Báo cáo môn Hóa kĩ thuật môi trường

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH  
--------*-------  
BÁO CÁO  
MÔN HÓA KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG  
TP HCM, Tháng 03/2014  
MÔN HÓA KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG  
Trường Đại học Bách Khoa TP HCM  
TP.HCM --- 2014  
Đề tài : Sulphide and phosphorus  
Khoa: Môi trường  
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh  
Nhóm trưởng: Hoàng Anh Trung  
Thành viên nhóm:  
Họ Và Tên:  
MSSV  
1. Hoàng Anh Trung  
91304407  
91303391  
91304126  
91304315  
91302909  
91204708  
2. Quốc Sĩ  
3. Trần Việt Tiến  
4. Lê Thái Triều  
5. Trần Tấn Phát  
6. Trương Thị Xuân  
I. Sulfur  
Trong xử nước thải, ta thường gặp nhiều nhất hai dạng của lưu huỳnh là sulfide (S2-) và sulfate  
2-  
(SO4 ).  
1. Sulfide (S2-):  
1.1 Nguồn gốc:  
Sulfide là một anion của lưu huỳnh với công thức S2- phổ biến nhiều trong nước là H2S. Khí H2S  
(hiđro sunfua) là khí không màu, mùi trứng thối, H2S dễ bay hơi hơn so với nước.  
H2S xut hin trong nước tnhng ngun tnhiên (vi khun khsulfate, mt ssui nước nóng  
cũng thi ra H2S) hoc được thi ra tcác hot động công nghip mà phn ln là hot động sn xut du  
khí.  
H2S trong đất trầm tích có thể khuếch tán vào trong lớp nước mặt bên trên, cũng thể được trộn  
vào cột nước bởi hoạt động sinh học và xáo trộn trầm tích do kéo lưới và các dòng nước mạnh, do gió  
hoặc thông khí cơ học. Trong nước, sắt, mangan và các kim loại khác phản ứng với H2S một cách  
nhanh chóng để tạo thành sulfide kim loại không tan và kết tủa.  
Quan hệ giữa các dạng H2S, HS-, S2- tại các pH khác nhau của dung dịch chứa 10-3 M H2S:  
1.2 Tác hi:  
Trong không khí, khí H2S rất độc, chỉ cần 0,05 mg H2S trong 1 lít không khí đã gây ngộ độc, chóng  
mặt, nhức đầu thậm chí chết nếu thở lâu trong H2S.  
Trong nước H2S không có nhiu tác hi vi con người, mc H2S trong nước vào khong 0.05mg/L  
do vy thường không thnhn biết được mùi H2S trong nước ung.  
1.3Cách xlý:  
Phương pháp xlý bng Clo và lc liên tc:  
Oxi hóa là cách thông dụng nhất để để loại bỏ H2S. Trong quá trình này, hóa chất được sử dụng để  
phân giải khí H2S thành dạng lưu huỳnh thể lọc được khỏi nước. Clo thường được sử dụng để làm  
chất oxi hóa, chuyển khí H2S sang dạng lưu huỳnh kết tủa (chất rắn màu vàng). Mc dù không cn thiết  
nhưng cht kết ta này có thể được lc ra khi nước bng cát hoc si. Clo có thể được dùng để xlí  
H2S bt cnng độ nào nhưng phbiến nht là nng độ ln hơn 6.0 mg/L. Mt ng nhỏ được dùng  
để bơm mt hp cht ca clo (thường là NaClO) ngược dòng nước tthùng trn hoc hthng ng dn.  
Thùng trn hoc ng phi có kích cva đủ để soxi hóa H2S din ra trong ít nht 20 phút. Mt blc  
cacbon có thể được dùng để lc lượng clo dư trong nước đã được xlí hoc lượng khí H2S chưa được  
oxi hóa.  
2-  
2. Sulfate (SO4 ):  
2.1Nguồn gốc:  
Ion Sulfate là một trong những anion thường gặp trong nước tự nhiên. Nó là chỉ tiêu quan trọng  
2-  
trong nước cấp vì khi hàm lượng SO4 trong nước cao sẽ gây ảnh hưởng đến con người do tính chất tẩy  
rửa của Sulfate. Nồng độ giới hạn trong nước là 250 mg/L.  
Khi nước chảy qua đất đá chứa Sulfate, một phần Sulfate bị hòa tan vào nước. Những loại  
2-  
khoáng có chứa SO4 gồm MgSO4, Na2SO4, CaSO4.  
2.2Tác hại của Sulfate:  
2-  
Uống nước có hàm lượng SO4 cao có thể làm ta bị tiêu chảy mất nước. Trẻ sơ sinh thường  
nhạy cảm với Sulfate hơn người lớn. Nước chứa hàm lượng Sulfate lớn hơn 400mg/L không được  
dùng cho trẻ sơ sinh.  
Nếu nồng độ Sulfate trong nước vượt quá 250mg/L, nước sẽ vị chát gây khó chịu. Nồng độ  
Sulfate cao còn có thể ăn mòn ống nước, cụ thể ống đồng. Trong khai thác khoáng sản, nước thải  
hoặc nước rỉ có pH thấp nồng độ Sulfate cao, do hoạt động của các vi khuẩn và các tác nhân hóa  
học, Sulfate sẽ bị oxy hóa thành Acid Sulfuric, đốt nhiên liệu hóa thạch cũng tạo ra một lương SOx vào  
không khí, khi thủy phân trong nước mưa sẽ hình thành Acid Sulfuric và gây mưa acid.  
2.3Cách xử lý:  
Có ba cách loại bỏ sulfate khỏi nước uống: thẩm thấu ngược (Reverse osmosis), chưng cất nước  
(Distillation), trao đổi ion (Ion exchange). Các loại máy lọc carbon, máy làm mềm nước sẽ không thể  
loại bỏ sulfate ra khỏi nước.  
Trong đó, phương pháp trao đổi ion là cách thường dùng nhất để loại bỏ sulfate ra khỏi nước  
nhưng không thường dùng để xử nước uống trong gia đình.  
Nhiều người quen với việc làm mềm nước cứng - một loại hệ thống trao đổi ion. Quá trình này bao  
gồm việc đưa nước cứng (nước chứa ion Ca2- và Mg2-) qua một bình chứa loại nhựa đặc biệt được thấm  
ion Na-. Các ion gây cứng nước sẽ dính vào nhựa, và ion Na- được thấm vào nước. Quá trình trao đổi  
ion để loại bỏ sulfate sử dụng một loại nhựa khác nhưng cũng hoạt động tương tự. Ion sulfate trong  
nước đổi chỗ với ion khác trong nhựa, thường là Cl-. Khi nhựa đã đầy sulfate, nó cần được làm sạch  
bằng một dung dịch muối.  
Hệ thống làm mềm nước không thể loại bỏ sulfate, trong khi hệ thống lọc sulfate lại không thể làm  
mềm nước. Một số đơn vị kinh doanh nước dùng cả 2 loại nhựa để loại cả sulfate và làm mềm nước.  
Trong trường hợp cả 2 hệ thống được dùng, hệ thống làm mềm nước thường được dùng sau hệ thống  
lọc sulfate, và cả 2 đều cần bảo trì sau một thời gian sử dụng  
II. Phosphorus  
Trong tự nhiên, phosphorus thường ko tồn tại ở dạng đơn chất tồn tại ở dạng phosphate  
3-  
(PO4 )  
1. Phosphate  
1.1Nguồn gốc  
Phosphate thường tồn tại ở các loại quặng hoặc trong cơ thể hữu cơ  
Lượng phosphorus trong thức ăn thể cao đến mức 370mg/100g trong gan, hoặc thấp như trong  
dầu ăn thực vật. Một số loại thức ăn giàu phosphorus bao gồm: ngừ, hồi, gan, trứng, gà, phô  
mai…  
Ở dạng quặng, phosphate thường tồn tại dưới dặng quặng apatite (tên gọi của một nhóm các loại  
quặng phosphate bao gồm hydroxylapatite (Ca5(PO4)3(OH)), fluorapatite (Ca5(PO4)3F) và  
chlorapatite (Ca5(PO4)3Cl), trong đó quặng fluorapatite cung cấp nhiều phosphate nhất  
1.2. Tác hại  
Phosphate là một dưỡng chất thiếu yếu, cơ thể cần lượng phoshphate vào khoảng 800mg/ngày, một  
bữa ăn bình thường cung cấp khoảng 1000-2000mg/ngày, tùy thuộc vào thức ăn có giàu phosphate  
hay không  
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều phosphate có thể gây hại cho thận hoặc gây loãng xương. Hoặc thiếu  
phosphate (do tiêu thụ thuốc quá nhiều) cũng gây hại đến sức khỏe  
Việc khai thác khoáng sản sử dụng phân bón trong trồng trọt thể thải ra một lượng lớn  
phosphate ra môi trường, gây ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn phosphorus và gây ra hiện tượng phú  
dưỡng hóa (hiện tượng tảo và bèo phát triển quá nhiều ở khu vực nước có hàm lượng N và P quá  
cao, hấp thụ oxi và chắn ánh mặt trời vào nước khiến các loài sinh vật khác không sống được và  
còn có thể gây mùi)  
1.2Cách xử lý  
PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC  
Phương pháp kết tủa (Phosphate precipitation)  
Phương pháp kết tủa được dùng để loại bỏ phosphate bằng cách thêm các chất gây kết tủa vào nước  
thải chứa phosphate. Các ion kim loại thường dùng là nhôm (Al) và canxi (Ca)  
Xử bằng Canxi:  
Người ta thường sử dụng nước vôi (Ca(OH)2). Nước vôi sẽ phản ứng với lượng kiềm sẵn trong  
nước thải để tạo ra Canxi carbonate – sau đó sẽ đc loại bỏ khỏi nước  
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ↔2CaCO3 ↓+ 2H2O  
Khi giá trị pH của nước thải vượt quá 10, lượng ion Ca2- sẽ phản ứng với phosphate để tạo ra  
hydroxylapatite  
3-  
10 Ca2+ + 6 PO4 + 2 OH- Ca10(PO4)6(OH)2 ↓  
phản ứng giữa nước vôi và lượng kiềm trong nước nên lượng nước vôi cần thiết sẽ không  
phụ thuộc vào lượng phosphate trong nước sẽ phụ thuộc chủ yếu vào lượng kiềm. Lượng nước  
vôi cần thiết sẽ vào khoảng 1.5 lần lượng kiềm. Trước bước xử tiếp theo hoặc trước khi loại bỏ  
kết tủa, phải giảm độ pH xuống bằng hệ thống xlý dùng carbon dioxide (CO2)  
PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC  
Phương pháp loại bỏ phosphorus sinh học tăng cường (EBPR – Enhanced Biological Phosphorous  
Removal) là một cơ cấu xử nước thải được áp dụng cho hệ thống bùn hoạt hóa để loại bỏ  
phosphate.  
Nhân tố phổ biến trong triển khai hệ thống EBPR là một bình kỵ khí (không có nitrat và oxy) trước  
một bình thoáng khí. Dưới những điều kiện này một nhóm vi khuẩn dị dưỡng, được gọi là sinh vật  
tích lũy polyphosphate (PAO - polyphosphate-accumulating organisms) được bổ sung một cách có  
chọn lọc trong cộng đồng vi khuẩn trong bùn hoạt hóa. Những vi khuẩn này tích tụ một lượng lớn  
polyphosphate trong tế bào và nhờ đó quá trình loại bỏ phosphorus sẽ được tăng cường.  
Nói chung, mọi vi khuẩn chứa một phần nhỏ (1-2%) phosphorus trong sinh khối do nó có trong  
thành phần của tế bào, ví dụ như màng phospholipid và DNA. Do đó khi vi khuẩn trong một đơn vị  
xử nước thải tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải, chúng phát triển và phosphorus sẽ  
được tích lũy vào sinh khối của vi khuẩn. Khi PAOs lớn chúng không chỉ tiêu thụ phosphorus cho  
thành phần tế bào mà còn tích lũy một lượng lớn polyphosphate trong tế bào. Tỉ lệ phosphorus của  
sinh khối tích lũy phosphorus là 5-7%. Sinh khối này sau đó được tách ra từ nước đã được xử ở  
cuối của quá trình và phosphorus do đó được loại bỏ. vậy phương pháp dùng các PAOs được  
làm giàu bởi quá trình EBPR có thể loại bỏ được một lượng phosphorus nhiều hơn đáng kể so với  
các hệ thống bùn hoạt hóa truyền thống.  
Nhận xét: Phương pháp sinh học lợi thế hơn hóa học sử dụng ít hóa chất hơn do đó giảm được  
chi phí, ít độc hại hơn, nhưng chỉ áp dụng được khi nước chứa lượng phosphorus và các thành phần  
dinh dưỡng nhiều nhất định.  
doc 7 trang Thùy Anh 27/04/2022 7940
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo môn Hóa kĩ thuật môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docbao_cao_mon_hoa_ki_thuat_moi_truong.doc
  • pptxFINAL- Nhom 14 - Thu 6 - Bao cao Hoa ki thuat moi truong 1.pptx