Giáo trình môn Bệnh học ngoại của y sỹ

BỆNH HỌC NGOẠI  
CỦA Y SỸ  
1
MỤC LỤC  
Bài 45: Gãy thân hai xương cẳng tay.............................. 178  
Bài 46: Gãy đầu dưới xương quay kiểu Pouteau - Colles181  
2
3
Bài 1  
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM  
MC TIÊU  
1. Mô tả được những đặc điểm ca vết thương phần mm.  
2. Xử trí đúng vết thương phn mm.  
NỘI DUNG  
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM  
- Vết thương phần mềm dễ bị nhiễm khuẩn.  
- Vết thương phần mềm chiếm đa số trong các loại vết thương.  
- Việc điều trị nó có liên quan tới việc điều trị các loại vết thương khác.  
- Người ta chia ra các loại vết thương phần mềm sau:  
+ Xuyên thủng.  
+ Cắt đứt.  
+ Dập nát.  
+ Súc vật cắn.  
+ Hỏa khí.  
2. TRIỆU CHỨNG  
2.1. Triệu chứng toàn thân.  
Phụ thuộc vào trạng thái của vết thương nặng hay nhẹ. Bệnh nhân có bị sốc: da  
xanh tái, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ.  
Nếu bệnh nhân đến muộn triệu chứng nổi bật là hội chứng nhiễm trùng (sốt cao,  
môi khô, hốc hác, mạch nhanh).  
2.2. Tại vết thương.  
- Miệng vết thương có thể đang chảy máu đã được máu cục bịt lại.  
- Bờ vết thương có thể sắc gọn hay dập nát.  
- Vết thương có thể nông đến tổ chức dưới da hoặc sâu đến xương, vào đến nội  
tạng.  
- Vết thương phần mềm có thể phối hợp với đứt mạch máu, đứt thần kinh, gãy  
xương, tổn thương khớp.  
- Vết thương phần mềm đến muộn thì sưng nề, viêm tấy, hoặc hoại tử tổ chức, mùi  
hôi.  
3. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG  
3.1. Sốc  
Nếu bệnh nhân bị mất nhiều máu, tổ chức bị dập nát nhiều. Nhiều vết thương kết  
hợp.  
3.2. Nhiễm khuẩn  
Tại vết thương sưng tấy, da căng bóng, phù nề, vết thương chảy nhiều dịch đục,  
mủ.  
4
 
Nhiễm khuẩn hoại thư: tại vết thương có dịch tiết mùi thối, tràn khí dưới da, lan  
rộng nhanh chóng.  
Nhiễm khuẩn uốn ván: xuất hiện cứng hàm, co giật, sốt cao.  
4. XỬ TRÍ  
4.1. Sơ cứu ở tuyến y cơ sở  
Việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng, nếu làm đúng và kịp thời sẽ tránh được các  
biến chứng cho người bệnh.  
- Thứ tự sơ cứu.  
+ Sát khuẩn xung quanh vết thương từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc 2  
lần.  
+ Lấy bỏ dị vật trên mặt vết thương.  
+ Băng vết thương.  
+ Cố định (vết thương phần mềm lớn).  
+ Dùng kháng sinh lớn và liều cao.  
+ Tiêm huyết thanh chống uốn ván (nếu có).  
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.  
- Những việc không nên làm  
+ Không bôi và rắc thuốc lên mặt vết thương.  
+ Không thăm dò, chọc ngoáy vào vết thương.  
+ Không khâu kín vết thương.  
ĐÁNH GIÁ  
Câu 1: Lựa chọn và đánh dấu (v) vào các câu đúng.  
Đặc điểm của vết thương  
Đúng Sai  
phần mềm  
1. Dễ nhiễm khuẩn.  
2. Dễ chảy máu.  
3. Dễ hoại tử.  
4. Chiếm đa số.  
5. Ít gặp.  
6. Điều trị phức tạp.  
7. Điều trị có liên quan đến các cơ quan khác.  
Câu 2: Dùng cụm từ điền vào chỗ trống:  
Kể 5 loại vết thương phần mềm.  
1………………………………  
2. ………………………………  
3. ………………………………  
4. ………………………………  
5. Do hỏa khí.  
5
Câu 3: Lựa chọn và điền dấu (v) vào các câu đúng:  
Đặc điểm của vết thương phần  
Đúng  
Sai  
mềm  
1. Gẫy xương  
2. Sốc  
3. Đứt mạch máu.  
4. Nhiễm trùng.  
5. Mất máu.  
6. Suy sụp.  
Câu 4: Dùng cụm từ điền vào chỗ trống:  
Khám vết thương phần mềm thấy: miệng vết thương đang ….hoặc đã được máu  
cục… lại. Bờ…. có thể….. hay nát…. Nó có thể….hợp với …..mặc máu, ….thần kinh,  
…..xương, …..tổn thương …..vết thương có …..nề, tấy hoặc hoại tử …..chức.  
Câu 5: Viết thứ tự các việc cần làm trong sơ cứu vết thương phần mềm.  
Câu 6: Kể 3 việc không được làm trong sơ cứu vết thương phần mềm.  
1 ………………………………  
2. ………………………………  
3. ………………………………  
6
Bài 2  
VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU  
MỤC TIÊU  
1. Kể được các triu chng lâm sàng ca vết thương động mch.  
2. Xử trí được bước đầu vết thương động mạch và tĩnh mạch tuyến y cơ sở.  
NỘI DUNG  
Vết thương mạch máu gặp cả ở thời chiến và thời bình, với vết thương động mạch  
có hai nguy hiểm tức thì.  
- Chảy máu nhiều dẫn đến tử vong.  
- Hoại tử chi do thiếu máu nuôi dưỡng ở đoạn dưới, về sau còn có di chứng: tắc là  
mạch, phồng động mạch. Do đó việc cầm máu tạm thời sớm và đúng nguyên tắc là quan  
trọng. Nó hạn chế được tỷ lệ tử vong và rút ngắn được thời gian điều trị sau này.  
1. GIẢI PHẪU BỆNH  
- Động mạch đứt hoàn toàn: hai đầu bị đứt co lại làm cho động mạch tự cầm máu.  
- Động mạch đứt không hoàn toàn: thớ cơ vòng của lớp giữa co theo chiều ngang  
làm hẹp lòng động mạch, lớp vỏ co lại theo chiều dọc của động mạch làm vết thương  
rách luôn luôn mở nên máu chảy nhiều.  
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG  
2.1. Chảy máu ra ngoài.  
Tại vết thương máu chảy thành tia theo nhịp đập của tim. Máu đỏ tươi. Nếu chặn  
phía trên của vết thương máu ngừng chảy. Tình trạng toàn thân tùy theo lượng máu mất  
nhiều hay ít mà toàn trạng sẽ biểu hiện sốc nặng hay nhẹ.  
2.2. Chảy máu trong.  
Các động mạch ở nội tạng bị đứt máu chảy vào ổ bụng hay phổi.  
- Toàn thân có biểu hiện sốc: da xanh, niêm mạc nhợt, khó thở vật vã, mạch nhanh,  
huyết áp hạ.  
- Tại chỗ:  
+ Nếu vết thương ở lồng ngực khám có hội chứng 3 giảm:  
rào phế nang.  
Rung thanh giảm.  
Gõ đục.  
+ Nếu vết thương ở bụng: đau khắp bụng, bụng chướng, có phản ứng thành bụng,  
gõ đục ở vùng thấp, thăm cùng đồ thấy đau.  
2.3. Bọc máu.  
Khi động mạch bị tổn thương máu không chảy ra ngoài được mà chảy vào các tổ  
chức lân cận tạo thành bọc máu. Khám ngay trên đường đi của động mạch thấy khối  
máu to dần và chạy dài theo trục của chi. Sờ có cảm giác căng, có mạch nảy, ép phía  
trên nơi bị thương thì dấu hiệu mạch đập và nghe tiếng thổi không còn nữa. Nếu khối  
7
 
máu tụ to, vết bầm lan rộng chèn ép chi làm cho đoạn dưới thiếu máu nuôi dưỡng, biểu  
hiện chi lạnh, da màu tím, mạch không bắt được, chi sẽ hoại tử.  
3. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG  
3.1. Thiếu máu  
Số lượng máu mất đi nếu không được truyền máu bổ sung thích đáng thì bệnh nhân  
sẽ bị thiếu máu, nếu máu chảy nhiều mà không được cầm hoặc bồi phụ máu không đủ  
bệnh nhân sẽ bị chết.  
3.2. Nhiễm khuẩn.  
Vết thương động mạch dễ bị nhiễm khuẩn do:  
- Tổ chức thiếu máu nuôi dưỡng.  
- Do máu chảy ra các tổ chức xung quanh.  
- Cùng với tổ chức phần mềm bị dập nát là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát  
triển. Trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn yếm khí dễ gây hoại thư sinh hơi.  
3.3. Hoại thư chi.  
Do thiếu máu nuôi dưỡng.  
- Do máu tụ chèn ép: do garo không đúng kỹ thuật, do các bắp cơ bị dập nát nhiều,  
gây phù nề và chèn ép.  
3.4. Phồng động mạch.  
4. XỬ TRÍ  
- Nếu nạn nhân bị chảy máu trong lồng ngực hay ổ bụng:  
Cần phải phòng và chống sốc: ủ ấm, tiêm thuốc trợ lực, trợ tim, chuyển lên tuyến  
trên sớm.  
- Nếu đứt động mạch máu ở tứ chi:  
Những việc phải làm:  
+
Cm máu tạm thời: băng ép hoặc garo, băng ép có nhiều ưu điểm và thuận tiện,  
ít khi gây hoại tử chi.  
* Chú ý: Chỉ đặt dây garo khi băng ép không thành công hoặc đứt mạch máu có  
phụt thành tia: kỹ thuật garo cầm máu sẽ được học trong cấp cứu chấn thương.  
+ Cố định và theo dõi ngón chi.  
+ Chống sốc: cho thuốc an thần, ủ ấm, tiêm trợ lực, trợ tim, tiêm thuốc kháng  
sinh nếu có.  
Những việc không được làm  
+ Không nên dùng pince kẹp động mạch.  
+ Không nên garo với vết thương không phụt thành tia.  
+ Không vội vàng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi chưa sơ cứu tốt.  
+ Không nên cho ăn, uống nếu nghi ngờ có tổn thương trong ổ bụng.  
=======o0o=======  
8
TÓM TẮT  
Vết thương động Vết thương  
Vết thương  
mao mạch  
mạch  
tĩnh mạch  
1. Vị trí tổn Tổn thương ngay Vết  
thương Vết thương  
thương.  
trên đường đi của nông ngay trên phần mềm  
động mạch.  
hệ thống tĩnh  
mạch  
2. Số lượng Nhiều  
Ít  
Ít  
máu chảy.  
3. Nguồn Chảy ra từ gốc chi Chảy ra từ Chảy tứ phía  
chảy.  
phía ngọn chi  
Đỏ sẫm  
4. Màu sắc Đỏ tươi  
Đỏ  
5. Tốc độ Chảy máu theo Chảy tràn trề  
chảy nhịp đập của tim  
6. Xử trí và ấn phía trên vết ấn phía dưới ấn phía dưới  
Chảy rì rì  
vị trí ấn thương  
máu vết  
thương hay trên vết  
động mạch ngừng chảy  
máu hết chảy thương máu  
- Garô  
- Garô  
- Băng ép  
- Băng ép  
chảy ri rỉ.  
- Băng ép  
- Băng ép  
- Băng ép  
- Băng ép  
ĐÁNH GIÁ  
Câu 1: Anh (chị) hãy điền các triệu chứng lâm sàng dưới đây vào 3 cột:  
Chảy máu  
Chảy  
trong  
Tụ  
Triệu chứng lâm sàng  
máu  
máu  
Lồng  
ngực  
ngoài  
ổ bụng  
1. Nôn.  
2. Khó thở.  
3. Cử động chi hạn chế.  
4. Bọc máu lan theo chiều  
dọc.  
5. Bọc máu lan theo chiều  
ngang.  
6. Không bắt được mạch ở  
phía dưới vết thương (tứ  
chi).  
7. Có hội chứng 3 giảm.  
8. Bụng chướng.  
9
9. Có phản ứng thành bụng.  
10. Máu chảy thành tia theo  
nhịp thở.  
11. Máu phụt thành tia theo  
nhịp đập của tim.  
12. Ấn phía dưới vết thương  
máu ngừng chảy.  
13. Ấn phía trên vết thương  
máu ngừng chảy.  
14. Thăm cùng đồ đau.  
15. Đoạn chi phía dưới vết  
thương phù nề.  
16. Có tiếng thổi tâm thu tại  
khối phồng.  
17. Có sốc.  
ĐÁP ÁN  
Câu 1:  
- Vết thương động mạch có chảy máu ra ngoài 3 + 6 + 11 + 13 + 15 + 16.  
- Vết thương động mạch có chảy máu vào ổ bụng 1, 2, 7, 9, 14, 17.  
- Vết thương động mạch có chảy máu vào lồng ngực 2, 7, 17.  
- Vết thương động mạch có tụ máu 3, 4, 6, 15, 16.  
Câu 2: Anh (chị) hãy điền vào chỗ trống của 3 loại vết thương động mạch, tĩnh mạch,  
mao mạch:  
Vết thương Vết thương Vết thương  
động mạch  
tĩnh mạch  
mao mạch  
1. Vị trí  
2. Số lượng máu  
chảy.  
3. Nguồn chảy từ  
phía nào.  
4. Tốc độ máu  
chảy.  
5. Cách sơ cứu ở  
tuyến y tế cơ sở.  
Vị trí ấn:  
Băng ép:  
Garô  
Câu 3: Anh (chị) cho biết cách xử trí vết thương động mạch ở tuyến y cơ sở?  
10  
Bài 3  
VẾT THƯƠNG NGỰC  
MỤC TIÊU  
1. Mô tả được các phân loi vết thương lồng ngc.  
2. Trình bày được triu chng lâm sàng ca vết thương ngực kín, ngc hvà ngc  
có van.  
3. Xử trí bước đầu các loi vết thương ngực tuyến y tế cơ sở.  
NỘI DUNG  
1. ĐẠI CƯƠNG  
Vết thương lồng ngực ảnh hưởng nhiều tới hai chức năng quan trọng của cơ thể là  
hô hấp và tuần hoàn. Nhiều khi tổn thương giải phẫu không nặng nhưng lại gây rối loạn  
sinh lý trầm trọng, dễ làm người bệnh tử vong.  
Vết thương lồng ngực bao gồm:  
- Vết thương thành ngực: chỉ tổn thương phần mềm của thành ngực.  
- Vết thương thấu ngực (thủng màng phổi) gồm 3 loại:  
+ Vết thương ngực kín: có tràn khí hoặc không có tràn khí màng phổi.  
+ Vết thương ngực hở.  
+ Vết thương ngực có van.  
2. TRIỆU CHỨNG  
2.1. Vết thương thành ngực đơn thuần:  
Cũng giống như các vết thương phần mềm khác. Vết thương có thể dập nát nhiều  
hoặc gọn. Có khi kèm theo gẫy xương sườn.  
2.2. Vết thương thấu ngực: gồm 3 loại.  
2.2.1. Vết thương ngực kín.  
Toàn thân:  
Nếu chỉ chảy máu ít thì tình trạng toàn thân tốt.  
Nếu chảy máu nhiều: có sốc, đau ngực nhiều.  
Tại vết thương:  
Miệng vết thương được cơ hoặc máu đông bịt kín, không cho khí trời vào khoang  
màng phổi.  
- Nếu có tràn khí màng phổi: khám thấy rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm, gõ  
vang.  
X. quang thấy phổi bị xẹp một phần hay toàn bộ.  
- Nếu tràn khí dưới da thấy: da căng phồng, và cổ bạnh ấn có tiếng lép bép.  
2.2.2. Vết thương ngực hở.  
Là vết thương mở thông giữa khoang màng phổi với bên ngoài. Làm cho hô hấp  
của bệnh nhân bị đảo ngược, và làm trung thất di động.  
Tại miệng vết thương có khí phì phò mỗi lần bệnh nhân thở và ho mạnh.  
11  
 
Toàn thân: tình trạng bệnh nhân nặng. Có sốc (do mất máu và suy hô hấp cấp).  
Đau ngực, khó thở, có thể ho ra máu.  
2.2.3. Vết thương ngực có van.  
Toàn thân: nặng, khó thở, thở nhanh nông. Thở ra dài và khó. Có sốc.  
Tại chỗ: lồng ngực một bên căng. Vết thương thành ngực như một van. Khi thở ra  
thì bịt lại, khi hít vào thì mở ra làm cho khí vào tăng dần trong khoang màng phổi. Gõ  
vang, nghe mất tiếng thở. Có tràn khí dưới da.  
3. BIẾN CHỨNG  
- Viêm mủ màng phổi: bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng. Có hội chứng tràn  
dịch màng phổi. Hút ra mủ.  
- Di vật lồng ngực: gây nên ho ra máu và nhiễm khuẩn.  
- Máu màng phổi đông: làm dầy dính và xẹp phổi.  
4. XỬ TRÍ TUYẾN Y CƠ SỞ  
- Băng vết thương: băng vô khuẩn vết thương ngực để cầm máu. Nhất là vết thương  
ngực mở phải dùng bông gạc băng kín vết thương ngực mở.  
- Phòng chống sốc cho người bệnh:  
+ Phong bế novocain 0,5 – 1% tại chỗ.  
+ Tiêm trợ tim, trợ sức.  
+ Ủ ấm, cho uống nước đường nóng.  
- Tiêm kháng sinh liều cao và sớm.  
- Để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm – nửa ngồi.  
- Cần giải thích và động viên cho bệnh nhân và gia đình.  
- Chuyển bệnh nhân đi càng sớm càng tốt, cần có người hộ tống.  
=======o0o=======  
ĐÁNH GIÁ  
Câu 1: Vết thương lồng ngực được phân loại như sau:  
1. ………………………………………………  
2. ………………………………….………….., gồm có:  
2.1 ……………………………………………...  
2.2. ……………………………………………...  
2.3. ……………………………………………...  
Câu 2: Trong các triệu chứng dưới đây, bạn hãy lựa chọn và đánh dấu (x) vào triệu  
chứng của tràn khí màng phổi hay tràn máu màng phổi.  
Tràn  
Tràn khí  
máu  
STT  
Triệu chứng  
màng  
màng  
phổi  
phổi  
12  
1 Gõ đục  
2 Gõ vang  
3 Rung thanh giảm  
4 Rì rào phế nang giảm hoặc mất  
X. quang thấy phổi xẹp và ép  
5
vào trung thất.  
X. quang thấy có hình mức  
6
nước ở màng phổi.  
Câu 3: Trong 5 triệu chứng dưới đây, có một triệu chứng sai của vết thương ngực mở,  
đó là triệu chứng nào? Nếu đúng thì triệu chứng đó là gì?  
1. Vật vã, hốt hoảng.  
2. Ho ra máu.  
3. Đau tức ngực.  
4. Thở chậm.  
5. Miệng vết thương có khí phì phò qua lỗ thông.  
Câu 4: Trong 5 triệu chứng dưới đây, có một triệu chứng sai của vết thương ngực có  
van, đó là triệu chứng nào?  
1. Da xanh tái, vật vã, hốt hoảng.  
2. Khó thở ngày một tăng.  
3. Lồng ngực một bên căng.  
4. Tim bị đẩy sang bên lành.  
5. Bệnh nhân thở mạnh hoặc ho có máu phun đùn ra miệng vết thương.  
Câu 5: Hãy kể các công việc phải làm đối với vết thương hở ngực ở tuyến y cơ sở.  
1.. ………………………………………………  
2.. ………………………………………………  
3. Tiêm kháng sinh liều cao và sớm.  
4.. ………………………………………………  
5.. ………………………………………………  
6.. ………………………………………………  
13  
Bài 4  
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO KÍN  
MỤC TIÊU  
1. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng của chấn thương sọ não kín. Đặc biệt là triệu  
chứng của khối máu tụ ngoài màng cứng.  
2. Nêu được các nguyên tắc vận chuyển nạn nhân bị chấn thương sọ não kín.  
NỘI DUNG  
Chấn thương sọ não kín là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Tổn thương thường  
phức tạp. Điều trị khó khăn nên cần khám kỹ để phát hiện sớm.  
1. TRIỆU CHỨNG VÀ CÁC THỂ LÂM SÀNG  
Tùy theo mức độ tổn thương mà có một số thể lâm sàng.  
1.1. Chấn động não.  
Là thể hay gặp nhất.  
Sau một chấn thương vào đầu. Bệnh nhân bị mê khoảng vài phút đến hàng giờ, sau  
tỉnh lại. Kêu nhức đầu, chóng mặt, có nôn. Sau 7 đến 10 ngày các triệu chứng trên hết  
không còn di chứng.  
1.2. Giập não.  
- Nhẹ: Bệnh nhân mê sau chấn thương, rồi tỉnh lại dần.  
- Nặng: bệnh nhân hôn mê sâu, có rối loạn nhịp thở, nhiệt độ tăng. Giẫy giụa, la  
hét, nói lung tung. Nôn nhiều, có dấu hiệu cứng gáy. Có khi liệt nửa người.  
1.3. Khối máu tụ trong s(có 3 trường hợp).  
- Máu tụ ngoài màng cứng.  
- Máu tụ dưới màng cứng.  
- Máu tụ trong não.  
* Máu tụ ngoài màng cứng hay gặp nhất. Có các dấu hiệu sau:  
- Khoảng tỉnh, là triệu chứng quan trọng. Sau chấn thương bệnh nhân mê ngay độ  
5 phút đến 10 phút rồi tỉnh lại dần, nói chuyện bình thương. Nhưng sau một vài giờ bệnh  
nhân kêu nhức đầu, nôn rồi mê dần đi. Cũng có khi, sau một chấn thương bệnh nhân bị  
choáng váng nhưng vẫn tỉnh, sau đó mới đi vào hôn mê dần dần.  
14  
 
- Dấu hiệu não bị chèn ép.  
+ Nhức đầu.  
+ Nôn.  
+ Tri giác giảm dần, bệnh nhân đi vào trạng thái hôn mê.  
+ Rối loạn thần kinh thực vật như: mạch chậm, rối loạn nhịp thở khò khè. Huyết  
áp cao dần, sốt cao.  
- Dấu hiệu thần kinh khu trú.  
+ Liệt nửa người đối diện với bên tổn thương.  
+ Rối loạn cảm giác.  
1.4. Vỡ xương sọ  
- Lún xương sọ: cần mổ để nâng xương.  
- Vỡ nền sọ: có máu và dịch não tủy chảy ra mũi và tai.  
- Hai hố mắt bị bầm tím.  
2. TIÊN LƯỢNG  
Dựa vào bảng Glasgow để tiên lượng.  
- Giá trị tiên lượng: nặng dưới 7 điểm.  
- Theo dõi tiến triển của tri giác từ khi bị nạn cho tới khi đến bệnh viện.  
Mở mắt (M)  
Tự nhiên  
4 điểm  
3 điểm  
2 điểm  
1 điểm  
6 điểm  
Gọi mở  
Cấu mở  
Không mở  
Vận động (V)  
Bảo làm được  
Bấu:  
- Gạt đúng  
5 điểm  
4 điểm  
3 điểm  
2 điểm  
1 điểm  
- Gạt sai  
Co cứng vỏ não (co 2 tay)  
Co cứng mất não (co chân tay)  
Không cử động được  
Trả lời (N)  
Tổng số điểm từ 3 – 15 điểm.  
Điểm trung bình dưới 7 điểm tiên lượng nặng không nên chuyển.  
Số điểm có thể thay đổi tùy theo thời gian.  
15  
3. XỬ TRÍ  
- Khi bệnh nhân đang bị mê phải đặt nằm đầu nghiêng đề phòng lưỡi bị tụt, hoặc  
dịch trong dạ dày nôn ra trào ngược vào đường thở.  
- Dùng bơm tiêm to hút sạch đờm dãi.  
- Cho thở ôxy (nếu có).  
- Nếu đường hô hấp trên bị tắc do máu và đờm dãi phải hút, nếu không có kết quả  
thì mở khí quản.  
- Theo dõi tri giác và vận động.  
- Theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, và nhiệt độ.  
- Tiêm kháng sinh phòng chống bội nhiễm.  
- Khi di chuyển đặt bệnh nhân nằm ngửa. Có cố định vào cáng để khi giẫy khỏi bị  
ngã.  
* Những trường hợp cần phải mổ: (tuyến trên).  
- Tụ máu trong sọ.  
- Vỡ sọ có lún xương.  
- Vỡ nền sọ. Khâu màng cứng bị rách.  
========o0o========  
ĐÁNH GIÁ  
Câu 1: Viết tiếp vào các câu sau: Bốn hình thái của chấn thương sọ não kín gồm:  
1...........................................................  
2............................................................  
3............................................................  
4............................................................  
Câu 2: Lựa chọn và đánh dấu (x) vào các câu đúng sai.  
Triệu chứng máu tụ ngoài màng cứng gồm:  
1. Mệt mỏi.  
Đúng  
Sai  
2. Khoảng tỉnh.  
3. Chóng mặt  
4. Nhức đầu  
5. Không nhức đầu  
6. Đau nửa đầu  
16  
7. Nôn vọt  
8. Không nôn  
9. Nôn  
10. Liệt hai chi dưới  
11. Liệt nửa người  
12. Liệt nửa người phía bên đối diện  
13. Đồng tử giãn  
Câu 3: Lựa chọn và viết vào cột đúng sai.  
Những trường hợp phải mổ cấp cứu trong chấn thương  
Đúng  
Sai  
sọ não kín  
1. Chấn động não  
2. Lún xương sọ  
3. Nhức đầu  
4. Máu tụ trong sọ  
5. Phù não  
6. Rách da đầu  
7. Nôn quá nhiều  
Câu 4: Lựa chọn và đánh dấu (x) vào các câu đúng.  
Bệnh nhân hôn mê cần được  
1. Nằm đầu thấp  
Đúng  
Sai  
2. Nằm đầu nghiêng  
3. Nằm ngửa  
4. Không hút đờm dãi  
5. Hút đờm dãi  
6. Thở oxy  
7. Hô hấp nhân tạo  
8. Đo huyết áp, nhịp thở, mạch  
9. Chuyển bệnh nhân đi tuyến trên  
10. Giữ lại điều trị  
17  
Bài 5  
VẾT THƯƠNG SỌ NÃO HỞ  
MỤC TIÊU  
1. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng của vết thương sọ não hở.  
2. Trình bày được nguyên tắc sơ cứu vết thương sọ não ở tuyến y cơ sở.  
NỘI DUNG  
Vết thương sọ não hở là loại vết thương nặng. Tỷ lệ chết cao, để lại di chứng nặng  
nề. Vì vậy, cần được sơ cứu đúng và chuyển đi sớm.  
1. TRIỆU CHỨNG  
1.1. Người bệnh đến sớm  
- Sau khi bị thương, có thể li bì. Mất tri giác vài phút đến hàng giờ, sau đó tỉnh.  
- Giãy dụa, nói lung tung, la hét.  
- Có thể lên cơn động kinh.  
Tại vết thương:  
- Da đầu rách, vỡ xương sọ, có thể tổ chức não phòi ra ngoài, chảy máu và chảy  
dịch não tủy.  
- Đôi khi chỉ có một lỗ nhỏ ở đầu hoặc lỗ vào ở mặt.  
1.2. Người bệnh đến muộn  
Nổi bật là hội chứng nhiễm trùng như sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, vẻ mặt hốc hác,  
mất nước, mạch nhanh.  
- Có nôn.  
- Cứng gáy, có dấu hiệu Kernig.  
- Vạch màng não dương tính.  
Tại vết thương có mủ hoặc có lớp màng giả trắng lẫn mủ bao phủ lên tổ chức não.  
Vết thương có mùi tanh, hôi.  
2. BIẾN CHỨNG VÀ DI CHỨNG  
- Viêm màng não mủ: đây là biến chứng nặng dễ chết.  
- Áp xe não: thường xuất hiện chậm.  
- Động kinh: do sẹo hoặc do còn sót dị vật trong tổ chức não.  
18  
 
3. XỬ TRÍ  
Sơ cứu ở tuyến cơ sở  
3.1. Không làm các việc.  
- Không bôi bất cứ loại thuốc gì vào vết thương.  
- Không thăm dò vết thương.  
- Không lấy đi tổ chức não trên mặt vết thương.  
- Không băng chặt gây chèn ép não.  
3.2. Cần làm các việc.  
- Để nạn nhân nằm đầu nghiêng.  
- Lau sạch đờm dãi.  
- Nới lỏng quần áo.  
- Ủ ấm cho nạn nhân.  
- Tiêm trợ tim, trợ sức.  
- Tiêm kháng sinh.  
- Nếu bệnh nhân giẫy giụa nhiều tiêm thuốc an thần.  
Tại vết thương:  
- Cắt sạch tóc xung quanh vết thương.  
- Lấy bỏ dị vật trên mặt và xung quanh vết thương một cách nhẹ nhàng.  
- Nếu tổ chức não phòi ra ngoài thì dùng bát sạch hoặc gạc đậy lên và băng lại.  
- Đặt đầu nạn nhân vào vòng đệm.  
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên càng sớm càng tốt.  
========o0o========  
19  
ĐÁNH GIÁ  
Câu 1: Hãy chọn và đánh dấu (x) vào các câu đúng:  
Dấu hiệu vết thương sọ não hở đến  
sớm  
Đúng  
Sai  
1. Li bì  
2. Tỉnh táo  
3. Liệt nửa người  
4. Liệt hai chi dưới  
5. Không liệt  
6. Giẫy giụa  
7. Nằm im  
8. Huyết áp tụt, mạch nhanh  
9. Huyết áp tăng, mạch chậm  
10. Huyết áp bình thường, mạch bình  
thường.  
11. Có cơn động kinh  
12. Da và xương sọ bị tổn thương  
13. Rách da, xương sọ không vỡ  
14. Chảy dịch não tủy  
15. Tổ chức não phòi ra ngoài.  
Câu 2: Dùng cụm từ điền vào chỗ trống: Vết thương sọ não đến muộn khám thấy:  
1. Có hội chứng nhiễm trùng  
2.....................................................................  
3......................................................................  
4. Vạch màng não dương tính.  
5. Tại vết thương có mủ, có màng giả.  
6......................................................................  
Câu 3: Lựa chọn và đánh dấu (x) vào các cột đúng;  
Vết thương sọ não hở cần được  
1. Bôi cồn iot vào vết thương  
Đúng  
Sai  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 186 trang Thùy Anh 05/05/2022 6580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Bệnh học ngoại của y sỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdf1_benh_hoc_ngoai_200t_compressed_ysydk.pdf