Giáo trình Giáo dục thể chất

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI  
TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP  
TÀI LIỆU DẠY HỌC  
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT  
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG  
(Kèm theo Công văn số 147/TCGDNN-ĐTCQ ngày 22 tháng 01 năm 2020  
của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)  
MỤC LỤC  
1
2
3
BÀI MỞ ĐẦU  
1. Vị trí, tính chất môn học  
1.1. Vị trí  
Môn học Giáo dục thể chất là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các  
môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.  
1.2. Tính chất  
Chương trình môn học bao gồm một số nội dung cơ bản về thể dục, thể thao;  
giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp  
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.  
2. Mục tiêu môn học  
Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:  
2.1. Về kiến thức  
Trình bày được tác dụng, các kỹ thuật cơ bản một số quy định của luật  
môn thể dục ththao được học đrèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung.  
2.2 Về kỹ năng  
Tự tập luyện, rèn luyện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể  
dục thể thao được học.  
2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm  
Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng  
ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt  
động khác.  
3. Nội dung chính  
Giáo trình bao gồm Bài mở đầu và 2 chương:  
- Chương 1: Giáo dục thể chất chung bao gồm 2 bài: Thể dục cơ bản và  
Điền kinh.  
- Chương 2: Chuyên đề thể dục thể thảo tự chọn, bao gồm 6 chuyên đề: Môn  
bơi lội; Môn cầu lông; Môn bóng chuyền; Môn bóng rổ; Môn bóng đá; Môn bóng  
bàn.  
4. Tổ chức dạy học đánh giá kết quả học tập  
4.1. Tổ chức dạy học  
Đối với giảng viên: Khuyến khích giảng viên áp dụng phương pháp dạy học  
tích cực, kết hợp giảng dạy môn học với các hoạt động thể dục thể thao khác; từng  
bước hình thành thói quen cho người học áp dụng các bài tập được học trong việc  
rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày.  
4
         
Quá trình học tập thể diễn ra với những cách tổ chức đa dạng lôi cuốn  
người học tham gia cùng tập thể với sự dẫn dắt, gợi mở, cố vấn của giảng viên với  
các hình thức tổ chức tập luyện, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đặc điểm của  
từng môn thể thao: Tập luyện đồng loạt; tập luyện lần lượt; tập luyện theo nhóm;  
tập luyện cá nhân.  
Đối với người học: Cần chú trọng các yêu cầu kỹ thuật phương pháp tập  
luyện trong học tập để rèn luyện, tự rèn luyện, hình thành thói quen thể dục thể  
thao trong và ngoài giờ học.  
4.2. Phương pháp đánh giá  
Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định  
tại Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao  
động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất  
thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình  
độ cao đẳng.  
5
Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG  
Bài 1: THỂ DỤC CƠ BẢN  
1. Giới thiệu về thể dục cơ bản  
Thể dục cơ bản loại hình thể dục nội dung chính của nó bao gồm các  
bài tập phát triển chung liên quan đến hoạt động của các bộ phận cơ thể, như tay,  
chân, đầu, thân, mình; các kĩ năng vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, ném, bắt,  
leo trèo; các bài tập đội hình, các bài tập trên các dụng cụ thể dục (thang gióng,  
ghế thể dục, cầu…); các bài tập thể dục dụng cụ đơn giản.  
Thể dục cơ bản phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, nhưng thường  
được vận dụng trong các trường học nhằm phát triển các kĩ năng vận động cần  
thiết cho cuộc sống, hình thành các tư thế đúng, đẹp; phát triển khả năng phối hợp  
vận động và các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền cho người học.  
2. Thể dục tay không liên hoàn  
2.1. Tác dụng của thể dục tay không liên hoàn  
Thể dục tay không liên hoàn giúp cho người tập duy trì và nâng cao sức  
khỏe, trong đó giúp phát triển các bắp thịt ở vai, ngực và chi trên. Ngoài ra, còn  
giúp hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và nâng cao năng lực làm việc.  
2.2. Các động tác kỹ thuật  
Bài thể dục tay không liên hoàn (32 động tác)1  
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, chân đứng tư  
thế nghiêm, mặt nhìn về phía trước.  
Động tác 1: Tay trái đưa ngang, duỗi thẳng,  
lòng bàn tay úp.  
1
Bộ Giáo dục Đào tạo: Tài liệu giảng dạy Thể dục thể thao, dùng cho các trường đại học, cao đẳng và  
trung cấp chuyên nghiệp. Nội, NXB Giáo dục, 1997; Phan Thế Nguyên, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Thị Thu .  
Giáo trình Thể dục cơ bản. Nội: NXB Thể dục thể thao, 2005.  
6