Tác động của đặc điểm doanh nghiệp và hội đồng quản trị đến quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
VNU Journal of Economics and Business, Vol. 1, No. 1 (2021) 42-50
VNU Journal of Economics and Business
Original Article
Impacts of Firm and Board Characteristics on Earnings
Management of Listed Firms on Vietnam Stock Market
Nguyen Vinh Khuong, Nguyen Cam Van, Nguyen Duy Khang,
Bui Thanh Loc, Dinh Huynh Bao Tram, Hoang The Vinh
University of Economics and Law, Vietnam National University - HCM
No. 669, Quarter 3, Linh Xuan Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam
Received 04 April 2021
Revised 10 June 2021; Accepted 15 June 2021
Abstract: The paper studies the effects of firm and board characteristics on the earnings
management of firms listed on the Vietnam stock market. The data is collected from 100 firms listed
on the Vietnam stock markets for the period 2014-2018. The results show that board independence
and tangible assets have a negative impact on earnings management, while firm size and leverage
have a positive impact on earnings management. Board size is not statistically significant. The results
of this study can help managers to make recommendations and adjustments suitable to each firm. In
addition, firms should minimize asymmetric information, leading to helping the regulator, users, and
stakeholders make better decisions.
Keywords: Firm characteristics, board characteristics, earnings management.
__________
Corresponding author
Email address: khuongnv@uel.edu.vn
42
VNU Journal of Economics and Business, Vol. 1, No. 1 (2021) 42-50
43
Tác động của đặc điểm doanh nghiệp và hội đồng quản trị
đến quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Nguyễn Vĩnh Khương*, Nguyễn Cẩm Vân, Nguyễn Duy Khang,
Bùi Thành Lộc, Đinh Huỳnh Bảo Trâm, Hoàng Thế Vinh
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Số 669 Quốc lộ 1A, Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhận ngày 04 tháng 4 năm 2021
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 6 năm 2021; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 6 năm 2021
Tóm tắt: Bài viết xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp và hội đồng quản trị
đến quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam trên cơ
sở phân tích dữ liệu nghiên cứu từ 100 doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2014-2018. Kết quả cho
thấy tỷ lệ thành viên độc lập của hội đồng quản trị và tài sản cố định hữu hình có ảnh hưởng nghịch
chiều đến quản trị lợi nhuận, trong khi quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ nợ có ảnh hưởng thuận chiều
đến quản trị lợi nhuận, quy mô hội đồng quản trị tác động không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên
cứu cung cấp thêm cơ sở để các nhà quản trị có thể đưa ra những kiến nghị và điều chỉnh phù hợp
với từng doanh nghiệp nhằm hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần giảm thiểu
việc thông tin bất cân xứng nhằm giúp doanh nghiệp, Nhà nước và các bên liên quan có thể đưa ra
quyết định đúng đắn hơn.
Từ khóa: Đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm hội đồng quản trị, quản trị lợi nhuận.
1. Giới thiệu
Trong xã hội hiện đại ngày nay, với sự phát
hưởng của các yếu tố liên quan đến quá trình
đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp đối với quản trị lợi nhuận sẽ giúp hạn chế
sự mập mờ và không rõ ràng trong kết quả kinh
doanh để từ đó tạo ra môi trường kinh doanh, đầu
tư minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư.
triển không ngừng của quá trình toàn cầu hóa,
đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, nhiều doanh
nghiệp ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế có
cơ hội làm việc và hình thành các mối quan hệ
kinh tế quốc tế với các doanh nghiệp ở nhiều
quốc gia khác nhau trên thị trường toàn cầu.
Chính vì thế, các doanh nghiệp phải có đầy đủ
những báo cáo tài chính đáng tin cậy để giúp các
nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn. Những
báo cáo tài chính không rõ ràng và không có độ
tin cậy cao sẽ đem lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho
nhà đầu tư cũng như uy tín của doanh nghiệp.
Quản trị lợi nhuận được coi là một trong những
công cụ quan trọng để hạn chế những rủi ro về
kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu mức độ ảnh
Theo Alexander (2017), có hai yếu tố chính
ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận gồm: yếu tố tài
chính (báo cáo tài chính về doanh thu, lợi nhuận,
khoản phải thu, khoản nợ…) và yếu tố phi tài
chính (giới tính của CEO, tuổi doanh nghiệp,
ngành, chất lượng kiểm toán, tính độc lập của
kiểm toán viên…) [1]. Trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu chỉ ra tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến quản trị lợi nhuận cũng như xem xét,
đề xuất kiến nghị thực tiễn đối với các nhà quản
trị. Tuy nhiên, liệu các yếu tố này có thực sự ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp niêm yết trên thị
__________
Tác giả liên hệ
Địa chỉ email: khuongnv@uel.edu.vn
N.V. Khuong et al. / VNU Journal of Economics and Business, Vol. 1, No. 1 (2021) 42-50
44
trường chứng khoán Việt Nam hay không?
Những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam
mới thực sự quan tâm tới quản trị lợi nhuận, do
đó các công trình nghiên cứu trong nước còn hạn
chế và chưa thực sự chuyên sâu, chỉ dừng lại ở
việc xem xét những phương tiện và động cơ thực
hiện quản trị lợi nhuận hoặc phân tích một nhân
tố, khía cạnh nào đó, chưa thực sự xác định được
các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến quản trị lợi
nhuận tại thị trường Việt Nam. Để giải quyết
khoảng trống của các nghiên cứu trước, nghiên
cứu này tiến hành phân tích mức độ của các yếu
tố tỷ lệ nợ, quy mô doanh nghiệp và đặc điểm hội
đồng quản trị (HĐQT) ảnh hưởng đến quản trị
lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu góp phần giúp các doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả hơn nhờ mở ra hướng giải quyết giảm
thiểu tác động của thông tin bất cân xứng giữa
doanh nghiệp, Nhà nước và các bên liên quan.
giúp các bên liên quan đưa ra quyết định phù
hợp là một trong những nội dung quan trọng
nhất.
Nghiên cứu về lý thuyết tín hiệu, Morris
(2012) đã góp phần dự đoán rằng, các doanh
nghiệp có chất lượng cao hơn sẽ lựa chọn
chính sách kế toán cho phép thông tin tốt được
tiết lộ, trong khi các doanh nghiệp có chất
lượng thấp lựa chọn chính sách kế toán cố gắng
che giấu thông tin có chất lượng kém [5].
Chẳng hạn, một doanh nghiệp chất lượng cao
hơn có thể sẵn sàng cung cấp thông tin bộ phận
về rủi ro cũng như lợi nhuận theo từng hoạt
động của nó, còn một doanh nghiệp có chất
lượng thấp thì không. Tương tự, một doanh
nghiệp chất lượng cao có thể tự nguyện tiết lộ
một dự báo thu nhập, còn doanh nghiệp chất
lượng thấp thì không. Vì thế, để tạo ra điểm
nhấn về chất lượng hoạt động, các doanh
nghiệp thường thể hiện vị thế của mình thông
qua việc công bố thông tin. Nhờ có thông tin
cung cấp, các đối tượng sẽ đánh giá được sự
khác biệt trong hoạt động giữa các doanh
nghiệp khác nhau. Do vậy, mức độ công bố
thông tin phụ thuộc nhiều vào mức độ phát
triển của doanh nghiệp, chẳng hạn như quy mô,
kết quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng.
2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết đại diện được phát triển theo
nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) cho
thấy rằng trong các công ty cổ phần, các cổ đông
thông qua HĐQT ủy thác việc điều hành cho
người đại diện để thực hiện quản lý công ty. Mối
quan hệ giữa các cổ đông và nhà quản lý làm phát
sinh xung đột lợi ích, do mỗi bên đều muốn tối
đa hóa lợi ích của mình, trong đó người đại diện
người quản lý công ty không phải lúc nào cũng
hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ - các
cổ đông [2]. Để tối đa hóa lợi ích của mình
(lương, thưởng, giá cổ phiếu), nhà quản lý
thường vận dụng các kỹ thuật quản trị lợi nhuận
nhằm làm thay đổi tình hình tài chính [3].
Lý thuyết thông tin bất cân xứng đi vào
nghiên cứu tình trạng các bên tham gia vào giao
dịch không có các lượng thông tin cân xứng
nhau. Một bên trong giao dịch có lợi thế về thông
tin, còn bên kia bị bất lợi về thông tin. Thông tin
ở đây có thể là một hành động hay một đặc điểm
của bên có lợi thế về thông tin.
Tổng quan nghiên cứu
Các nhà quản lý có thể sử dụng các khoản dồn
tích tùy ý, thay đổi doanh thu giữa các kỳ hoặc
hoãn ghi nhận các khoản chi [6, 7]. Các nhà
nghiên cứu cũng đã phát hiện ra việc quản trị lợi
nhuận thông qua các giao dịch thực [8]. Tất cả các
cách tiếp cận này đều có điểm mạnh và điểm yếu
trong việc phát hiện quản trị lợi nhuận. Baker và
Lopez (2019) đã xem xét ảnh hưởng của quyền
lực giám đốc điều hành và giám đốc tài chính đối
với quản trị lợi nhuận và mức độ ảnh hưởng khi
quyền lực của giám đốc điều hành và giám đốc tài
chính giảm thiểu đối với quản trị lợi nhuận [9];
trong khi Suryandari (2019) xem xét các yếu tố về
rủi ro gian lận và quản trị lợi nhuận [10].
Theo lý thuyết các bên liên quan do
Freeman (1984) khởi xướng, để phát triển bền
vững thì ngoài việc đáp ứng yêu cầu của chủ
sở hữu, doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu của
các đối tượng khác như chủ nợ, nhân viên, nhà
cung cấp, khách hàng, nhà nước… (được gọi
chung là bên liên quan) [4]. Trong đó, việc
công bố thông tin trung thực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của quản trị lợi nhuận nhằm
N.V. Khuong et al. / VNU Journal of Economics and Business, Vol. 1, No. 1 (2021) 42-50
45
Tại Việt Nam, Đặng Ngọc Hùng (2014) cho
rằng việc điều chỉnh lợi nhuận tăng không phụ
thuộc vào quy mô theo doanh thu của các doanh
nghiệp, chẳng hạn với các doanh nghiệp có
doanh thu lớn hơn 1.000 tỷ đồng thì mức độ điều
chỉnh tăng lợi nhuận không có sự khác biệt so
với các doanh nghiệp còn lại [11]. Bên cạnh đó,
theo Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Uyên
Phương (2014), có 66,7% số công ty trong mẫu
có hành động điều chỉnh tăng lợi nhuận trong
năm tài chính liền trước năm phát hành thêm cổ
phiếu và mức độ điều chỉnh tăng lợi nhuận phụ
thuộc thuận chiều vào quy mô của công ty niêm
yết [12]. Trần Thị Hồng Diễm (2020) cho rằng
các nhân tố như tính độc lập của HĐQT, đòn bẩy
tài chính, dòng tiền hoạt động tác động cùng
chiều đến quản trị lợi nhuận; trong khi nhân tố
triển vọng phát triển, nhân tố lợi nhuận (ROE)
tác động ngược chiều đến quản trị lợi nhuận;
nhân tố quy mô công ty và Big 4 không tác động
đến quản trị lợi nhuận của các công ty bị mua lại
niêm y