Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

322 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC”  
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh  
của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam  
Nguyễn Thị Hương Mai  
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Đại học Đà Nẵng  
Tóm tắt Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề quan tâm của tất cả các doanh  
nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện  
nay, các doanh nghiệp luôn tìm các phương thức để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh  
nghiệp mình. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì đầu tiên các nhà  
quản trị phải xem xét đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và  
mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào. Dựa trên những lý luận về hiệu quả hoạt động  
doanh và những nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả đã lựa chọn một số nhân tố có  
khả năng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty vận tải niêm yết.  
Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính được các công ty này công bố trên thị trường  
chứng khoán. Để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của  
công ty này, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội với sự hỗ trợ của phần mềm  
SPSS, Eview. Kết quả cho thấy, các yếu tố tỷ suất nợ, quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt  
động tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty vận tải.  
Keywords: hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty vận tải, thị trường chứng khoán.  
1
Đặt vấn đề  
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, và các  
công ty vận tải với nghành nghề kinh doanh khá đặc thù cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên,  
để đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh cao thì đầu tiên các nhà quản trị phải xem xét đâu là  
các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, và mức độ ảnh hưởng như thế nào.  
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh  
doanh, mỗi nghiên cứu phân tán ra các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, về các nhân tố  
ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành vận tải thì hầu như còn hạn chế. Mặt  
khác, ngành vận tải là một ngành kinh doanh khá đặc biệt, nó có đặc điểm chiếm dụng nguồn  
vốn thời gian dài, vấn đề vốn là vấn đề rất quan trọng và tác động nhiều tới hoạt độngkinh  
doanh của ngành này.  
2
Tổng quan tài liệu nghiên cứu  
2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp  
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực,  
tiền vốn...) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh  
gia trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể  
tạo ra ở mức độ nào. Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu  
ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Đứng trên góc độ xã  
hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao  
Nguyễn Thị Hương Mai  
323  
động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh  
để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng.  
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh  
- Quy mô của doanh nghiệp:  
Thông thường các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có thương hiệu, uy tín. Những doanh nghiệp  
này với sức mạnh về tài chính, tài sản và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy  
mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra.  
Nghiên cứu của Gleason, L. K Mathur và I. Mathur (2000), Onaolapo và Kajola (2010) cho  
thấy quy mô của doanh nghiệp có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh  
doanh, tức là quy mô càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng tăng. Tuy nhiên, theo kết quả của các  
nghiên cứu khác như Mudambi và Nicosia (1998), Lauterbach và Vaninsky (1999) , Durand và  
Coeuderoy (2001), Tzelepis và Skuras (2004), Zeitun và Tian (2007) thì quy mô có ảnh hưởng  
tích cực nhưng không đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  
- Tốc độ tăng trưởng:  
Tăng trưởng chính là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững  
trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Doanh nghiệp càng tăng trưởng một cách hợp  
lý thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao.  
Nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010) cho thấy tốc  
độ tăng trưởng tài sản có quan hệ tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh  
nghiệp, nghĩa là tốc độ tăng trưởng càng tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao.  
- Quản trị nợ phải thu khách hàng:  
Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán  
chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá  
nhiều thì có nguy cơ phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi có thể dẫn đến tình trạng doanh  
nghiệp không có đủ vốn để tiếp tục đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.  
Để đánh giá khả năng quản trị nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ  
tiêu kỳ thu tiền bình quân. Qua nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion  
(2011) cho thấy kỳ thu tiền bình quân có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh  
- Đầu tư tài sản cố định:  
Theo các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007);  
Onaolapo và Kajola (2010); Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011); Fozia  
Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) cho thấy tỷ trọng tài sản cố định có tác  
động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Tài sản cố định trong các  
doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và có giá trị lớn, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất  
kinh doanh. Theo nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011) thì tỷ  
trọng tài sản cố định có tác động tiêu cực và đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,  
- Cơ cấu vốn:  
Theo lý thuyết của Modigliani và Miller, khi một doanh nghiệp bắt đầu vay nợ, doanh nghiệp  
sẽ có lợi thế về lá chắn thuế. Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về lá chắn thuế sẽ khiến chi phí  
vốn bình quân gia quyền giảm khi nợ tăng, do đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh  
nghiệp cũng được nâng cao. Ngược lại, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian  
324 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC”  
(2007), Neil Nagy (2009); Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto, Ghulam Abbas (2012) cho thấy tỷ  
lệ nợ có ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  
- Rủi ro kinh doanh  
Nghiên cứu thực nghiệm của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012)  
cũng đưa ra kết luận về mối quan hệ thuận chiều giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động kinh doanh của  
doanh nghiệp.  
Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007) đưa ra kết luận trái với lý  
thuyết của F.B Hawly kết quả nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam  
Abbas (2012), các doanh nghiệp có sự biến đổi về lợi nhuận cao hơn sẽ có hiệu quả kinh doanh  
thấp hơn.  
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp:  
Theo kết quả nghiên cứu của Neil Nagy (2009), Onaolapo và Kajola (2010) thì thời gian hoạt  
động của một doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh  
nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động càng lâu năm thì hiệu quả kinh doanh càng cao.  
- Một số nhân tố khác:  
Theo một số nghiên cứu trên thế giới thì hiệu quả hoạt động kinh doanh còn chịu tác động bởi  
một số nhân tố như: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đa  
dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu.  
3.  
Thiết kế nghiên cứu  
3.1 Giả thuyết nghiên cứu  
Dựa trên những phân tích ở trên, tác giả đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả  
hoạt động kinh với các giả thuyết sau:  
Giả thuyết 1: Cơ cấu vốn có tác động (+/-) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.  
Giả thuyết 2: Quy mô của doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động  
kinh doanh.  
Giả thuyết 3: Thời gian hoạt động có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động  
kinh doanh.  
Giả thuyết 4: Tốc độ tăng trưởng tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.  
Giả thuyết 5: Tỷ trọng tài sản cố định có tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả hoạt động  
kinh doanh.  
Giả thuyết 6: Hệ số vòng quay các khoản phải thu có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả  
hoạt động kinh doanh.  
Giả thuyết 7: Rủi ro kinh doanh có tác động (+/-) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.  
3.2 Đo lường các biến  
- Đối với biến phụ thuộc:  
Nghiên cứu này tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) để đo lường hiệu  
quả hoạt động sản xuất kinh doanh.  
Nguyễn Thị Hương Mai  
325  
Lợi nhuận sau thuế  
Tổng tài sản bình quân  
ROA =  
- Đối với biến độc lập:  
Là các nhân tố được lựa chọn có khả năng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, được  
trình bày Bảng sau:  
Bảng 1. Các chỉ tiêu đo lường các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh  
Kỳ vọng  
Nhân tố  
Mã hóa  
Cách xác định  
Nợ phải trả  
tương  
quan  
TSNO  
(X1)  
QM  
1. Cấu trúc vốn  
Tỷ suất nợ  
=
+/-  
Tổng tài sản  
2. Quy mô doanh  
nghiệp  
Tổng doanh thu  
+
+
(X2)  
3. Thời gian hoạt  
động  
TGHD  
(X3)  
Số năm kể từ ngày thành lập  
4. Sự tăng trưởng  
của doanh  
nghiệp  
Tài sản năm t  
TTTS  
(X4)  
Tốc độ phát  
=
-
triển tài sản  
Tài sản năm t-1  
Tài sản cố định  
CTTS  
(X5)  
5. Cấu trúc tài sản  
Tsuất TSCĐ  
=
=
-
Tổng Tài sản bình quân  
Doanh thu thuần  
Nợ phải thu bình quân  
% thay đổi của EBIT  
HSVQPT  
(X6)  
6. Quản trị các  
khoản phải thu  
Hệ số vòng quay  
các khoản phải thu  
+
RRKD  
(X7)  
7. Rủi ro kinh  
doanh  
Rủi ro kinh doanh  
=
+/-  
% thay đổi của DT thuần  
3.3 Thu thập dữ liệu và phương pháp xây dựng mô hình  
- Thu thập dữ liệu và chọn mẫu nghiên cứu:  
Mẫu nghiên cứu bao gồm 42 công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.  
Tuy nhiên có 2 công ty mới niêm yết (mã chứng khoán CLL, SKG), nên không đủ số liệu cho  
việc nghiên cứu. Vì vậy, dữ liệu nghiên cứu gồm 40 công ty vận tải niêm yết trong khoảng  
thời gian (2010 - 2013). Gồm các công ty sau: DL1, DVP, DXP, GMD, GSP, GTT, HCT,  
HDO, HHG, HTV, MAC, MHC, MNC, PCT, PDN, PGT, PJC, PJT, PRC, PSC, PTS, PVT,  
SBC, SFI, SSG, STT, TCO, TJC, TMS, VFR, VIP, VNA, VNF, VNL, VNS, VNT, VOS, VST,  
VTO, WCS.  
- Kiểm tra dữ liệu trước khi phân tích hồi quy:  
Dữ liệu được kiểm tra độ chính xác trước khi hồi quy.  
- Trình tự tiến hành phân tích:  
Bước 1: Xây dng các chtiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh  
hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.  
326 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC”  
Bước 2: Xác định mối quan htương quan giữa các biến bằng cách tính hstương quan  
tng phần r (Peason Correlation Coefficinent).  
Bước 3: Phân tích hồi quy tuyến tính bội với 2 mô hình hồi ảnh hưởng ngẫu nhiên và ảnh  
hưởng cố định để xác định mức độ ảnh hưởng ca các biến giải thích đến hiệu quả hoạt động  
kinh doanh.  
Bước 4: Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình và đưa ra kết quả.  
3.4 Kết quả nghiên cứu  
Với đặc thù nghiên cứu dữ liệu theo thời gian (2010 - 2013) và theo không gian (các công  
ty khác nhau). Vì vậy phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng (panel data) được tác giả đưa vào  
sử dụng. Phân tích hồi quy bằng dữ liệu bảng giúp nhà nghiên cứu có nhiều thông tin tốt hơn  
trong tổng thể nghiên cứu, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến  
hơn, nhiều bậc tự do hơn[7].  
Việc lựa chọn mô hình nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định Hausman giữa mô hình Fixed  
effect và Random effect, với giả thuyết:  
Ho: Mô hình Random effect là phù hợp.  
H1: Mô hình Fixed effect là phù hợp .  
Sử dụng phần mềm Eview 7 để xử lý dữ liệu với 2 mô hình Fixed effect và Random effect  
ta được kết quả như sau:  
Bảng 3. Kết quả hồi quy với 2 mô hình Fixed effect và Random effect  
FEM  
REM  
Biến  
Beta  
0,218933  
P-value  
0,0445  
Beta  
0,129288  
P-value  
0,0003  
C
TSNO_X1  
QM_X2  
-0,088486  
1,73E-08  
-0,005032  
0,004424  
-0,114684  
0,000241  
-0,000143  
0,1139  
0,5001  
0,2578  
0,5589  
0,3593  
0,4739  
0,5611  
-0,119216  
2,45E-08  
2,45E-08  
0,004897  
-0,065604  
0,000198  
-0,000120  
0,0033  
0,0439  
0,0439  
0,4965  
0,2227  
0,5268  
0,6125  
TGHD_X3  
TTTS_X4  
CTTS_X5  
HSVQPT_X6  
RRKD_X7  
Dựa vào giá trị p-value, mô hình xây dựng có ít biến có ý nghĩa, hay mô hình này không đạt  
yêu cầu. Tác giả sử dụng phương pháp loại trừ dần các biến không có ý nghĩa. Các biến lần lượt  
bị loại ra khỏi mô hình là RRKD_X7, TTTS_X4, CTTS_X5, HSVQPT_X6.  
Mô hình được đề xuất bao gồm các biến TSNO_X1, QM_X2, TGHD_X3  
Bảng 4. Kết quả hồi quy bằng phương pháp FEM  
Dependent Variable: ROA_Y_  
Method: Panel Least Squares  
Date: 12/11/14 Time: 15:01  
Sample: 2010 2013  
Nguyễn Thị Hương Mai  
327  
Periods included: 4  
Cross-sections included: 40  
Total panel (balanced) observations: 160  
Variable  
C
Coefficient  
0,258133  
-0,130522  
4,71E-08  
Std. Error  
0,071932  
0,052500  
2,06E-08  
0,003897  
t-Statistic  
3,588580  
-2,486119  
2,288493  
-2,623899  
Prob.  
0,0005  
0,0143  
0,0239  
0,0099  
TSNO_X1_  
QM__X2_  
TGHD_X3_  
-0,010225  
Effects Specification  
Cross-section fixed (dummy variables)  
R-squared  
0,702897  
0,596244  
0,063791  
0,476104  
238,3533  
6,590536  
0,000000  
Mean dependent var  
0,061396  
0,100392  
-2,441916  
-1,615463  
Adjusted R-squared  
S.E. of regression  
Sum squared resid  
Log likelihood  
F-statistic  
S.D. dependent var  
Akaike info criterion  
Schwarz criterion  
Hannan-Quinn criter. -2,106322  
Durbin-Watson stat  
1,788081  
Prob(F-statistic)  
Bảng 5. Kết quả hồi quy bằng phương pháp REM  
Method: Panel EGLS (Cross-section random effects)  
Date: 12/13/14 Time: 04:02  
Sample: 2010 2013  
Periods included: 4  
Cross-sections included: 40  
Total panel (balanced) observations: 160  
Swamy and Arora estimator of component variances  
Variable  
C
Coefficient  
0,110714  
-0,138813  
2,30E-08  
1,25E-05  
Std. Error  
0,026881  
0,036830  
1,18E-08  
0,001105  
t-Statistic  
4,118642  
-3,769076  
1,956520  
0.,011315  
Prob.  
0,01  
TSNO_X1_  
QM__X2_  
TGHD_X3_  
0,0002  
0,0522  
0,9910  
Effects Specification  
S.D.  
0,068466  
0,063791  
Rho  
0,5353  
0,4647  
Cross-section random  
Idiosyncratic random  
Weighted Statistics  
R-squared  
0,087178  
Mean dependent var  
0,025926  
0,067688  
0,664970  
1,340113  
Adjusted R-squared  
S.E. of regression  
F-statistic  
0,069624  
0,065289  
4,966214  
S.D. dependent var  
Sum squared resid  
Durbin-Watson stat  
Prob(F-statistic)  
0,002554  
Unweighted Statistics  
R-squared  
0,143034  
1,373277  
Mean dependent var  
Durbin-Watson stat  
0,061396  
0,648911  
Sum squared resid  
328 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC”  
Sử dụng kiểm định Hausman test đế lựa chọn mô hình, giá trị p= 0,0154 < 0,05. Vì vậy,  
mô hình fixed effect được lựa chọn  
Bảng 6. Kết quả kiểm định Hausman  
Correlated Random Effects - Hausman Test  
Equation: Untitled  
Test cross-section random effects  
Chi-Sq.  
Statistic  
Test Summary  
Chi-Sq. d.f.  
3
Prob.  
Cross-section random  
10,412838  
0,0154  
Cross-section random effects test comparisons:  
Trong Bảng 6 Coefficient là hệ số góc của các biến độc lập trong mô hình hồi quy.  
T_statistic là trị thống kê Student, Prob là mức ý nghĩa để kiểm định biến.  
Kết quả ở bảng cho thấy, mô hình cả 3 biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê, đó lần lượt là  
các biến tỷ suất nợ (TSNO_X1), quy mô doanh nghiệp (QM_X2), thời gian hoạt động  
(TGHD_X3).  
Theo hệ số Coefficient, quy mô doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động  
kinh doanh. Trong khi đó, tỷ suất nợ và thời gian hoạt động có quan hệ ngược chiều với hiệu  
quả hoạt động kinh doanh.  
Mô hình hiệu quả hoạt động kinh doanh được biểu diễn như sau:  
Y = 0,258 - 0,131 X1 +4,71E-8 X2 - 0,010 X3  
Hay, Hiệu quả hoạt động kinh doanh = 0,258 - 0,131 tỷ suất nợ +4,71E-8 quy mô doanh  
nghiệp - 0,010 thời gian hoạt động.  
Sử dụng phần mền Eview trong việc kiểm định độ phù hợp của mô hình cũng như dò tìm sự  
vi phạm các giả thiết (kiểm định giả định liên hệ tuyến tính, kiểm định phương sai của sai số  
không đổi, kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư, kiểm định tính độc lập của sai số, đo  
lường đa cộng tuyến), kết quả cho thấy mô hình đưa ra là phù hợp và không vi phạm giả thiết  
nào. Vì vậy mô hình trên được chấp nhận.  
4
Đánh giá kết quả nghiên cứu hoạt động kinh doanh và các nhân tố  
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các công ty vận tải niêm yết  
Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty  
vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy có chỉ tiêu tác động tới  
hiệu quả hoạt động kinh doanh là: tỷ suất nợ, quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động; 3 biến  
này đã giải thích được 70,3% hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.  
Có một lượng lớn công ty có tỷ suất sinh lời tài sản ở mức trung bình (chiếm tỷ lệ 57,5%) và  
có 22,5 % số công ty có tỷ suất sinh lời tài sản thấp. Như vy chỉ có một lượng nhỏ công có tỷ  
suất sinh lời cao và rất cao. Điều này chứng tỏ, nhìn chung các công ty vận tải niêm yết có tỷ suất  
sinh lời tài sản còn thấp.  
Nguyễn Thị Hương Mai  
329  
Tài liệu tham khảo  
1. GS.TS Trương Bá Thanh, Bài giảng Kinh tế lượng, Lưu hành nội bộ, 2000.  
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê, 2005.  
3. GS.TS Trương Bá Thanh, TS. Trần Đình Khôi Nguyên (2001), Phân tích hoạt động kinh doanh, phần  
II, Nhà xuất bản Giáo dục.  
4. Nguyễn Thị Hương Mai, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty vận tải  
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kế toán, Đại học  
Đà Nẵng, 2013.  
5. Nguyễn Lê Thanh Tuyền, luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quhoạt động kinh  
doanh của các công ty ngành sn xut chế biến thực phm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt  
Nam, 2013.  
6. Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam (Đại học Cần Thơ) về “các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt  
động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Cần Thơ”. Số 19b - 122 - 129 Tạp chí Khoa  
học, trường Đại học Cần Thơ.  
7. Jensen, Michael, and William Meckling (1976), “Theory of the firm: Managerial behavior, 8. agency  
costs and ownership structure”, Jounal of Financial Economics (3), p.350-360(Gurajati, 2003), Basic  
Econometrics, McGraw Hill.  
8. Modigliani, Franco, and Merton H. Miller, “The cost of capital, corportion finance, and the theory of  
investerment, American Economic Review (48),p.655-669, 1958.  
9. Titman S. and Wessels, “The detterminants of capital structure choice”, Jounal of Financial (43), 1988.  
10. Miller, “Debt and taxe, Jounal of Financial,(2) p.433-443, 1972.  
11. D.K. Lindo, “Asset Management is Your Job, in SuperVision, vol. 69, issue 1, 2008, pp. 14-18.  
pdf 8 trang Thùy Anh 16/05/2022 1560
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doa.pdf