Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z Việt Nam

DOI: 10.31276/VJST.63(10).19-23  
Khoa học xã hội và nhân văn  
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh  
của thế hệ Z Việt Nam  
Ao Thu Hoài*, Nguyễn Thị Bích Hiền, Lê Minh Quốc, Tiêu Đình Tú, Thạch Hoàng Liên Sơn  
Trường Đại học Tài chꢀnh - Marketing  
Ngày nhận bài 18/8/2021; ngày chuyển phản biện 23/8/2021; ngày nhận phản biện 20/9/2021; ngày chấp nhận đăng 27/9/2021  
Tóm tắt:  
Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z. Các tác  
giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với 338 mẫu khảo sát tại 3 địa phương: Hà Nội, Đà  
Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Kết quả đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của thế hệ Z bao gồm: nhận  
thức về môi trường, đặc tính sản phẩm xanh, giá sản phẩm xanh, tính sẵn có của sản phẩm, ảnh hưởng xã hội. Trên  
cơ sở đó, một số hàm ý quản trị đã được đề xuất cho các nhà quản lý để có các chính sách và chiến lược kinh doanh  
phù hợp, giúp thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng (NTD) thế hệ Z.  
Từ khóa: các yếu tố ảnh hưởng, hành vi tiêu dùng xanh, thế hệ Z.  
Chỉ số phân loại: 5.2  
Đặt vấn đề  
Factors affecting the green  
consumption behaviour of  
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, GDP của Việt Nam liên tục  
tăng mạnh trong 10 năm trở lại đây. Kết quả này khẳng định hướng  
đi đúng đắn của các chiến lược phát triển quốc gia [1]. Tuy nhiên, sự  
phát triển nhanh của kinh tế thường đi kèm với các vấn đề môi trường.  
Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với vấn đề chất thải xâm lấn,  
nhiều loại chất thải nhựa tồn tại hàng trăm năm không thể phân hủy,  
tác động xấu đến cấu trúc và dinh dưỡng của đất, nước và gây ảnh  
generation Z in Vietnam  
Thu Hoai Ao*, Thi Bich Hien Nguyen, Minh Quoc Le,  
Dinh Tu Tieu, Hoang Lien Son Thach  
hưởng trực tiếp đến môi trường sống của động vật, thực vật cũng như  
chính con người.  
University of Finance - Marketing  
Received 18 August 2021; accepted 27 September 2021  
Chính vì vậy, tiêu dùng xanh đang là xu hướng trên thế giới hiện  
nay, khi môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc  
gia [2]. Tại Việt Nam, trong “Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn  
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”, 4 mục tiêu được hướng tới đó  
là: (1) Xanh hóa sản xuất; (2) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính  
trên đơn vị GDP; (3) Tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo; (4) Xanh  
hóa lối sống và tiêu dùng bền vững [3]. Mặc dù đã có những bước  
chuyển đổi tích cực về phong cách tiêu dùng, tuy nhiên từ nhận thức  
đến hành động của NTD còn phụ thuộc nhiều vào cả yếu tố chủ quan  
và khách quan.  
Abstract:  
The research aims to discover the factors that influence  
the green consumption behaviour of generation Z  
consumers. Qualitative and quantitative methods were  
used with a survey size of 338 samples of generation Z  
in Hanoi, Danang, and Ho Chi Minh cities. The results  
exhibited five factors affecting green consumption  
behaviour,  
including  
environmental  
awareness,  
green product characteristics, green product prices,  
product availability, and social influences. Governance  
implications are suggested for managers to have  
appropriate policies and business strategies that  
promote the green consumption behaviour of generation  
Z consumers.  
Ngày nay, NTD đã bắt đầu nhận ra rằng hành vi tiêu dùng của  
họ có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên. Theo một  
nghiên cứu mới đây, khoảng 80% NTD Việt Nam sẵn sàng chi nhiều  
hơn để mua sản phẩm có nguồn gốc thân thiện với môi trường, 79%  
đồng ý trả thêm để có các sản phẩm an toàn, không chứa nguyên liệu  
không mong muốn [4]. Hành vi tiêu dùng này ngày càng phổ biến ở  
Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế thường đi kèm với ô nhiễm môi trường  
gia tăng và giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường mua  
sắm và tiêu dùng xanh cùng với bảo vệ môi trường có thể cải thiện  
tốt hiệu ứng tiêu cực này. Để thực hiện tốt điều này, cần có sự định  
hướng và chỉ đạo của Chính phủ, quyết tâm của doanh nghiệp và  
NTD. Nhằm xác định những yếu tố tác động thực sự đến hành vi tiêu  
Keywords: factors affecting, generation Z, green  
consumption behaviour.  
Classification number: 5.2  
*Tác giả liên hệ: Email: aothuhoai@gmail.com  
63(10) 10.2021  
19  
Khoa học xã hội và nhân văn  
dùng xanh của người Việt Nam nói chung, NTD thế hệ Z nói riêng,  
một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 tại 3 địa phương lớn là  
TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.  
lợi ích cho môi trường [26], là một hành vi của cá nhân hoặc tổ chức  
đối với tài nguyên thiên nhiên [27]. Nói cách khác, tiêu dùng xanh là  
giảm tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường.  
Tiêu dùng xanh là một vấn đề đã được nhiều nhà quản lý, học giả  
nhắc đến, khẳng định vai trò quan trọng đối với môi trường và xã hội,  
tiến bộ và tiết kiệm. Trong vài thập kỷ qua, nhiều công trình nghiên  
cứu về hành vi tiêu dùng xanh đã được công bố. Một số lượng lớn  
người được hỏi trên toàn thế giới trả lời rằng họ quan tâm hoặc rất  
quan tâm đến các vấn đề môi trường [5, 6]. Khách hàng nhận thức rõ  
hơn về mức độ nghiêm trọng của suy thoái môi trường, dẫn đến ý thức  
sinh thái và mong muốn mua các sản phẩm thân thiện với môi trường,  
ưu tiên các doanh nghiệp thích thực hành môi trường [7-9].  
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về “thế hệ Z”, phổ biến nhất là  
quan điểm dùng cho những người sinh từ giữa thập niên 90 cho đến  
những năm 2000, ra đời cùng với sự phát triển của khoa học và công  
nghệ hiện đại thế kỷ XXI, điển hình là internet và điện thoại di động.  
Thế hệ Z chiếm khoảng 1/7 dân số (15 triệu) ở Việt Nam. Năm 2015,  
Epinion Global đã có nghiên cứu chuyên sâu về thế hệ Z ở Việt Nam  
với 710 phản hồi và phát hiện ra những đặc trưng như: thế hệ Z không  
thích ra ngoài, có xu hướng không thể tách rời điện thoại di động, trở  
nên hoài nghi nhiều hơn đối với internet, khá quan tâm đến các vấn  
đề xã hội, có thể mắc hội chứng “không trưởng thành được”... [28].  
Các nghiên cứu học thuật trong lĩnh vực này tập trung vào việc  
xác định động lực của NTD dựa trên các hành vi ủng hộ môi trường  
[10, 11] và giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố nhận thức hoặc  
động lực và hành vi có ý thức môi trường [12-15]. Các nhà khoa học  
trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh  
như “Tiếp thị xanh và tác động của nó đến hành vi của NTD” nhằm  
cung cấp thông tin về ảnh hưởng của tiếp thị xanh đối với hành vi tiêu  
dùng của khách hàng [16] hay “Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng các  
sản phẩm xanh” [17]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vũ Thị Bích Viên  
(2013) [18] đã chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm  
xanh của NTD tại TP Hồ Chí Minh gồm: thái độ, chuẩn chủ quan,  
kiểm soát hành vi nhận thức, hiệu quả hành vi nhận thức. Hà Nam  
Khánh Giao và cs (2018) [19] đã nghiên cứu và xác định 6 yếu tố ảnh  
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của NTD ở TP Hồ Chí Minh gồm:  
nhận thức về môi trường, đặc tính sản phẩm xanh, nguồn thông tin,  
giá sản phẩm, chiêu thị và ý thức tiết kiệm.  
Mỗi năm, thế hệ Z trên toàn cầu có thể tiêu dùng khoảng 200 tỷ  
USD và ảnh hưởng đến khoảng 600 tỷ USD tiêu dùng của gia đình.  
Do đang ở độ tuổi có nhiều nhu cầu về mua sắm và giải trí nên hành  
vi tiêu dùng của thế hệ này có tác động mạnh mẽ đến thị trường. Hầu  
hết các quyết định mua sắm thực phẩm cho gia đình đều do họ quyết  
định [29]. Ngoài ra, thế hệ Z còn quyết định lựa chọn các hoạt động  
giải trí bên ngoài của bản thân và gia đình, các sản phẩm công nghệ  
hiện đại [30].  
Việc xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng  
xanh có ý nghĩa hết sức quan trọng với nghiên cứu này, vì đây sẽ là  
cơ sở để xây dựng các yếu tố chính tác động đến hành tiêu dùng xanh  
của thế hệ Z.  
Mô hình lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) [31] chỉ ra  
rằng, dự định dẫn đến hành vi của con người chịu ảnh hưởng của: thái  
độ; chuẩn chủ quan; kiểm soát hành vi nhận thức (hình 1).  
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá các yếu tố ảnh  
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z với 3 nhóm sản phẩm  
xanh: (1) Sản phẩm thực phẩm; (2) Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ - làm  
đẹp; (3) Sản phẩm thay thế sản phẩm làm từ nguyên liệu có hại (nhựa  
PET, PE, PVC, PC).  
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu  
Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho  
mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức [20].  
Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp đến  
quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sử dụng sản phẩm, bao gồm cả  
trước, trong và sau khi mua sắm [21]. Doanh nghiệp nghiên cứu hành  
vi NTD với mục đích hiểu rõ nhu cầu, sở thích, thói quen của họ [22].  
Hình 1. Mô hình thuyết hành vi dự định của Ajzen [31].  
Nghiên cứu của Boztepe (2012) [16] cho thấy, 4 yếu tố ảnh hưởng  
đến tiêu dùng xanh gồm: nhận thức về môi trường, đặc tính sản phẩm  
xanh, giá sản phẩm, hoạt động tiếp thị (hình 2). Kết quả cho thấy, khi  
ý thức về môi trường, các tính năng sản phẩm xanh, khuyến mãi và giá  
sản phẩm xanh tăng, hành vi tiêu dùng xanh cũng tăng theo.  
NTD xanh (green consumer) là các cá nhân có hành vi tiêu dùng  
quan tâm đến môi trường [23], cụ thể là những người “tránh những  
sản phẩm gây nguy hại đến sức khoẻ của họ hay người khác; tránh  
những sản phẩm gây nguy hiểm cho môi trường trong quá trình sản  
xuất, cũng như những sản phẩm lãng phí năng lượng, sử dụng nguyên  
vật liệu đe doạ sự bền vững của môi trường” [24]. Một số nguyên tắc  
được đề xuất cho NTD xanh: (1) Giảm đi: tránh mua những gì bạn  
không cần; (2) Tái sử dụng: tận dụng hết tính năng của sản phẩm; (3)  
Lựa chọn phương thức di chuyển phù hợp để giảm chi phí đi lại và  
giảm khí thải do sử dụng phương tiện; (4) Hạn chế sử dụng động cơ  
gây ô nhiễm môi trường; (5) ꢀng hộ những cách làm sáng tạo thân  
thiện với môi trường; (6) Xác định thứ tự ưu tiên: chỉ mua khi thực  
sự cần thiết [25].  
Hình 2. Mô hình nghiên cứu của Boztepe [16].  
Kaufmannvàcs(2012)[32]đãchứngminhcácchsbnvữngmới  
được tạo ra cho hành vi tiêu dùng xanh (bao gồm các biện pháp cụ thể  
về hành vi tiêu dùng xanh) dựa trên 8 giả thuyết (hình 3).  
Hành vi tiêu dùng xanh là sự tiêu thụ các sản phẩm tốt mang lại  
63(10) 10.2021  
20  
Khoa học xã hội và nhân văn  
hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng  
và Hà Nội. Nghiên cứu định lượng được tiến hành như sau: i) Giai  
đoạn I: nghiên cứu định lượng sơ bộ; ii) Giai đoạn II: nghiên cứu định  
lượng chính thức. Trước khi hình thành thang đo chính thức, tác giả  
thực hiện nghiên cứu sơ bộ với các chuyên gia bằng phỏng vấn trực  
tiếp (n=5) và thực hiện khảo sát định lượng sơ bộ (n=50) để làm rõ  
các khái niệm.  
Từ 39 biến quan sát của thang đo nháp, sau khi phỏng vấn chuyên  
sâu các chuyên gia, các tác giả đã loại bỏ 15 biến vì ý nghĩa không  
rõ ràng, trái chiều với các biến quan sát khác, gây tương phản trong  
thang đo và dễ gây nhầm lẫn cho đối tượng khảo sát, đồng thời bổ  
sung 12 biến mới có nội dung rõ ràng và chi tiết hơn. Ngoài ra, nhóm  
tác giả cũng sửa lại từ ngữ, tách ý của 8 biến quan sát mà các chuyên  
gia đã góp ý và yêu cầu chỉnh sửa. Sau khi điều chỉnh, thang đo sơ  
bộ còn lại 36 biến quan sát, gồm 30 biến quan sát thuộc 5 nhóm nhân  
tố (biến độc lập) và 6 biến quan sát thuộc nhân tố “Hành vi tiêu dùng  
xanh” (biến phụ thuộc).  
Hình 3. Mô hình nghiên cứu của Kaufmann và cs (2012) [32].  
Sau khi tham khảo và xem xét các mô hình nghiên cứu trên, nhóm  
tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố chính: (1) Nhận  
thức về môi trường; (2) Đặc tính sản phẩm xanh; (3) Giá sản phẩm  
xanh; (4) Ảnh hưởng xã hội; (5) Tính sẵn có của sản phẩm (hình 4).  
5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc được mã hóa như sau: (1) NT  
- Nhận thức về môi trường với các biến quan sát từ NT1 đến NT6; (2)  
DT - Đặc tính sản phẩm xanh với các biến quan sát DT1-DT7; (3) GI -  
Giá sản phẩm xanh với các biến quan sát GI1-GI5; (4) PP - Ảnh hưởng  
xã hội với các biến quan sát PP1-PP7; (5) PA - Tính sẵn có của sản  
phẩm với các biến quan sát PA1-PA5; (6) Biến phụ thuộc HV - hành vi  
tiêu dùng xanh với các biến quan sát HV1-HV6.  
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng cách khảo  
sát trực tuyến thông qua biểu mẫu google.doc. Với 36 câu hỏi, kích  
thước mẫu tối thiểu cần đạt được là 180 [34]. Mẫu khảo sát được lựa  
chọn theo phương pháp phân tầng có chọn lọc. Đối tượng nghiên cứu  
hướng đến là những người đã và đang sử dụng sản phẩm xanh trong  
độ tuổi 10-23, không phân biệt giới tính. Các bảng câu hỏi khảo sát  
được gửi đến các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học tại Hà  
Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.  
Hình 4. Mô hình nghiên cứu đề xuất.  
Một số giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: (1) Giả thuyết  
H1: có mối quan hệ đồng biến giữa nhận thức về môi trường và hành  
vi tiêu dùng của khách hàng; (2) Giả thuyết H2: có mối quan hệ đồng  
biến giữa đặc tính sản phẩm và hành vi tiêu dùng của khách hàng; (3)  
Giả thuyết H3: giá sản phẩm xanh tác động tiêu cực đến với hành vi  
tiêu dùng xanh; (4) Giả thuyết H4: ảnh hưởng xã hội có tác động đến  
hành vi tiêu dùng xanh; (5) Giả thuyết H5: tính sẵn có của sản phẩm  
có ảnh hưởng tích cực đến NTD.  
Kết quả nghiên cứu và thảo luận  
Sau khi khảo sát trực tuyến, 480 phiếu trả lời đã được trả về, tiếp  
tục gạn lọc những bảng trả lời không đạt yêu cầu (trả lời không đầy  
đủ, đáp viên không thuộc đối tượng khảo sát), còn lại 338 kết quả hợp  
lệ (chỉ tính các đối tượng sinh từ năm 1996 đến 2006 và đã từng sử  
dụng sản phẩm xanh).  
Phương pháp nghiên cứu  
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính  
bao gồm: tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp kết hợp với tham vấn  
chuyên gia, một bộ thang đo hoàn chỉnh đáp ứng các yêu cầu về mặt  
thống kê toán học và dựa cơ bản vào nghiên cứu của 3 nhóm tác giả  
đã giới thiệu ở trên. Việc kiểm định mô hình và giả thuyết được thực  
hiện bằng nghiên cứu định lượng dựa vào số liệu khảo sát trực tuyến.  
Đây là các bảng câu hỏi tự cho điểm. Mỗi câu trả lời được đánh giá  
bằng thang đo Likert 5 điểm [33]. Các câu hỏi được xây dựng dựa vào  
bảng hỏi của các học giả đi trước, có gạn lọc cũng như bổ sung thêm  
để phù hợp với điều kiện Việt Nam.  
Thực hiện đánh giá sơ bộ mẫu khảo sát thông qua các thuộc tính:  
giới tính; độ tuổi; thu nhập; trình độ học vấn; tình trạng hôn nhận và  
nghề nghiệp. Thống kê mẫu đối với các biến nhân khẩu học cho thấy,  
sự không đồng đều về giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập và  
tình trạng hôn nhân. Phần lớn là nữ giới, trình độ đại học, thu nhập ở  
mức dưới 5 triệu và độc thân.  
Kết quả phân tích cho thấy, đa số các biến quan sát đều đạt yêu  
cầu (hệ số Cronbach’s alpha ≥0,6 và hệ số tương quan biến tổng ≥0,3).  
Trong đó, một số biến quan sát không đạt đã bị loại bỏ. Cuối cùng, còn  
tổng cộng 29 biến quan sát trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám  
phá EFA. Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, các biến đạt yêu cầu sẽ  
tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Nhóm nghiên cứu  
tiến hành đưa các biến quan sát của các thang đo hành vi của NTD thế  
hệ Z đối với tiêu dùng xanh vào phân tích nhân tố EFA.  
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS qua  
các bước: đánh giá sơ bộ các thang đo; phân tích nhân tố khám phá  
EFA; phân tích tương quan; phân tích hồi quy; phân tích phương sai.  
Trong quá trình phân tích, đánh giá và kiểm định thang đo sẽ tiếp tục  
loại bỏ, gộp hoặc phân nhóm các biến thành phần theo các nhóm đặc  
trưng và được đặt tên gọi phù hợp.  
Sau một lần phân tích EFA với 29 biến quan sát của 5 biến độc lập  
được nhóm thành 5 nhân tố. Hệ số KMO>0,5, hệ số tải nhân tố >0,5,  
Việc kiểm định thang đo nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến  
21  
63(10) 10.2021  
Khoa học xã hội và nhân văn  
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.  
khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >0,3.  
Với phân tích EFA lần thứ 2, hệ số KMO=0,883>0,5 nên phù hợp với  
dữ liệu (bảng 1). Thống kê Chi bình phương của kiểm định Bartlett’s  
đạt giá trị 2415,426 với mức ý nghĩa Sig.=0,000, do đó các biến quan  
sát có tương quan với nhau. Tổng phương sai trích đạt 66,622% thể  
hiện các nhân tố giải thích hơn 50% biến thiên của dữ liệu. Do vậy,  
các thang đo rút ra là chấp nhận được. Eigenvalue=1,052, hệ số tải  
nhân tố đều >0,5.  
Hệ số  
chuẩn hóa  
Thống kê đa cộng  
tuyến  
Hệ số chưa chuẩn hóa  
Kiểm  
định t  
Nhân tố  
Sig.  
Hệ số phóng  
đại phương  
sai (VIF)  
Sai số  
Dung  
sai  
B
β
chuẩn  
Hằng số 9,32E-14  
0,041  
0,040  
0,042  
0,043  
0,043  
0,041  
0,000  
14,630  
2,050  
12,350  
2,365  
3,550  
1,000  
DT  
PP  
NT  
GI  
0,602  
0,081  
0,508  
0,089  
0,143  
0,605  
0,085  
0,511  
0,098  
0,147  
0,000 1,000 1,000  
0,042 1,000 1,000  
0,000 1,000 1,000  
0,019 1,000 1,000  
0,000 1,000 1,000  
Bảng 1. Kết quả loại biến qua các lần phân tích EFA.  
Các tiêu chí  
EFA lần 1  
0,866  
EFA lần 2  
0,883  
0,000  
0
Hệ số KMO  
PA  
Kiểm định Bartlett’s  
Biến quan sát bị loại  
0,000  
NT6  
Kết quả bảng 3 cho thấy, tất cả các biến đều có ý nghĩa (Sig.<0,05).  
Như vậy, đối chiếu phân tích hồi quy lần 1 với các giả thuyết, tất cả  
đều được chấp nhận.  
Theo mô hình lý thuyết ban đầu, các yếu tố tác động đến hành vi  
tiêu dùng xanh bao gồm 5 thành phần. Khi phân tích nhân tố, kết quả  
vẫn nhóm thành 5 nhóm nhân tố tương đương. Từ kết quả phân tích  
Cronbach’s alpha, 5 biến độc lập vẫn được giữ lại và tiếp tục phân  
tích nhân tố khám phá. Kết quả cho thấy, biến phụ thuộc cho hệ số  
KMO=0,827, kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa Sig.<0,05, phương  
sai trích là 66,276% và các biến đều có hệ số tải nhân tố ≥0,5. Như  
vậy, “hành vi tiêu dùng xanh” gồm 5 biến quan sát là HV2, HV3, HV4,  
HV5 và HV6 (29 biến loại HV1 còn 28 biến quan sát).  
Hệ số VIF nhỏ (VIF<10) cho thấy, các biến độc lập này không có  
quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy  
ra, do đó mối quan hệ giữa các biến độc lập không có ảnh hưởng đến  
kết quả mô hình.  
Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,469. Điều này có nghĩa độ phù hợp của  
mô hình là 45,7% hay các biến độc lập giải thích được 46,9% biến  
phụ thuộc hành vi tiêu dùng xanh. Durbin-Watson đạt được là 2,005  
(trong khoảng 1-3), giả thuyết không có sự tương quan chuỗi bậc nhất  
trong mô hình.  
Tiếp theo, các nhân tố được đưa vào để kiểm định tương quan và  
hồi quy. Kết quả phân tích cho thấy, tương quan giữa đa số các biến  
độc lập và biến phụ thuộc không cao, chứng tỏ mối quan hệ chưa chặt  
chẽ. Tuy nhiên, biến NT có r (Pearson Correlation)=0,785 và biến DT  
có r=0,705, điều này có nghĩa là biến NT và DT có quan hệ rất chặt  
với biến HV. Bên cạnh đó, các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống  
kê (Sig.<0,05).  
Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, giá trị F ở bảng ANOVA  
được xem xét. Kết quả kiểm định cho thấy, mối quan hệ giữa biến  
độc lập và biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy có kiểm định F=77,796,  
Sig.<0,05 cho thấy, sự phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra  
cho tổng thể.  
Như vậy, mô hình hồi quy thỏa mãn các điều kiện và biểu diễn  
như sau:  
Phân tích hồi quy tiến hành với 5 biến độc lập gồm: nhận thức về  
môi trường, đặc tính sản phẩm xanh, giá sản phẩm xanh, tính sẵn có  
của sản phẩm và ảnh hưởng xã hội (bảng 2).  
Hành vi tiêu dùng xanh = 0,511xNT + 0,605xDT + 0,098xGI +  
0,085xPP + 0,147xPA  
Bảng 2. Thống kê mô tả các biến phân tích hồi quy.  
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra 5 yếu tố và mức độ ảnh hưởng  
của chúng được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: đặc tính sản phẩm  
(β=0,605), nhận thức về môi trường (β=0,511), tính sẵn có (β=0,147),  
giá sản phẩm (β=0,098) và xã hội (β=0,085).  
Nhân tố  
Trung bình  
3,6535  
Độ lệch chuẩn  
0,85688  
Nhận thức về môi trường (NT)  
Đặc tính sản phẩm xanh (DT)  
Giá sản phẩm xanh (GI)  
Ảnh hưởng xã hội (PP)  
Tính sẵn có của sản phẩm (PA)  
Hành vi tiêu dùng xanh (HV)  
3,9760  
0,81887  
4,1423  
0,68919  
Kết luận và hàm ý quản trị  
3,7772  
0,79180  
Về thang đo: một số thang đo mà các nghiên cứu trước đã áp dụng  
thành công nhưng trong nghiên cứu này bị loại bỏ qua phân tích định  
tính và định lượng. Một số thang đo không phù hợp với văn hoá NTD  
Việt Nam, một số thang đo rất hay nhưng chỉ phù hợp với nền kinh tế  
phát triển, còn với môi trường và cách thức tiêu dùng chưa phát triển  
ở Việt Nam hiện nay thì chưa phù hợp về mẫu.  
3,8944  
0,80206  
3,6812  
0,89116  
Kết quả bảng 2 cho thấy, giá trị trung bình của các nhân tố đều trên  
3, trong đó biến GI cao nhất với mức đánh giá đạt 4,1423.  
Môhìnhhiquycódạng:Y=β0 + βiXi + ε  
(*)  
Về giả thuyết: nghiên cứu này đã phát triển thành công mô hình  
tiêu dùng xanh và tác động của nó đến hành vi tiêu dùng xanh của thế  
hệ Z dựa trên mô hình của các tác giả đi trước [16, 31, 32]. Trong điều  
kiện nghiên cứu tại thị trường Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh,  
mô hình ban đầu với 39 biến quan sát, sau khi kiểm định còn 36 biến  
quan sát. Các biến độc lập ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của  
NTD thế hệ Z bao gồm: nhận thức môi trường, đặc tính sản phẩm  
xanh, giá sản phẩm, ảnh hưởng xã hội, tính sẵn có của sản phẩm, hành  
trong đó: Y là biến phụ thuộc, β0 là hằng số, βi là tham số đi với biến  
độc lập x (i=1:n), ε là phần dư.  
Phương trình (*) trở thành:  
Hành vi tiêu dùng xanh = β1 x Nhận thức về môi trường + β2 x  
Đặc tính sản phẩm xanh + β3 x Giá sản phẩm xanh + β4 x Ảnh hưởng  
xã hội + β5 x Tính sẵn có của sản phẩm + ε.  
63(10) 10.2021  
22  
Khoa học xã hội và nhân văn  
vi tiêu dùng xanh.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Về các nhân tố nhân khẩu học: xét ảnh hưởng đến hành vi tiêu  
dùng, kết quả kiểm định 6 yếu tố nhân khẩu học cho thấy, hành vi tiêu  
dùng xanh của thế hệ Z không có sự khác biệt giữa các nhóm giới tính,  
độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, địa lý. Tuy nhiên, có sự khác biệt ở  
yếu tố tình trạng hôn nhân. Điều này chứng tỏ, việc có gia đình tác động  
tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z.  
[2] Hồ Thanh Thủy (2018), Xu hướng tiêu dùng xanh: Vượt thách thức, đón cơ hội, https://  
tinnhanhchungkhoan.vn/xu-huong-tieu-dung-xanh-vuot-thach-thuc-don-co-hoi-post178000.html.  
[3] Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến  
lược quốc gia về tăng trưởng xanh.  
consumer-of-tomorrow/.  
[5] R.E. Dunlap, A.G. Mertig (1995), “Global concern for the environment: is affluence a  
prerequisite?”, Journal of Social Issues, 51(4), pp.121-137.  
Về mẫu: nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng  
có chọc lọc, vì thế phạm vi tiếp cận khảo sát còn hạn chế và kết quả  
chưa mang tính khái quát rộng.  
[6] A. Diekmann, A. Franzen (1999), “The wealth of nations and environmental concern”,  
Environment and Behavior, 31(4), pp.540-549.  
[7] S.P. Kalafatis, et al. (1999), “Green marketing and Ajzen’s theory of planned behaviour: a cross-  
market exam-ination”, Journal of Consumer Marketing, 16(5), pp.441-460.  
Từ những kết quả trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số hàm ý  
quản trị như sau:  
[8] M. Laroche, et al. (2001), “Targeting con-sumers who are willing to pay more for environmentally  
friendly products”, Journal of Consumer Marketing, 18(6), pp.503-520.  
[9] J.A. Roberts (1996), “Green consumers in the 1990s: profile and implications for advertising”,  
Journal of Business Research, 36(3), pp.217-231.  
Thứ nhất, nhận thức về môi trường. Yếu tố này có β=0,511 (đứng  
thứ hai về mức độ ảnh hưởng) cho thấy, sự quan tâm đến môi trường là  
yếu tố tương quan lớn với thang đo biến phụ thuộc “hành vi tiêu dùng  
xanh”. Các nhà quản trị cần cung cấp kiến thức cho NTD về lợi ích  
mang lại từ 3 nhóm sản phẩm: thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ - làm  
đẹp, sản phẩm thay thế sản phẩm làm từ nguyên liệu có hại (nhựa PET,  
PE, PVC, PC). Đồng thời, có thể kết hợp thêm các chương trình tư vấn  
dinh dưỡng, làm đẹp vào kế hoạch bán hàng, nhằm nâng cao hiểu biết  
của NTD về ảnh hưởng tích cực với sức khỏe và môi trường của các  
sản phẩm xanh.  
[10] R.P. Bagozzi, P.A. Dabholkar (1994), “Consumer recycling goals and their effect on decisions  
to recycle: a means-end chain analysis”, Psychology & Marketing, 11(4), pp.313-340.  
[11] J.A. Lee, S.J.S. Holden (1999), “Understanding the determinants of environmentally conscious  
behavior”, Psychology & Marketing, 16(5), pp.373-392.  
[12] T. Dietz, P.C. Stern, G.A. Guagnano (1998), “Social structural and social psychological bases  
of environmental concern”, Environment and Behaviour, 30(4), pp.450-471.  
[13] D.G. Karp (1996), “Values and their effect on pro-environmental behavior”, Environment and  
Behavior, 28(1), pp.111-133.  
[14] J.A. McCarty, L.J. Shrum (1993), “A structural equation analysis of the relationships  
of personal values, attitudes and beliefs about recycling, and the recycling of solid waste products”,  
Advances in Consumer Research, 20(1), pp.641-646.  
Thứ hai, đặc tính sản phẩm xanh. Đây là yếu tố có mức độ ảnh  
hưởng cao nhất trong 5 yếu tố với β=0,605. Các nhà quản trị cần lưu  
ý tập trung vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có thể tái chế,  
loại bỏ dần các mặt hàng nhựa và giấy dùng một lần; giảm thiểu các  
sản phẩm chế biến từ động vật và tăng cường phát triển các sản phẩm  
hữu cơ.  
[15] J.A. McCarty, L.J. Shrum (1994), “The recycling of solid wastes: personal and cultural values  
and attitudes about recyclingas antecedents of recycling behavior”, Journal of Business Research, 30(1),  
pp.53-62.  
[16] A. Boztepe (2012), “Green marketing and its impact on consumer buying behavior”, European  
Journal of Economic and Political Studies, 5(1), 21pp.  
[17] R. Reshmi, B. Johnson (2014), “A study on the buying behaviour of green products”,  
International Journal of Research in Commerce and Management, 5(12), pp.39-45.  
[18] Vũ Thị Bích Viên (2013), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm  
xanh của người tiêu dùng tại TP Hồ Chꢀ Minh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP  
Hồ Chí Minh.  
Thứ ba, giá sản phẩm. Trong quá trình mua sắm của thế hệ Z, giá là  
yếu tố ảnh hưởng không nhiều đến quyết định của thế hệ này (β=0,098).  
Mặc dù vậy, các nhà quản trị nên chú trọng phát triển các giải pháp  
để có mức giá phù hợp nhất với khách hàng, như vậy sẽ thu hút được  
lượng khách hàng lớn hơn.  
[19] Hà Nam Khánh Giao, Đinh Thị Kiều Nhung (2018), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi  
tiêu dùng xanh tại TP Hồ Chí Minh”, Tạp chꢀ Khoa học, Trường Đại học Đồng Tháp, 30, DOI: 10.31219/  
osf.io/sh7mf.  
[20] ꢀy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/  
PL-UBTVQH10.  
Thứ tư, ảnh hưởng của xã hội. Yếu tố này ảnh hưởng rất ít đến thế  
hệ Z với β=0,085, điều này thể hiện đúng tính cách của thế hệ Z, độc  
lập khi ra quyết định và ít chịu ảnh hưởng bởi cộng đồng. Chính vì vậy,  
dùng ảnh hưởng từ xã hội như từ người nổi tiếng có thể sẽ không phải  
là cách thức phù hợp với thế hệ Z khi đưa ra lời khuyên tiêu dùng sản  
phẩm xanh.  
[21] R.D. Blackwell, P.W. Miniard, J.F. Engel (2005), Consumer Behavior, Cengage Learning  
Publisher.  
[22] P. Kotler (2001), Marketing Management, 718pp, Prentice Hall Publisher.  
[23] L.J. Shrum, J.A. McCarty, T.M. Lowrey (2013), “Buyer characteristics of the green consumer  
and their implications for advertising strategy”, Journal of Advertising, 24(2), pp.71-82.  
[24] T.B. Strong (1996), “Political theory”, Sage Journals, 24(1), DOI:  
10.1177/0090591796024001001.  
Thứ năm, tính sẵn có của sản phẩm. Nhận thức về sự sẵn có của sản  
phẩm cũng là một yếu tố thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z  
(tuy không có nhiều ảnh hưởng, β=0,147). Các nhà quản trị nên đưa các  
sản phẩm xanh dễ dàng tiếp cận tới NTD thế hệ Z bằng việc mở rộng  
kênh phân phối tới hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ và đặc biệt  
là phát triển hệ thống các cửa hàng thực phẩm hữu cơ.  
[26] M.M. Mostafa (2006), “Gender differences in Egyptian consumers’ green purchase behaviour:  
the effects of environmental knowledge, concern and attitude”, International Journal of Consumer  
Studies, 31(3), pp.220-229.  
[27] E.A. Halpenny (2016), Environmental Behaviour, Place Attachment and Park Visitation: a  
Case Study of Visitors to Point Pelee National Park, UWSpace.  
[29] Phương Quyên, Thanh Hằng (2018), Thế hệ Z: Tương lai của kinh tế toàn cầu, https://  
Tóm lại, nghiên cứu đã khám phá thành công 5 yếu tố ảnh hưởng  
đến hành vi tiêu dùng xanh của NTD thế hệ Z, đồng thời đề xuất một  
số chính sách quản trị để phát triển thói quen tiêu dùng xanh của NTD.  
Trong thời gian tới, nhóm sẽ mở rộng mẫu nghiên cứu tới các tỉnh,  
thành phố khác trong cả nước và tới cả các quốc gia trong khu vực châu  
Á. Với mỗi vùng miền khác nhau, kinh tế, văn hoá, lối sống của NTD  
sẽ khác nhau, nhờ đó, nhóm có thể đưa ra nhiều kết luận về hành vi  
tiêu dùng xanh của thế hệ Z và đề xuất những giải pháp hiệu quả hơn.  
nhipcaudautu.vn/chuyen-de/the-he-z-tuong-lai-cua-kinh-te-toan-cau-3324816/.  
[30] Nielsens (2017), Vietnam Consumer Confidence Ended 2017 on a High Note.  
[31] I. Ajzen (1991), “The theory of planned behavior”, Organizational Behavior and Human  
Decision Processes, 50(2), pp.179-211.  
[32] H.R. Kaufmann, M.F.A.K. Panni, Y. Orphanidou (2012), “Factors affecting consumers’ green  
purchasing behavior: an integrated conceptual framework”, The Amfiteatru Economy Journal, 14(31),  
pp.50-69.  
[33] R. Likert (1961), New Patterns of Management, 279pp, McGraw-Hill Book.  
[34] J.F. Hair, et al. (1998), Multivariate Data Analysis, 761pp, Prentice Hall Publisher.  
23  
63(10) 10.2021  
pdf 5 trang Thùy Anh 17/05/2022 1000
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_hanh_vi_tieu_dung_xanh_cua_the_he_z.pdf