Một số bất cập trong hoạt động trực tiếp thi hành bản án, quyết định của thừa phát lại
MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG HOẠT ĐỘNG TRỰC TIẾP
THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA THỪA PHÁT LẠI
NGUYỄN VINH HƯNG* – NGUYỄN HOÀNG VIỆT**
Trước sự khó khăn, phức tạp của thi hành án dân sự, chế định pháp luật về Thừa phát
lại đã được khôi phục nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của hoạt động thi hành án dân
sự. Tuy nhiên, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Thừa phát lại là trực tiếp
thi hành bản án, quyết định lại đang gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế do vướng mắc từ
các quy định của pháp luật. Bài viết nghiên cứu về thực trạng hoạt động thi hành bản
án, quyết định của Thừa phát lại, từ đó chỉ rõ những bất cập và đề xuất một số kiến nghị.
Từ khóa: Thừa phát lại, thi hành án dân sự, thủ tục, tranh chấp dân sự, Tòa án.
Ngày nhận bài: 31/7/2021; Biên tập xong: 15/8/2021; Duyệt đăng: 17/8/2021
To face the difficulty and complexity of civil judgment enforcement, the legal
framework of Huissier has been re-enacted to support and improve the efficiency of
that activities. However, one of the important tasks of Huissier, which is to directly
execute judgments and decisions, still faces many difficulties and limitations due
to obstacles from legal regulations. The article studies the actual situation of direct
execution of judgments, decisions of the Huissier, then points out the shortcomings
and proposes some recommendations.
Keywords: Huissier, enforcement of civil judgments, procedure, civil dispute, the Court.
hi được thực dân Pháp mang vào áp và chưa thật sự hợp lý. Vì thế, việc nghiên cứu
dụng tại Việt Nam, “thi hành án văn
có hiệu lực pháp luật” được xác định
về thực tiễn các khó khăn, phức tạp trong quá
trình trực tiếp thi hành bản án, quyết định của
Thừa phát lại hiện nay càng trở nên cần thiết
và quan trọng hơn.
1. Bất cập trong hoạt động trực tiếp thi
hành bản án, quyết định của Thừa phát lại
hiện nay
Thi hành án dân sự luôn là quá trình khó
khăn, phức tạp và quá trình tổ chức thi hành
án thường tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự nên
cóthểphátsinhnhiềuhậuquảđặcbiệtnghiêm
trọng. Thậm chí ngay đối với Chấp hành viên
là người được quyền đại diện cho Nhà nước
trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự
cũng luôn cần có những biện pháp nghiệp vụ
hay các công cụ hỗ trợ cần thiết thì mới có thể
tiến hành tổ chức thi hành án3. Không những
K
là một trong những quyền hạn rất quan trọng
của Thừa phát lại1. Còn hiện nay, với quyền
hạn trực tiếp là tổ chức thi hành các bản án,
quyết định, Thừa phát lại đã góp phần hỗ trợ
đắc lực cho cơ quan Thi hành án dân sự và
nhanh chóng, kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp cho các đương sự. Tuy vậy, sau một
thời gian triển khai thực hiện, hiệu quả từ hoạt
động tổ chức thi hành bản án, quyết định của
Thừa phát lại vẫn chưa đáp ứng với kỳ vọng.
Trên thực tế, đây cũng là hoạt động kém hiệu
quả và ít khi được Thừa phát lại thực hiện2.
Trong đó, một trong những nguyên nhân làm
cho hoạt động thi hành bản án, quyết định
của Thừa phát lại không đạt được hiệu quả
chính là các quy định pháp luật điều chỉnh
vẫn đang tồn tại khá nhiều hạn chế, bất cập vậy, Chấp hành viên còn luôn nhận được sự
1ꢀ Học viện Tư pháp, Giáo trình Kỹ năng thi hành án * Tiến sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
dân sự, Phần chung, (2010), Nxb. Tư pháp, tr. 13.
** Học viên lớp K9LKT01, Đại học Công nghệ và Quản
2ꢀ Bộ Tư pháp, Vì sao Thừa phát lại ít tổ chức thi hành lý Hữu Nghị
án, ngày truy cập 15/7/2021, nguồn truy cập: hꢀps:// 3ꢀ Điều 74Nghịđịnh số 62/2015/NĐ-CPngày 18/7/2015
moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/thuaphatlai/Pages/kinh- của Chính phủ về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
nghiem-thao-luan.aspx?ItemID=13.
hành một số điều của luật Thi hành án dân sự”.
44 Khoa học Kiểm sát
Số 04 - 2021
NGUYỄN VINH HƯNG – NGUYỄN HOÀNG VIỆT
hỗ trợ, phối hợp của rất nhiều lực lượng như:
Ngoài ra, một bất cập lớn trong hoạt động
Công an, chính quyền địa phương hay từ các tổ chức thi hành bản án, quyết định của Thừa
tổ chức, cá nhân khác... Còn đối với Thừa phát lại hiện nay chính là việc pháp luật hiện
phát lại, đây lại là tổ chức thi hành án dân sự hành không cho phép Thừa phát lại được
do tư nhân được phép thành lập và tổ chức quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi
hoạt động. Vì thế, sự quan tâm, hỗ trợ của hành án và triển khai kế hoạch cưỡng chế thi
các cơ quan nhà nước hay quyền hạn được hành án7. Nói cách khác, Thừa phát lại mặc
phép thực hiện trong suốt quá trình tổ chức dù được quyền tổ chức thi hành bản án, quyết
thi hành án của Thừa phát lại thường rất hạn
chế. Có thể do e ngại hoạt động trực tiếp thi
hành bản án, quyết định là hoạt động rất khó
khăn, phức tạp và dễ phát sinh nhiều hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng nên mặc dù pháp luật
quy định cho phép Thừa phát lại được quyền
“tổ chức thi hành các bản án, quyết định của
Tòa án theo yêu cầu của đương sự”4 nhưng
quyền hạn của Thừa phát lại có được trong
quá trình thi hành án luôn hạn chế hơn Chấp
hành viên5. Điển hình trong đó, khá nhiều
quyền hạn quan trọng của Chấp hành viên
mà Thừa phát lại không có được như: Áp
dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện
pháp cưỡng chế thi hành án; Sử dụng công cụ
hỗ trợ trong khi thi hành công vụ; Xử phạt vi
phạm hành chính; Yêu cầu Tòa án xác định,
phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án;
Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu;
Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có
quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm
giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản
để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản;
yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến
tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán
đấu giá tài sản…6 Việc ít nhận được sự hỗ trợ
và không có đủ quyền hạn cần thiết để tổ chức
thi hành án đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả của hoạt động tổ chức thi hành bản án,
quyết định do Thừa phát lại thực hiện. Vì vậy,
đây cũng chính là một trong những nguyên
nhân quan trọng làm cho Thừa phát lại gặp
rất nhiều khó khăn, hạn chế khi tổ chức thi
hành bản án, quyết định.
định nhưng lại không được quyền áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thi hành án và triển
khai kế hoạch tổ chức thi hành án quy định
tại Điều 71 và Điều 72 của Luật Thi hành án
dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Do đó, Thừa phát lại chỉ có thể tìm cách vận
động, thuyết phục người phải thi hành án
thực hiện theo nội dung của bản án, quyết
định. Điều này khá phi lý vì trên thực tế, nếu
như người phải thi hành án tự nguyện thực
hiện theo nội dung của bản án, quyết định
thì có lẽ người được thi hành án cũng không
phải mất thêm chi phí để thuê Thừa phát lại
tiến hành tổ chức thi hành bản án, quyết định.
Thậm chí, việc không được quyền áp dụng
các biện pháp cưỡng chế cũng làm cho Thừa
phát lại giảm bớt uy thế và không có đủ các
quyền hạn cần thiết để có thể tổ chức thi hành
bản án, quyết định theo yêu cầu của đương
sự. Trên thực tế, khác với quy định của Nghị
định số 08/2020/NĐ-CP hiện nay, trong các
quy định trước đây tại Nghị định số 61/2009/
NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP thì
Thừa phát lại được quyền áp dụng các biện
pháp cưỡng chế để tổ chức thi hành bản án,
quyết định8. Có thể Thừa phát lại không phải
là tổ chức do Nhà nước thành lập và để giảm
thiểu những rủi ro, nguy hại, phức tạp từ hoạt
động tổ chức thi hành bản án, quyết định do
Thừa phát lại tiến hành nên Nghị định số
08/2020/NĐ-CP đã bỏ quy định cho phép
Thừa phát lại áp dụng các biện pháp cưỡng
7ꢀ Điểm a khoản 2 Điều 52 Nghị định số 08/2020/NĐ-
CP, tlđd.
4ꢀ Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 8ꢀ Điều 39 và Điều 40 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày
08/01/2020 của Chính phủ “Về tổ chức và hoạt động của 24/7/2009 của Chính phủ về “Tổ chức và hoạt động của
Thừa phát lại”.
Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh”;
5ꢀ Điều 20 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, các khoản 13 và 14 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-
bổ sung năm 2014.
CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung
6ꢀ Khoản 2 Điều 52 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày tên gọi và một số Điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP của
08/01/2020 của Chính phủ “Về tổ chức và hoạt động của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực
Thừa phát lại”.
hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh”.
Số 04 - 2021
Khoa học Kiểm sát 45
MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG HOẠT ĐỘNG TRỰC TIẾP...
chế và kế hoạch cưỡng chế thi hành án. Tuy và xã hội khi chế định pháp luật Thừa phát lại
nhiên, điều này làm cho quyền hạn tổ chức được quy định trở lại sau một thời gian dài
thi hành bản án, quyết định của Thừa phát lại vắng bóng tại Việt Nam chính là góp phần hỗ
càng trở nên khó khăn, hạn chế trong tổ chức trợ cho việc thực hiện các bản án, quyết định
thực hiện và thật sự không mang lại hiệu quả, được nhanh chóng, kịp thời. Nói cách khác, do
số lượng bản án, quyết định được đưa ra thi
hành án hàng năm quá lớn nên cơ quan Thi
hành án dân sự thường xuyên bị quá tải trong
công việc và dẫn đến tình trạng số lượng án
tồn đọng, ách tắc trong quá trình thi hành án
dân sự luôn rất lớn. Do đó, xã hội hóa thi hành
án dân sự với sự hỗ trợ của Thừa phát lại đã
góp phần quan trọng trong việc thực hiện các
bản án, quyết định để kịp thời bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của các đương sự và hỗ trợ
cho chính cơ quan Thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, như đã phân tích, với quy định
hiện nay, pháp luật lại cản trở hoạt động tổ
chức thi hành bản án, quyết định của Thừa
phát lại bằng cách không cho Thừa phát lại
triển khai các biện pháp cưỡng chế thi hành
án. Theo tác giả, quy định này không thật sự
hợp lý vì đi ngược với chủ trương và mong
muốn của xã hội khi quy định trở lại chế định
về Thừa phát lại. Mặt khác, Thừa phát lại là tổ
chức thi hành án dân sự do tư nhân thành lập
và hoạt động nên đương nhiên để có thể tiến
hành các công việc được giao thì Thừa phát lại
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hơn
nữa, cũng giống như Luật sư, Thừa phát lại
có được khách hàng tin tưởng, tín nhiệm và
lựa chọn là do uy tín cá nhân của Thừa phát
lại hay của Văn phòng Thừa phát lại.
Do vậy, cần quy định cho phép Thừa phát
lại được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng
chế thi hành án và tổ chức thi hành án trong
những trường hợp cưỡng chế huy động lực
lượng tham gia. Trong mọi trường hợp, Thừa
phát lại và Văn phòng Thừa phát lại đều phải
chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Vì lẽ
đó, tác giả cho rằng quy định cho phép Thừa
phát lại được quyền tổ chức cưỡng chế thi
hành án sẽ góp phần nâng cao uy tín và sự
tín nhiệm trước khách hàng. Có như vậy, việc
tổ chức thi hành bản án, quyết định của Thừa
phát lại mới mang lại hiệu quả thực sự và
đóng góp lớn vào công tác thi hành án dân sự.
Thứ hai, cần tăng cường quyền hạn cho
Thừa phát lại trong quá trình tổ chức thi hành
án dân sự
đóng góp cho công tác thi hành án dân sự.
Tóm lại, “mặc dù nhiệm vụ chính của
Thừa phát lại là tổ chức thi hành án dân sự”9
nhưng từ thực tiễn hoạt động thi hành án
trong những năm gần đây cho thấy, đây lại
là hoạt động kém hiệu quả nhất và cũng rất
ít khi được Thừa phát lại tiến hành. Trong đó,
sự hạn chế, khó khăn của Thừa phát lại chủ
yếu bắt nguồn từ việc các quy định pháp luật
chưa thật sự hợp lý nên đã gây ra nhiều khó
khăn, phức tạp và thậm chí cản trở rất lớn đối
với hoạt động tổ chức thi hành bản án, quyết
định của Thừa phát lại.
2. Một số kiến nghị
Hiện nay, “nền kinh tế thị trường được
hình thành, ngày càng phát triển sôi động, kéo
theo nó các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng,
phong phú và phức tạp hơn”10. Cùng với đó,
số lượng tranh chấp dân sự được xét xử gia
tăng nhanh chóng và đương nhiên, nhiệm vụ
thi hành án dân sự cũng tăng theo. Vì vậy, các
dịch vụ pháp lý mà Thừa phát lại cung cấp
nói chung cũng như dịch vụ tổ chức thi hành
bản án, quyết định nói riêng đã phần nào đáp
ứng nhu cầu bức thiết của xã hội và đã san sẻ
một phần khó khăn, áp lực cho cơ quan thi
hành án dân sự. Tuy nhiên, như đã phân tích,
từ thực tiễn hoạt động thi hành bản án, quyết
định của Thừa phát lại cho thấy các quy định
pháp luật vẫn còn khá nhiều hạn chế, bất cập
nên chưa tạo điều kiện thuận lợi để Thừa phát
lại có thể thực hiện tốt hoạt động này. Do đó,
để nâng cao hiệu quả hoạt động trực tiếp thi
hành bản án, quyết định của Thừa phát lại,
cần thiết xem xét các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần cho phép Thừa phát lại áp
dụng các biện pháp cưỡng chế để tổ chức thi
hành án dân sự
Có lẽ mong muốn lớn nhất của Nhà nước
9ꢀ Nguyễn Vinh Hưng, Cần nghiên cứu, đổi mới cơ chế
hoạt động của Thừa phát lại ở nước ta hiện nay, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số 01, (2018), tr. 26.
10ꢀ Nguyễn Đức Chính (Chủ biên, 2006), Tổ chức Thừa
phát lại, Nxb. Tư pháp, tr. 95.
46 Khoa học Kiểm sát
Số 04 - 2021
NGUYỄN VINH HƯNG – NGUYỄN HOÀNG VIỆT
Cần khẳng định, việc không có được các
Tuy nhiên, để hạn chế sự lạm quyền hoặc
gây ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan đến thi hành án, pháp luật cũng
cần quy định chặt chẽ trách nhiệm và chế tài
xử lý vi phạm nếu Thừa phát lại có hành vi
lạm dụng quyền hạn được giao gây ra hậu
quả hoặc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của những người có liên quan trong quá
trình tổ chức thi hành án. Điều này sẽ giúp
Thừa phát lại luôn có ý thức và trách nhiệm
cao trong công việc. Hơn nữa, việc Thừa phát
lại có đầy đủ quyền hạn giống Chấp hành
viên còn tạo sự công bằng, bình đẳng giữa
hai chức danh này trong quá trình thi hành
án dân sự và góp phần giúp cho người được
thi hành án sẽ cảm thấy yên tâm, tin tưởng
vào việc lựa chọn Thừa phát lại là nơi tổ chức
thi hành bản án, quyết định. Từ đó, góp phần
mang lại sự thuận lợi cho Thừa phát lại để
tiến hành hoạt động tổ chức thi hành bản án,
quyết định được nhanh chóng, đơn giản, dễ
dàng và đạt hiệu quả cao hơn./.
quyền hạn giống như của Chấp hành viên đã
làm cho Thừa phát lại gặp rất nhiều khó khăn
trong quá trình tổ chức thi hành án. Đơn cử
như việc Thừa phát lại không có quyền áp
dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án
hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi
hành án hay xử phạt vi phạm hành chính…
đã làm cho Thừa phát lại không đủ cơ sở
pháp lý và các biện pháp hỗ trợ cần thiết để
có thể tổ chức thi hành án thuận lợi và hiệu
quả. Giả thiết đương sự yêu cầu Văn phòng
Thừa phát lại tổ chức thi hành án và cần thiết
phải áp dụng biện pháp bảo đảm như phong
tỏa tài khoản hay tạm giữ tài sản, giấy tờ của
người phải thi hành án nhưng theo quy định,
Văn phòng Thừa phát lại phải làm văn bản
đề nghị và gửi đến cơ quan Thi hành án dân
sự để chờ đợi sự xem xét và quyết định của
cơ quan này. Mặc dù vậy, trong thời gian chờ
đợi, người phải thi hành án lại đang tẩu tán
hoặc hủy hoại tài sản thì cho dù cơ quan Thi
hành án dân sự hay Văn phòng Thừa phát
lại có tổ chức thi hành án sau đó cũng sẽ gặp
phải rất nhiều khó khăn, rắc rối, đồng thời
quyền và lợi ích hợp pháp của người được
thi hành án sẽ bị ảnh hưởng lớn. Sở dĩ như
vậy là vì việc áp dụng biện pháp bảo đảm
chỉ có thể phát huy tác dụng và hiệu quả khi
được triển khai nhanh chóng, khẩn trương
và kịp thời nhất. Do đó, nếu người được thi
hành án hay Văn phòng Thừa phát lại phải
báo cáo lên cơ quan Thi hành án dân sự để
đợi chờ cơ quan này đồng ý và cho phép áp
dụng các biện pháp bảo đảm thì sẽ mất khá
nhiều thời gian từ khi gửi yêu cầu đề nghị,
xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp
bảo đảm. Điều này có thể làm ảnh hưởng lớn
và giảm hiệu quả khi áp dụng các biện pháp
ngăn chặn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ
sung năm 2014;
2. Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009
của Chính phủ về “Tổ chức và hoạt động của Thừa phát
lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh”;
3. Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013
của Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số
Điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm
tại thành phố Hồ Chí Minh”;
4. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015
của Chính phủ về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của luật Thi hành án dân sự”;
5. Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày
08/01/2020 của Chính phủ “Về tổ chức và hoạt động
của Thừa phát lại”;
6. Nguyễn Đức Chính (Chủ biên 2006), Tổ chức
Thừa phát lại, Nxb. Tư pháp;
Vì vậy, tác giả cho rằng cần quy định cho
Thừa phát lại có những quyền hạn giống như
của Chấp hành viên khi tổ chức thi hành bản
án, quyết định. Có như vậy, Thừa phát lại mới
có đủ cơ sở pháp lý cần thiết và cả uy tín để có
thể tổ chức thi hành bản án, quyết định cũng
như chủ động, linh hoạt với tình hình, yêu
cầu, đòi hỏi của hoạt động thi hành án dân sự
vốn dĩ luôn khẩn trương, nhanh chóng, kịp
thời và thường xuyên thay đổi.
7. Học viện Tư pháp, Giáo trình Kỹ năng thi hành
án dân sự, phần chung, (2010), Nxb. Tư pháp;
8. Bộ Tư pháp, Vì sao Thừa phát lại ít tổ chức thi
hành án, ngày truy cập: 15/7/2021, nguồn truy cập:
hꢀps://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/thuaphatlai/Pages/
kinh-nghiem-thao-luan.aspx?ItemID=13;
9. Nguyễn Vinh Hưng, Cần nghiên cứu, đổi mới cơ
chế hoạt động của Thừa phát lại ở nước ta hiện nay, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, số 01, (2018).
Số 04 - 2021
Khoa học Kiểm sát 47
Bạn đang xem tài liệu "Một số bất cập trong hoạt động trực tiếp thi hành bản án, quyết định của thừa phát lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
- mot_so_bat_cap_trong_hoat_dong_truc_tiep_thi_hanh_ban_an_quy.pdf