Giáo trình Các dân tộc Việt Nam

NGHỀ: HƯỚNG DẪN DU LỊCH  
CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM  
Mã số môn học: MH11  
1
CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM  
Mã số môn học: MH11  
Thời gian môn học: 45 giờ;  
(LT: 42 giờ; TH: 0 giờ; KT: 3 giờ)  
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC :  
- Các dân tộc Việt Nam là môn học thuộc nhóm kiến thức cơ bản ngành trong  
chương trình dạy nghề Cao đẳng nghề Hướng dẫn du lịch.  
- Môn học lý thuyết cơ bản trong nghề phục vụ du lịch. Là môn học lý thuyết,  
đánh giá kết thúc môn học bằng hình thức kiểm tra hết môn.  
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:  
Sau khi học xong môn này người học có khả năng:  
- Về kiến thức: Trình bày được các đặc trưng văn hoá của các tộc người thông  
qua trang phục, kiến trúc nhà ở,... Hiểu được tính thống nhất và đa dạng của văn hoá  
dân tộc Việt Nam.  
- Về kỹ năng: Phân biệt được sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc  
thiểu số  
- Về thái độ: trân trọng và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc  
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:  
1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:  
Thời gian  
Số  
TT  
Thực  
hành  
Bài tập  
0
Kiểm tra  
(LT hoặc  
TH)  
Tên chương mục  
Tổng  
số  
Lý  
thuyết  
6
6
0
I.  
Chương 1: Vấn đề chủng tộc,  
dân tộc và tộc người  
1. Chủng tộc và quốc gia dân tộc  
2. Quá trình hình thành và phát  
triển tộc người  
3. Tiêu chí xác định tộc người  
Chương 2: Văn hóa cộng đồng  
các tộc người ngữ hệ Nam Á  
1. Nguồn gốc và sự phân bố dân  
cư  
2. Các đặc trưng văn hóa của tộc  
người Môn- Khơ me  
3. Các đặc trưng văn hóa của tộc  
người Mường  
8
7
0
0
1
0
II.  
6
6
III.  
Chương 3: Văn hóa cộng đồng  
các tộc người ngữ hệ H’Mông -  
Dao  
1. Nguồn gốc và sự phân bố dõn  
2
cư  
2. Các đặc trưng văn hóa của tộc  
người H’Mông  
3. Các đặc trưng văn hóa của tộc  
người Dao  
8
6
6
5
7
6
6
4
0
0
0
0
1
0
0
1
IV.  
Chương 4: Văn hóa cộng đồng  
các tộc người ngữ hệ Tày - Thái  
1. Nguồn gốc và sự phân bố dân  
cư  
2. Các đặc trưng văn hóa của tộc  
người Thái  
3. Các đặc trưng văn hóa của tộc  
người Tày  
Chương 5: Văn hóa cộng đồng  
các tộc người ngữ hệ Nam Đảo  
1. Nguồn gốc và sự phân bố dân  
cư  
2. Các đặc trưng văn hóa của tộc  
người Gia Rai  
3. Các đặc trưng văn hóa của tộc  
người Chăm  
Chương 6: Văn hóa cộng đồng  
các tộc người ngữ hệ Hán - Tạng  
1. Nguồn gốc và sự phân bố dân  
cư  
2. Các đặc trưng văn hóa của tộc  
người Hán  
V.  
VI.  
3. Các đặc trưng văn hóa của tộc  
người Hà Nhì  
VII. Chương 7: Đặc điểm và xu  
hướng phát triển văn hóa của  
các tộc người ở Việt Nam  
1. Đặc điểm chung của các tộc  
người ở nước ta  
2. Xu hướng phát triển văn hóa của  
các tộc người trên đất nước ta  
Tổng cộng  
45  
42  
0
3
3
CHƯƠNG 1  
CÁC VẤN ĐỀ DÂN TỘC, CHỦNG TỘC VÀ TỘC NGƯỜI  
Mục tiêu:  
Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về chủng tộc và quốc gia dân tộc;  
quá trình hình thành và phát triển tộc người; các tiêu chí xác định tộc người và hiện  
trạng nghiên cứu các tộc người ở Việt Nam  
1. Chủng tộc và quốc gia dân tộc  
1.1. Khái niệm về chủng tộc và các đặc điểm phân biệt giữa các chủng tộc:  
1.1.1. Khái niệm về chủng tộc:  
- Theo quan điểm hiện đại về mặt sinh học: Toàn thể nhân loại trên trái đất đều  
bắt nguồn từ một loài duy nhất – Loài Homosapiens. Phân cấp trực tiếp dưới loài là  
chủng tộc  
- Trước đây, người ta coi chủng tộc là một tập hợp có các đặc điểm tương  
đồng, đặc điểm tương đồng đó được xác định bởi sắc thái về hình thức bên ngoài  
(màu da, màu tóc, …)  
- Hiện nay, định nghĩa đó được bổ sung trên cơ sở nhận thức mới, đó là cơ sở  
nghiên cứu về vai trò của địa lý trong quá trình hình thành chủng tộc. Trên cơ sở đó,  
chủng tộc là kết quả của sự sống cách biệt giữa nhóm người này với nhóm người khác  
- Còn trên cơ sở nghiên cứu quần thể sinh học, định nghĩa chủng tộc được hoàn  
chỉnh hơn. Lúc này, quần thể sinh học được hiểu là tập hợp những cá thể cùng loài,  
sống trong cùng một vùng địa lý, có cùng quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng  
bởi những hình thái sinh lý nhất định. Từ đó, đi đến định nghĩa:  
Chủng tộc là một quần thể hay tập hợp quần thể mà ta quen gọi là nhóm  
người, đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền về hình thái, về sinh lý mà nguồn gốc  
và quá trình hình thành, phát triển của chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất  
định  
Lưu ý:  
+ Chủng tộc là nói đến yếu tố sinh học chứ hoàn toàn không phải là nói về yếu  
tố xã hội  
+ Giữa chủng tộc và dân tộc là hoàn toàn không có liên quan  
1.1.2. Đặc điểm phân biệt giữa các chủng tộc:  
- Căn cứ vào đặc điểm bề ngoài:  
+ Màu da: xám (trắng, hồng), trung gian (nâu, hơi nâu, mà), đen (tối, nâu đậm,  
nâu sẩm).  
+ Tóc: Tóc thẳng và tóc uốn (xoăn, xoăn tít)  
+ Mắt: đen, nâu, xanh  
- Căn cứ vào mức độ nhiều hay ít của lớp lông thứ ba  
- Căn cứ vào hình dáng khuôn mặt: rộng, hẹp, trung bình  
- Căn cứ vào hình dạng mắt: không có mí mắt, có ít, trung bình, nhiều  
4
- Căn cứ vào hình dạng của mũi: góc mũi cao hay thấp, sống mũi khoằm, lỏm,  
hay thẳng  
- Căn cứ vào hình dạng môi: mỏng, vừa, dày và rất dày  
- Căn cứ vào dạng đầu: dài, tb, ngắn, quá ngắn  
- Căn cứ vào vân tay: xoáy, móc, cung  
- Ngoài các đặc điểm trên, người ta còn căn cứ vào dáng cằm, độ rộng, hẹp của  
miệng, mức độ phát triển cung lông mày, vành tai, nhóm máu, v.v…  
1.1.3. Nguyên nhân dẫn dến việc hình thành các chủng tộc  
- Do sự thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên: Trong buổi đầu hình  
thành xã hội loài người, điều kiện tự nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là vì  
sức sản xuất thấp, chưa đủ sức cải tạo tự nhiên để phục vụ con người, buộc con người  
phải thích nghi với điều kiện tự nhiên. Từ đó tạo ra các đặc điểm bề ngoài.  
- Do cuộc sống biệt lập giữa các nhóm người: Do điều kiện địa lý, các nhóm  
người sống biệt lập với nhau, từ đó dẫn đến nội hôn và dẫn đến sự di truyền của các  
nhóm người, dần hình thành nên các chủng tộc khác nhau.  
- Sự lai giống giữa nhóm người với nhóm người tạo nên chủng tộc mới: Sự lai  
giống cũng là nguyên nhân quan trọng để hình thành các chủng tộc, đồng thời cũng là  
yếu tố để hợp nhất các chủng tộc.  
1.1.4. Sự phân bố chủng tộc trên thế giới và ở Việt Nam  
* Trên thế giới:  
- Được phân thành 3 đại chủng lớn:  
- Đại chủng xích đạo hay Úc-Phi (Nêg-Ôxtralôít):  
+ Da: màu xẩm (đen, tối)  
+ Tóc: xoăn , uốn  
+ Mũi: rộng, rất rộng  
+ Môi: dày, rất dày, nhô ra  
- Đại chủng Âu (Ơrôpôit)  
+ Da: màu xám, ngăm  
+ Tóc: thẳng, mềm  
+ Mũi: nhô cao, nhỏ, thẳng  
+ Môi: thẳng, hồng  
+ Miệng: rộng  
+ Lớp lông thứ 3 phát triển  
- Đại chủng Á (Mônggôlôit)  
+ Da: xanh, hơi ngăm  
+ Tóc: đen, thẳng, hơi cứng  
+ Mắt: đen  
+ Lớp lông thứ 3 phát triển  
- Trong vài thập kỷ qua,…. (TRANG 4)  
* Tại Đông Nam Á và ở Việt Nam:  
5
- Châu Á là một trong những trung tâm hình thành con người, là đại bàn xuất  
hiện chủng tộc. Châu Á là địa bàn phân bố của đại chủng Monggoloit, có 2 tiểu chủng  
là Bắc Monggoloit và Nam Monggoloit.  
- Trên cơ sở nghiên cứu cốt sọ của người Anhdonedieng thời cổ, giáo sư Hà  
Văn Tấn đã kết luận: “Những xương sọ thời đại nguyên thủy phát hiện trên đất Việt  
Nam mà các học giả Pháp coi là thuộc giống Anhdonedieng chính là thuộc chủng  
Monggoloit phương Nam, hình thành do hỗn chủng giữ đại chủng Mongoloit và đại  
chủng Ôxtralô – Nêgrôit”  
- Trên cơ sở đó, ta thấy giữa người Anhdonedieng và người Monggoloit  
phương Nam vừa có quan hệ chủng tộc, vừa có quan hệ lịch sử.  
- Các tộc người Việt Nam đều nằm trong hai nhóm loại hình nhân chủng: Nam  
Á và Anhdonedieng. Cả hai nhóm này đều có mặt trên đất Việt Nam trong đó có các  
nhóm Anhdonedieng như: tộc người ở Tây Nguyên (Bru - Vân Kiều,…), các tộc  
người Nam Á (kinh, khmer, và các dân tộc ít người ở phía Bắc,…)  
- Sự phân biệt chủng tộc có nguồn gốc từ rất sớm nhưng mãi đến thời kỳ Tư  
bản chủ nghĩa nó mới được nâng lên thành học thuyết  
1.2. Khái niệm về dân tộc:  
- Trước khi tiến tới trình độ dân tộc, loài người đã trải qua các hình thức cộng  
đồng tộc người khác nhau từ thấp đến cao từ: Thị tộc Bộ lạc Bộ tộc Dân tộc  
- Thị tộc: (công xã thị tộc) là hình thái xã hội cơ bản của xã hội nguyên thủy  
+ Các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống, bình đẳng với  
nhau về vật chất và địa vị xã hội  
+ Có 2 giai đoạn phát triển là thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ.  
- Bộ lạc: do nhiều thị tộc có quan hệ huyết thống hay hôn nhân liên kết với  
nhau trong đó thị tộc gốc gọi là bào tộc. Đặc trưng của bộ lạc là: hình thành ngôn ngữ  
tộc người, tập quán chung, sở hữu tập thể về ruộng đất  
- Bộ tộc: hình thành do sự phân công lao động đặc biệt là do sức mạnh chính trị  
tạo nên. Bộ tộc có những sự phát triển văn hóa cao hơn, có sự thuần nhất về văn hóa  
và ngôn ngữ.  
- Dân tộc: là cộng đồng người ở trình độ phát triển cao nhất sau bộ lạc và bộ  
tộc dựa trên cơ sở ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, văn hóa  
- Dân tộc = quốc gia (nation): là một cộng đồng chính trị, bao gồm dân cư  
một quốc gia có chung một nhà nước, một chính phủ, một luật pháp thống nhất. Dân  
tộc (nation) phải có hai yếu tố cơ bản:  
+ Dựa trên một lãnh thổ, có đường biên giới xác định.  
+ Phải thành lập một nhà nước được thế giới công nhận.  
1.3. Khái niệm về tộc người:  
1.3.1. Quan điểm của các nhà khoa học nước ngoài  
- Breton, nhà dân tộc học người Pháp, trong cuốn“Các dân tộc” đã đưa ra hai  
định nghĩa:  
6
+ Theo nghĩa hẹp: Tộc người (ethnie) có thể là một nhóm cá nhân có cùng  
chung tiếng mẹ đẻ  
+ Theo nghĩa rộng: Tộc người là một nhóm cá nhân liên kết với nhau bởi một  
phức hợp các tính chất chung về mặt: nhân chủng, ngôn ngữ, chính trị, lịch sử,… mà  
sự kết hợp các tính chất đó làm thành một hệ thống riêng, một cơ cấu mang tính văn  
hóa là chủ yếu: một nền văn hóa. Như thế, tộc người được coi là một tập thể hay nói  
đúng hơn là một cộng đồng gắn bó với nhau bởi một nền văn hóa riêng biệt.  
- Rodolfo Stavenhagen (1991) lại định nghĩa: Tộc người (ethnie) là một tập thể  
người tự xác định và các tập thể khác xác định theo tiêu chí tộc người, nghĩa là bằng  
sự tồn tại của một hay nhiều nét chung như: ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc bộ lạc,  
quốc tịch hay chủng tộc và bằng việc các thành viên cùng chia sẻ một tình cảm đồng  
nhất.  
- Nhà dân tộc học Nga M.Sirocogorov cho rằng  
So sánh: Dân tộc Tộc người) với Dân tộc - Quốc gia  
DÂN TỘC - TỘC NGƯỜI  
Sinh hoạt kinh tế  
Ngôn ngữ riêng  
Đặc thù văn hóa  
Lãnh thổ đan xen  
Ý thức tự giác tộc người  
1.3.2. Quan điểm của các nhà dân tộc học Việt Nam:  
Dân tộc = Tộc người (ethnie) là một cộng đồng có chung một tên gọi, một ngôn  
ngữ (trừ trường hợp cá biệt) được liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn  
hóa, tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người.  
QUỐC GIA-DÂN TỘC  
Nền kinh tế  
Quốc ngữ chung  
Truyền thống v/hóa  
Lãnh thổ quốc gia  
Quyền lợi chính trị  
Dựng nước - giữ nước  
Ý thức về sự thống nhất  
ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN TỘC  
7
2. Quá trình hình thành, phát triển tộc người:  
2.1. Các vấn đề cần chú ý:  
- Tộc người là một phạm trù lịch sử  
- Các tộc người đều sống trong mối quan hệ đa chiều, trên nhiều lĩnh vực  
- Giữa các tộc người và quốc gia là vấn đề hết sức quan trọng và tế nhị (dẫn đến  
các vấn đề về kinh tế, sắc tộc, vh, ngôn ngữ)  
2.2. Xu hướng chủ yếu của quá trình tộc người:  
- Xu hướng phân chia, xé nhỏ  
- Xu hướng thống nhất, hòa hợp  
2.3. Qúa trình tộc người ở Việt Nam:  
. Điều kiện địa lý  
. Qúa trình tộc người  
- Sự xé nhỏ tộc người và phân chia thành các nhóm  
- Sự đồng hóa giữa các tộc người  
- Sự gần gũi, đoàn kết, hợp tác  
3. Tiêu chí xác định tộc người  
3.1. Ngôn ngữ:  
. Là dấu hiệu cơ bản để phân biệt tộc người  
. Các biểu hiện về ngôn ngữ:  
- NN là tiếng mẹ đẻ: các thành viên trong cùng tộc người đều nói chung một  
tiếng mẹ đẻ  
- NN không có tiếng mẹ đẻ - vay mượn tiếng mẹ đẻ  
- Hiện tượng song ngữ, đa ngữ  
3.2. Lãnh thổ:  
.Lãnh thổ là gốc, là điều kiện bắt buộc đối với bất cứ tộc người nào. Tuy nhiên,  
nó không ổn định: mở rộng, thu hẹp, biến mất  
. Các biểu hiện:  
- Sự mở rộng lãnh thổ tộc người  
- Sự suy giảm lãnh thổ tộc người  
- Sự trở lại lãnh thổ tộc người  
8
- Sự giữ gìn lãnh thổ tộc người  
3.3. Cơ sở kinh tế của tộc người:  
- Mỗi tộc người có một đời sống kinh tế ổn định  
- Trong mỗi tộc người đều có quan hệ kinh tế khăng khít với nhau  
- Trước đây, nó là điều kiện cơ bản và bắt buộc đối với tộc người  
3.4. Đặc trưng văn hoá:  
- Trong quá trình phát triển, mỗi tộc người đều tạo dựng nên những truyền  
thống văn hóa riêng. Văn hóa được thể hiện trong đời sống tộc người một cách toàn  
diện, nó làm nên bản sắc bên trong của tộc người, vì thế văn hóa có tính bền vững cao  
3.5. Ý thức tự giác:  
- Đại đa số họ đều thừa nhận thuộc tộc người của bố mẹ  
- Bố mẹ thuộc 2 tộc khác nhau thì dựa vào tính trội (dòng dõi, nề nếp, vị trí xã  
hội, truyền thống)  
4. Hiện trạng nghiên cứu các tộc người ở Việt Nam  
4.1. Yếu tố dẫn đến các cách thức phân chia nhóm tộc người  
4.2. Hiện trạng phân chia tộc người theo nhóm ngữ hệ ở Việt Nam  
Việt Nam - tổ quốc của nhiều dân tộc. Cùng chung sống lâu đời trên một đất  
nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục  
thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây  
dựng phát triển đất nước.  
Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể hiện sự sáng tạo và sức  
sống mãnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn  
tại và phát triển của từng dân tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí  
hậu...) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau.  
Ở đồng bằng và trung du, các dân tộc làm ruộng, cấy lúa nước, dựng nên nền  
văn hoá xóm làng với trung tâm là đình làng, giếng nước cây đa, bao bọc bởi lũy tre  
gai góc đầy sức sống dẻo dai. Đồng bằng, nghề nông, xóm làng là nguồn cảm hứng, là  
"bột" của những tấm áo mớ ba mớ bảy, của dải yếm đào cùng nón quai thao, của làn  
điệu quan họ khoan thai mượt mà và của khúc dân ca Nam Bộ ngân dài chứa đựng sự  
mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long.  
Ở vùng thấp của miền núi, các dân tộc trồng lúa nước kết hợp với sản xuất trên  
khô để trồng lúa nương, trồng ngô, bước đầu trồng các cây công nghiệp lâu năm (cây  
hồi, cây quế...), thay thế cho rừng tự nhiên. Họ sống trên những nếp nhà sàn, mặc  
quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng.  
Đồng bào có tục uống rượu cần thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc. Người uống  
ngây ngất bởi hơi men và đắm say bởi tình người.  
Ở vùng cao Việt Bắc, Tây Nguyên, đồng bào chọn phương thức phát rừng làm  
rẫy - là cách ứng xử thiên nhiên của thời đại tiền công nghiệp. Vùng cao, khí hậu á  
nhiệt đới, việc trồng trọt chủ yếu thực hiện trong vụ hè thu. Để tranh thủ thời tiết và  
quay vòng đất, từ ngàn xưa người vùng cao đã phát triển xen canh gối vụ, vừa tăng  
thu nhập vừa bảo vệ đất khỏi bị xói mòn bởi những cơn mưa rào mùa hạ. Bàn tay  
9
khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các cô gái đã tạo ra những bộ trang phục: váy, áo  
với những hoa văn sặc sỡ hài hoà về mầu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu  
dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại trên đường đèo, dốc. Núi  
rừng hoang sơ cùng với phương thức canh tác lạc hậu là mảnh đất phát sinh và phát  
triển các lễ nghi đầy tính huyền bí, huyền ảo. Hầu hết các cư dân Tây Nguyên đều có  
tục đâm trâu làm lễ cúng Giàng (trời), cầu xin sự phù hộ của Giàng cho người sức  
khoẻ, cho gia súc và cho mùa màng bội thu. Đây cũng là vùng tiềm ẩn nhiều truyện  
thần thoại, nhiều sử thi anh hùng mà giá trị của nó có thể sánh được với các truyện  
thần thoại của Trung Quốc, ấn Độ nhưng chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ.  
Đồng bào là chủ nhân sáng tạo ra những bộ đàn đá, đàn T'rưng, đàn Krông pút...  
những bộ cồng chiêng và những điệu múa tập thể dân dã, khỏe khoắn kết bó cộng  
đồng.  
Dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, các dân tộc sống bằng nghề chài lưới. Cứ  
sáng sáng đoàn thuyền của ngư dân giăng buồm ra khơi, chiều lại quay về lộng. Cuộc  
sống ở đây cũng nhộn nhịp, khẩn trương như nông dân trên đồng ruộng ngày mùa.  
Ở khắp nơi, con người hoà nhập vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng biết chiều  
lòng người, không phụ công sức người.  
Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với  
Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực. ở  
đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo, và ngữ hệ Hán  
- Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau:  
- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.  
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay,  
Tày, Thái.  
- Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro,  
Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-  
đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.  
- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.  
- Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo.  
- Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.  
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.  
- Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.  
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song  
do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc  
có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng  
các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Ở đây cái đa  
dạng của văn hoá dân tộc được thống nhất trong quy luật chung - quy luật phát triển  
đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết  
học.  
Thời đại Hồ Chí Minh mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 đã  
đổi đời các dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta nhất quán từ đầu là  
10  
bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước theo mục tiêu:  
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.  
Thực hiện chính sách dân tộc đúng đắn và sáng tạo trong các lĩnh vực kinh tế,  
xã hội, chúng ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn, rất mới mẻ, rất hiện đại. Cơ  
sở hạ tầng đặc biệt là giao thông đường bộ, thuỷ lợi, viễn thông đã phát triển đến  
tuyến huyện và đang chuyển dần về xã, bản, nhanh, chậm tuỳ thuộc vào điều kiện cụ  
thể của từng vùng. Với tư cách là người làm chủ đất nước, các dân tộc tham gia vào  
cơ quan quyền lực Nhà nước ngày càng nhiều, cao hơn. Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ  
thuật được Đảng và Nhà nước quan tâm đào tạo. Số cán bộ có trình độ đại học và trên  
đại học ngày càng tăng trong các dân tộc. Vốn văn hoá, nghệ thuật cổ truyền của các  
dân tộc được sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu, phát huy.  
Thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng, các dân tộc vốn gắn bó với  
nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nay lại càng gắn bó đoàn kết với nhau  
hơn trong công cuộc xây dựng đất nước. Những thành tựu đạt được trên là cơ sở vững  
chắc góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao dân trí, nâng cao đời sống,  
phát triển các dân tộc.  
DANH MỤC THÀNH PHẦN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM  
TT Dân tộc  
Tên tự gọi  
Tên gọi khác  
Kinh  
Nhóm địa phương  
1
2
Kinh (Việt)  
Thổ  
Thổ, Ngạn, Phén,  
Thu Lao, Pa Dí.  
3
Tay, Thay  
Tay Thanh, Man  
Ngành Đen (Tay  
Thanh, Tay Mười, Đăm). Ngành Trắng  
Tay Mường, Hàng (Tay Đón hoặc  
Tổng, Tay Dọ, Thổ Khao)  
4
5
Mol (Mon, Moan,  
Mual)  
Ao Tá (Âu Tá), Bi  
Hoa (Hán)  
Khách, Hán, Tàu  
Quảng Đông,  
Quảng Tây, Hải  
Nam, Triều Châu,  
Phúc Kiến, Sang  
Phang, Xìa Phống,  
Thảng Nhằm, Minh  
Hương, Hẹ...  
6
7
Khmer  
Cur, Cul, Cu, Thổ,  
Việt gốc Miên,  
Khmer K'rôm  
Nồng  
Nùng Giang, Nùng  
11  
Xuồng, Nùng An,  
Nùng Inh, Nùng  
Lòi, Nùng Cháo,  
Nùng Phàn Slình,  
Nùng Quy Rịn,  
Nùng Dín  
8
9
HMông(Mèo) Hmông, Na miẻo  
Mẹo, Mèo, Miếu  
Ha, Mán Trắng  
Hmông Trắng,  
Hmông Hoa,  
Hmông Đỏ, Hmông  
Đen, Hmông Xanh,  
Na miẻo  
Kìm Miền, Kìm Mùn Mán  
Dao Đỏ, Dao Quần  
Chẹt, Dao Lô Gang,  
DaoTiền, Dao Quần  
trắng, Dao Thanh Y,  
Dao Làn Tẻn  
Gia Rai  
Giơ Ray, Chơ Ray Chor, Hđrung (gồm  
cả Hbau, Chor),  
Aráp, Mthur,  
Tơbuân  
Anăk Ê Đê  
Anăk Ê Đê, Ra Đê, Kpă, Adham,  
Ê Đê-Êgar, Đê  
Krung, Mđhu, Ktul,  
Dliê, Hruê, Bih,  
Blô, Kah, Kdrao,  
Dong Kay, Dong  
Mak, Ening, arul,  
Hwing, Ktlê, Êpan  
Ba Na  
BơNâm, Roh, Kon Rơ Ngao, Rơ Lơng  
Kđe, Ala Kông,  
Kpang Kông  
(Y Lăng), Tơ Lô,  
Gơ Lar, Krem  
(Cao lan -  
Sán Chay  
Hờn Bán, Chùng, Cao Lan, Sán Chỉ  
Trại...  
Sán chỉ)  
14 Chăm(chàm)  
Chàm, Chiêm,  
Chiêm thành, Chăm Pông, Chà Và Ku,  
Pa, Hời... Chăm Châu Đốc  
Xơ Đăng, Kmrâng, Xơ Trng, Tơ Đrá,  
Chăm Hroi, Chăm  
Xơ Teng, Tơ Đrá,  
Mnâm, Ca Dong, Ha Con Lan, Brila.  
Lăng, Tà Trĩ., Châu  
Mnâm. Ca Dong,  
Ha Lăng, Tà Trĩ,  
12  
Châu.  
San Déo Nhín ( Sơn Trại, Trại Đất, Mán  
Dao Nhân)  
Quần Cộc, Mán  
Váy xẻ  
Hrê  
Chăm Rê, Chom,  
Thượng Ba Tơ,  
Lũy, Sơn Phòng,  
Đá Vách, Chăm  
Quảng Ngãi, Chòm,  
Rê, Man Thạch  
Bích.  
-Ho  
Xrê, Nộp (Tu Nốp),  
Cơ Dòn, Chil, Lát  
(Lách), Tơ Ring.  
Rai, Hoang, La  
Oang  
M'Nông  
Mnông Gar, Mnông  
Nông, Mnông Chil,  
Mnông Kuênh,  
Mnông Rlâm,  
Mnông Preh,  
Mnông Prâng,  
Mnông Đíp, Mnông  
Bu Nor, Mnông Bu  
Đâng, Mnông Bu  
Đêh...  
Thổ  
Người Nhà làng.  
Kẹo, Mọn, Cuối,  
Mường, Con Kha, Họ, Đan Lai, Li Hà,  
Xá Lá Vàng  
Tày Poọng  
Xa Điêng, Xa  
Chiêng  
Bù Lơ, Bù Đek (Bù  
Đêh), Bù Biêk.  
Kmụ, Kưm Mụ  
Xá Cẩu, Khạ Klẩu,  
Măng Cẩu, Tày  
Hạy, Mứn Xen, Pu  
Thềnh, Tềnh  
Bru  
Bru, Vân Kiều  
Vân Kiều, Trì,  
Khùa, Ma Coong  
Giáy  
Nhắng, Dẳng  
13  
Cơ Tu  
Ca Tu, Ka Tu  
27 Gié-Triêng Gié, Triêng, Ve,  
Cà Tang, Giang  
Rẫy  
Gié  
Bnoong  
(Giẻ),Triêng,Ve,  
Bnoong (Mnoong)  
Tôi Ôi, Pa Cô, Tà Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hi  
Uốt, Kan Tua, Pa  
Hi ...  
Mạ  
Châu Mạ, Chô Mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xốp,  
Chê Mạ  
Mạ Tô, Mạ Krung  
Cor, Col  
Cua, Trầu  
Châu Ro, Dơ Ro,  
Chro, Thượng  
Hà Nhì Già  
U Ní, Xá U Ní  
Hà Nhì Cồ Chồ, Hà  
Nhì La Mí, Hà Nhì  
Đen  
Xinh Mun  
Puộc, Xá, Pnạ  
Xinh Mun Dạ, Xinh  
Mun Nghẹt.  
Chơ Ru, Kru,  
Thượng  
Thay, Thay Duồn,  
Thay Nhuồn  
Phu Thay, Phu Lào Lào Bốc (Lào Cạn),  
Lào Nọi (Lào Nhỏ)  
Cù Tê  
Thổ Đen, Mán, Xá  
Lao Va Xơ, Bồ Khô Xá Phó, Cần Thin Phù Lá Lão-Bồ Khô  
Pạ, Phù Lá  
Pạ, Phù Lá Đen,  
Phù Lá Hán  
La Hủ  
Xá lá vàng, Cò  
La hủ na (đen), La-  
Xung, Khù Sung, hủ sư (vàng) và La-  
Kha Quy, Cọ Sọ, hủ phung (trắng)  
Nê Thú  
Mơ Kháng  
Háng, Brển, Xá  
Kháng Dẩng, Kháng  
Hoặc, Kháng Dón,  
Kháng Súa, Ma  
Háng, Bủ Háng, Ma  
Háng Bén, Bủ Háng  
Cọi  
Lừ, Thay, Thay Lừ. Phù Lừ, Nhuồn,  
Duồn  
Lự Đen (Lự Đăm),  
Lự Trắng (ở Trung  
14  
Quốc)  
Pà Hưng  
Lô Lô  
Mèo Lài, Mèo Hoa,  
Mèo Đỏ, Bát tiên  
tộc...  
Mùn Di, Di, Màn Lô Lô hoa, Lô Lô  
Di, La Ha, Qua La, đen  
Ô man, Lu Lộc  
Màn  
Chứt  
Rục, Arem, Sách. Mày, Rục, Sách,  
Arem, Mã Liềng  
Mảng  
Mảng Ư, Xá Mảng, Mảng Gứng, Mảng  
Tứ Đư, Ho Ki, Voa Cờ Lao Xanh, Cờ  
Cờ Lao  
Đề.  
Lao Trắng, Cờ Lao  
Đỏ  
Bố Y  
Chủng Chá, Trọng Bố Y và Tu Dí  
Gia...  
La Ha, Klá Plạo  
Xá Cha, Xá Bung, La Ha cạn (Khlá  
Xá Khao, Xá Táu Phlao), La Ha nước  
Nhạ, Xá Poọng, Xá (La Ha ủng)  
Uống, Bủ Hả, Pụa  
Xám Khống, Phuy A  
Sán Ngải  
Ngái Hắc Cá, Ngái  
Lầu Mần, Hẹ, Sín,  
Đản, Lê, Xuyến  
Cù Dề Sừ  
Kha Pẻ  
Kabeo  
La Quả, Penti Lô  
Lô  
Brao  
Ơ Đu, I Đu  
Tày Hạt  
15  
Chương 2: Văn hoá cộng đồng các tộc người ngữ hệ Nam Á  
Mục tiêu:  
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  
- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về nguồn gốc hình thành, địa bàn cư  
trú, điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, các nét đặc trưng về văn hóa vật chất  
và tinh thần của các tộc người ngữ hệ Nam Á  
1. Nguồn gốc và sự phân bố dân cư  
1.1. Nhóm Môn - Khơme  
Các dân tộc thiểu số dù cư trú ở Việt Nam dù hàng nghìn năm hay mới vài ba  
trăm năm, dù đông hay ít người mỗi dân tộc đều gắn bó số phận mình với lịch sử dân  
tộc trong nước. Các dân tộc đều cùng nhau tham gia và bảo vệ Tổ Quốc chung. Đặc  
biệt những thử thách sống còn của giặc ngoại xâm, thiên tai khắc nghiệt liên tiếp xảy  
ra làm cho các dân tộc xích lại gân nhau hơn.Họ đã phải dưạ vào nhau để trống trọi,  
để tồn tại và phát triển. Trải quá trính đó, các dân tộc đã chung đúc được một truyền  
thống đoàn kêt bền vững, hình thành nên một đại gia đình Việt Nam của các dân tộc  
anh em.Trong bức tranh đa dạng và phong phú ấy, văn hóa các dân tộc Việt Nam là  
những mảng màu đặc sắc và quý hiếm.  
Góp phần vào kho tàng văn hóa phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam  
phản kể đến nhóm các dân tộc thuộc ngôn ngữ Môn - Khơme.  
Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme hiên nay sống tập trung chủ yếu trên  
bán đảo Đông Dương và cũng có mặt ở tất cả các nước trong khu vực, đông nhất là ở  
Campuchia, Việt nam, Thái Lan và các nước khác như: Lào, Malayxia….  
Nhóm cư dân Môn-Khơme có số dân không đông lắm, nhưng lại là nhóm cư  
dân có nhiều thành phấn dân tộc nhất Việt Nam, có 21 dân tộc là: Bana, Brâu, Bru-  
Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié-Triêng, Hrê, Kháng, Mảng, Mnông, Ơ  
Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng, Mạ, Khơme, Khơ Mú  
Về nguồn gốc cư dân Môn-Khơme có nhiều ý kiến khác nhau: Giả thiết được  
nhiều người tán thành nhất là của E.Aymonier công bố năm 1904 cho rằng; tổ tiên  
những người ngôn ngữ Môn-Khơme thuộc về chủng tộc Negritiod bắt nguồn từ  
những sườn núi nam Tây Tạng rồi chia đôi ra và di chuyển về phương Nam theo 2  
hướng; hướng Tây Nam sinh ra người Mun du ở Ấn Độ, hướng Đông Nam sinh ra tộc  
người Môn-Khơme ở Đông Dương.  
Bruk nhà nhân chủng học Lien Xô cho rằng: từ thiên niên kỷ I TCN đại bộ  
phận Đông Dương đã có mặt người Môn-Khome từ phía Tây nam Trung Quốc tràn  
xuống.  
Các nhà nhân chủng học kết luận: thành phần nói ngôn ngữ Môn-Khơme đều là  
dân bản địa Đông Nam Á lâu đời. Cội nguồn của họ từ những dạng chuyển tiếp từ  
Austro-Mongoloid đang trong quá trình phân hóa với những nét đăc trưng phương  
Nam từ đó sinh ra các loại Vediod và Indonesien của bán đảo Đông Dương cổ đại về  
sau phân bố rộng khắp Đông Nam Á.  
16  
Chính vì vậy các nhà khoa học đều cho rằng cư dân Môn-Khơme là cư dân bản  
địa, những người đầu tiên lập nghiệp trên bán đảo Đông Dương. Tổ tiên của họ là chủ  
nhân của những nhà nước cường thịnh trong vùng. Nhưng vào cuối TNKI và đầu  
TNKII SCN, các quốc gia cổ đại Môn-khome suy yếu dần và lần lượt tan rã, cư dân  
Môn – Khơ me phần bị tiêu diệt, phần bị đông hóa hoặc tự hòa nhập vào những cộng  
đồng cư dân khác, một phần bị phân hóa ra thành nhiều tộc người, những nhóm địa  
phương cư trú xen kẽ với các dân tộc khác.  
Trong lịch sử cư trú, trên lãnh thổ Việt Nam, cư dân Môm-Khơme cũng có  
nhiều biến động về dân số, thành phần tộc người và lãnh thổ tộc người. Hầu như các  
nhóm Môn-Khơme đã di chuyển địa bàn cư trú nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác  
nhau: chiến tranh, loạn lạc, đời sống du canh du cư, bệnh tật, quan hệ tộc  
người…Nhưng nhìn chung sự di chuyển đó không phải là những cuộc thiên di lớn,  
hình như họ chỉ chuyển cư quanh quẩn trong vùng vốn là địa bàn cư trú truyền thống  
của tổ tiên họ.  
Địa bàn phân bố của nhóm cư dân Môn- Khơme rải rác trải dài trên toàn bộ  
lãnh thổ nước ta từ Tây Bắc đến Trường Sơn- Tây Nguyên và đến tận bằng sông Cửu  
Long, ở Tây Bắc- Nghệ An Việt Nam hiện nay, thuộc cư dân Môn-Khome có 5 dân  
tộc sinh sống, thường được gọi là người Xá, đó là; người Kháng, Mảng, Xinh Mun,  
Khơ Mú, Ơ Đu.Trong đó người Kháng, Xinh Mun và Mảng là những tộc người cư trú  
lâu đời ở Tây Bắc Việt Nam và một phần lãnh thổ Lào hiện nay.  
Về nhân chủng, họ có những yếu tố thuộc loại hình Indonesien và cả loại hình  
Nam Á thuộc tiểu chủng Mongoloid phương Nam, người Khơ Mú có số dân đông  
nhất trong nhóm Môn-Khơme ở tây Bắc, nhưng đại bộ phận mới đến Việt Nam chưa  
lâu. Tổ tiên của họ cư trú ở vùng Mường Xoa (Lào). Sau nhiều biến động lịch sử, nhất  
là khi người Thái chiếm đất Lào, một bộ phận người Khơ Mú đã di cư sang Việt Nam,  
sống ở vùng biên giới Việt- Lào ở Tây Bắc và vùng núi Nghệ An  
Người Ơ đu cũng sinh sống lâu đời vùng biên giới Việt-Lào ở miền Tây Nghệ  
An. Nhưng khi người Thái, Hmông, Khơ Mú đến địa bàn cư trú của họ dần bị thu hẹp  
lại, một số cũng bị đồng hóa, số còn lại sống xen kẽ với các dân tộc mới đến.  
Vùng Bắc Trường Sơn, thuộc miền núi Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên  
Huế, và mien Tây Quảng Nam, Đà Nẵng là địa ban cư trú của một nhóm Môn-  
Khơme đó là người Bru-Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu. Có ý kiến cho rằng: quê hương  
chính của tộc người này là vùng trung, nam Lào giáp biên giới Việt- Lào. Với những  
biến động ở Lào, các tiểu quốc Môn-Khơme ở đó tan rã, nên một bộ phận thuộc các  
dân tộc nói trên đã di cư sang vùng đất Việt nam cách ngày nay khoảng 300-400 năm.  
Nhưng cũng có nhiều truyền thuyết của các dân tộc này: nói về quê hương tổ tiên của  
họ chính là vùng đât hiện nay họ đang sống.  
Vùng đất cao nguyên phía Tây miền Trung Việt Nam( thường gọi là Tây  
Nguyên) và miền núi các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên là địa bàn cư trú lâu  
đời của một nhóm Môn-khome thường được gọi là Co, Hre, Brau, Rơ măm. Cho đến  
nay, tài liệu khảo cổ học còn quá ít ỏi, nên có sự hạn chế trong việc tìm hiểu nguồn  
17  
gốc các nhóm dân tộc này nhưng tư liệu dân tộc học, văn học dân gian, đã cho biết  
nhóm cư dân Môn-Khơme đã có mặt ở vùng Tây nguyên từ rất sớm như người Bana,  
qua các truyện cổ thường cho rằng tổ tiên của họ ở vùng đồng bằng, người Gié-triêng  
vốn cư trú lâu đời ở Lào, họ chỉ mới sang việt nam cách đây 2-3 thể kỷ, và hiện nay  
bộ phận đồng tộc chủ yếu của họ vấn sinh sống ở vùng Nam Lào  
Các nhóm cư dân Môn – Khơ me ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên đều thuộc  
lọa hình Indonesien khá điển hình của vùng đất này, nhưng họ mới chỉ trở thành  
những thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt trong 3-4 thế kỷ nay.  
Khác với đa số các cộng đồng tộc người thuộc nhóm Môn- Khơme sinh sống ở  
vùng rừng núi, người Khơme lại sinh sống chủ yếu trên đồng bằng châu thổ, như  
chúng ta đã biết, vào những thế kỷ đầu CN, người Đồng Nai trên cơ sở kinh tế nông  
nghiệp đã có một bộ phận tiến về phía nam để chinh phục vùng châu thổ sông Cửu  
Long. Chính bộ phận này đã góp phần xây dựng nên nước Phù Nam cổ đại tồn tại từ  
thế kỷ thứ II đến thế kỷ VII-VIII, họ đã tạo nên khu dân cư trù phú trên nền tảng kinh  
tế nông nghiệp truyền thống kết hợp với mở mang nhiều ngành nghề thủ công, mở  
mang hoạt động buôn bán. Nhưng sau một thời gian phát triển phôn vinh trong chừng  
5-6 thế kỷ Phù Nam đã nhanh chóng tàn lụi và sụp đổ vào thế kỷ VII-VIII, các thành  
phố cũng như khu dân cư phồn vinh một thời của Phù Nam cổ đại đều bị ngập chìm  
trong bùn lầy châu thổ ven biển Nam Bộ. lãnh thổ Phù Nam trở thành hoang địa.  
Chính trong bối cảnh đó, một bộ phận cư dân Chân Lạp đã hướng sự phát triển vào  
vùng châu thổ sông Cửu Long, đó là nguyên nhân của sự gặp mặt của người Khome  
trên đồng băng Nam Bộ cho đến tận bây giờ.  
Lúc đầu người Khơme chưa đủ đông và đủ mạnh để khai phá moi vùng đầm lầy  
mênh mông hoang dã của đồng bằng sông Cửu Long, họ chỉ quần cư thành những  
Phum, sóc trên các vùng đất cao ven thềm các sông cổ, ven biển .  
Cho đến thế kỷ XVII, khi người Việt nam và một bộ phận người Hoa di cư đến  
cùng góp sức với người Khơme mở mang vùng đất mới thì đồng bắng song Cửu Long  
mới được khai phá và chinh phục thực sự, và trong sự nghiệp đó, người Khome dần  
trở thành một thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.  
1.2. Nhóm Việt - Mường  
Người Mường là một dân tộc ít người đứng hàng thứ hai về mặt dân số ở Bắc  
Việt Nam, sau dân tộc Tày (khoảng 42 vạn người). Tên "Mường" hiện đã trở thành  
một tên gọi phổ biến dùng để chỉ một dân tộc cụ thể ("dân tộc Mường"), song tên gọi  
đó không thật thỏa đáng. Theo nguyên tắc dân tộc học, người ta phải gọi một tộc  
người nhất định bằng tên tự xưng của tộc đó. Trong văn học dân gian và trong đời  
sống hàng ngày, người Mường tự xưng là Mol (hay Mon, Mwon, Mwal, Mul,  
Mọi…tùy sự sai biệt địa phương), có nghĩa là "người". Trong tiếng Việt trước đây  
cũng có tiếng Mọi, Mọi Rợ để chỉ dân tộc thiểu số, trong đó tiếng Mọi là tên tự xưng  
của người Mường, còn tên Rợ hay Rự là tiếng người Mường thường dùng để chỉ  
người Lự, người Thái. Nhưng theo các tài liệu hiện có, từ thế kỷ XVII tiếng Mọi hay  
Kẻ Mọi đã dùng để chỉ các dân tộc ít người ở Trường Sơn và Tây Nguyên.  
18  
Hiện nay chưa thể xác định được tộc danh "Mường" dùng để chỉ một tộc cụ thể  
(tộc Mường) đã xuất hiện từ bao giờ. Chỉ biết rằng trong chỉ lệnh của viên Kinh lược  
Bắc Kỳ Nguyễn Trọng Hiệp đề ngày 2 tháng 6 (âm lịch) năm Đồng Khánh thứ nhất  
(22-6-1888) điều 1 có nói: "Lập một tỉnh mới gồm các đất [của dân] Mường xưa  
thuộc các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình". Đấy là văn bản chính thức  
của Nhà nước thực dân - phong kiến dùng tiếng "Mường" để chỉ một cư dân nhất  
định. Tuy nhiên trong các bài viết của bọn sĩ quan, viên chức Pháp cuối thế kỷ XIX  
thì tên Mường vẫn được dùng một cách tùy tiện để chỉ cả tộc Mường và tộc Thái. Và  
thật ra trước Cách mạng tháng Tám, ở Thanh Hóa và Nghệ An có nơi người ta gọi cả  
người Thái - Tày và người Mường bằng tên Mường. Nói chung, từ đầu thế kỷ thứ  
XX, trên các văn phẩm và báo chí, tiếng Mường đã được dùng để chỉ một cư dân nhất  
định, phân biệt với người Thái.  
Mường là một từ tiếng Thái, được người Thái và người Mường dùng để chỉ  
một vùng, một địa phương nói chung. Trong các tác phẩm viết bằng chữ Hán của học  
giả phong kiến Việt Nam, tiếng "Mường" thường được phiên âm là mang. Tên ấy  
thấy xuất hiện lần đầu tiên trong sách Việt sử lược (thế kỷ XIV) và được dùng nhiều  
lần trong Đại Việt sử ký toàn thư và các tác phẩm về sau, đều để chỉ một địa phương  
nhất đinh: ví dụ mường Việt (nay là Yên Châu), mường Mai (nay là Mai Châu),  
mường Lê (nay là Lai Châu) v.v…  
Hiện nay người Thái gọi người Mường là Mọi hay Mang.  
- Người Mường hiện nay cư trú trên một dải đất liền khoảnh từ Nghĩa Lộ, Yên  
Bái, Phú Thọ, Sơn Tây đến Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An…(nhiều  
người chủ trương các tộc Nguồn, Sách…ở Quảng Bình cũng thuộc vào Mường). Hiện  
nay hoàn toàn không tìm thấy sự có mặt của người Mường ở vùng tả ngạn sông Hồng.  
Cái gọi là người Mường ở vùng Vĩnh Yên, qua nghiên cứu điền dã thì chỉ là người  
Dao quần cộc. Khu vực tập trung đông đảo nhất của người Mường là tỉnh Hòa Bình  
và sáu huyện miền Tây Thanh Hóa.  
1.3. Nhóm ngôn ngữ Nam á khác  
2. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Môn- Khơ me  
2.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất  
Hoạt động kinh tế  
- Đặc điểm chung:  
+ Nông nghiệp: các dân tộc thuộc nhóm Môn-Khơme làm ruông nương rẫy và  
ruộng nước, nhưng chủ yếu là làm ruộng nương rẫy. Đối với nương có độ dốc cao  
đồng bào vẫn dùng phương thức canh tác truyền thống là phát, đốt, chọc lỗ, tra hạt  
Quy trình canh tác nương rẫy của các dân tộc trong nhóm Môn-khome cơ bản  
giống nhau gồm các khâu: phát, đốt, chọc, trỉa, chăm sóc, thu hoạch. Đồng bào đã biết  
sử dụng các công cụ lao động phù hợp vời điều kiện tự nhiên, môi trường nhưng vẫn  
còn thô sơ, đối với nương đồng bằng đồng bào biết dùng cày bừa làm đất, đối với  
nương có độ dốc cao, họ lại sử dụng gậy chọc lỗ để giữ độ màu cho đất. Mọi công  
đoạn canh tác đều có sự phân công lao động theo giới tính và độ tuổi  
19  
Chăn nuôi:  
Nghề chăn nuôi chưa phát triển chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cúng lễ, các loại  
gia cầm như: gà, vịt…cũng không đi vào bữa ăn hàng ngày thường xuyên mà chủ yếu  
để hiến tế thần linh, tổ tiên, hoặc để đãi khách.  
Các hoạt động kinh tế tự nhiên:  
Các dân tộc nhóm Môn-khome chủ yếu kinh tế nương rẫy nên năng suất còn  
thấp vì vậy mà các hoạt đông kinh tế tự nhiên vẫn còn đóng vai trò quan trọng:  
Săn bắn vừa để bảo vệ mùa màng, vừa để cải thiện bữa ăn phổ biến là người ta  
dùng nỏ và tên tẩm thuốc độc chế biến từ rễ cây, vỏ, hạt, lá cây trong rừng.  
Hái lượm còn đóng vai trò quan trọng là nguồn thưc phẩm bổ sung hàng ngày  
của nhóm cư dân này.  
Thủ công nghiệp  
Thủ công nghiệp có các nghề: đan lat, dệt, làm gốm, rèn…phát triển không  
đồng đều ở các dân tộc này và đều đang ở giai đoan thấp.  
Nghề đan lát khá phát triển với các nguyên liệu có sắn trong rừng, đây là nghề  
truyền thống của các dân tộc: vừa để làm đồ gia dụng, vừa để trao đổi lấy sản phẩm  
của các dân tộc khác trong vùng. Đồ đan lát kiểu dáng: phong phú, bền đẹp, lại được  
trang trí các hoa văn độc đáo rất được các dân tộc trong vùng ưa chuộng.  
Ở đây các ngành nghề thủ công dù có phát triển và quan trọng đến đâu đều là  
các ngành nghề phụ bổ sung cho trồng trọt và phục vụ gia đình. Như vậy: thủ công  
nghiệp nhóm các dân tộc Môn-Khơme vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp, mang tính tự  
cấp, tự túc là chính.  
Hoạt động buôn bán chưa phát triển chủ yếu là trao đổi ngang giá, vật đổi vât  
+ Bên cạnh những hoạt động kinh tế chung thì nhóm Môn-khome có các điểm  
nổi bật trong hoạt động kinh tế là:  
Trong canh tác nương rẫy ở cư dân nhóm Môn-Khơme ở Tây Bắc mà tiêu biểu  
là người Khơ mú thì gậy chọc lỗ của họ có gắn một nhạc cụ trên đầu, mỗi khi chọc lỗ  
phát ra âm thanh như bản nhạc, dùng làm nhịp cho người tra hạt. Một mặt làm giảm  
bớt sự vất vả trong lao động và khiến con người gần gũi với thiên nhiên. Mặt khác,  
một đôi nam nữ tra hạt như vậy: là hình ảnh xa xưa của tín ngưỡng phồn thực mong  
sự sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp.  
Gắn liền với kinh tế nương rẫy, các dân tộc Môn-khome ở Trường Sơn- Tây  
Nguyên đã tạo ra các công cụ sản xuất phù hơp với tru trình canh tác như: chà gạc,  
dao phát cỏ, rìu, cuốc…Trong đó phài kể đến chiếc chà gạc phát nương, một loại dao  
đa năng, có thể phát, có thể chặt, phát rẫy, có khi trở thành vũ khí đi săn, hay phương  
tiện để tựu vệ. Vì vậy với những tộc người Giè-Triêng, Xtiêng trước đây, khi chàng  
trai đi hỏi vợ nhất thiết phải có một cây chà gạc, rìu và dao vót nan để chứng tỏ mình  
chịu khó làm ăn lúc đó người con gái mới thương.  
Ơ vùng Trường Sơn- Tây Nguyên nghề săn bắt voi và thuần dưỡng nổi tiếng  
nhất là của dân tộc Mnong ở Bản Đôn tỉnh Đắc Lắc. Hàng năn cứ vào tháng 3 âm  
lịch, các thành viên trong buôn lại tổ chức đi săn voi thể hiện tinh thần thượng võ,  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 155 trang Thùy Anh 13/05/2022 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Các dân tộc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cac_dan_toc_viet_nam.pdf