ thống nhất thời điểm chốt lại hồ sơ là trước  
cuộc đấu giá 02 ngày làm việc, tạo điều kiện về thời gian cho tổ  
chức bán đấu giá chuyên nghiệp và đơn vị được giao nhiệm vụ  
tổ chức ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê  
đất thực hiện trình tự còn lại.  
Thứ sáu, quy định chi tiết các tiêu chí việc giao đất trong  
trường hợp đấu giá mà không có người tham gia hoặc trường  
hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít  
nhất hai lần nhưng không thành thì Nhà nước thực hiện việc  
giao đất, cho thuê đất không phải đấu giá quyền sử dụng đất,  
đặc biệt các quy định về việc xác định giá đất khi giao trong  
trường hợp này.  
14. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.  
Thứ bảy, xem xét sửa đổi Thông tư số 45/2017/TT-BTC ngày  
12 tháng 5 năm 2017 và và Thông tư số 108/2020/TT-BTC của  
Bộ Tài chính quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản  
theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản và Thông tư số  
48/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính  
quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản về  
thu lao của tổ chức bán đấu giá tài chuyên nghiệp. Việc sửa đổi  
theo hướng giới hạn tối đa thù lao trên cuộc đấu giá, để đảm  
01.2022  
107  
ISSN 2734-9888  
pdf 7 trang Thùy Anh 4760
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề pháp lý còn tồn tại về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_phap_ly_con_ton_tai_ve_dau_gia_quyen_su_dung_d.pdf