Giáo trình Thí nghiệm Hệ thống điện (Bản đầy đủ)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA  
Hồ Đắc Lộc - Trần Hồng Lĩnh - Huỳnh Châu Duy  
Phạm Thị Minh Thái - Trần Huỳnh Ngọc  
Đặng Tuấn Khanh  
HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM  
HỆ THỐNG ĐIỆN  
TP HỒ CHÍ MINH - 2013  
1
GIỚI THIỆU CHUNG  
I MỤC ĐÍCH  
Thí nghiệm Hệ thống điện là môn học thực hành giúp bổ sung kiến thức cho nhóm môn học Hệ  
thống điện. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm Hệ thống điện, sinh viên được tìm hiểu về nguyên lý  
sản xuất điện năng, các chế độ làm việc của máy phát điện, hệ thống thanh góp, hệ thống đo lường và  
bảo vệ trong nhà máy điện; đồng thời sinh viên cũng được thực tập khởi động nhà máy, hòa đồng bộ với  
lưới điện khảo sát các chế độ hoạt động của nhà máy điện.  
II MÔ TẢ CHUNG PHÒNG THÍ NGHIỆM P102B1  
Mô hình thu nhỏ của một nhà máy điện đặt trong phòng thí nghiệm hệ thống điện gồm các thành  
phần chính: nhóm máy điện (Động cơ AC, động cơ DC, máy phát AC, máy phát DC), trạm phân phối  
điện, hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ. Vị trí đặt các thiết bị như hình 1.  
Máy phát DC  
Động cơ DC  
PHÒNG  
ĐỌC  
Mạch khởi  
động động cơ  
DC  
Mạch khởi  
động động cơ  
AC  
Động cơ AC  
Máy phát AC  
NHÀ  
KHO  
Hệ thống trạm phân phối  
Cầu dao  
Đèn và  
Giỏ rác  
quát  
Bảng điều khiển  
Bảng rơ le bảo vệ  
Bàn điều  
khiển  
Tủ  
Rơle  
Bàn ngồi thí nghiệm  
CB thí  
nghiệm  
Giỏ rác  
Bàn  
Tủ CB 22 kV  
Nội qui  
CB tổng  
Ổ cắm  
Cửa chính  
Hình 1  
2
Sơ đồ khối của mô hình như hình 2 gồm một máy phát điện ba pha xoay chiều phát điện lên hệ  
thống điện hai thanh góp qua máy biến áp và các máy cắt, dao cách ly. Máy phát xoay chiều ba pha  
được kéo bởi động cơ sơ cấp. Trong thực tế, động cơ sơ cấp là turbine hơi nước, turbine khí, turbine  
nước, diezen, turbine gió.... Trong mô hình nhà máy điện, nguồn năng lượng sơ cấp được cung cấp bởi  
động cơ điện một chiều. Máy phát điện một chiều được sử dụng để cung cấp điện cho động cơ một  
chiều. Động cơ điện xoay chiều kéo máy phát điện một chiều nhận điện từ hệ thống điện. Để điều khiển  
bảo vệ mô hình nhà máy điện hệ thống điều khiển hệ thống bảo vệ đặt trên bảng điều khiển và  
bảng rơ le bảo vệ.  
Hệ thống điện lưới  
Hệ thống phân phối điện  
ĐIỀU KHIỂN VÀ  
BẢO VỆ RƠ LE  
Động cơ  
AC  
Máy phát  
DC  
Động cơ  
DC  
Máy phát  
AC  
Điện DC  
Ghép đồng  
Ghép đồng  
trục  
trục  
Hình 2  
II MÔ TẢ VẬN HÀNH HỆ THỐNG  
Nguồn điện xoay chiều từ hệ thống được đưa vào mô hình hệ thống hai thanh góp nhờ đóng các  
máy cắt và cách ly từ hệ thống, sau đó đóng các dao cách ly cấp điện cho động cơ ba pha xoay chiều.  
Sau khi động cơ chạy ổn định, đóng kích từ máy phát điện một chiều, chờ điện áp đầu cực máy phát  
tăng lên và ổn định, đóng các máy cắt và dao cách ly tương ứng khởi động động cơ một chiều. Sau đó  
tiến hành khởi động, điều chỉnh và hòa đồng bộ máy phát.  
IV MÔ TẢ CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA MÔ HÌNH  
1- Nhóm máy điện  
Động cơ điện xoay chiều ba pha: động cơ nhận điện từ hệ thống, quay máy phát điện một chiều.  
Động cơ loại động cơ rotor dây quấn, khởi động bằng cách sử dụng các điện trở ghép thêm vào rotor.  
Máy phát điện một chiều: loại máy phát kích từ song song. Điện áp đầu ra được điều chỉnh nhờ  
biến trở nối vào cuộn kích từ. Servo-motor được sử dụng để quay biến trở. Trên bảng điều khiển có các  
3
nút nhấn tăng giảm tương ứng điều chỉnh chiều quay và góc quay của servo-motor. Nhờ đó thể thay  
đổi điện áp đầu ra của máy phát điện một chiều bằng các nút nhấn tăng giảm điện áp đặt trên bảng điều  
khiển.  
Động cơ điện một chiều: loại động cơ kích từ song song. Mômen đầu ra được điều chỉnh nhờ  
biến trở nối vào cuộn kích từ. Servo-motor được sử dụng để quay biến trở. Trên bảng điều khiển có các  
nút nhấn tăng giảm tương ứng điều chỉnh chiều quay và góc quay của servo-motor. Nhờ đó thể thay  
đổi mômen đầu ra (và tốc độ) của động cơ điện một chiều bằng các nút nhấn tăng giảm đặt trên bảng  
điều khiển. Động cơ một chiều khởi động bằng cách nối tiếp các điện trở vào phần ứng.  
Máy phát điện xoay chiều: loại máy phát ba pha cực ẩn. Máy phát kích từ được gắn đồng trục  
với máy phát điện. Kích từ máy phát được thay đổi nhờ biến trở điều chỉnh bằng servo-motor. Ở đầu  
phía động cơ điện một chiều gắn máy phát tốc. Máy phát tốc loại máy phát điện một chiều điện  
áp đầu ra tỷ lệ với tốc độ quay của bộ động cơ một chiều - máy phát xoay chiều. Tín hiệu điện áp này  
cấp cho đồng hồ đo tốc độ đặt trên bàn điều khiển.  
2- Trạm phân phối điện  
Trong trạm phân phối điện, các máy cắt và dao cách ly được phỏng bằng các contactor.  
Thanh góp điện được được sử dụng là các thanh dẫn đồng. Trạm phân phối được kết nối bởi hệ thống  
hai thanh góp. Máy cắt và dao cách ly được điều khiển từ xa nhờ các khóa đóng cắt đặt trên bảng và bàn  
điều khiển. Trong thực tế, máy cắt và dao cách ly có thể được điều khiển tại chỗ (tại vị trí đặt thiết bị)  
hay điều khiển từ xa (phòng điều khiển).  
3- Bảng và bàn điều khiển  
Mô hình nhà máy được vận hành từ bảng và bàn điều khiển. Các thao tác thực hiện trên các bộ  
phận điều khiển trên bảng và bàn điều khiển sẽ tác động điều khiển đến thiết bị tương ứng. Các thành  
phần trên bảng và bàn điều khiển như thanh góp, dao cách ly, máy cắt, động cơ, máy phát đều có các  
thiết bị tương ứng đặt trong phòng thiết bị.  
Khi vận hành, sinh viên cần lưu ý các ký hiệu máy cắt, dao cách ly, khóa xoay nhấn như sau:  
hiệu máy cắt, dao cách ly: trên bảng và bàn điều khiển, các ký hiệu hình tròn tượng trưng cho  
dao cách ly, hình vuông tượng trưng cho máy cắt.  
Khóa xoay nhận: khóa xoay nhận nhiệm vụ điều khiển máy cắt hay dao cách ly. Khóa xoay  
nhận được đặt ở tủ điều khiển để điều khiển đóng cắt các thiết bị cao áp. Để nhận biết vị trí đóng mở  
của máy cắt hay dao cách ly, cần căn cứ vào đèn báo của khóa xoay nhấn, vị trí của máy cắt và dao cách  
ly có cùng vị trí với khóa thì đèn tắt, khác vị trí đèn sáng. Để thao tác đóng mở máy cắt hay dao cách ly  
nhấn khóa xoay nhận ở vtrí điều khiển (đóng hoặc cắt) (H.3).  
Đèn hiển thị: hiển thị trạng thái hoạt động của các thiết bị trong mô hình.  
Đồng hồ đo: đo lường các đại lượng điện tại các vị trí khác nhau trong mô hình.  
a)  
b)  
c)  
d)  
Đèn tắt  
e)  
f)  
Đèn sáng  
Đèn sáng  
Đèn tắt  
Hình 3  
4
a) Vị trí đóng của khóa điều khiển  
b) Vị trí cắt của khóa điều khiển  
c) Khóa điều khiển ở vị trí đóng, đèn sáng  
d) Khóa điều khiển ở vị trí đóng, đèn tắt  
e) Khóa điều khiển ở vị trí cắt, đèn sáng  
f) Khóa điều khiển ở vị trí cắt, đèn tắt  
thiết bị đang ở vị trí cắt  
thiết bị đang ở vị trí đóng  
thiết bị đang ở vị trí đóng  
thiết bị đang ở vị trí cắt  
Nút nhấn: các nút nhấn màu đen được sử dụng để thao tác kiểm tra đèn, chấp nhận sự cố (khi đi  
kèm với đèn hiển thị), tăng giảm kích từ (khi đi kèm với máy phát, động cơ).  
Bộ đồng hồ hòa đồng bộ: sử dụng để hòa đồng bộ máy phát điện vào hệ thống. Bộ đồng hồ hòa  
đồng bộ gồm một đồng hồ đôi đo tần số, hai đồng hồ đo điện áp, một đồng hồ đo so lệch điện áp, một  
đồng hồ đo so lệch pha (đồng bộ kế).  
Khóa lựa chọn điện áp, dòng điện: sử dụng để lựa chọn điện áp, dòng điện (pha, dây) hiển thị trên  
đồng hồ đo điện áp, dòng điện tương ứng.  
Liên động giữa máy cắt và dao cách ly: cần phải thực hiện khóa liên động giữa máy cắt và dao cách  
ly để bảo vệ an tồn hệ thống. Phải đảm bảo cho dao cách ly luôn thao tác đóng ngắt ở trạng thái không  
có dòng điện chạy qua nó. Nói cách khác, khi đóng nguồn điện, dao cách ly được đóng trước, sau đó  
đóng máy cắt. Khi cắt nguồn điện máy cắt được cắt trước, sau đó cắt dao cách ly. Giữa máy cắt và dao  
cách ly có hệ thống liên động cơ điện để tránh việc tác động nhầm lẫn dẫn đến hư hỏng thiết bị.  
4- Hệ thống bảo vệ rơ le  
Các bộ động cơ ba pha xoay chiều, động cơ một chiều, máy phát ba pha xoay chiều, máy phát  
một chiều trạm phân phối được bảo vệ bằng các le tương ứng đặt trên bảng rơ le bảo vệ.  
NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ BÁO CÁO  
Các bài thực tập được chia làm bốn chuyên đề cơ bản:  
1-  
2-  
3-  
4-  
Tìm hiểu mô hình nhà máy điện  
Tìm hiểu mạch khởi động của động cơ AC và động cơ DC  
Khảo sát nguyên lý hoạt động rơle tủ đóng cắt trung thế 22Kv  
Khảo sát các chế độ làm việc của nhà máy điện đường dây truyền tải  
Cấu trúc mỗi bài thí nghiệm gồm: phần thuyết cơ bản, giới thiệu thiết bị thí nghiệm, khảo sát  
các chế độ làm việc của thiết bị, đo lường các thông số chế độ, báo cáo nhận xét và kết luận. Lưu y:ù  
mỗi sinh viên phải đọc trước bài thí nghiệm chuẩn bị thực hành và soạn bài trước khi vào thí  
nghiệm.  
CÁC QUI ƯỚC HÌNH VẼ  
1-  
Nút nhấn thường đóng, thường hở  
5
2-  
3-  
Cuộn dây  
Tiếp điểm thời gian (Ondelay)  
4-  
5-  
Cuộn dây rơle nhiệt  
Cầu chì  
6-  
Tiếp điểm thường đóng, thường mở  
6
Bài 1:  
TÌM HIỂU TỔNG QUÁT VỀ MÔ HÌNH NHÀ MÁY ĐIỆN  
I. MỤC ĐÍCH  
- Tìm hiểu về mô hình nhà máy điện, chức năng các thành phần trên bảng điều khiển như khóa điều  
khiển máy cắt, khóa điều khiển dao cách ly, thanh góp điện, đồng hồ đo lường…  
- Nắm được quá trình hoạt động của nhà máy.  
II. NỘI DUNG THỰC TẬP  
- Sinh viên vẽ và tìm hiểu các thiết bị trên bảng và bàn điều khiển.  
- Tìm hiểu quá trình hoạt động của hệ thống.  
- Tìm hiểu trả lời các câu hỏi của bài thí nghiệm.  
Lưu ý: Sinh viên không được bật công tắc điện hệ thống khi làm bài thí nghiệm này. Sinh viên  
cũng không được nhấn các nút, điều chỉnh các thông số của các thiết bị, thay đổi các dây nối…  
III. NỘI DUNG CHUẨN BỊ  
- Mỗi sinh viên phải mang theo viết chì, thước kẻ, cục tẩy giấy A4  
- Chuẩn bị bài báo cáo trước khi thí nghiệm, đưa cho Thầy phụ trách hướng dẫn kiểm tra. Nếu  
không đạt thì không được thí nghiệm.  
- Tại sao người ta dùng khóa xoay nhận thay cho các nút nhấn ON hay OFF thông thường ? (sinh  
viên viết ra giấy)  
- Trình bày một số dạng thanh góp (thanh cái hay Bus) mà sinh viên đã học, ưu nhược điểm  
từng loại thanh góp ? (sinh viên viết ra giấy)  
- Trình bày sự phối hợp đóng cắt giữa máy cắt và dao cách ly khi đóng hay cắt 1 đường dây ? (sinh  
viên viết ra giấy)  
IV. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM:  
-
Vẽ các thiết bị trên bảng điều khiển đứng và bàn điều khiển (các thiết bị chính: dây dẫn, máy  
cắt, dao cách ly, đồng hồ đo, đèn hiển thị, nút nhấn).  
-
Tìm hiểu cách vận hành nhà máy điện (giáo viên hướng dẫn hay sinh viên có thể tham khảo  
phần giới thiệu chung)  
V. NỘI DUNG BÁO CÁO:  
Câu 1: bản vẽ  
Câu 2: trình bày cách vận hành nhà máy điện  
Câu 3: Lý do sử dụng động cơ DC để quay máy phát 3 pha (thay vì dùng động cơ AC đơn giản, rẻ  
tiền) ?  
7
Câu 4: Theo sinh viên, để cải tiến mô hình này có cần thay thế phương pháp dùng động cơ DC  
bằng phương pháp khác không ? Nếu có, tại sao ? nếu không, tại sao ?  
Câu 5: Cho một nhóm các máy cắt, dao cách ly, dao nối đất liên kết như hình 4:  
Q1, Q2: Dao cách ly  
Q3, Q4: Dao nối đất  
Q0: Máy cắt  
Sinh viên hãy xác định các điều kiện sau:  
Thứ tự thao tác khi đóng đường dây.  
Thứ tự thao tác khi ngắt đường dây.  
Thứ tự thao tác khi sửa chữa máy cắt  
I.  
Hình 4  
8
Bài 2  
TÌM HIỂU VẬN HÀNH TỦ CHUYỂN MẠCH 8DH10  
I. MỤC ĐÍCH  
Bài thí nghiệm giúp sinh viên tìm hiểu vận hành thiết bị chuyển mạch một cách thực tế, cách  
thức đóng - cắt tải và cách thức đóng - cắt nối đất, cách thức kiểm tra từng ngăn của tủ sao cho an tồn và  
hợp nhất.  
II. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC  
Bài thí nghiệm giới thiệu cho sinh viên về thiết bị chuyển mạch 8DH10, có nhiều loại ứng với  
nhiều cấp điện áp lên đến 24 kV, dòng điện trên phát tuyến thể đạt đến 630 A, dòng điện trên thanh  
cái có thể đạt đến 1250 A.  
Loại Transformer Panel 8DH10: do Đức sản xuất năm 2004 có mã số CV 733580 –  
000050/003, nhiệt độ xung quanh cho phép từ -22oC đến 50oC, áp suất định mức của khí trong tủ 150  
KPa tại 20oC  
Ur = 24 (kV)  
UP = 125 (kV)  
fr = 50 (Hz)  
tk = 3 (s)  
Ud = 50 (kV)  
IP.Ima / Ik = 50/20 (kA)  
Với :  
Ur: Điện áp định mức  
IP: Dòng điện đỉnh  
UP: Điện áp xung chịu đựng được  
Ud: Quá điện áp chịu đựng được  
fr : Tần số định mức  
Ima: Dòng điện sinh ra khi cho ngắn mạch định mức  
Ik: Dòng điện chịu dựng được trong thời gian ngắn  
tk: Thời gian cắt  
9
CÁC BỘ PHẬN TỦ CHUYỂN MẠCH (sinh viên Tham khao catalogue)  
III. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM  
Có 4 tổ hợp trạng thái của khóa nối đất và khóa tải (0: hở; 1: đóng)  
Trạng thái  
Khóa nối đất  
Khóa tải  
I
0
0
II  
1
0
III  
0
1
IV  
1
1
1) Trạng thái I: khóa nối đất và khóa tải đều hở, tức tủ chuyển mạch đang ở trạng thái không  
nối đất và không tải (hở mạch).  
Lúc này, người vận hành muốn đóng tải thì trước hết phải kiểm tra tủ phải ở trạng thái đã sẳn  
sàng hoat động nhờ vào vào biển báo hoạt động đặc biệt là khóa nối đất phải mở. Sau đó, người vận  
10  
hành gạt cần của khóa điều khiển các khe hở của khóa 3 tiếp điểm sang bên trái (qui ước theo hướng  
nhìn của người vận hành), tiếp theo lấy thanh thao tác lắp vào khóa 3 tiếp điểm gạt xuống để đóng  
tải.  
Khi tải đang đóng, người vận hành muốn cắt tải thì thao tác ngược lại. Người vận hành dùng  
thanh thao tác lắp vào khóa 3 tiếp điểm gạt lên trên để cắt tải.  
Người vận hành muốn kiểm tra phía bên trong tủ, dụ như kiểm tra ngăn chứa cấu chì hay  
ngăn cáp của xuất tuyến nào thì trước hết phải nối đất cho xuất tuyến. Để nối đất người vận hành gạt  
cần của khóa điều khiển các khe hở của khóa 3 tiếp điểm sang bên phải, lấy thanh thao tác lắp vào rồi  
lên để nối đất. Nối đất hồn thành thì người vận hành mới tiến hành tháo các tấm che chắn của các ngăn  
tủ ra để kiểm tra hay sửa chữa. Muốn mở tấm che chắn ngăn chứa cấu chì thì người vận hành gạt cần  
khóa liên động sang trái và tiến hành tháo tấm che chắn ra, sau khi kiểm tra hay sửa chữa xong thì lắp  
tấm che chắn lại rồi gạt cần khóa liên động sang phải để khóa chặt tấm chắn. Đối với tấm chắn che  
ngăn cáp thì hồn tồn tương tự.  
Trường hợp khi chưa nối đất thì người vận hành không được mở các tấm che chắn ra vì lý do  
an tồn. Và vì lý do an tồn, tủ đã được thiết kế: khi chưa nối đất thì các khố liên động sẽ luôn ở trạng  
thái đóng nên sẽ không mở được các tấm che chắn.  
2) Trạng thái II, III, IV sinh viên hãy kiểm tra:  
Đối với trạng thái II thì người vận hành có thể lắp thanh tao tác vào khe nối đất của khóa 3 tiếp  
điểm hay không ? Tại sao ?  
Đối với trạng thái III thì người vận hành có thể lắp thanh tao tác vào khe tải của khóa 3 tiếp  
điểm hay không ? Tại sao ?  
Trạng thái IV có xảy ra không ? Tại sao ?  
IV. NỘI DUNG BÁO CÁO  
Tủ chuyển mạch dùng cho mạng điện cấp điện áp bao nhiêu ?  
Hãy tìm thêm một số tủ chuyển mạch ứng dụng thực tiển ?  
11  
Bài 3:  
KHẢO SÁT MẠCH KHỞI ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN 3 PHA  
I. MỤC ĐÍCH  
- Tìm hiểu bộ: động cơ AC 3 pha, máy phát DC.  
- Tìm hiểu mạch khởi động động cơ AC 3 pha.  
II. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG  
A B C  
MẠCH ĐIỀU KHIỂN THỰC TẾ  
3TĐ M  
3TĐ K  
Motor  
MẠCH ĐIỀU KHIỂN THU GỌN  
3TĐ M1  
2TĐ M2  
Rmm1  
Rmm2  
Hình 5: Mạch động lực.  
Nguyên lý: Khi đóng máy cắt, điện áp xuất hiện tại đầu tiếp điểm thường hở. Lúc này, mạch nhị thứ  
(mạch điều khiển) hoạt động cấp điện cho cuộn dây làm tiếp điểm thường hở đóng lại, cung cấp  
điện cho động cơ. Động cơ được khởi động với 2 điện trở nối tiếp nhằm làm giảm dòng điện mở  
12  
máy. Sau khoảng thời gian t2, M2 đóng lại ngắt Rmm2 ra khỏi hệ thống, sau khoảng thời gian t1, M1  
đóng lại ngắt Rmm1 ra khỏi hệ thống do dòng điện đã giảm. Quá trình kết thúc.  
III. NỘI DUNG CHUẨN BỊ  
-
-
Trình bày các phương pháp khởi động động cơ AC ? (sinh viên viết ra giấy)  
Trình bày các thông số định mức của động cơ và máy phát AC mà sinh viên biết ? (sinh viên  
viết ra giấy)  
-
Lý do sử dụng mạch khởi động ? (sinh viên viết ra giấy)  
IV. NỘI DUNG THỰC TẬP  
- Ghi lại thơng số trên động cơ và máy phát.  
- Lần theo dây nối để vẽ lại và tìm hiểu hoạt động của mạch điều khiển.  
Hình vẽ  
Lưu ý: Sinh viên khơng được bật cơng tắc điện hệ thống khi làm bài thí nghiệm này. Sinh viên  
cũng khơng được nhấn các nút, điều chỉnh các thơng số của các thiết bị, thay đổi, tháo các dây  
nối…  
V. NỘI DUNG BÁO CÁO  
Câu 1: Thơng số cơ bản của động cơ AC 3 pha.  
Uđm = ...................................................  
Iđm = ....................................................  
P
=.....................................................  
nđm=......................................................  
Cos = ................................................  
f =........................................................  
Câu 2: Thơng số cơ bản của máy phát DC.  
Uđm = ...................................................  
Iđm = ....................................................  
P
=.....................................................  
nđm=......................................................  
Ikt =.......................................................  
Ukt =....................................................  
13  
Câu 3: Vẽ sơ đồ chi tiết các thiết bị như tiếp điểm, cuộn dây, rờ le thời gian, ... và vẽ sơ đồ, giải thích  
hoạt động của mạch nhị thứ hay mạch điều khiển (Bao gồm sơ đồ thực tế và so đồ thu gọn)  
Câu 4: Vẽ đặc tuyến moment – tốc độ của động cơ AC rotor dây quấn.  
14  
Bài 4:  
KHẢO SÁT MẠCH KHỞI ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN DC  
I. MỤC ĐÍCH  
- Tìm hiểu bộ: động cơ DC, máy phát AC 3 pha.  
- Tìm hiểu mạch khởi động động cơ DC.  
II. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG  
2TĐ M  
2TĐ K  
G
M
Rmm  
1
3TĐ M1  
Rmm  
2
2TĐ M2  
MẠCH ĐIỀU KHIỂN THỰC TẾ  
MẠCH ĐIỀU KHIỂN THU GỌN  
Hình 6: Mạch động lực  
Nguyên lý: Khi đóng máy cắt, điện áp xuất hiện tại đầu tiếp điểm thường hở. Lúc này, mạch nhị  
thứ (mạch điều khiển) hoạt động cấp điện cho cuộn dây làm tiếp điểm thường hở đóng lại, cung cấp  
điện cho động cơ. Động cơ được khởi động với 2 điện trở nối tiếp nhằm làm giảm dòng điện mở  
máy. Sau khoảng thời gian t2, M2 đóng lại ngắt Rmm2 ra khỏi hệ thống, sau khoảng thời gian t1, M1  
đóng lại ngắt Rmm1 ra khỏi hệ thống do dòng điện đã giảm. Quá trình kết thúc.  
15  
III. NỘI DUNG CHUẨN BỊ  
-
-
Trình bày các phương pháp khởi động động cơ DC ? (sinh viên viết ra giấy)  
Trình bày các thông số định mức của động cơ và máy phát DC mà sinh viên biết ? ()  
-
Lý do dùng mạch khởi động ?  
IV. NỘI DUNG THỰC TẬP  
- Ghi lại thơng số trên động cơ và máy phát.  
- Vẽ lại các thiết bị chính. Sau đĩ lần theo dây của mạch động lực để đối chiếu lại sơ đồ mạch động  
lực.  
- Lần theo dây nối để vẽ lại và tìm hiểu hoạt động của mạch điều khiển.  
- Tìm hiểu trả lời các câu hỏi của bài thí nghiệm.  
Lưu ý: Sinh viên khơng được bật cơng tắc điện hệ thống khi làm bài thí nghiệm này. Sinh viên  
cũng khơng được nhấn các nút, điều chỉnh các thơng số của các thiết bị, thay đổi, tháo các dây  
nối…  
IV. NỘI DUNG BÁO CÁO  
Câu 1: Thơng số cơ bản của động cơ DC.  
Uđm = .....................................  
Iđm =.......................................  
P
=.......................................  
nđm=........................................  
Ikt =.........................................  
Ukt = ......................................  
Câu 2: Thơng số cơ bản của máy phát AC.  
Uđm = ...................................  
Iđm =.....................................  
P
=.......................................  
nđm= ......................................  
cos = ...................................  
f =..........................................  
16  
Câu 3: Vẽ sơ đồ chi tiết các thiết bị như tiếp điểm, cuộn dây, rờ le thời gian, ... và vẽ, giải thích  
mạch mạch điều khiển (Bao gồm sơ đồ thực tế sơ đồ thu gọn)  
Câu 4: Vẽ đặc tuyến moment – tốc độ khi khởi động của động cơ DC.  
17  
BÀI 5:  
RELAY DÒNG ĐIỆN KỸ THUẬT SỐ  
I. MỤC ĐÍCH  
- Nhằm giúp cho sinh viên có khái niệm về rơ le quá dòng điện biết được cách đấu dây của  
một rơ le dòng điện vào một sơ đồ hệ thống điện.  
- Làm quen và biết cách sử dụng thiết bị kiểm tra le PTE – 100 – C  
- Tìm hiểu Relay MK2000 của hãng Mikro  
II. LÝ THUYẾT  
1. Giới thiệu về MK2000  
Relay MK 2000 là lọai relay kỹ thuật số chức năng bảo vệ quá tải, bảo vệ ngắn mạch nhiều  
pha và bảo vệ chống chạm đất. MK 2000 có các phần tử chống quá dòng độc lập (cho 3 pha) phần tử  
chống chạm đất hướng; có 5 tiếp điểm output để thể link với các tín hiệu (signal) phát hiện, tín  
hiệu cắt của các phần tử quá dòng và chạm đất cấp II, III.  
1.1 Các dạng đặc tuyến  
Các phần tử chống quá dòng và chống chạm đất của MK 2000 đều thể được chon lựa đặc  
tuyến bảo vệ phụ thuộc thời gian – dòng điện một cách độc lập. Trong MK 2000, nhà sản xuất đã thiết  
lập các dạng đặc tuyến IDMT với phương trình như sau :  
k  
t   
(I / I )1  
Trong đó :  
t : thời gian tác động  
k: hệ số nhân  
I : dòng điện mà relay đo được  
I > : dòng khởi động cấp III  
Dạng đặc tuyến  
α
β
Normal Inverse  
Very Inverse  
0.02  
1.0  
2.0  
1.0  
0.14  
13.5  
80.0  
120.0  
Extremely Inverse  
Long – time Inverse  
18  
Notmal inverse  
Very inverse  
t/s  
10  
t/s  
10  
k
1
k
1,0  
1,0  
0,8  
0,6  
0,5  
0,4  
0,9  
0,8  
0,7  
0,6  
0,5  
0,4  
0,3  
0,2  
1
0,1  
0,3  
0,1  
0,2  
0,05  
0,1  
0,01  
l/l>  
20  
10  
1
0,05  
l/l>  
0,1  
20  
1
10  
Extremely inverse  
Long - time inverse  
t/s  
T/s  
100  
200  
100  
10  
1
10  
k
1,0  
0,8  
0,6  
0,5  
0,4  
k
0,3  
1,0  
0,8  
0,0  
0,5  
0,4  
0,3  
0,2  
1
0,1  
0,1  
0,0  
0,2  
0,01  
0,1  
l/l>  
1
10  
20  
1
10  
20 l/l>  
19  
1.2 Giao diện relay MK 2000 – Sơ đồ nối dây  
Hình : Sơ đồ nối dây và giao diện của của MK2000  
o
o
AUX : Đèn báo thể hiện tình trạng nguồn cung cấp cho relay  
START : Đèn sáng ngay khi relay phát hiện sự cố (và đồng thời phát 1 tín hiệu đến 1  
trong các ngõ ra do user cài đặt)  
o
o
TRIP : Đèn sáng ngay khi relay trong tình trạng trip (phát tín hiệu cắt sự cố đến 1 trong các  
ngõ ra)  
Bảng hiển thị gồm 3 led 7 đọan : Hiển thị giá trị của thông số, hay của chế độ được lựa  
chọn. Việc lựa chọn thông số để hiển thị hay cài đặt được thực hiện bằng cách nhấn nút  
Reset/Step. Khi một thông số, hay một chế độ được lựa chọn, đèn báo tương ứng của sẽ  
sáng.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 32 trang Thùy Anh 27/04/2022 7600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thí nghiệm Hệ thống điện (Bản đầy đủ)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_thi_nghiem_he_thong_dien_ban_day_du.doc
  • docBao cao HTD Kien.doc
  • docTNHTD-Cường.doc