Tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM  
1. Thông tin chung về học phần  
1.1. Mã số học phần  
1.2. Số tín chỉ  
: 3S111002  
: 02  
1.3. Thuộc chương trình đào tạo trình độ: Cao đẳng sư phạm, hình thức đào tạo:  
Chính quy  
1.4. Loại học phần: Bắt buộc  
1.5. Điều kiện tiên quyết: Không  
1.6. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động  
- Nghe giảng lý thuyết  
- Làm bài tập trên lớp  
- Thảo luận  
: 30 tiết  
: 20 tiết  
: 0 tiết  
: 10 tiết  
: 0 tiết  
- Hoạt động theo nhóm  
- Tự học  
: 90giờ  
2. Mục tiêu của học phần  
2.1. Kiến thức: Nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhất về văn hóa, các triết lý sống,  
quan niệm về vũ trụ, nhân sinh quan. Trang bị cho người học một số phong tục tập quá,  
tín ngưỡng, tôn giáo, đặc trưng văn hóa vùng miền của người Việt.  
2.2. Kỹ năng: Rèn luyện cho người học tính chủ động, khả năng hợp tác làm việc theo  
nhóm; vận dụng thành thạo linh hoạt các kiến thức tiếp thu được trong việc học nghiên  
cứu các học phần lien quan cũng như công việc sau khi tốt nghiệp.  
2.3. Thái độ: Giúp cho người học tự tin trong học tập, nghiên cứu, giao tiếp.  
3. Tóm tắt nội dung học phần  
Học phần cung cấp cho người học một số nội dung sau:  
- Một số khái niệm, định nghĩa về văn hóa và một số khái niệm liên quan.  
- Chức năng và các thành tố văn hóa  
- Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.  
- Đặc trưng văn hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa.  
- Phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của người Việt  
- Tiến trình lịch sử văn hóa và quá trình giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam  
với Thế giới.  
1
4. Nội dung chi tiết học phần và phân bổ thời gian  
Chương 1. Văn hóa học và văn hóa Việt Nam  
1.1. Văn hóa và văn hóa học  
4(4, 0)  
1.1.1. Khái niệm văn hóa  
1.1.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa  
1.1.3. Phân biệt văn hóa với văn minh, văn hiến, văn vật  
1.1.4. Cấu trúc của hệ thống văn hóa  
1.1.5. Cơ sở văn hóa và các bộ môn văn hóa học  
1.2. Khái niệm văn hóa Việt Nam  
1.2.1. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp  
1.2.2. Chủ thể và thời gian văn hóa Việt Nam  
1.2.3. Không gian các vùng văn hóa Việt Nam  
1.3. Tiến trình văn hóa Việt Nam  
1.3.1. Văn hóa Việt Nam thời Việt cổ  
1.3.2. Văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc  
1.3.3. Văn hóa Việt Nam thời Đại Việt  
1.3.4. Văn hóa Việt Nam thời Pháp thuộc  
1.3.5. Văn hóa Việt Nam thời dân chủ  
Chương 2. Văn hóa nhận thức  
2.1 Văn hóa nhận thức  
10(8, 2)  
2.1.1 Tư tưởng xuất phát về bản chất vũ trụ  
2.1.2 Triết lý Âm – Dương và tính cách người Việt  
2.2 Cấu trúc không gian vũ trụ  
2.2.1 Tam tài  
2.2.2 Đặc trưng của ngũ hành  
2.2.3 Triết lý về cấu trúc thời gian của vũ trụ  
2.2.4 Nhận thức về con người  
Chương 3. Đời sống văn hóa tinh thần  
3.1 Tín ngưỡng, tôn giáo  
8(5, 3)  
3.1.1 Tín ngưỡng  
3.1.2 Tôn giáo  
3.2 Phong tục tập quán, lễ hội  
3.2.1 Phong tục, Tập quán  
3.2.2 Lễ - Hội  
2
3.3 Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ  
3.3.1 Các đặc trưng cơ bản trong giao tiếp  
3.3.2 Một số đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật ngôn từ  
Chương 4. Văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức  
4.1 Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên  
4.1.1 Ăn  
8(4, 4)  
4.1.2 Uống, hút  
4.2 Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên  
4.2.1 Mặc  
4.2.2 Ở và đi lại  
4.3 Văn hóa tổ chức  
4.3.1 Văn hóa tổ chức đời sống tập thể  
4.3.2 Tổ chức quốc gia  
4.3.3 Tổ chức đô thị  
4.4 Quy luật chung của tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống  
4.4.1 Sơ đồ tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống  
4.4.2 Một số đặc điểm  
5. Tài liệu học tập  
5.1. Tài liệu chính (Giáo trình chính)  
Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.  
5.2. Tài liệu tham khảo  
1. Đào Duy Anh (1994), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.  
2. Toan Ánh (1992), Nếp cũ, Nxb TP HCM.  
3. Phan Kế Bính (2000), Việt Nam phong tục, Nxb VHTT, Hà Nội.  
4. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (chủ biên) (1995), Các vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb  
Văn học, Hà Nội.  
5. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb VHTT, Hà Nội.  
6. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Nxb  
KHXH, Hà Nội.  
7. Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, người và đất Việt, Nxb VHTT, Hà Nội.  
8. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học,  
Hà Nội.  
9. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.  
3
6. Hướng dẫn giảng viên thực hiện và yêu cầu đối với sinh viên  
6.1. Đối với giảng viên  
- Đề cương chi tiết được xây dựng dưa trên tài liệu chính là giáo trình Cơ sở văn hóa Việt  
Nam của Giáo sư TSKH Trần Ngọc Thêm và một số tài liệu tham khảo khác. Vì vậy  
giảng viên trước khi lên lớp phải nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo đã được tác giả  
đưa vào danh mục tài liệu tham khảo ở mục 5.2.  
- Ở chương một nội dung chủ yếu là giải thích các khái niệm các thuật ngữ về văn hóa vì  
vậy giảng viên nên sử dụng phương pháp thuyết trình là chính.  
- Chương hai có nhiều nội dung khó nên giảng viên cần kết hợp các phương pháp thuyết  
trình, nêu vấn đề, để sinh viên thảo luận theo nhóm.  
- Nội dung chương ba gắn liền với đời sống hàng ngày giảng viên chủ yếu gợi mở để sinh  
viên tự nghiên cứu thảo luận sau đó gút lại các nội dung thảo luận của các nhóm.  
- Chương cuối có những nội dung có tính thời sự như vấn đề môi trường và văn hóa tổ  
chức truyền thống với tổ chức xã hội hiện đại giảng viên cần sử dụng phương pháp nêu và  
giải quyết vấn đề.  
6.2. Đối với sinh viên  
- Đây là học phần có nhiều nội dung đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau của đời sống văn  
hóa từ truyền thống tới hiện tại. Trong đó có nhiều khái niệm khó, vì vậy sinh viên cần  
chủ động nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp và khi thảo luận nhóm sinh viên phải tích  
cực tự giác cùng với các thành viên trong nhóm giải quyết các vấn đề qua đó lĩnh hội  
được kiến thức cho bản thân.  
- Sinh viên cần tham gia đủ thời gian quy định mới được tham gia thi kết thúc học phần.  
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần  
7.1. Thang điểm đánh giá  
Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10.  
7.2. Kiểm tra – đánh giá quá trình  
Có trọng số tối đa là 40%, bao gồm các điểm đánh giá bộ phận như sau:  
- Điểm chuyên cần: 10%.  
- Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, Semina, bài tập: 10%.  
- Điểm giữa kỳ: 20%  
7.3. Điểm thi kết thúc học phần  
Điểm thi kết thúc học phần có trọng số là 60%.  
Hình thức thi: Tự luận.  
4
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ  
1. Thông tin chung về học phần  
1.1. Mã số học phần  
: 3V211002  
: 02  
1.2. Số tín chỉ  
1.3. Thuộc chương trình đào tạo trình độ: Cao đẳng Sư phạm và ngoài sư phạm, hình  
thức đào tạo: Chính quy.  
1.4. Loại học phần: Bắt buộc  
1.5. Điều kiện tiên quyết: Không  
1.6. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động : 30 tiết  
- Nghe giảng lí thuyết  
- Làm bài tập  
: 25 tiết  
: 05 tiết  
: 60 giờ  
- Tự học  
2.Mục tiêu của học phần  
2.1. Kiến thức  
- Sinh viên nắm vững kiến thức tổng quan về các đơn vị tạo nên ngôn ngữ nói chung và  
về hoạt động thực hiện các chức năng cơ bản của ngôn ngữ.  
- Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ để sinh viên có thể vận dụng chúng vào việc học  
các học phần trong hoạt động học tập ở nhà trường, trong đời sống thường ngày (đối với  
các ngành đào tạo) và vào việc giảng dạy những vấn đề về ngôn ngữ trong chương trình  
Trung học Cơ sở (đối với ngành đào tạo giáo viên Ngữ văn).  
2. 2. Kĩ năng  
- Nhận diện được các đối tượng nghiên cứu ứng với khái niệm được được giới thiệu.  
- Thực hiện được một số thao tác cụ thể, đơn giản trong phân tích, nhận diện các đơn vị  
ngôn ngữ, các bộ phận của ngôn ngữ.  
- Vận dụng được những kiến thức của học phần dẫn luận vào việc học các học phần khác  
trong chương trình (đối với các ngành đào tạo) và miêu tả các hiện tượng ngôn ngữ ở các  
chuyên ngành ngôn ngữ học miêu tả đồng đại (đối với ngành đào tạo giáo viên Ngữ văn)  
- Rèn luyện tính khách quan và minh xác trong học tập, nghiên cứu.  
2.3. Thái độ  
- Coi sự hiểu biết kiến thức phổ quát của học phần là hết sức quan trọng làm tiền đề cho  
việc học tập nghiên cứu các học phần liên quan.  
- Có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, ham học hỏi, ham khám phá những vấn để của  
ngôn ngữ học đại cương, có tư duy logic, phản biện đối với mọi vấn đề đã học được trong  
học phần.  
5
3. Tóm tắt nội dung học phần  
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về bản chất và chức năng của ngôn  
ngữ; Mô tả bản chất tín hiệu ngôn ngữ và tính hệ thống của ngôn ngữ; Giới thiệu khái  
lược về cấp độ và đơn vị của ngôn ngữ; Khái lược các chuyên ngành ngôn ngữ học  
miêu tả đồng đại.  
4. Nội dung chi tiết học phần và phân bổ thời gian  
Chương 1. Bản chất và chức năng ngôn ngữ  
1.1. Lời nói và ngôn ngữ  
6 (6,0)  
1.2. Bản chất và chức năng của ngôn ngữ  
Chương 2. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ. Tính hệ thống của ngôn ngữ 7 (6,1)  
2.1. Tín hiệu và bản chất tín hiệu của ngôn ngữ  
2.2. Bản chất tín hiệu của các đơn vị ngôn ngữ  
2.3. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu  
Chương 3. Khái lược về cấp độ và đơn vị của ngôn ngữ  
10 (8,2)  
3.1. Hệ thống và cấp độ của hệ thống. Các cấp độ và đơn vị của hệ thống ngôn ngữ  
3.2. Cấp độ ngữ âm - âm vị học  
3.3. Hình vị và cấp độ hình vị học  
3.4. Từ, đơn vị từ vựng và cấp độ từ vựng học  
3.5. Câu và cấp độ cú pháp  
3.6. Các đơn vị trong hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Câu và phát  
ngôn. Văn bản và diễn ngôn. Lời và các đơn vị của hội thoại. Hành động ngôn ngữ.  
Chương 4. Các chuyên ngành ngôn ngữ học miêu tả đồng đại  
4.1. Khái lược về ngôn ngữ học miêu tả đồng đại  
4.2. Chuyên ngành ngữ âm- âm vị học  
4.3. Chuyên ngành từ vựng học  
7 (5,2)  
4.4. Chuyên ngành ngôn ngữ học văn bản  
4.5. Chuyên ngành dụng học  
4.6. Chuyên ngành phong cách học  
4.7. Chuyên ngành ngữ nghĩa học  
5. Tài liệu học tập  
5.1.Tài liệu chính (giáo trình chính)  
Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb ĐHSP.  
5.2. Tài liệu tham khảo  
1. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và  
tiếng Việt, Nxb GD.  
6
2. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, tập I, Nxb GD.  
3. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán 2001, Đại cương ngôn ngữ học, tập II, Nxb GD.  
4. Đỗ Hữu Châu (2011), Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học, Nxb GD.  
5. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb ĐHQGHN,  
6. Đỗ Hữu Châu (1998, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb GD.  
7. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết 2002, Dẫn  
luận ngôn ngữ học, Nxb GD.  
6. Hướng dẫn giảng viên thực hiện và yêu cầu đối với sinh viên  
6.1. Đối với giảng viên  
- Đây là học phần mở đầu cho môn tiếng Việt. Những khái niệm mà học phần cung cấp cũng  
như những phác thảo về phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp hệ thống sẽ là  
những công cụ cơ sở mà sinh viên sẽ vận dụng suốt quá trình học môn tiếng Việt trong quá  
trình dạy suốt đời của họ cho nên học phần được dạy một cách kĩ lưỡng, tỉ mỉ, chắc chắn.  
Tuy nhiên với thời lượng ít ỏi, các giáo viên đứng lớp cần biết chọn lọc những kiến thức cơ  
bản nhất được nhiều người tán đồng nhất, nhất quán cao nhất mà giới thiệu cho sinh viên.  
Cần chú ý một bộ phận tri thức thuộc học phần này có thể sẽ được trình bày ở phần cơ sở lí  
thuyết của chuyên ngành mặt khác phần cơ sở lí thuyết của chuyên ngành cũng phải nhắc lại,  
đi sâu thêm những tri thức đã trình bày ở học phần này. Như thế sự tích hợp liên thông, hỗ trợ  
lẫn nhau giữa các học phần sẽ được bảo đảm làm tăng hiệu quả của việc giảng dạy và học tập  
từng chuyên ngành cũng như toàn bộ chương trình.  
- Giáo viên cần soạn tập bài giảng và giảng dạy đúng với mục đích yêu cầu, đúng các  
chương mục, thời lượng đã ghi trong đề cương tiết, không được cắt bỏ, thêm bớt.  
6.2. Đối với sinh viên  
Cần nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu thông qua việcđọc giáo trình và các  
tài liệu tham khảo, tóm tắt những kiến thức cơ bản, làm bài tập đầy đủ.  
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần  
7.1. Thang điểm đánh giá  
Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10.  
7.2. Kiểm tra – đánh giá quá trình  
Có trọng số tối đa là 40%, bao gồm các điểm đánh giá bộ phận như sau:  
- Điểm chuyên cần: 10%.  
- Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, Seminer, bài tập: 10%.  
- Điểm giữa kỳ: 20%  
7.3. Điểm thi kết thúc học phần  
- Điểm thi kết thúc học phầncó trọng số 60%.  
- Hình thức thi: Tự luận.  
7
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH  
1. Thông tin chung về học phần  
1.1. Mã số học phần  
1.2. Số tín chỉ  
: 3V111002  
: 02  
1.3. Thuộc chương trình đào tạo trình độ: Cao đẳng sư phạm Tiếng anh, hình thức đào  
tạo: Chính quy  
1.4. Loại học phần: Bắt buộc  
1.5. Điều kiện tiên quyết: Không  
1.6. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động  
- Nghe giảng lí thuyết  
- Làm bài tập thực hành  
- Tự học  
: 30 tiết  
: 20tiết  
: 10 tiết  
: 60 giờ  
2. Mục tiêu của học phần  
2.1. Kiến thức  
Sinh viên nắm vững kiến thức tổng quan về tiếng Việt, vận dụng kiến thức vào  
trong các hoạt động tạo lập và tiếp nhận văn bản, dựng đoạn văn viết câu, dùng từ và  
viết chữ.  
2.2. Kĩ năng  
- Vận dụng những kiến thức về tiếng Việt vào việc rèn luyện và nâng cao các kĩ năng sử  
dụng tiếng việt trong các hoạt động tạo lập và tiếp nhận văn bản, dựng đoạn văn viết câu,  
dùng từ và viết chữ.  
- Góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên  
2.3. Thái độ  
Có thái độ học tập đúng đắn và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.  
3. Tóm tắt nội dung của học phần  
Thông qua môn học, sinh viên sẽ nắm bắt và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng  
việt, trong đó chú trọng đến các kĩ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản dưới dạng ngôn  
ngữ viết( kĩ năng phân tích và tạo lập văn bản, kĩ năng lập luận, kĩ năng xây dựng đoạn  
văn, kĩ năng đặt câu, dùng từ, viết chữ,…). Thông qua bộ môn này, góp phần cùng các  
môn học khác rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên.  
4. Nội dung chi tiết học phần  
Chương 1. Rèn luyện kĩ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản  
I. Phân tích một văn bản  
15(10,5)  
1. Tìm hiểu khái quát về văn bản  
8
2. Phân tích đoạn văn  
2.1. Tìm ý chính của đoạn văn  
2.2. Tìm hiểu cách lập luận trong đoạn văn  
2.3. Phân tích sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn  
3. Phân tích bố cục và lập luận toàn văn bản  
3.1. Bố cục của văn bản  
3.2. Tái tạo đề cương văn bản  
II. Thuật lại nội dung tài liệu khoa học  
1. Tóm tắt một tài liệu khoa học  
1.1. Mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt  
1.2. Những cách tóm tắt thường sử dụng  
2. Tổng thuật các tài liệu khoa học  
2.1. Mục đích và yêu cầu của việc tổng thuật  
2.2. Cách tổng thuật các tài liệu khoa học  
3. Trình bày lịch sử vấn đề  
3.1. Mục đích và yêu cầu của trình bày lịch sử vấn đề  
3.2. Cách trình bày lịch sử vấn đề  
3.3. Một số nhược điểm cần tránh khi trình bày lịch sử vấn đề  
III. Luyện kĩ năng tạo lập văn bản  
1. Những yêu cầu chung của một văn bản  
1.1. Văn bản phải đảm bảo mạch lạc và liên kết.  
1.2. Văn bản phải có mục đích giao tiếp thống nhất.  
1.3. Văn bản có một kết cấu rõ ràng  
1.4. Văn bản phải có phong cách ngôn ngữ nhất định  
2. Luyện tập các bước định hướng cho văn bản.  
2.1. Định hướng mục đích giao tiếp.  
2.2. Định hướng nội dung giao tiếp.  
2.3. Định hướng đối tượng giao tiếp.  
2.4. Định hướng phong cách giao tiếp.  
3. Luyện xây dựng đề cương cho văn bản.  
3.1. Yêu cầu cơ bản của đề cương.  
3.2. Các dạng đề cương.  
4. Luyện kĩ năng dựng đoạn văn trong văn bản  
4.1. Những yêu cầu chung của một đoạn văn.  
4.2. Luyện dựng đoạn theo kết cấu.  
9
4.2.1. Luyện dựng đoạn văn diễn dịch.  
4.2.2. Luyện dựng đoạn văn theo kiểu quy nạp.  
4.2.3. Luyện dựng đoạn văn song hành.  
4.2.4. Luyện dựng đoạn văn có kết cấu tổng – phân – hợp.  
4.2.5. Luyện dựng đoạn văn theo kiểu móc xích.  
4.3. Luyện tách đoạn văn.  
4.3.1. Tách đoạn văn theo sự thay đổi của đề tài, chủ đề.  
4.3.2. Tách đoạn văn theo sự thay đổi của không gian.  
4.3.3. Tách đoạn văn theo sự thay đổi của thời gian.  
4.3.4. Tách đoạn để nhấn mạnh ý.  
4.4. Luyện liên kết và chuyển đoạn văn.  
4.4.1. Dùng từ ngữ.  
4.4.2. Dùng câu để liên kết.  
4.4.3. Dùng cân xứng cú pháp để liên kết  
4.4.4. Dùng các phép liên kết câu để liên kết đoạn  
5. Luyện chữa lỗi đoạn văn.  
5.1. Chữa lỗi về nội dung.  
5.1.1. Lạc ý.  
5.1.2. Thiếu ý.  
5.1.3. Loãng ý.  
5.1.4. Lặp ý.  
5.1.5. Mâu thuẫn ý.  
5.1.6. Đứt mạch ý.  
5.2. Chữa lỗi tách đoạn không thích hợp.  
5.3. Chữa lỗi dùng phương tiện liên kết không phù hợp.  
Chương 2. Luyện kĩ năng đặt câu trong văn bản  
I. Những yêu cầu chung về câu trong văn bản.  
1. Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng việt.  
1.1. Quy tắc cấu tạo cụm từ.  
5 (3,2)  
1.2. Quy tắc cấu tạo đúng các thành phần trong kiểu câu đơn.  
1.3. Quy tắc cấu tạo đúng kiểu câu ghép.  
2. Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa.  
2.1. Nội dung mà câu biểu hiện cần phản ánh đúng hiện thực khách quan  
2.2. Quan hệ ý nghĩa trong câu phải có tính logic.  
10  
2.3. Quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu phải phù hợp với các phương tiện hình  
thức thể hiện quan hệ.  
2.4. Nội dung của các thành phần câu, các bộ phận câu phải có sự tương hợp.  
2.5. Câu trong văn bản còn yêu cầu phải có thông tin mới.  
3. Câu phải được đánh dấu câu thích hợp.  
4. Câu cần có liên kết chặt chẽ với các câu khác trong văn bản.  
4.1. Liên kết nội dung.  
4.2. Liên kết hình thức  
II. Chữa câu sai.  
1. Câu sai về cấu tạo ngữ pháp.  
1.1. Câu thiếu thành phần nòng cốt.  
1.2. Câu không phân định mạch lạc các thành phần câu  
1.3. Câu sai về trật tự sắp xếp các thành phần.  
2. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận.  
2.1. Câu phản ánh sai hiện thực khách quan.  
2.2. Quan hệ ngữ nghĩa của các bộ phận trong câu không phù hợp với thực tế khách quan  
hay là quy luật của nhận thức tư duy của con người.  
2.3. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu không phù hợp với phương tiện hình  
thức để thể hiện quan hệ.  
3. Câu sai về dấu câu.  
3.1. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa hoàn chỉnh trọn vẹn.  
3.2. Không đánh dấu ngắt câu khi câu đã trọn ý và chuyển sang ý khác.  
3.3. Không dùng dấu ngắt trong câu ở các vị trí cần thiết làm cho ý câu không sáng rõ,  
hoặc ý bị hiểu khác đi.  
3.4. Dùng dấu ngắt ở các vị trí không cần thiết trong câu.  
3.5. Dùng lẫn lộn các dấu câu.  
4. Câu sai về mạch lạc và liên kết trong văn bản.  
III. Thực hành một số thao tác rèn luyện về câu.  
1. Mở rộng và rút gọn câu.  
1.1. Mở rộng câu.  
1.2. Rút gọn câu.  
2. Thay đổi trật tự và lựa chọn trật tự các từ, các thành phần câu.  
3. Chuyển đổi kiểu câu và cách diễn đạt.  
3.1. Chuyển đổi câu chủ động và câu bị động.  
3.2. Chuyển đổi câu khẳng định thành câu phủ định.  
11  
3.3. Chuyển đổi các kiểu câu khác nhau về mục đích giao tiếp.  
3.4. Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp.  
* Luyện tập  
Chương 3. Luyện kĩ năng dùng từ trong văn bản  
I. Giản yếu về từ.  
5 (3,2)  
1. Từ và các bình diện của từ.  
1.1.  
1.2.  
1.3.  
1.4.  
Bình diện hình thức ngữ âm và cấu tạo.  
Bình diện nghĩa.  
Bình diện ngữ pháp.  
Bình diện phong cách.  
2. Từ trong mối quan hệ với giao tiếp và văn bản.  
2.1.  
2.2.  
Từ trong quá trình tạo lập văn bản.  
Từ trong quá trình lĩnh hội văn bản.  
II. Những yêu cầu chung về việc dùng từ trong văn bản.  
1. Đúng âm thanh và hình thức cấu tạo.  
1.1.  
Từ là đơn vị có nhiều bình diện trong đó không thể thiếu mặt âm thanh và hình  
thức cấu tạo.  
1.2.  
Về hình thức âm thanh và chữ viết có hai trường hợp dễ xảy ra lỗi.  
2. Đúng về nghĩa.  
2.1.  
2.2.  
2.3.  
Dùng từ phải đúng về nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm.  
Dùng từ phải đúng về nghĩa biểu thái.  
Dùng từ phải đúng với quy tắc chuyển nghĩa.  
3. Đúng về đặc điểm ngữ pháp.  
3.1.  
3.2.  
3.3.  
Đúng quan hệ kết hợp của từ trong cụm từ  
Đúng quan hệ kết hợp của từ trong câu  
Các lỗi dùng từ về mặt ngữ pháp thường gặp.  
4. Dùng từ phải thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản.  
5. Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản.  
6. Dùng từ tránh lặp từ, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo rỗng công thức.  
*Luyện tập  
III. Một số thao tác dùng từ và trau dồi vốn từ.  
1. Lựa chọn từ ngữ.  
1.1.  
1.2.  
Cơ sở của sự lựa chọn.  
Phân tích ví dụ về sự lựa chọn từ ngữ.  
2. Thay thế từ ngữ.  
12  
2.1.  
2.2.  
Cơ sở của sự thay thế.  
Phân tích ví dụ.  
3. Sáng tạo trong việc dùng từ ngữ.  
3.1.  
3.2.  
3.3.  
Sự sáng tạo ở bình diện ngữ nghĩa.  
Sự sáng tạo ở bình diện ngữ pháp.  
Vận dụng sự chuyển hóa ở bình diện ngữ âm và hình thức cấu tạo của từ nhằm  
diễn đạt nội dung và ý nghĩa một cách phù hợp.  
*Luyện tập  
Chương 4. Luyện kĩ năng chính tả tiếng Việt  
I. Nguyên tắc chính tả tiếng việt.  
1. Khái niệm chính tả.  
5 (4,1)  
2. Nguyên tắc chính tả tiếng việt.  
2.1. Nguyên tắc ngữ âm.  
2.1.1. 2.2 Nguyên tắc ngữ nghĩa.  
3. Các cách rèn luyện và sửa lỗi chính tả.  
3.1.  
3.2.  
3.3.  
3.4.  
3.1. Ghi nhớ mặt chữ của từng từ.  
3.2. Luyện phát âm cho đúng chuẩn để viết đúng chính tả.  
Tìm hiểu và vận dụng các mẹo luật chính tả.  
Sử dụng “từ điển chính tả”.  
*Luyện tập  
II. Luyện chữa các lỗi chính tả thường gặp.  
1. Lỗi vi phạm các quy định trọng hệ thống chữ Quốc ngữ.  
1.1.  
1.2.  
Các quy định về việc viết phụ âm, nguyên âm.  
Quy định về dấu thanh.  
2. Các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.  
2.1.  
2.2.  
2.3.  
Viết sai phụ âm đầu.  
Viết sai vần (kèm âm cuối)  
2..3. Viết sai dấu thanh.  
III. Viết hoa.  
1. Mục đích viết hoa.  
2. Quy tắc viết hoa tên riêng.  
2.1.  
2.2.  
Tên riêng Việt Nam  
Tên riêng nước ngoài.  
IV. Viết các từ ngữ và thuật ngữ tiếng nước ngoài.  
1. Giữ nguyên dạng chữ viết ở ngôn ngữ gốc.  
13  
2. Dịch nghĩa các thuật ngữ.  
3. Chuyển tự.  
4. Phiên âm.  
*Luyện tập  
5. Tài liệu học tập  
5.1. Tài liệu chính( giáo trình chính)  
Bùi Minh Toán – Nguyễn Quang Ninh (2003), Tiếng Việt thực hành, Nxb ĐHSP.  
5.2.Tài liệu tham khảo  
1. Bùi Minh Toán Lê A – Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng việt thực hành, Nxb Giáo dục,  
Hà Nội.  
2. Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp (1997), Tiếng việt thực hành, Nxb Giáo dục,  
Hà Nội.  
3. Nguyễn Đức Dân (2000), Tiếng việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.  
4. Cao Xuân Hạo – Trần Thị Tuyết Mai (1986), Sổ tay sửa lỗi hành văn, tập 1, Nxb Trẻ  
TP. Hồ Chí Minh.  
6. Hướng dẫn giảng viên thực hiện và yêu cầu đối với sinh viên  
6.1. Đối với giảng viên  
- Đây là học phần quan trọng cho môn tiếng Việt. Những vấn đề về ngữ pháp mà học  
phần cung cấp sẽ là những công cụ cơ sở mà sinh viên sẽ vận dụng suốt quá trình học  
môn tiếng Việt trong quá trình dạy suốt đời của họ cho nên học phần được dạy một cách  
kĩ lưỡng, tỉ mỉ, chắc chắn. Tuy nhiên với thời lượng ít ỏi, các giảng viên đứng lớp cần biết  
chọn lọc những kiến thức cơ bản nhất , đặc biệt là những bài tập sửa lỗi điển hình mà giới  
thiệu cho sinh viên. Cần chú ý một bộ phận tri thức thuộc học phần này có thể sẽ được  
trình bày ở phần cơ sở lí thuyết của chuyên ngành mặt khác phần cơ sở lí thuyết của  
chuyên ngành cũng phải nhắc lại, đi sâu thêm những tri thức đã trình bày ở học phần này.  
Như thế sự tích hợp liên thông, hỗ trợ lẫn nhau giữa các học phần sẽ được bảo đảm làm  
tăng hiệu quả của việc giảng dạy và học tập từng chuyên ngành cũng như toàn bộ chương  
trình.  
- Giảng viên cần soạn tập bài giảng và giảng dạy đúng với mục đích yêu cầu, đúng các  
chương mục, thời lượng đã ghi trong đề cương tiết, không được cắt bỏ, thêm bớt.  
6.2. Đối với sinh viên  
Cần nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu thông qua việc đọc giáo trình và các tài liệu  
tham khảo, tóm tắt những kiến thức cơ bản, làm bài tập đầy đủ.  
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần  
14  
7.1.Thang điểm đánh giá  
Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10  
7.2. Kiểm tra – đánh giá quá trình  
Có trọng số tối đa là 40%, bao gồm các điểm đánh giá bộ phận như sau:  
- Điểm chuyên cần: 10%.  
- Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, Seminer, bài tập: 10%.  
- Điểm giữa kỳ: 20%  
7.3. Điểm thi kết thúc học phần  
- Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 60%.  
- Hình thức thi: Tự luận.  
15  
pdf 15 trang Thùy Anh 04/05/2022 3940
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_co_so_van_hoa_viet_nam.pdf