Văn hóa doanh nghiệp nhìn từ góc độ trách nhiệm xã hội

Hội thảo Văn hóa kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường  
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam  
50  
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP  
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI  
ThS. Lê Sơn ng  
Trưꢀng Đꢁi hꢂc Xây dựng Miền Trung Phꢃ Yên  
TÓM TẮT  
Để tồn tại được, trước hết các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Tuy nhiên,  
yếu tố tạo nên tên tuổi, thương hiệu, chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường và  
trong xã hội lại là sự đóng góp của doanh nghiệp cho sự phát triển của xã hội. Để  
làm được điều này, các doanh nghiệp cần có đạo đức trong kinh doanh, tạo dựng  
cho mình nét văn hóa trong kinh doanh, hình thành văn hóa doanh nghiệp. Văn  
hóa doanh nghiệp là khái niệm rộng, bao gồm nhiều nội dung, chứa đựng nhiều hệ  
giá trị. Văn hóa doanh nghiệp được tiếp cận, nghiên cứu trên nhiều phương diện,  
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Bài viết này góp phần tìm hiểu một số vấn đề về văn  
hóa doanh nghiệp dưới góc độ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong điều kiện  
ở nước ta hiện nay.  
Từ khóa: văn hóa, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm, trách  
nhiệm xã hội.  
1. Đꢀt vꢁn đꢂ:  
tập hợp những con người khác nhau về trình  
độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ  
nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý,  
tư tưởng văn hóa… chính sự khác nhau này  
tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và  
phức tạp. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay  
gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng  
toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn  
tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những  
cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với  
thực tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở  
thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực  
con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của  
từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần  
vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.  
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng  
và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát  
huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp  
của tất cả mọi người vào việc đạt được mục  
tiêu chung của tổ chức - đó là văn hóa doanh  
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai  
trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi  
doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp  
nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư  
liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức  
thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và  
tồn tại được. Trách nhiệm xã hội của doanh  
nghiệp thể hiện rất rõ văn hoá và những giá  
trị của doanh nghiệp trong quá trình phát triển  
bền vững tại các vùng lãnh thổ khác nhau.  
Nói một cách khác, trách nhiệm xã hội của  
doanh nghiệp bao gồm những việc làm mang  
tính nhân văn và những hành động mang tính  
phát triển bền vững của công ty về mặt kinh  
tế, xã hội, môi trường, quản lý và văn hoá.  
2. Văn hꢃa doanh nghiꢄp vꢅ trꢆch  
nhiꢄm xꢇ hꢈi  
Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là  
những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một nghiệp.  
tHs. Lê sơn tùng trường  
51  
Cho đến nay, khái niệm văn hoá doanh nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, khách  
nghiệp vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, và hàng và người dân. Đỉnh cao của văn hóa  
doanh nghiệp chính là vì con người, vì cộng  
đồng xã hội. Mục tiêu là đem lại hiệu quả  
kinh tế và hiệu quả xã hội để doanh nghiệp  
phát triển bền vững, đóng góp xứng đáng  
cho quốc gia và cộng đồng. Nhiều doanh  
nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có  
quy mô vừa và nhỏ ở các nước đang và kém  
phát triển, trong đó có Việt Nam, thường ít  
quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh  
nghiệp vì họ cho rằng hoạt động này chỉ làm  
tăng thêm gánh nặng về chi phí trong khi  
nguồn lực còn hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta  
cần phải hiểu rằng, kinh doanh thực chất là  
khai thác các nhu cầu đang có, sẽ có và có  
thể tạo ra cũng như sự giàu có của các doanh  
nghiệp suy cho cùng là do khách hàng tạo ra.  
Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
hay là văn hóa doanh nghiệp được đặt ra trên  
cơ sở của mối quan hệ như vậy. Trách nhiệm  
xã hội của doanh nghiệp là một trong những  
thành tố hết sức quan trọng để tạo nên văn  
hóa doanh nghiệp.  
hiện vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau về  
vấn đề này. Tuy nhiên, hiểu một cách chung  
nhất thì văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các  
giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá  
trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,  
trở thành các giá trị, các quan niệm và tập  
quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của  
doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp  
suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của  
doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các  
doanh nghiệp và được coi là truyền thống  
riêng của mỗi doanh nghiệp.  
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá  
doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng  
biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản  
phẩm của những người cùng làm trong một  
doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền  
vững. Đó là một hệ thống các giá trị được toàn  
thể những người làm việc trong doanh nghiệp  
chia sẻ, chấp nhận và ứng xử theo các giá trị  
đó để đạt được mục tiêu doanh nghiệp. Hệ  
thống giá trị này trở thành động lực chủ yếu  
nhất thúc đẩy mọi người làm việc, là hạt nhân  
liên kết mọi người trong doanh nghiệp với  
nhau, liên kết doanh nghiệp và xã hội. Văn  
hóa doanh nghiệp gồm các bộ phận cấu thành  
như triết lý hoạt động của doanh nghiệp, đạo  
đức kinh doanh, hệ thống hàng hóa và dịch  
vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường,  
phương thức tổ chức hoạt động của doanh  
nghiệp…Văn hóa doanh nghiệp sẽ có ảnh  
hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển  
của doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là  
nguồn động lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh  
tranh cho doanh nghiệp và ngược lại nếu nền  
văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự suy  
yếu của doanh nghiệp.  
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là  
cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự  
phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc  
tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường,  
bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi  
lao động, trả lương công bằng, đào tạo và  
phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,  
đảm bảo chất lượng sản phẩm… theo cách có  
lợi cho cả doanh nghiệp cũng như cho sự phát  
triển chung của xã hội. Vấn đề này đang trở  
thành một trong những vấn đề rất được quan  
tâm của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm  
hướng tới sự phát triển bền vững, đặc biệt là  
ở các nước phát triển. Trên thực tế vẫn còn  
những tranh cãi về vai trò và ảnh hưởng của  
nó đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp,  
tuy nhiên, kết quả của hầu hết các nghiên cứu  
đều cho thấy, nếu doanh nghiệp xây dựng và  
triển khai chiến lược trách nhiệm xã hội của  
doanh nghiệp phù hợp, gắn liền với nguồn lực  
và năng lực cốt lõi của mình nhằm mang lại  
lợi ích về mặt xã hội, đồng thời đáp ứng nhu  
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không  
đơn giản chỉ là xây dựng nên bộ tài liệu văn  
hóa mà quan trọng là biến những giá trị đó  
thành hiện thực. Cũng không phải chỉ dựa  
vào những hình thức bên ngoài, những logo  
khẩu hiệu thật kêu mà chính là tình cảm, trách  
Hội thảo Văn hóa kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường  
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam  
52  
cầu khách hàng một cách tốt nhất sẽ góp phần càng nhiều và trở nên khan hiếm, trong khi  
tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả khả năng phục hồi, tái tạo còn hạn chế, do  
đó việc bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên  
thiên nhiên quý giá này và giảm thiểu những  
ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động sản  
xuất kinh doanh đến môi trường sinh thái có  
ý nghĩa sống còn đối với lợi ích lâu dài của  
doanh nghiệp và cộng đồng. Doanh nghiệp  
cần phải áp dụng khoa học công nghệ tiên  
tiến, hiện đại để làm giảm thiểu ảnh hưởng  
tiêu cực của các hoạt động sản xuất, kinh  
doanh đến môi trường sinh thái. Đồng thời,  
doanh nghiệp cũng cần đầu tư thời gian và  
nguồn lực tài chính vào các hoạt động cải tạo  
môi trường sinh thái như tham gia vào các dự  
án tái tạo tài nguyên, bảo toàn năng lượng,  
quản lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi  
trường, làm trong sạch nguồn nước… Trách  
nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện được  
cam kết của doanh nghiệp. Nó cũng là một  
bộ qui tắc ứng xử của doanh nghiệp, bộ qui  
tắc này vừa góp phần định hướng việc đánh  
giá tác động của doanh nghiệp đối với vùng  
lãnh thổ vừa góp phần định hướng cho việc  
cải thiện hệ sinh thái.  
hoạt động cho doanh nghiệp.  
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
được biểu hiện dưới nhiều hình thức và nội  
dung khác nhau. Trong đó, tập trung vào một  
số vấn đề cơ bản như sau:  
Trước hết, đó là trách nhiệm đối với người  
lao động. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối  
với người lao động thể hiện ở những hoạt  
động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến  
nhân viên của họ như tạo ra môi trường làm  
việc nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của  
người lao động. Điều đó được biểu hiện cụ  
thể qua việc bảo đảm các quyền lợi về chế  
độ lao động; ở việc cung cấp dịch vụ chăm  
sóc sức khoẻ tại chỗ, thời gian làm việc linh  
hoạt, các cơ hội giáo dục và phát triển nghề  
nghiệp, các thiết bị an toàn lao động, đối  
xử công bằng, bình đẳng và tôn trọng nhân  
viên… Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam  
nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới  
tính trong tuyển dụng lao động và trả lương  
mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực  
của mỗi người. Không được phân biệt đối xử,  
từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình  
thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ  
thể hoặc quá khứ của họ. Doanh nghiệp phải  
biết quan tâm đến người lao động, người làm  
công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà  
còn về mặt tinh thần, buộc người lao động  
làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp  
giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều  
hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của  
doanh nghiệp  
Ba là, trách nhiệm đối với người tiêu  
dùng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
đối với người tiêu dùng thể hiện ở việc cung  
cấp sản phẩm và dịch vụ đảm bảo chất lượng,  
không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu  
dùng. Đồng thời, doanh nghiệp phải cung cấp  
thông tin đầy đủ, rõ ràng về sản phẩm, dịch  
vụ của mình giúp họ ra quyết định trước khi  
mua hàng. Hiện nay, người tiêu dùng tại các  
quốc gia phát triển trên thế giới không chỉ  
quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà còn coi  
trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm  
đó có thân thiện với môi trường sinh thái,  
cộng đồng, nhân đạo, lành mạnh hay không.  
Hơn thế nữa, khi người tiêu dùng có khiếu  
nại về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp,  
ban lãnh đạo doanh nghiệp cần có quy trình  
và biện pháp xử lý khiếu nại một cách hợp lý,  
kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng  
của người tiêu dùng, từ đó nâng cao sự thoả  
mãn và tin cậy của người tiêu dùng vào sản  
Hai là, trách nhiệm đối với môi trường.  
Môi trường sống trong lành là nhu cầu đầu  
tiên và quan trọng nhất của con người. Trách  
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi  
trường được hiểu là mối quan hệ giữa doanh  
nghiệp với môi trường, cụ thể là việc sử dụng  
những tài nguyên thiên nhiên (đất, nước,  
không khí, cây cối, động vật, khoáng sản…)  
một cách hợp lý và khoa học. Các nguồn tài  
nguyên hữu hạn này đang được sử dụng ngày  
tHs. Lê sơn tùng trường  
53  
phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Văn hoá nghiệp từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nhân  
kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp làm giàu viên là yếu tố quyết định năng suất và chất  
trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông  
qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách  
hàng, giữ uy tín với khách hàng.  
lượng sản phẩm. Việc thu hút nhân tài luôn  
được các công ty quan tâm. Có được những  
nhân viên tốt đã khó nhưng việc giữ chân các  
nhân viên này còn khó khăn hơn nhiều. Nếu  
doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm với  
người lao động có thể giữ chân nhân viên  
trung thành với họ, đồng thời thu hút được  
nguồn lao động chất lượng cao muốn làm  
việc lâu dài cho những doanh nghiệp, tổ chức  
có cam kết đóng góp vào sự phát triển và tiến  
bộ xã hội. Kết quả là, tỷ lệ nhân viên xin nghỉ  
việc giảm đi, năng suất lao động được nâng  
cao, chi phí tuyển dụng và đào tạo cũng được  
tiết kiệm đáng kể. Trong khi đó, việc thực  
hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
đối với môi trường sẽ tạo ra sự phát triển bền  
vững cũng như thúc đẩy sự sáng tạo và năng  
lực đổi mới của doanh nghiệp, dẫn đến sự ra  
đời và phát triển những sản phẩm nhằm đáp  
ứng được các điều kiện về thân thiện với môi  
trường.  
Bốn là, trách nhiệm đối với cộng đồng hay  
có thể gọi là trách nhiệm đạo lý. Đây là thứ  
trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm.  
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với  
cộng đồng được hiểu là những hoạt động của  
doanh nghiệp nhằm củng cố và đóng góp cho  
việc xây dựng và phát triển cộng đồng. Điều  
đó được thể hiện thông qua các hoạt động từ  
thiện, an sinh xã hội, giáo dục, y tế và các hoạt  
động nhân đạo khác nhằm góp phần nâng cao  
chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Dành  
một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho  
các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng  
đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang  
là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách  
nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục  
tiêu phát triển lợi nhuận của mình.  
Năm là, trách nhiệm đối với nhà nước.  
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với  
nhà nước được thể hiện thông qua việc hoàn  
thành nghĩa vụ đóng thuế và các khoản đóng  
góp theo quy định cho nhà nước. Các doanh  
nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi nhà  
nước, mà là để nhà nước có nguồn kinh phí  
chăm lo cho các nhu cầu của xã hội và giải  
quyết các vấn đề xã hội. Doanh nghiệp thực  
hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế là thực hiện tốt  
trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh – bộ  
phận cấu thành quan trọng của văn hóa doanh  
nghiệp, vừa có lợi cho doanh nghiệp, đồng  
thời đem lại các lợi ích cho người khác, cho  
đất nước, xã hội, thì đó là hành động có đạo  
đức. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh  
nghiệp đảm bảo lợi ích của nhà nước, thực  
hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước – trong  
đó có nghĩa vụ thuế.  
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với  
người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra  
sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, từ đó  
không chỉ giữ chân được khách hàng trung  
thành mà còn thu hút được những khách hàng  
mới. Về trách nhiệm của doanh nghiệp đối  
với cộng đồng, có thể khẳng định rằng, việc  
đóng góp của doanh nghiệp vào hoạt động  
xây dựng và phát triển cộng đồng chung sẽ  
tạo ra sức ảnh hưởng lan tỏa đến các bên  
có liên quan không chỉ bên trong mà cả bên  
ngoài doanh nghiệp. Kết quả là, không chỉ  
người lao động và khách hàng mà ngay các  
nhà đầu tư, nhà cung cấp và các cơ quan có  
thẩm quyền khác cũng quan tâm và muốn làm  
việc, cộng tác và ủng hộ hoạt động của doanh  
nghiệp.  
Thực hiện tốt trách nhiệm của doanh  
nghiệp đối với nhà nước thông qua việc hoàn  
thành tốt nghĩa vụ nộp thuế là cách thể hiện  
Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của  
doanh nghiệp vừa góp phần đem lại các lợi  
ích cho người khác, cho xã hội, vừa có ảnh văn hóa doanh nghiệp, tạo uy tín đối với xã  
hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh hội, trên thương trường và cơ hội hợp tác,  
Hội thảo Văn hóa kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường  
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam  
54  
kinh doanh sẽ ngày càng mở rộng. Một doanh  
nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế sẽ được  
chính quyền ưu đãi, được bảo vệ quyền lợi  
pháp lý chính đáng và được tạo điều kiện để  
kinh doanh thuận lợi. Ngoài ra việc thiết lập  
được mối quan hệ tốt với chính quyền sẽ giúp  
cho doanh nghiệp có được một số lợi thế cạnh  
tranh nhất định so với các đối thủ khác. Nếu  
doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ và  
các vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh  
chóng, dễ dàng. Như vậy, việc chấp hành  
tốt nghĩa vụ thuế sẽ giúp doanh nghiệp “ghi  
điểm” trong mắt chính quyền địa phương và  
cơ quan nhà nước. Từ đó, doanh nghiệp và  
chính quyền sẽ có mối quan hệ mật thiết hơn,  
hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Đấy  
cũng chính là cách mà doanh nghiệp quảng  
bá cho văn hoá kinh doanh, cho thương hiệu  
của mình.  
Cần phải nhìn nhận trách nhiệm xã hội  
của doanh nghiệp trên cả ba khía cạnh kinh  
tế, môi trường và xã hội nhằm hướng tới sự  
phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cụ  
thể là, doanh nghiệp cần cân bằng và dung  
hoà quyền lợi của các bên có liên quan, từ  
cổ đông công ty, nhân viên, khách hàng, rộng  
hơn nữa là cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt  
động và toàn thể xã hội. Nói cách khác, bản  
chất của hành vi kinh doanh có trách nhiệm  
xã hội là doanh nghiệp vừa phải thực hiện các  
hoạt động chiến lược nhằm tối đa hoá lợi ích  
của cổ đông, đồng thời cần thận trọng xem  
xét ảnh hưởng của các hoạt động này đến lợi  
ích của các bên có liên quan và cộng đồng để  
có thể trở thành một “công dân” tốt trong xã  
hội với tất cả nghĩa vụ và quyền lợi thích hợp  
của mình trong đó. Và đó chính là hành vi  
kinh doanh có văn hoá, là yếu tố quan trọng  
Trong giai đoạn hiện nay, nếu doanh góp phần tạo nên văn hoá doanh nghiệp.  
nghiệp không chú trọng đến trách nhiệm xã  
hội sẽ rất dễ bị các nhóm bảo vệ quyền con  
3. Kết luận  
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì  
các nguồn lực của một doanh nghiệp là con  
người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên  
kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng  
nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định  
văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình  
của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển  
của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng  
văn hóa doanh nghiệp là một việc làm hết sức  
cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn. Tuy  
nhiên, muốn phát triển bền vững trong nền  
kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa  
hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây  
dựng được nền văn hóa đặc trưng cho mình  
mà trong đó yếu tố trách nhiệm xã hội có vai  
trò hết sức quan trọng. Chỉ khi đó, họ mới  
phát huy được tiềm năng của mọi cá nhân,  
góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh  
nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải hiểu rõ  
ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự  
phát triển doanh nghiệp, cùng những nguyên  
tắc và quá trình xây dựng văn hóa nói chung,  
để từ đó tìm ra cách phát triển văn hóa cho  
riêng mình.  
người, bảo vệ người tiêu dùng, các nhóm bảo  
vệ môi trường sinh thái chỉ trích, lên án. Từ  
đó có thể tạo ra những làn sóng tẩy chay sản  
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trên thực  
tế đã có nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi  
người tiêu dùng và môi trường phát triển  
mạnh mẽ như phong trào tẩy chay thực phẩm  
gây béo phì nhằm vào các công ty sản xuất  
đồ ăn nhanh, nước giải khát có ga; phong  
trào tẩy chay sản phẩm có sử dụng lông thú,  
tẩy chay sản phẩm bóc lột lao động trẻ em…  
Điều đó sẽ nhanh chóng huỷ hoại danh tiếng  
của doanh nghiệp và sẽ rất khó để có thể khôi  
phục lại.  
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh  
nghiệp còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy  
việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế.  
Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng  
như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã  
hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt  
Nam đã không làm tròn trách nhiệm của  
mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi  
ích hợp pháp của người lao động, người tiêu  
dùng, gây ô nhiễm môi trường…  
pdf 5 trang Thùy Anh 16/05/2022 1240
Bạn đang xem tài liệu "Văn hóa doanh nghiệp nhìn từ góc độ trách nhiệm xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfvan_hoa_doanh_nghiep_nhin_tu_goc_do_trach_nhiem_xa_hoi.pdf