Giáo trình nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Thực tập tốt nghiệp

BỘ CÔNG THƯƠNG  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI  
GIÁO TRÌNH  
Thực tập tốt nghiệp  
NGHỀ: KTML VÀ ĐHKK  
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP  
Ban hành kèm theo Quyết định số:  
2018  
/QĐ-CĐCN&TM, ngày tháng năm  
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại  
Vĩnh Phúc, năm 2018  
1
BÀI 1. KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP  
Giới thiệu:  
Khảo sát doanh nghiệp là công việc ban đầu mà sinh viên đi thực tập tốt  
nghiệp phải thực hiện.  
Mục tiêu:  
- Tìm hiểu tổ chức quản lý của cơ sở thực tập, hệ thống sản xuất  
- Qui mô, nhân sự  
- Sản phẩm, sản lượng…  
- Qui trình công nghệ, trình độ kỹ thuật chung, trang thiết bị cụ thể đơn vị  
thực tập  
- Giao tiếp, ứng xử, nắm bắt vấn đề.  
- Ghi chép tổng hợp  
- Khiêm tốn, cầu thị, chu đáo, cẩn thận, cần cù, chủ động, an toàn.  
- Tuân thủ theo các quy định về an toàn  
A. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:  
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức:  
Tìm hiểu sơ đồ bộ máy quản lý, quy mô, nhân sự, phương pháp tổ chức sản xuất  
và kinh doanh của cơ sở. Định hướng phát triển.  
Công ty trách nhiệm hữu hạn:  
Công ty TNHH có hai loại hình:  
Công ty TNHH một thành viên: Là loại hình công ty TNHH do một tổ chức  
hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các  
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của  
công ty.  
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Là loại hình công ty TNHH mà thành viên  
công ty có từ hai người trở lên, số lượng thành viên không quá năm mươi.  
2
Công ty cổ phần  
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình  
thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ  
phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ  
phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được  
cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần  
mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác  
nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là  
người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình  
công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng  
khoán.  
Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với  
nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu  
quả.  
Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều  
hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban Kiểm soát.  
Tìm hiểu về công ty cổ phần  
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần  
Cơ cấu tổ chức của Công ty theo mô hình công ty cổ phần, bao gồm:  
Đại hội đồng cổ đông;  
Hội đồng quản trị;  
Ban Kiểm soát;  
Ban Giám đốc;  
Kế toán trưởng;  
Các phòng chuyên môn;  
Các xí nghiệp, đội sản xuất;  
Chi nhánh Công ty tại Lai Châu.  
3
Đꢀi hi đồng cổ đông:  
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thm quyn cao nht ca Công ty, quyết  
định các vấn đề liên quan tới phương hướng hoạt động, vốn điều l, kế hoạch phát  
triển ngắn và dài hạn của Công ty, nhân sự Hội đồng qun tr, Ban kiểm soát và  
nhng vn đề khác được quy định trong Điều lCông ty.  
Hội đồng quản trị:  
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, hoạt động kinh doanh và các  
công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng  
quản trị. Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân  
danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng  
quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và những người quản lý khác.  
Ban Kiểm soát:  
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhim kim tra báo  
cáo tài chính hàng năm, xem xét các báo cáo ca Công ty vcác hthng kim  
soát ni bvà các nhim vkhác thuc thm quyền được quy định trong Điều lệ  
Công ty.  
Ban Giám đốc:  
- Giám đốc: Giám đốc điều hành là người điều hành mọi hoạt động kinh  
doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu  
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các  
quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc Giám đốc là các Phó giám đốc, Kế toán  
trưởng, Giám đốc Chi nhánh và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.  
- Các Phó giám đốc: Các Phó giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý  
điều hành một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực được Giám đốc phân công, chịu trách  
nhiệm trước Hội đồng quản trị, Giám đốc và trước Pháp luật về lĩnh vực mình  
được phân công phụ trách.  
4
Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần  
5
Chức năng nhiệm vụ:  
Các phòng chuyên môn của Công ty:  
- Phòng Kinh tế – Kế hoạch;  
- Phòng Quản lý thi công;  
-Phòng Tài chính – Kế toán;  
-Phòng Vật tư – Thiết bị và công nghệ;  
-hòng Hành chính quản trị.  
Sơ lược chức năng của từng phòng:  
- Phòng Kinh tế – Kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý,  
năm của Công ty, theo dõi và chỉ đạo thực hiện sản xuất kinh doanh, báo cáo phân  
tích kết quả sản xuất và hiệu quả, chỉ đạo và hướng dẫn công tác nghiệm thu,  
thanh toán. Quan hệ thu thập thông tin, lập hồ sơ dự thầu, tham gia soạn thảo hợp  
đồng kinh tế, quản lý giá cả, khối lượng dự án. Giao kế hoạch sản xuất kinh doanh  
cho các xí nghiệp, đội sản xuất;  
-Phòng Quản lý thi công: Lập thiết kế bản vẽ thi công, lập tiến độ thi công,  
quản lý chất lượng công trình, chỉ đạo hướng dẫn lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn  
công, quản lý và xác định kết quả sản xuất tháng, quý, năm. Nghiên cứu cải tiến  
các biện pháp kỹ thuật, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh;  
-Phòng Tài chính – Kế toán: Quản lý công tác thu chi tài chính của Công  
ty, đảm bảo vốn cho sản xuất, hạch toán giá thành hiệu quả sản xuất kinh doanh;  
-Phòng Vật tư – Thiết bị và công nghệ: quản lý và đảm bảo cung ứng vật  
tư, trang thiết bị cho các đơn vị, quản lý và xây dựng định mức vật tư vật liệu chỉ  
đạo các đơn vị thực hiện. Xây dựng dây truyền sản xuất thi công tiên tiến, xây  
dựng kế hoạch đầu tư trang bị, đổi mới công nghệ đưa vào sản xuất.  
Các xí nghiệp, đội sản xuất: là đơn vị trực tiếp tꢀo ra sản phẩm.  
6
.Định hướng phát triển của công ty:  
- Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân  
viên nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc.  
- Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ, xây dựng các đại lý then  
chốt làm nền tảng cho sự phát triển.  
Năng lực nhân sự:  
a) Ban giám đốc:  
- Giám đốc:  
- P. Giám đốc kỹ thuật:  
- P. Giám đốc kế hoạch:  
b) Lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân viên  
Sè  
N¨m kinh nghiÖm  
TT  
Danh môc  
l în  
g
>5  
10  
5 n¨m  
n¨m  
n¨m  
Tr×nh ®é ®¹i häc, trªn ®¹i  
häc  
I
01 Th¹c .  
02 Kü s ……  
03 Cö nh©n ...  
. .  
II Tr×nh ®é cao ®¼ng  
01 Cö nh©n ..  
. …  
III Tr×nh ®é kh¸c  
01 C«ng nh©n.  
.. …  
7
III  
Nh©n viªn kh¸c  
01 L¸i xe  
02 B¶o vÖ  
. ............  
c) Máy móc thiết bị:  
Sè  
l în  
g
Lo¹i kiÓu  
nh·n hiÖu  
N¨m  
SX  
Ghi  
TT Tªn thiÕt bÞ  
N íc SX  
chó  
i
ThiÕt bÞ chñ yÕu  
01  
02  
. …  
Phßng thÝ nghiÖm  
II  
Các công trình đã thực hiện  
Néi dung  
hîp ®ång  
TT  
Tªn Dù ¸n  
Th«ng tin dù ¸n  
A
T vÊn thiÕt kÕ  
01  
02  
03 ………………  
…………………  
…………………  
B
Gi¸m s¸t vµ thi công  
8
01  
02  
..  
.  
9
Tìm hiểu về công ty trách nhiệm hữu hꢀn:  
Hình thức và cơ cấu của công ty TNHH tương tự như công ty cổ phần  
Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH một thành viên:  
10  
1.1.3.2 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH nhiều thành viên:  
11  
B.Các bước và cách thức thực hiện công việc:  
1.Quy trình và các tiêu chuẩn thực hiện công việc  
TT  
Tên công việc  
Thiết bị - dụng cụ  
Tiêu chuẩn thực hiện  
Tìm hiểu cặn kẽ va ghi chép  
đầy đủ các thông tin  
Sắp xếp thông tin một cách  
khoa học  
01 Tìm hiểu tổ chức  
quản lý của cơ sở Giấy bút  
thực tập,Qui mô,  
nhân sự  
02 Khảo sát chuyên Giấy bút, máy ảnh  
Tìm hiểu các khâu, công  
đoạn và cả dây chuyền sản  
xuất  
môn  
Sản phẩm , hệ thống máy  
móc  
An toàn lao động  
03 Tổng kết  
Giấy bút  
Tổng hợp được quy mô cơ sở  
thực tập  
2.Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc  
Tên công việc  
Hướng dẫn  
Tìm hiểu tổ chức quản lý Tìm hiểu sơ đồ bộ máy quản lý  
của cơ sở thực tập,Qui mô, Tìm hiêu qui mô, nhân sự và kinh doanh của cơ sở.  
nhân sự  
Tìm hiểu các sản phẩm của doanh nghiệp  
Năng lực của doanh nghiêp( Các công trình, các sản  
phẩm đã và đang làm..)  
Phương châm và định hướng phát triển doanh nghiệp  
Cơ hội việc làm  
12  
Khảo sát chuyên môn  
Sản phẩm , hệ thống máy móc  
Tìm hiểu phương pháp tổ chức sản xuất  
Tìm hiểu sơ bộ qui trình sản xuất trực tiếp  
Tìm hiểu các khâu, công đoạn và cả dây chuyền sản  
xuất  
Sản phẩm , hệ thống máy móc  
Các tài liệu liên quan lắp đặt, vận hành, dảo dưỡng sửa  
chữa hệ thống lạnh  
Catalog của máy lạnh  
An toàn lao động  
Tổng kết  
Ghi chép đầy đủ số liệu vào Nhật kí thực tập.  
3.Những lỗi thường gặp và cách khắc phục  
Hiện tượng Nguyên nhân  
TT  
Cách phòng ngừa  
1
Bỏ sót các phòng Do không liên hệ dúng Chuẩn bị trước các câu hỏi  
ban chức năng, vị người, không chuẩn bị đinh hỏi  
trí địa lý, lịch sử trước các câu hỏi và mục  
Thái độ đúng mực trong  
giao tiếp  
của cơ quan  
tiêu công việc  
Do kỹ năng giao tiếp còn  
hạn chế và hiểu chưa  
đúng về công việc thực  
tập tại cơ sở  
Rút kinh nghiệm qua từng  
công việc cụ thể  
2
Tìm hiểu không kỹ Không tuân thủ nội quy Hệ thống lại các kiến thức  
các khâu, các công của cơ sở sản xuất(đi đã học trong trường sắp  
đoạn trong sản muộn về sớm…)  
xếp công việc khoa học(  
nên ghi ra sổ tay cá nhân  
theo thứ tự ưu tiên công  
việc..)  
xuất, các quy định  
Sắp xếp công việc không  
khoa học  
an toàn  
13  
BÀI 2. Thực tập chuyên môn  
Giới thiệu:  
Đây là phần thực tập chuyên ngành mà sinh viên phải thực hiện, tùy theo nơi thực  
tập mà mỗi sinh viên có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề chuyên môn của mình.  
Mục tiêu:  
- Vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng thực hành cơ bản vào công việc  
thực tập của cơ sở  
- Củng cố kiến thức thông qua thực hành  
- Rèn luyện nâng cao tay nghề, khả năng làm việc độc lập và theo nhóm,  
chỉ đạo nhóm.  
- Khiêm tốn, cầu thị, chu đáo, cẩn thận, an toàn.  
1- An toàn lao động:  
A. KIẾN THỨC LIÊN QUAN  
I.Mục đích-Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động:  
Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa  
học kĩ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại  
phát sinh trong xản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng  
được cải thiện tốt hơn, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế  
ốm đau và giảm sức khỏe cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động,  
nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động, trực tiếp  
góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất tăng năng suất lao động.  
Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản xuất, nhằm bảo vệ yếu tố  
năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác việc chăm lo  
sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ còn  
có ý nghĩa nhân đạo.  
1- Tính chất của công tác bảo hộ lao động  
-Tính chất pháp lý: Để bảo đảm thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức  
14  
khỏe cho người lao động, công tác bảo hộ lao động được thể hiện trong bộ luật lao  
động. Căn cứ vào quy định của điều 26 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ  
nghĩa Việt nam : “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động.  
Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế  
độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn  
lương….. .” Bộ luật lao động của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã  
được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995.  
Luật lao động đã quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người sử  
dụng lao động và người lao động.  
-Tính chất khoa học kỹ thuật: Nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động  
và bệnh nghề nghiệp cho người lao động là điều kiện kỹ thuật không đảm bảo an  
toàn lao động, điều kiện vệ sinh, môi trường lao động. Muốn sản xuất được an  
toàn và hợp vệ sinh, phải tiến hành nghiên cứu cải tiến máy móc thiết bị; công cụ  
lao động; diện tích sản xuất; hợp lý hóa dây chuyền và phương pháp sản xuất;  
trang bị phòng hộ lao động; cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất đòi hỏi  
phải vân dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, không những để nâng cao năng  
suất lao động, mà còn là một yếu tố quan trọng nhằm bảo vệ người lao động tránh  
những nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp.  
-Tính chất quần chúng: Công tác bảo hộ lao động không chỉ riêng của  
những cán bộ quản lý mà nó còn là trách nhiệm chung của người lao động và toàn  
xã hội. Trong đó người lao động đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác  
bảo hộ lao động. Kinh nghiệm thực tiển cho thấy ở nơi nào mà người lao động  
cũng như cán bộ quản lý nắm vững được quy tắc bảo đảm an toàn và vệ sinh lao  
động thì nơi đó ít xẩy ra tai nạn lao động.  
2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của môn học an toàn lao động  
- An toàn lao động là một môn học nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và  
thực nghiệm cải thiện điều kiện lao động và đảm bảo an toàn lao động mang tính  
khoa học kỹ thuật cũng như khoa học xã hội.  
15  
- Phương pháp nghiên cứu của môn học chủ yếu tập trung vào điều kiện lao động;  
các mối nguy hiểm có thể xẩy ra trong quá trình sản xuất và các biện pháp phòng  
chống. Đối tượng nghiên cứu là quy trình công nghệ; cấu tạo và hình dáng của  
thiết bị; đặc tính, tính chất của nguyên vật liệu dùng trong sản xuất..  
-Nhiệm vụ của môn học an toàn lao động nhằm trang bị cho người học  
những kiến thức cơ bản về luật pháp bảo hộ lao động, các biện pháp phòng  
chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ.  
+ Những nguyên nhân gây ra chấn thương khi sử dụng máy móc thiết  
bị.  
Những nguyên nhân gây ra chấn thương khi sử dụng máy móc rất khác  
nhau, rất phức tạp, phụ thuộc vào chất lượng của máy móc thiết bị, đặc tính của  
quy trình công nghệ, trình độ của người sử dụng,...  
-Các nguyên nhân do thiết kế:  
- Do người thiết kế tính toán về độ bền, độ cứng, độ chịu ăn mòn, khả năng  
chịu nhiệt, chịu chấn động,… không đảm bảo.  
- Máy móc không thoả mãn các điều kiện kĩ thuật sẽ dẫn tới tai nạn.  
- Hệ thống công nghệ kém cứng vững, dẫn đến rung động và hư hỏng, gây  
tai nạn.  
- Thiếu biện pháp chống rung và tháo lỏng.  
- Thiếu các biện pháp che chắn, cách li thích hợp.  
- Thiếu hệ thống phanh hãm, hệ thống tín hiệu, thiếu các cơ cấu an toàn cần  
thiết.  
- Không tiến hành cơ khí hoá và tự động hoá những khâu sản xuất nặng  
nhọc, độc hại có nguy cơ gây chấn thương và bệnh nghề nghiệp.  
- Các nguyên nhân do chế tạo và lắp ráp:  
- Do chế tạo không đảm bảo các yêu cầu cho trong bản vẽ thiết kế.  
- Do độ bóng bề mặt thấp làm khả năng chịu mỏi bị giảm đi.  
- Lắp ráp không đảm bảo các vị trí tương quan, không đúng kĩ thuật làm  
máy làm việc thiếu chính xác.  
16  
- Các nguyên nhân do bảo quản và sử dụng:  
- Do chế độ bảo dưỡng không thường xuyên, không tốt làm máy móc làm  
việc thiếu ổn định.  
- Không thường xuyên kiểm tra, hiệu chỉnh máy, ... và các hệ thống an toàn  
trước khi sử dụng.  
- Vi phạm quy trình vận hành máy móc thiết bị và chế độ làm việc không  
hợp lí do đó sẽ dẫn đến tai nạn.  
Do đó, ngay từ khi thiết kế máy, thiết kế quy trình công nghệ, thiết kế mặt  
bằng xí nghiệp... người thiết kế cần phải xác định trước đâu là vùng nguy hiểm,  
tính chất tác dụng của nó như thế nào và đưa ra các biện pháp đề phòng thích hợp.  
+ Những biện pháp an toàn chủ yếu  
- Những yêu cầu chung.  
Khi thiết kế máy hợp lí phải thoả mãn hàng loạt các yêu cầu sau:  
- Phải đảm bảo làm việc an toàn, tạo điều kiện lao động tốt, điều kiện thuận  
lợi và nhẹ nhàng.  
- Các máy móc, thiết bị thiết kế ra phải phù hợp với thể lực, thần kinh và  
các đặc điểm của các bộ phận cơ thể.  
- Cần phải đặc biệt đề phòng trường hợp thao tác nhầm lẫn.  
- Khi thiết kế máy, các cơ cấu điều khiển phải phù hợp với tầm người sử  
dụng.  
- Khi thiết kế máy cần phải xuất phát từ số liệu nhân chủng học của cơ thể  
con người.  
- Máy cần được trang bị những cơ cấu phòng ngừa quá tải, phòng ngừa  
nguồn cung cấp sụt điện áp, mất năng lượng,...  
- Khi chọn kết câu máy mới, phải chú ý chọn sao cho người sử dụng dễ  
quan sát sự hoạt động của máy, dễ bôi trơn, tháo lắp và điều chỉnh.  
- Khi bố trí chỗ nâng máy để di chuyển, phải tính đến vị trí trọng tâm của  
nó, bảo đảm di chuyển máy được ổn định.  
17  
Một thiết bị được thiết kế không đảm bảo an toàn thì không những là  
nguyên nhân gây ra tai nạn mà còn làm thiệt hại về mặt kinh tế.  
- Cơ cấu che chắn và cơ cấu bảo vệ.  
Cơ cấu che chắn là cơ cấu nhằm cách li công nhân ra khỏi vùng nguy hiểm.  
Vai trò của cơ cấu che chắn để đảm bảo an toàn trong điều kiện sản xuất rất to lớn.  
Cơ cấu che chắn có thể là: các tấm kính, lưới hoặc rào chắn. Có thể chia cơ  
cấu che chắn ra làm hai loại cơ bản: cố định và tháo lắp. Cơ cấu che chắn tháo lắp  
thường dùng để che chắn cho các bộ phận truyền động cần thường kì tiến hành các  
công việc điều chỉnh, cho dầu, tháo lắp bộ phận...  
Khi không thể che chắn hoàn toàn khu vực nguy hiểm, người ta thiết kế cơ  
cấu bảo vệ nhằm tạo ra một khu vực an toàn đủ bảo vệ cho công nhân phục vụ.  
- Cơ cấu phòng ngừa.  
Cơ cấu phòng ngừa là cơ cấu đề phòng sự cố của thiết bị có liên quan đến  
điều kiện an toàn của công nhân.  
Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa là tự động ngắt máy, thiết bị hoặc bộ  
phận của máy khi có một thông số nào đó vượt quá trị số giới hạn cho phép.  
Theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị, cơ cấu phòng ngừa  
được chia làm ba loại :  
- Các hệ thống có thể tự động phục hồi lại khả năng làm việc khi thông số  
kiểm tra đã giảm đến mức quy định như li hợp ma sát, rơle nhiệt, li hợp vấu lò xo,  
van an toàn kiểu tải trọng hoặc lò xo,...  
- Các hệ thông phục hồi khả năng làm việc bằng tay như trục vít rơi trên  
máy tiện.  
- Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như  
cầu chì, chốt cắt,... Các bộ phận này thường là bộ phận yếu nhất của hệ thống.  
Trong quá trình thiết kế máy, phải tính toán các bộ phận này thật chính xác  
để đảm bảo cho thiết bị làm việc được an toàn.  
Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa rất khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc  
trưng của các thiết bị đã cho và các quá trình công nghệ.  
18  
- Các cơ cấu điều khiển và phanh hãm.  
Cơ cấu điều khiển gồm các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, các vô  
lăng điều khiển,... cần phải làm việc tin cậy, dễ với tay tới, dễ phân biệt,... Các yêu  
cầu cần đảm bảo khi thiết kế các cơ cấu điều khiển và phanh hãm :  
- Các cơ cấu điều khiển phải bố trí sao cho công nhân không ở gần  
vùngnguy hiểm của máy, không hướng về phía đó, không làm cho công nhân căng  
thẳng,...  
- Khi thiết kế hoặc chọn cơ cấu điều khiển, cần chú trọng hai điều kiện sau  
đây:  
+ Sự phù hợp giữa chuyển động và vị trí của cơ cấu điều khiển và cơ cấu  
chấp hành.  
+ Hiệu quả khi sử dụng cơ cấu và bảng chỉ dẫn của cơ cấu.  
- Những cơ cấu điều khiển phải sử dụng thường xuyên nên bố trí ở độ cao  
từ khuỷu tay đến vai và nên gần chỗ công nhân đứng.  
- Các cơ cấu điều khiển nên tập trung và nên tận lượng đặt trong một diện  
tích gọn nhất.  
- Hướng của cơ cấu điều khiển nên bố trí sao cho song song với hướng  
chuyển động của cơ cấu chấp hành mà nó tác động.  
- Khi xác định kích thước của cơ cấu điều khiển, cần phải tính đến giới hạn  
làm việc bình thường của bàn tay.  
Những xe vận chuyển, những máy móc có yêu cầu dừng máy nhanh chóng  
phải được thiết kế các phanh hãm.  
- Phanh hãm phải đảm bảo thuận tiện, tin cậy và phải hãm dừng máy sau  
một thời gian quy định.  
- Khoá liên động.  
Khoá liên động là cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây ra nguy hiểm cho  
thiết bị sản xuất và công nhân trong khi sử dụng máy phòng khi thao tác sai.  
Trên các máy công cụ người ta dùng khoá liên động để bảo đảm nếu chưa  
đóng che chắn an toàn lại thì sẽ không mở được máy, cửa buồng điện cao áp, cửa  
19  
buồng lái cần trục,... có lắp khoá liên động để khi đã đóng cửa lại mới điều khiển  
được buồng điện hoặc cần trục; để bàn từ của máy mài làm việc được, nghĩa là đã  
có lực hút vật mài, thì máy mới cho đá mài quay; để bàn máy tiện không cho bàn  
dao dọc và ngang chạy đồng thời ...  
Khoá liên động có thể dùng điện, dùng cơ khí, dùng thuỷ lực, khí nén, hay  
điện cơ khí kết hợp.  
Người ta còn thiết kế khoá liên động bằng tế bào quang điện dùng trên các  
máy dập, máy ép, máy cưa... Với nguyên tắc: nếu không có vật gì cản trở nằm  
trong vùng nguy hiểm, sẽ có một dòng điện chạy qua mạch điện thì công tắc điện  
sẽ đóng, máy làm việc; ngược lại khi tay công nhân còn đặt trong vùng nguy hiểm  
của máy thì ánh sáng bị che khuất, trong mạch không có điện, công tắc điện sẽ  
không được đóng, máy không làm viêc.  
- Tín hiệu an toàn.  
Tín hiệu an toàn là các tín hiệu báo hiệu tình trạng làm việc của máy an  
toàn hay sắp có sự cố xẩy ra. Các loại tín hiệu gồm có:  
*Tín hiệu ánh sáng: là một biện pháp an toàn được sử dụng rộng rãi trong  
các xí nghiệp, trong hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ,...  
Tiêu chuẩn quốc tế về tín hiệu ánh sáng đã được quy định như sau :  
- Anh sáng đỏ: tín hiệu cấm, biểu hiện sự nguy hiểm trực tiếp.  
- Anh sáng vàng: tín hiệu đề phòng, biểu thị sự cần thiết phải chú ý.  
- Anh sáng xanh: tín hiệu cho phép, biểu thị sự an toàn.  
*Tín hiệu màu sắc: để giúp cho công nhân xác định nhanh chóng và không  
nhầm lẫn điểu kiện an toàn khi hoàn thành các công việc sản xuất khác nhau, để  
lưu ý công nhân đến những yêu cầu về kĩ thuật an toàn.  
Tín hiệu màu sắc được phân làm hai nhóm lớn : chính và phụ.  
+ Tín hiệu màu sắc chính gồm: đỏ, vàng và xanh lá cây.  
+ Tín hiệu màu sắc phụ gồm: trắng, da cam, xanh nước biển.  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 393 trang Thùy Anh 05/05/2022 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Thực tập tốt nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghe_ky_thuat_may_lanh_va_dieu_hoa_khong_khi_thuc.pdf