Giáo trình nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí - Tiện trụ ngắn, trụ bậc, trụ dài L

BỘ CÔNG THƯƠNG  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI  
GIÁO TRÌNH  
Tên mô đun:Tiện trụ ngắn, trụ bậc,  
trụ dài L 10d  
NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ  
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết định số:  
ngày tháng năm 2018  
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp và thương mại  
Vĩnh Phúc, năm 2018  
1
MỤC LỤC  
TRANG  
I. Mục lục:  
1
2
II. Nội dung:  
Bài 1: Nội quy và những quy định khi thực tập tại xưởng máy công  
cụ  
5
Bài 2: Khái niệm cơ bản về nghề cát gọt kim loại  
Bài 3: Vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năng  
Bài 4: Dao tiện ngoài - Mài dao tiện ngoài  
Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn  
20  
39  
69  
89  
Bài 6: Tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm  
Bài 7: Tiện trụ bậc ngắn  
103  
121  
137  
170  
Bài 8: Tiện trụ dài L 10D  
III. Tài liệu tham khảo:  
2
TÊN MÔ ĐUN: TIỆN TRỤ NGẮN, TRỤ BẬC, TRỤ DÀI L 10D  
Mã mô đun:  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
Vị trí:  
- Trước khi học mô đun này sinh viên phải hoàn thành: MH07; MH08;  
MH09; MH10; MH11; MH12; MH15;  
Tính chất:  
- Là môđun chuyên môn nghề thuộc mô đun đào tạo nghề và là mô đun đầu  
tiên học sinh- Sinh viên hình thành kỹ năng nghề;  
Ý nghĩa và vai trò:  
- Mô đun Tiện trụ ngắn, trụ bậc, trụ dài l 10d có ý nghĩa và vai trò quan  
trọng trong chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. Người học được trang bị  
những kiến thức, kỹ năng sử dụng dụng cụ thiết bị và thực hiện tiện được trụ  
trơn ngắn, trụ bậc, tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm, tiện trụ dài l 10d đúng quy  
trình, đạt yêu cầu kỹ thuật.  
Mục tiêu của mô đun:  
1. Kiến thức:  
- Giải thích được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội quy và những quy định  
khi thực tập tại xưởng máy công cụ.  
- Phân tích được nguyên lý gia công, độ chính xác kinh tế, độ chính xác đạt  
được của các công nghệ gia công cắt gọt kim loại có phoi.  
- Trình bày được các các thông số hình học của dao tiện.  
- Phân tích được yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt.  
- Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện.  
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật và phương pháp tiện trụ ngoài;  
- Nêu được quy trình bảo dưỡng máy tiện;  
- Phân tích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa;  
3
2. Kỹ năng:  
Trình bày đầy đủ các bộ phận cơ bản, công dụng và nguyên lý làm việc  
của máy tiện vạn năng.  
- Mài được dao tiện ngoài đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ,  
đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn lao động, vệ  
sinh công nghiệp.  
- Thao tác, sử dụng máy tiện vạn năng đúng quy trình, an toàn. Thực hiện  
đúng chế độ bảo dưỡng máy tiện.  
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi tiện trụ ngoài.  
- Biết được các dạng tiện mặt đầu, trụ ngắn, trụ bậc, trục dài.  
- Vận hành thành thạo máy tiện để tiện trụ trơn ngắn, trụ bậc, tiện mặt đầu,  
khoan lỗ tâm, cắt rãnh, cắt đứt, tiện trụ dài l ≈ 10d đúng quy trình quy phạm, đạt  
cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian quy  
định, đảm bảo an toàn cho người và máy.  
- Nhận dạng, lựa chọn đúng, đủ và mài sửa được các loại dao tiện phù hợp  
với công việc.  
- Sử dụng hợp lý, chính xác và bảo quản tốt các loại dụng cụ đo.  
- Lựa chọn, tháo lắp đồ gá và gá lắp phôi, dao tiện đúng kỹ thuật.  
- Xác định đúng các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc  
phục.  
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, chủ động và tích cực trong học  
tập.  
- Tổ chức nơi làm việc khoa học, hợp lý. Áp dụng tốt 5S tại nơi làm việc.  
- Tích cực rèn luyện, đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị trong  
xưởng tiện.  
Nội dung mô đun:  
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian  
4
Số  
Thời gian  
Thực  
TT  
Tên các bài trong mô đun  
Tổng Lý  
số  
Kiểm tra  
thuyết hành  
1
Nội quy xưởng thực tập – sử dụng dụng  
cụ đo.  
5
2
3
4
2
Vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn  
năng .  
5
1
3
4
5
6
7
8
9
Sử dụng các lọai đồ gá thông dụng  
Dao tiện ngoài - Mài dao tiện  
Tiện trụ trơn ngắn  
5
1
2
4
10  
20  
10  
20  
20  
25  
8
3
13  
8
3
Tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm  
Tiện trụ bậc ngắn  
2
2
13  
15  
19  
90  
3
3
Tiện rãnh và cắt đứt  
2
Tiện trục dài l 10d.  
3
3
Cộng  
120  
18  
12  
5
BÀI 1: NỘI QUY XƯỞNG THỰC TẬP - SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO  
Giới thiệu:  
Nội quy và những quy định là một trong những việc mà chúng ta cần phải  
thực hiện tốt trong mọi công việc nhất là trong xưởng thực tập. Nếu không tuân  
thủ tốt những điều này thì không thể tổ chức học tập được, gây ra mất an toàn  
lao động, làm hư hỏng thiết bị, máy móc .....Vì vậy trước khi thực tập tại xưởng  
máy công cụ. Chúng tôi muốn giới thiệu với mọi người một số điều nội quy  
xưởng và những quy định về an toàn lao động và mong muốn mọi người phải  
tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy đã đề ra.  
Mục tiêu:  
Mục tiêu:  
- Phân tích được quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên khi thực tập tại  
xưởng máy công cụ.  
- Giải thích được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội qui và những quy  
định khi thực tập tại xưởng máy công cụ.  
- Mô tả được nguyên lý, công dụng của dụng cụ đo thường sử dụng trong  
nghề tiện.  
- Lựa chọn được dụng cụ đo phù hợp trong kiểm tra sản phẩm.  
-Sử dụng thành thạo, đo kiểm chính xácbằng các dụng cụ đo kiểm tra sản  
phẩm của nghề tiện  
- Thực hiện bảo trì và bảo dưỡng dụng cụ đo kiểm trước và sau khi thực  
tập đúng quy định.  
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích  
cực sáng tạo trong học tập.  
Nội dung chính:  
1. Nội quy xưởng  
1. 1. Nội quy khi thực tập tại xưởng máy công cụ:  
Mục tiêu:  
6
- Trình bày được những điều nội quy khi thực tập tại xưởng máy công cụ;  
- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội quy với những quy định khi  
thực tập tại xưởng máy công cụ.  
Điều 1: Học sinh phải có mặt trước giờ thực tập từ 5 - 10 phút, để chuẩn bị  
điều kiện cho thực tập và sản xuất.  
Điều 2: Trước khi vào lớp học sinh phải mặc đồng phục, đi giầy, đeo thẻ học  
sinh và có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho học tập và sản xuất.  
Điều 3: Đi học muộn từ 15 phút trở lên hoặc bỏ học giữa giờ, buổi học đó  
coi như nghỉ không lý do. Ra khỏi xưởng hoặc nơi thực tập phải xin phép và  
được sự đồng ý của giáo viên phụ trách  
Điều 4: Khi xuống xưởng học sinh phải chấp hành tuyệt đối sự phân công  
hướng dẫn của giáo viên, không được tự ý sử dụng thiết bị, dụng cụ và máy  
móc, khi chưa được hướng dẫn, phân công hoặc chưa hiểu.  
Điều 5: Không được làm đồ tư hoặc lấy cắp vật tư của xưởng trường.  
Điều 6: Phải đảm bảo đủ thời gian cho học tập, sản xuất, Không được làm  
việc riêng hoặc đùa nghịch trong giờ học.  
Điều 7: Không nhiệm vụ không được vào nơi học tập hoặc sản xuất khác.  
Điều 8: Cuối giờ phải thu dọn vật tư, vệ sinh dụng cụ, thiết bị, máy móc và  
nơi làm việc.  
Điều 9: Tất cả học sinh thực tập tại xưởng máy công cụ, phải nghiêm chỉnh  
chấp hành những nội quy trên. Nếu vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị kỷ luật theo  
quy định chung của nhà trường.  
1.2. Những quy định khi thực tại xưởng tại xưởng máy công cụ:  
Mục tiêu:  
- Trình bày được những quy định khi thực tập tại xưởng máy công cụ;  
- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của những quy định khi thực tập tại  
xưởng máy công cụ.  
* Trước khi làm viêc.  
7
- Phải mặc quần áo bảo hộ gọn gàng. Nếu là nữ tóc dài phải quấn lên cho vào  
trong mũ.  
- Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra an toàn lao động (người và thiết bị),  
dùng tay quay thử mâm cặp để kiểm tra các bộ phận của máy.  
- Sắp xếp lại vị trí làm việc, thu dọn những vật thừa ở trên máy và xung quanh  
vị trí làm việc.  
- Nếu máy và bộ phận điện bị hỏng phải báo ngay cho người phụ trách.  
- Vị trí nơi làm việc phải sạch sẽ. Không để dưới nền nhà ( dưới chân) có rác  
bẩn, phoi, dầu mỡ.  
- Nếu phôi có khối lượng 20 kg trở lên khi gá phải dùng thiết bị nâng cẩu.  
- Không để chìa khoá trên mâm cặp khi đã kẹp chặt hoặc tháo phôi xong.  
- Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra an toàn về mọi mặt.  
*Trong thời gian làm việc  
- Không đeo găng tay hoặc bao tay khi làm việc. Nếu ngón tay bị đau, băng lại  
và đeo găng cao su mỏng.  
- Không để dung dịch làm nguội hoặc dầu bôi trơn đổ ra bục đứng và nền nhà  
xung quanh nơi làm việc.  
- Không rời vị trí làm việc khi máy đang chạy.  
- Không thay đổi tốc độ và điều chỉnh các tay gạt khi máy chưa dừng hẳn.  
Không dùng tay hãm mâm cặp.  
- Không đo, kiểm khi máy chưa dừng hẳn.  
- Trong quá trình tiện phải đeo kính bảo hộ.  
* Sau khi làm việc  
- Phải tắt động cơ điện.  
- Thu dọn và sắt xếp gọn gàng các chi tiết và phôi vào đúng nơi quy định.  
- Lau chùi sạch sẽ thiết bị, dụng cụ và tra dầu vào các bề mặt làm việc của máy.  
2. Sử dụng dụng cụ đo:  
2.1. Cấu tạo và công dụng một số loại dụng cụ đo  
8
- Trong khi gia công và khi hoàn thành công việc, ta phải đo và kiểm tra  
kích thước cũng như các yêu cầu về hình dáng hình học khác (độ dốc, độ côn,  
độ thẳng góc, độ song song, độ đồng tâm...).  
- Đo để biết trị số tuyệt đối (kết quả bằng số cụ thể), kiểm tra để biết sai  
số của kích thước thực tế có nằm trong dung sai hay vượt ra ngoài dung sai (phế  
phẩm). Tuỳ từng công việc và tuỳ độ chính xác cần đạt mà ta sử dụng các loại  
dụng cụ đo khác nhau.  
2.2. Thước lá  
- Thước lá dùng để đo độ dài (chiều dài, chiều cao, chiều rộng, chiều sâu,  
khoảng cách...) với độ chính xác thấp (sai số có thể tới 0,2 1mm). Dùng để  
kiểm tra phôi và khi gia công thô. dùng thước lá vẫn đáp ứng yêu cầu mà lại  
đơn giản, thuận tiện thước lá thường phối hợp với panme đo trong.  
Hình 1: Thước lá  
- Trên mặt thước lá, khắc các vạch theo hệ Mét  
(tới 0,5mm) và có loại khắc cả vạch theo hệ Anh.  
- Khi đo bằng thước lá, áp sát cạnh thước vào bề  
mặt cần đo đầu thước (vạch số 0) chạm vào mặt đầu  
(hoặc cạnh) của chi tiết rồi nhìn kết quả đo. Sai số phụ  
thuộc vào độ tinh của mắt.  
- Muốn đạt kết quả tốt, cần chú ý đặt đầu thước  
đúng vào điểm xuất phát và mắt nhìn thẳng góc vào mặt  
Hình 2: Cách sử dụng  
thước lá  
thước, ánh sáng phải vừa đủ, không quá tối và cũng  
không quá chói.  
9
2.3. Thước cặp và thước đo sâu  
2.3.1. Thước cặp  
- Thước cặp dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, chiều dày,  
chiều sâu với độ chính xác 0,1mm, 0,05mm và 0,02mm.  
mỏ đo trong  
thân thước  
thân thước  
phụ  
mỏ di động  
mỏ cố định  
Hình 3: Cấu tạo thước cặp  
- Thước cặp gồm có thước chính và thước trượt. Mỏ đo cố định (liền với thước  
chính) và mỏ di động (liền với thước trượt) để đo kích thước ngoài. Mỏ đo phụ  
để đo kích thước trong. Thanh đo sâu (liền với thước trượt) để đo chiều sâu, vít  
để hãm thước trượt ở vị trí đã xác định, núm để đẩy (bằng ngón tay cái) cho  
thước trượt di động.  
- Cách đọc kết quả trên thước cặp:  
- Trước hết xem vạch 0 của thước phụ ở liền sau vạch thứ bao nhiêu (mm)  
của thước chính thì đó là số mm chẵn.  
- Nhìn tiếp xem vạch nào của thước phụ thẳng hàng với một vạch bất kỳ trên  
thước chính đó là phần lẻ của kết quả đo.  
- Cộng hai kết quả trên ta được kết quả cuối cùng.  
- Nguyên tắc cấu tạo của thước cặp thước cặp 1/10.  
10  
- Thân trước (thước chính) khắc theo đúng hệ mét (mm, cm). Thước trượt  
(thước phụ) thì trên một đoạn thẳng dài 9mm được chia ra 10 phần đều nhau.  
Như vậy một phần chỉ có trị số 0,9mm, nhỏ hơn một khắc trên thước chính là: 1  
- 0,9 = 0,1.  
thước chính  
2
3
1
0
1
mm  
kết qủa: 6,8  
2 4  
8 0  
0
6
0,1  
thước phụ  
Hình 4: Cấu tạo và cách đọc trị số trên thước cặp  
- Khi hai mỏ thước cặp khít nhau, điểm 0 của thước phụ trùng với điểm 0  
của thước chính, vạch 1 của thước phụ đứng trước vạch 1 của thước chính  
0,1mm, vạch 2 của thước phụ đứng trước vạch 2 của thước chính 0,2mm, vạch 3  
của thước phụ đứng trước vạch 3 của thước chính 0,3mm cho tới vạch 10 thì  
trước hẳn 1mm, nghĩa là trùng hẳn với vạch 9 trên thân thước chính.  
- Nếu ta kẹp một lá thép mỏng 0,1mm chẳng hạn thì thước phụ phải di  
chuyển một khoảng 0,1mm. Khi đó vạch thứ nhất của thước phụ đáng lẽ ở trước  
vạch thứ nhất của thước chính 0,1 thì bây giờ trùng khít lên nhau. cũng như vậy,  
nếu ta kẹp một lá thép dày 0,2; 0,3; 0,4... thì các vạch số 2, 3, 4 của thước chính  
và thước phụ sẽ trùng nhau.  
Từ đó ta rút ra kết luận: Vạch thứ bao nhiêu của thước phụ trùng với một vạch  
nào đó của thước chính tức là kích thước đó có trị số lẻ (của mm) đến bấy nhiêu.  
* Thước cặp 1/20  
Trên nguyên tắc đó, với thước cặp 1/20, một đoạn dài 19mm trên thân thước  
phụ chia ra 20 phần đều nhau để cho mỗi khắc của thước hụt đi so với một  
khắc trên thước chính là:  
11  
20 19  
0,05 mm  
20  
Có một số thước ở trên đoạn dài 39 mm của thước phụ được chia thành 40 phần  
đều nhau.  
* Thước cặp 1/50  
Đối với thước cặp 1/50 đoạn dài 49 mm trên thước phụ chia ra 50 phần, mỗi  
khấc hụt đi:  
50 49  
0,02 mm  
50  
+ Khi đo cần chú ý các điểm sau:  
- Trước khi đo, nên kiểm tra lại độ chính xác của thước cặp bằng cách lau sạch  
hai mặt mỏ đo rồi áp khít lại; nếu vạch số 0 của thước phụ trùng với vạch số 0  
của thước chính là thước đúng. nếu sai bao nhiêu vạch thì đọc kết quả đó phải  
bù trừ bấy nhiêu vạch.  
- Dùng xong phải lau sạch bằng vải mềm, bôi mỡ phòng gỉ và cất vào hộp, tuyệt  
đối không va đập và để lẫn lộn với các dụng cụ khác.  
2.3.2. Thước đo sâu:  
- Thước đo sâu : chỉ khác thước cặp ở bộ phận mỏ đo (cách đọc thì hoàn toàn  
giống nhau). khi đo cần áp sát cả 2 cánh mỏ đo lên bề mặt miệng lỗ cần đo chiều  
sâu.  
made in japan  
Hình 5: Hình dáng thước đo sâu.  
12  
0
1
5
6
7
8
9
10  
11  
3
4
Hình 6: Các sử dụng thước đo sâu  
2.4. Panme  
- Panme là loại dụng cụ đo chính xác 1/100mm (và có loại 1/1000mm)  
bao gồm kiểu đo kích thước ngoài, kiểu đo kích thước trong và kiểu đo sâu.  
- Ba kiểu này khác nhau về thân và mỏ, còn cấu tạo chủ yếu đều chung  
một nguyên lý.  
- Mỏ cố định 1 cố định vào thân (chỉ điều chỉnh khi bị mòn). Mỏ di động  
2 gắn liền để quay theo ống 3 và có ren chính xác, bước ren 0,5 tức là quay chẵn  
một vòng thì mỏ chuyển được 0,5mm. Ống di động 3 có khắc 50 vạch trên đầu  
vòng ống. ống cố định 6 có ren trong lỗ ghép khít với ren của mỏ động 2 và bên  
ngoài có khắc vạch 1mm và 0,5mm trên chiều dọc.  
Ngoài ra, có núm 4 trong đó có bánh răng cóc để truyền chuyển động quay từ  
núm sang ống 3 nếu có trở lực thì trượt, không kéo theo ống 3 nữa.  
7
1
5
2
3
6
4
13  
trị số trên panme: 48,95  
Hình 7: Cấu tạo và đọc trị số trên panme  
- Ở vị trí hai mỏ panme sát nhau, vành đầu (hình côn) của ống 3 trùng với  
vạch 0 của ống 6. và vạch 0 của ống 3 nằm trùng với vạch chuẩn dọc của ống 6.  
Nếu quay ống 3 ra đúng 1 vòng, vành đầu côn của ống trùng với vạch 0,5 của  
ống 6, tức là mỏ động 2 đã ra một khoảng 0,5mm. Quay ống 3 đi 1 vạch (1/50  
của vòng) thì mỏ động 2 di động một khoảng bằng 1/5 của 0,5 tức là 0,01mm.  
khoảng cách của mỗi vạch cùng phía là 1mm và khác phía là 0,5 mm  
- Khi đọc trị số đo được thì trước hết đọc số  
mm chẵn trên ống 6 rồi xem số vạch trên  
ống 3 để tìm trị số lẻ phần trăm của mm.  
Ngoài 3 loại panme nói trên người ta còn  
dùng panme đo ren. loại pan me này chính  
là panme đo ngoài có mỏ đo đặc biệt dạng  
ren (các mỏ này thay đổi được phần đầu tuỳ  
Hình 8: Cách sử dụng panme đo ngoài  
theo cỡ ren).  
. Khi sử dụng panme cần chú ý các điểm sau:  
- Kiểm tra độ chính xác của panme trước khi dùng nếu sai phải điều chỉnh.  
- Các mặt đầu của mỏ đo phải được lau sạch bằng vải mềm và khô.  
- Khi đo phải vặn bằng núm 4, bao giờ kêu lách tách là được, chỉ vặn trực tiếp  
ống 3 khi mỏ đo còn cách xa vật đo.  
- Khi đo panme phải ở vị trí ngay ngắn.  
- Dùng xong phải lau sạch bằng vải mềm, tuyệt đối không để lẫn lộn với dụng  
cụ khác và tránh không va đập.  
14  
2.5. Thước đo góc vạn năng  
trị số trên thước 54015'  
Hình 9: Các góc độ và cách đọc trị số của thước đo góc vạn năng  
- Thước đo góc vạn năng dùng để đo trị số các góc (nhọn, vuông và tù)  
chính xác tới từng phút. thông thường chỉ cần dùng loại chính xác tới 5' là đủ.  
- Khi đo, nới các vít hãm, áp sát hai cánh thước vào hai cạnh của vật cần đo góc,  
xiết vít hãm lại rồi đọc kết quả.  
- Cấu tạo chủ yếu của thước cũng dựa theo nguyên tắc tương tự thước cặp.  
Cách đọc kết quả đo như sau:  
Trước hết, xem vạch 0 của thước trượt ở quá vạch nào của thước chính đó là độ  
chẵn, sau đó xem vạch nào của thước phụ trùng với một vạch bất kỳ của thước  
chính thì đó là trị số phút lẻ.  
kết quả 86036’  
15  
Hình 10: Cách đọc trị số trên thước đo góc  
2.6. Đồng hồ so  
- Đồng hồ so là một loại dụng cụ dùng để kiểm tra sai số về hình dáng  
hình học, vị trí tương quan và về kích thước theo nguyên tắc so sánh, kết quả  
chính xác tới 0,01mm.  
- Thông thường dùng đồng hồ so để kiểm tra độ phẳng, độ côn, độ tròn,  
độ đảo, độ vuông góc, độ song song…  
- Ở đồng hồ so chuyển động thẳng của mỏ sẽ thông  
qua hộp số và biến đổi thành chuyển động quay của kim  
0
đồng hồ.  
10  
90  
- Mỏ đo dịch chuyển được 1mm thì kim đồng hồ sẽ  
quay trọn một vòng.  
80  
70  
20  
30  
- Mặt đồng hồ được chia làm 100 phần bằng nhau.  
khi kim đồng hồ quay đi một vạch có nghĩa là mỏ đo dịch  
chuyển được 0,01mm.  
60  
40  
50  
- Khi kim đồng hồ quay trọn 1 vòng tương ứng mỏ  
đo dịch chuyển được 1mm.  
- Kim dài chỉ trị số di chuyển 0,01mm, kim ngắn  
chỉ trị số di chuyển 1mm. khoảng di chuyển lớn nhất của  
trục đo đồng hồ so là 3mm, 5mm hoặc 10mm, tuỳ theo  
từng loại.  
Hình 11: Hình dáng  
đầu đồng hồ so  
. Khi sử dụng đồng hồ so phải chú ý các điểm sau:  
- Bắt chặt đồng hồ so trên đế, trụ và cần một cách vững chắc.  
- Trước khi dùng nên kiểm tra độ chính xác và độ nhậy của đồng hồ.  
- Không để dầu mỡ hoặc bụi phoi dính vào trục đo cũng như bề mặt vật đo.  
- Chọn đầu đo thích hợp tuỳ theo hình dạng vật liệu và độ nhẵn của bề mặt vật  
đo. Đầu đo phẳng để kiểm tra bề mặt cầu lồi, đầu đo cầu lồi để kiểm tra bề mặt  
16  
phẳng và trụ, đầu đo nhọn và nhọn vê tròn để kiểm tra rãnh lõm và bề mặt phức  
tạp.  
- Khi so mặt phẳng, trục đo phải ở vị trí thẳng góc với mặt phẳng so.  
- Khi so mặt trụ, trục đo phải đi qua tâm và thẳng góc với tiếp tuyến của vật so.  
- Phải chờ kim đồng hồ hết dao động mới đọc kết quả.  
. Để giữ đồng hồ so chính xác lâu dài cần chú ý:  
- Không cho trục đo di động quá nhiều lần (đầu đo sẽ mòn, bánh răng và  
thanh răng bên trong bị mòn hỏng, lò xo bị mỏi).  
- Không cho trục đo di động với khoảng chạy quá lớn.  
- Không cho trục so rơi đột ngột vào vật so: cong trục, hỏng hệ thống.  
- Không dùng đồng hồ xo để so mặt thô, gồ ghề rõ rệt.  
- Khi thấy trục đo kẹt, không được cố ấn vào hoặc kéo ra mà phải đi sửa  
chữa.  
- Không để đồng hồ va đập, rung động mạnh, không để lẫn với dụng cụ cứng.  
- Không để đồng hồ so gần từ trường (ví dụ: mâm từ, bàn từ của máy mài,  
máy phay ...) vì nhiễm từ sẽ mất chính xác.  
- Bình thường không dùng dầu, mỡ bôi vào trục đo trừ khi cất đi lâu không  
dùng. dùng xong phải lấy vải mềm lau sạch.  
- Khi sử dụng phải để đồng hồ ở tư thế tự do và để nơi khô ráo, ít bụi.  
- Nếu thấy gỉ, ngâm ngay vào etxăng tinh khiết rồi tháo ra lau sạch.  
- Không dùng ở những chỗ rung động nhiều.  
2.7. Lựa chọn dụng cụ đo  
- Việc lựa chọn dụng cụ đo trong thực hành được đặt ra yêu cầu cao. Yêu  
cầu quan trọng nhất là độ chính xác và kinh tế. Với độ chính xác của dụng cụ  
đo sẽ nâng cao được độ chính xác của kết quả đo. Với độ chính xác cao sẽ làm  
tăng giá thành của dụng cụ và thời gian thao tác.  
Ví dụ: Khi đo chiều dày của một miếng tôn kích thước yêu cầu của nó là 3mm.  
để thực hiện kiểm tra nó ta có các loại dụng cụ đo sau: thước lá, thước cặp,  
panme.  
17  
- Độ chính xác của thước cặp và panme vượt quá yêu cầu cần thiết. trong  
trường hợp này người ta chỉ dùng thước lá là đủ.  
- Độ chính xác của dụng cụ đo được quyết định từ độ chính xác của vật  
đo.  
- Người ta lựa chọn dụng cụ đo theo nguyên tắc, kiểm tra một cách đơn  
giản, kinh tế và dễ đọc, dễ thao tác.  
- Để kiểm tra có tính kinh tế cao thông thường chú ý đến quá trình đo,  
thời gian đo và giá thành của dụng cụ đo.  
* KIỂM TRA  
Câu hỏi 1: Em hãy phân tích quyền lợi và nghĩa của mình khi thực tập tại xưởng  
máy công cụ?  
Câu hỏi 2: Em hãy giải thích tầm quan trọng và ý nghĩa của nội quy xưởng và  
quy định khi thực tập tại xưởng máy công cụ?  
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KẾT QUẢ HỌC TẬP  
Cách thức và  
phương pháp đánh  
giá  
Kết quả  
thực  
Điểm  
tối đa  
TT  
Tiêu chí đánh giá  
hiện của  
18  
người  
học  
I
Kiến thức  
Trình bày nguyên lý, cấu  
Vấn đáp đối chiếu  
1
5
tạo của các loại dụng cụ đo với nội dung bài  
Trình bày cách đo, đọc trị Đàm thoại, đối  
số đo trên các loại dụng cụ chiếu với nội dung  
2
5
đo  
bài  
Cộng  
10 đ  
II Kỹ năng  
Kiểm tra, quan sát  
thao động tác  
1
2
Thao tác đo  
3
3
Kỹ năng đọc trị số đo trên  
các dụng cụ đo  
Quan sát học sinh  
thực hiện  
Làm bài tự luận đối  
chiếu với nội dung  
bài  
Báo cáo kết quả đo của học  
sinh  
3
4
2
Kiểm tra chăm sóc  
máy đối chiếu với  
trình tự chăm sóc  
Chăm sóc , bảo dưỡng dụng  
cụ đo  
2
Cộng  
10đ  
III Thái độ  
Theo dõi việc thực  
hiện, đối chiếu với  
nội quy của trường.  
1
Tác phong công nghiệp  
5
1
1
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ  
Theo dõi quá trình  
làm việc, đối chiếu  
với tính chất, yêu  
Không vi phạm nội quy lớp  
1.2  
học  
19  
cầu của công việc.  
Quan sát việc thực  
hiện bài tập  
1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc  
1.4 Tính cẩn thận, chính xác  
1
1
Quan sát quá trình  
thực hiện bài tập  
theo tổ, nhóm  
Theo dõi thời gian  
thực hiện bài tập,  
đối chiếu với thời  
gian quy định.  
Ý thức hợp tác làm việc  
1.5  
1
theo tổ, nhóm  
Đảm bảo thời gian thực hiện  
2
2
3
bài tập  
Đảm bảo an toàn lao động  
Theo dõi việc thực  
hiện, đối chiếu với  
quy định về an toàn  
và vệ sinh công  
nghiệp  
3
và vệ sinh công nghiệp  
Tuân thủ quy định về an  
3.1  
1
1
toàn  
Đầy đủ bảo hộ lao động  
3.2  
(quần áo bảo hộ, giày, mũ)  
Vệ sinh xưởng thực tập  
3.3  
1
đúng quy định  
Cộng  
10đ  
KẾT QUẢ HỌC TẬP  
Kết quả thực  
hiện  
Kết quả  
học tập  
Tiêu chí đánh giá  
Hệ số  
Kiến thức  
Kỹ năng  
Thái độ  
0,3  
0,5  
0,2  
Cộng  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 170 trang Thùy Anh 05/05/2022 6260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí - Tiện trụ ngắn, trụ bậc, trụ dài L", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghe_cong_nghe_ky_thuat_co_khi_tien_tru_ngan_tru.pdf