Phong tục đón năm mới ở Việt Nam và ở Nga

PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI Ở VIỆT NAM VÀ Ở NGA  
Nguyễn Thị Hằng Lớp 1N-08  
I. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
Trong cuộc sống hiện nay có xu hướng hội nhập về kinh tế, giao lưu văn  
hóa, xã hội…nên việc học tập và nghiên cứu ngoại ngữ là nhu cầu tất yếu của  
mỗi dân tộc. Bởi vậy khi tồn tại trong môi trường hội nhập và giao lưu quốc tế,  
mỗi người trong chúng ta cần biết ít nhất một ngoại ngữ để phục vụ tốt cho công  
việc cũng như cuộc sống của bản thân.  
Quả thật, không có chiếc chìa khóa vạn năng nào để mở cửa vào cuộc  
sống nội tâm của một dân tộc, ngoại trừ ngôn ngữ của chính dân tộc đó. Bằng  
thực tiễn học tập và rèn luyện của những người nghiên cứu ngoại ngữ, ắt hẳn  
không một ai có thể phủ nhận được điều này. Hầu như mỗi một quốc gia, dân tộc  
đều có ngôn ngữ của riêng mình. Đó không đơn giản chỉ là công cụ giao tiếp, mà  
còn là bản sắc riêng, nét tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới này. Đối  
với người học ngoại ngữ, muốn học tốt ngôn ngữ đó người học không chỉ cần  
rèn luyện tốt các bài tập ngữ pháp cũng như các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết…  
mà còn phải hiểu rõ về con người, văn hóa, phong tục tập quán…của đất nước,  
dân tộc đó để có thể hình thành các kĩ xảo trong giao tiếp, hiểu rõ những chuẩn  
mực, chuẩn dụng trong ngôn ngữ và đạt được trình độ giao tiếp như người bản  
ngữ.  
Hiện nay em đang học tập và nghiên cứu tiếng nga tại trường Đại học Hà  
Nội. Từ những kinh nghiệm và kiến thức và bản thân đã lĩnh hội được, em càng  
mong muốn có thể hiểu rõ hơn về con người, đất nước và đời sống tinh thần của  
dân tộc này. Bởi vậy em đã chọn “Phong tục đón năm mới ở Việt Nam và ở Nga”  
làm đề tài cho báo cáo khoa học của mình.  
II. Phương pháp nghiên cứu  
169  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Qua các dữ liệu, kiến thức thu thập được từ các tài liệu, sách vở và các  
trang mạng điện tử… em đã tổng hợp nên những nội dung chính trong phong tục  
đón năm mới ở cả Việt Nam và Nga, phân tích và đối chiếu để thấy rõ những nét  
tương đồng và khác biệt trong phong tục đón tết của hai nước cũng như tình hữu  
nghị trong trái tim của hai dân tộc Nga - Việt.  
III. Bố cục bài viết:  
- Phần 1: Phong tục đón tết ở Việt Nam.  
- Phần 2: Phong tục đón năm mới ở Nga.  
- Phần 3: Những nét tương đồng và khác biệt trong phong tục đón Tết ở  
Việt Nam và ở Nga.  
PHẦN 1: PHONG TỤC ĐÓN TẾT Ở VIỆT NAM  
I. Lịch sử  
1. Từ nguyên  
Nguyên nghĩa của từ "Tết" chính là "tiết". Văn hóa Đông Á, trong đó có  
Việt Nam thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông  
nghiệp người ta đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau  
(ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất  
là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau  
này được biết đến là Tết Nguyên Đán.  
2. Nguồn gốc ra đời  
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam  
Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ… Đến thời nhà Hán, Hán Vũ  
Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau,  
không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.  
3. Quan niệm ngày tết  
170  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Tết là dịp để các thành viên trong gia đình họp mặt, đoàn tụ. Con cái, cháu  
chắt đi làm, đi học ở xa đều được nghỉ phép về thăm nhà từ khoảng 23 tháng  
Chạp âm lịch. Tuy vậy, gia đình Việt Nam trung bình dành ra nửa tháng Chạp để  
chuẩn bị đón Tết cho chu đáo. Có rất nhiều việc để làm: nào thăm mồ mả tổ tiên,  
nào mua hoa, pháo, nhang, đèn, nào sắm sửa quần áo mới, nào gói bánh chưng…  
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, vì vậy khoảng vài ngày  
trước Tết họ thường sơn, quét dọn lại nhà cửa. Đến đêm 30 tháng Chạp, mọi việc  
mua sắm phải hoàn tất, bàn thờ tổ tiên phải được sắp đặt tươm tất, các món ăn  
phải làm xong, pháo phải sẵn sàng. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không  
nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau  
những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng  
một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở ba  
miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.  
II. Sắm tết  
Chợ Tết là những phiên chợ có phiên họp chợ vào trước tết từ 25 tháng  
Chạp cho đến 30 tháng Chạp, bán nhiều mặt hàng nhưng nhiều nhất là các mặt  
hàng phục vụ cho tết Nguyên đán, như lá dong để gói bánh chưng, gạo nếp để  
gói bánh chưng hoặc nấu xôi, gà trống, các loại trái cây dùng thờ cúng tổ  
tiên. Hơn nữa, chợ Tết cũng để thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng  
ngoạn, để lễ bái như hoa tết, các loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại  
trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa... Kèm theo các chợ mua bán  
ngày giáp tết đông đúc, nhiều nơi còn tổ chức các chợ hoa nhằm vui xuân.  
III. Trang trí  
1. Mâm ngũ quả  
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau  
thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên  
thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.  
171  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Mâm ngũ quả của người miền Bắc gồm: chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể  
thay thế bằng cam, quýt, lê-ki-ma, hồng xiêm, hồng đỏ. Chuối xanh cong lên ôm  
lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc.  
Mâm ngũ quả người miền Nam gồm dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với  
ngụ ý cầu sung vừa đủ xài.  
Chọn năm thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh  
của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.  
2. Cây nêu  
Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ  
như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá  
chép bằng giấy, giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng  
lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va  
chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Vào buổi tối,  
người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết  
với con cháu. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, vì từ ngày  
này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này  
lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Ngày mùng bẩy tháng Giêng  
triệt hạ, gọi là "hạ nêu".  
3. Tranh tết  
Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn  
thư... có khi là một chữ Hán (chữ Tâm, Phúc, Đức...). Nó là một phần không thể  
thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia.  
4. Câu đối tết  
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho  
tới những người bình dân vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết.  
172  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Những câu đối này được viết bằng chữ Nho trên những tấm giấy đỏ hay hồng  
đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.  
5. Hoa tết  
Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào  
trang trí trong nhà, theo quan niệm người Phương Đông, đào có quyền lực trừ  
ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu  
nguyện và chúc phúc đầu xuân.  
Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn miền Bắc, màu  
vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng  
trưng cho vua. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao  
thừa hay sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh  
vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.  
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng  
có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Màu sắc tươi vui chủ đạo  
của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an  
khang và sung túc. Tết đến, cây quất thường được trang trí tại phòng khách.  
IV. Các giai đoạn đón tết  
Ở Việt Nam, Tết chỉ kéo dài trong 3 ngày, nhưng trong thực tế thì Tết  
được bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp và kéo dài đến hết tháng Giêng.  
1. Những ngày cuối năm  
1.1. Ngày Ông Công, Ông Táo  
Tết của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt  
cúng ông Táo. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp Âm  
lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn  
ông, một mũ đàn bà và ba con cá chép.  
1.2. Ngày dựng Cây nêu  
173  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Theo phong tục của một số dân tộc, trong đó có người Kinh, cây nêu vừa  
biểu trưng cho sự tôn kính trời đất, vừa là biểu trưng cho sự tiễu trừ ma quỷ.  
1.3. Ngày gói bánh chưng  
Theo phong tục của người Việt, trong ngày này nguời ta thường gói bánh  
chưng và chuẩn bị các món đồ tế lễ trong dịp Tết, đi thăm mồ mả gia tiên, sửa  
sang, dọn cỏ, quét vôi và làm một mâm cỗ cúng mời tổ tiên về ăn Tết với con  
cháu.  
1.4. Ngày Tất niên  
Có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là  
năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên. Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau  
để ăn cơm buổi tất niên. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai  
mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng  
thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Sắp dọn bàn thờ: trong gia đình người Việt  
thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp  
đặt bàn thờ khác nhau.  
2. Giao thừa  
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời  
khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc  
tốt đẹp nhất và bắn pháo hoa.  
2.1. Cúng Giao thừa ngoài trời  
Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên  
binh, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Lễ vật gồm:  
chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước,  
vàng mã.  
2.2. Cúng Giao thừa trong nhà  
174  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa  
vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt  
lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được  
chế biến bao gồm: bánh chưng, giò, chả, xôi gấc, thịt gà…; cỗ ngọt bao gồm:  
hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu/bia và các loại đồ uống khác.  
3. Bảy ngày đầu năm  
3.1. Ba ngày Tân niên  
Ngày mồng Một tháng Giêng là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là  
ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp  
tuổi được mời đi xông đất vào sáng sớm, người Việt thường bày cỗ cúng Tân  
niên, ăn tiệc và chúc nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách  
khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng  
Một Tết cha. Ngày mồng Hai tháng Giêng cũng có những hoạt động cúng lễ tại  
gia vào sáng sớm. Sau đó, nguời ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ.  
Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai để  
chúc Tết theo tục Đi sêu. Ngày mồng Ba tháng Giêng, sau khi cúng cơm tại gia  
theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy  
học theo tục Mồng Ba Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm  
viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm  
trong năm mới.  
3.2. Xông đất  
Tục lệ xông đất đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày  
Mồng Một "khai trương" một năm mới. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ  
người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất  
cho gia chủ.  
3.3. Xuất hành và hái lộc  
175  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm. Trước khi xuất hành,  
người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để  
mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Người Việt còn có tục bẻ lấy  
một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc.  
3.4. Chúc Tết  
Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy  
ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên.  
3.5. Thăm viếng họ hàng, hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp  
Thăm viếng họ hàng là để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời chúc tết  
thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, thành công... Đến  
thăm những người hàng xóm của mình – những gia đình sống gần với gia đình  
mình, chúc họ những câu tốt lành đầu năm mới. Đến thăm những người bạn bè,  
đồng nghiệp, những người thân thiết với mình để chúc họ những câu tốt lành,  
giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn.  
3.6. Mừng tuổi  
Người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, gọi là "lì xì"  
với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Tiền mừng tuổi nhận được trong  
ngày Tết gọi là "Tiền mở hàng".  
3.7. Hóa vàng  
Tục hóa vàng ngày mồng 4 hoặc mồng 5, không ít gia đình vẫn theo  
truyền thống cũ: làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất bóng lời cầu  
nguyện một năm mới nhiều may mắn.  
3.8. Khai hạ  
176  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Ngày mồng 7 tháng Giêng là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong  
ngày này, người Việt làm lễ hạ Cây nêu, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu  
bước vào việc làm ăn trong năm mới.  
V. Ẩm thực ngày tết  
Bữa ăn ngày Tết thường có nhiều món, đủ chất hơn và sang trọng hơn bữa  
ăn ngày thường. Vì vậy mà người ta cũng thường gọi là "ăn Tết". Ngoài cơm,  
ngày Tết còn có: Bánh truyền thống: bánh chưng, bánh dầy, bánh tét... Cỗ Tết có  
thể có bóng bì, canh măng, chân giò có nấm hương, miến nấu lòng gà, nem  
rán, xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành  
muối... Mứt Tết có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt dừa... Trái cây, đặc  
biệt là dưa hấu đỏ không thể thiếu trong những gia đình miền Nam. Kẹo bánh thì  
đa dạng hơn như: kẹo vừng, kẹo dừa, bánh chè lam... Ngoài ra, Tết còn có hạt  
dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ rang... Thức uống ngày Tết phổ  
biến nhất vẫn là rượu. Ngày nay còn có thêm các loại ruợu của phương  
Tây, bia và các loại nước ngọt.  
VI. Những phong tục tập quán và sinh hoạt ngày Tết  
1. Phong tục ngày Tết  
1.1. Phong tục chỉ còn tồn tại phảng phất  
Sêu Tết: ngày xưa các cặp trai gái đang trong thời kỳ hứa hôn, trước Tết  
người con rể tương lai phải mang lễ đến biếu bố mẹ vợ. Trồng và hạ nêu: trên  
cây treo một số vật tượng trưng gọi là bùa nêu để trừ tà quỷ. Hát sắc bùa: sau  
giao thừa, trẻ em tụ thành từng nhóm, đến cửa các nhà vừa hát vừa gõ trống.  
Gánh nước: ngay sau Giao thừa hoặc sáng mồng Một, người nhà mang thùng ra  
sông hoặc ra giếng làng gánh nước về đổ đầy chum vại. Chúc Tết theo thứ  
tự: chúc theo thứ tự Mồng một nhà trai, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.  
177  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Lạy sống ông bà: con cháu đến chúc Tết việc đầu tiên là phải vào quỳ lạy sống  
các cố và ông bà.  
1.2. Phong tục vẫn đang tồn tại rộng rãi  
Nhiều người ta mua một câu đối hay hoặc một vài chữ Nho mang ý nghĩa  
cầu an, cầu tài lộc cho năm mới. Mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên: được bày  
biện cầu kỳ đầy đủ vật lễ. Xông nhà: người ta nhờ người hợp tuổi, hợp mệnh đến  
xông nhà, cầu mong sang năm lấy được vía tốt của người xông nhà. Chọn hướng  
xuất hành: sau giao thừa, người ta chọn một hướng tương hợp tương sinh với  
mình với con giáp của năm để xuất hành cầu tài đón lộc. Lễ chùa: đến Tết nhất  
thiết người ta phải qua chùa thắp nén hương, dâng tiền giọt giầu hoặc tiền công  
đức cho chùa. Mua muối: đầu năm mọi nhà đều mua muối để cầu may mắn đến.  
Khai ấn và Khai bút: đầu Xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt, người ta khai ấn,  
khai bút, khai canh, khai thương... Riêng khai bút thì Giao thừa xong, chọn giờ  
Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Đi lễ chùa và xin xăm : xin  
xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay  
dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm.  
2. Sinh hoạt ngày tết  
Áo quần mới: sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để  
làm lễ gia tiên. Dọn dẹp nhà cửa trước Tết: do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày  
Tết vì việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân. Trả nợ cũ: đối  
với nhiều người Việt, dịp tất niên là dịp trả nợ cũ. Treo quốc kỳ: tại Việt Nam,  
ngày tết cũng như các ngày lễ trong năm, chính phủ đều khuyến khích treo quốc  
kỳ. Trò chơi dân gian: bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát  
chèo, đánh đu, đập niêu, chọi gà, và nhiều trò dân gian cổ truyền khác. Cờ  
bạc: trong dịp Tết thì tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào  
chơi trò ấy. Cúng đưa và Hạ nêu: trong những ngày Tết, người Việt quan niệm  
178  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
rằng có sự hiện diện của Ông Bà tổ tiên nên bàn thờ luôn được thắp hương và  
cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều mồng Bốn hay mồng Năm cúng tiễn đưa  
Ông Bà, chiều mồng Bảy cúng hạ nêu. Đốt pháo thường hay có trong dịp cúng  
tất niên hay thời khắc giao thừa ngày Tết cổ truyền.  
3. Lễ hội Tết  
Các lễ hội truyền thống khác như thi đấu cờ người, đua thuyền, đấu  
vật, đánh còn, múa lân, múa rồng, thi thả chim bồ câu... tùy theo bản sắc văn hóa  
của mình, mỗi địa phương đều tổ chức lễ hội ngày tết với những phần "lễ" và  
phần "hội" chứa đựng những nét văn hóa khác nhau rất phong phú.  
VII. Tín ngưỡng ngày tết  
1. Điềm lành  
Hoa mai: sau Giao thừa, nếu hoa mai nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là  
một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh. Chó  
lạ vào nhà: tục ngMèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang. Cây đào: nếu có  
nhiều cánh kép 3 lớp trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều  
phúc lộc. Cây quất: nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc.  
Nếu có đủ Tứ quý: quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn cả năm.  
2. Kiêng kỵ  
Kỵ mai táng: ngày Tết Nguyên Đán có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày  
Tết. Nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng. Ngày  
mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm  
lửa là đỏ là may mắn. Kiêng cho nước đầu năm vì nước được ví như nguồn tài  
lộc trong câu chúc tiền vào như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc. Trong  
ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu  
quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Ngày đầu năm cũng như  
ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay. Trong  
179  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này vào  
dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ "xúi quẩy". Ngoài ra, người già cũng khuyên con  
cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi  
nhau…Người ta thường kiêng khóc lóc, buồn tủi trong dịp Tết. Kiêng mặc quần  
áo màu trắng, đen: Những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu  
như: màu hồng, đỏ, vàng, kiêng màu trắng, đen. Kiêng nói to, cãi nhau, nói xấu  
hay mắng người khác. Kiêng đi chúc Tết vào sáng Mồng Một Tết nếu không  
được gia chủ mời vì sợ sẽ mang đến điều không tốt đẹp cho chủ nhà trong năm  
mới. Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin  
rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành.  
PHẦN 2: PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI Ở NGA  
I. Nguồn gốc ngày lễ đón năm mới  
Năm Mới là một trong những lễ hội chính nhất, yêu mến nhất và được  
mong đợi nhất ở nhiều dân tộc. Có thể nói rằng đó là ngày hội duy nhất được kỷ  
niệm ở khắp mọi nơi, không lệ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào như địa lý, tín  
ngưỡng và chính trị, và thậm chí cả khủng hoảng kinh tế cũng không làm giảm  
niềm vui đón năm mới trong mọi người. Hiển nhiên, những truyền thống và thời  
gian của lễ hội Năm Mới ở các nước cũng có khác nhau.  
Tại xứ Nga, trước thế kỷ XV Năm Mới bắt đầu vào ngày 1 tháng Ba theo  
công lịch Julius, còn từ sau thế kỷ XV thì Năm Mới là 1 tháng Chín. Từ 1700,  
theo Sắc chỉ của Nhà cải cách vĩ đại - Sa hoàng Piotr đệ Nhất, lễ hội Năm Mới  
được kỷ niệm ở Nga cũng như ở các nước châu Âu khác, vào ngày mồng Một  
tháng Giêng.  
II. Ý nghĩa ngày lễ năm mới  
Đối với người Nga, năm mới là một trong những ngày hội được yêu quí  
nhất, với truyền thống tiến hành kỷ niệm trong sự quây quần của những người  
thân thiết, với nến hồng trên bàn tiệc và những bông tuyết trắng ngần ngoài cửa  
180  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
sổ, với hình nhân Ông già Tuyết và Công chúa Tuyết cùng nhiều quà tặng dưới  
gốc thông xanh. Trẻ em chờ đón Ông già Tuyết, nhân vật chính của ngày lễ, chờ  
quà tặng, chờ kỳ nghỉ đông, còn người lớn thì chờ đón cuộc sống mới bình yên,  
vui vẻ và hạnh phúc trong năm mới.  
Ở Nga mọi người đều yêu thích ngày hội này, và vẫn nhớ rằng, xưa kia  
giao thừa năm mới được kỷ niệm theo lịch Julius vào đêm 13 sang ngày 14 tháng  
Giêng. Thông thường, lễ hội trong buổi đêm này là giành cho những ai không  
kịp đón năm mới vào 31 tháng Chạp. Nhìn chung, nhiều người Nga ngày nay  
vẫn theo lệ đón năm mới hai lần.  
III. Biểu tượng năm mới  
1. Cây thông  
Sau lệnh của Piotr đệ Nhất về việc đón năm mới theo cách châu Âu, cây  
thông trở thành biểu tượng của ngày lễ tết tại nước Nga. Cây thông Noel được  
“phục sinh” vào năm 1936 nhưng đã bị “cải tên” thành “cây thông năm mới” cho  
đến ngày nay.  
Biểu tượng năm mới ở Nga là "Cây năm mới", gọi là Novogodnaya Yolka,  
với những ngôi sao rực sáng đèn. Vào dịp năm mới hầu như trong mọi gia đình  
người Nga đều có một cây thông được trang hoàng rực rỡ, dù to, dù nhỏ, cây giả  
hay cây thật. Việc trang trí cây thông năm mới là một trong những việc làm được  
chờ đợi nhất và thú vị nhất. Cây thông phải phù hợp với diện tích của căn phòng,  
bên cạnh không có các vật gây cháy như lò sưởi, bếp điện… nhưng không quá xa  
ổ cắm điện để còn cắm đèn nhấp nháy. Cây thông không được dựng sát tường để  
mọi người có thể nhìn ngắm và tiếp cận từ nhiều hướng... Người Nga vẫn ưa  
chọn thông bách tán làm cây thông năm mới.  
Cạnh cây thông năm mới những người trong gia đình và bạn bè tụ tập ăn  
uống và ba thứ không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết là quýt, rượu sâm-panh và  
xa lát “Olivier” mà chúng ta quen gọi là xa lát Nga.  
181  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
2. Ông già Tuyết và Cô gái Tuyết  
Trong truyền thuyết của dân tộc Nga cổ đại từng tồn tại nhiều vị thần của  
băng giá mùa Đông, chẳng hạn ông Moroz hay Ông già Tuyết, Cô gái Tuyết...  
Ông già Tuyết hiện nay có nguyên mẫu là một người tên là Nicholas sống ở thế  
kỷ 3 sau CN, bên bờ Địa Trung hải. Ông già Tuyết của người Nga không tặng  
quà cho trẻ em vào dịp Giáng sinh mà là vào đêm Giao thừa. Tuy nhiên, đặc  
điểm khác biệt lớn nhất của Ông già Tuyết Nga là không đi phát quà một mình.  
Ông có trợ thủ đắc lực là cô cháu yêu Snegurochka - dịch sang tiếng Việt thành  
Cô gái Tuyết (hoặc Công chúa Tuyết). Cô gái Tuyết xuất hiện lần đầu ở Nga vào  
thế kỷ 19 nhờ công của nhà văn Aleksandr Ostrovsky (1823-1886) và câu  
chuyện cổ tích do ông sáng tác Snegurochka. Hiện tại Ông già Tuyết và Cô gái  
Tuyết trở thành hai nhân vật được tất cả trẻ em Nga đặc biệt yêu thích.  
Tại hầu hết các nước châu Âu bố mẹ, ông bà có tập tục giấu quà “của  
Thánh Nicholas” dành cho con, cháu trong bít tất. Riêng người Nga có truyền  
thống giấu quà dưới gối.  
IV. Các giai đoạn đón năm mới  
1. Giai đoạn chuẩn bị  
Người Nga chuẩn bị cho năm mới trước đó khoảng một tuần. Người ta mua  
quà, bưu thiếp cho trẻ em, người thân và bạn bè. Tuy nhiên việc quan trọng hơn  
cả là việc chọn mua cây thông. Cây thông đẹp có ý nghĩa rất lớn trong tiềm thức  
của người dân Nga. Việc trang trí cây thông trở thành niềm vui của cả người lớn  
và trẻ em.  
2. Giai đoạn đón Năm mới  
Vào đêm giao thừa có những người thích đón năm mới ở ngoài đường phố,  
tuy nhiên có tới 74% người dân Nga khi được hỏi trả lời rằng họ thích đón giao  
thừa ở nhà cùng với cả gia đình. Tối 31 tháng 12 những người thân thiết nhất tập  
trung ở nhà bên bàn tiệc được sang trọng. Đối với nhiều người Nga, trên bàn tiệc  
182  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
năm mới nhất định phải có rượu sâm-panh, quít và xa lát “Olivier”. Khi chuông  
đồng hồ điểm 12 giờ mọi người trong gia đình cùng đứng lên nâng cốc chúc  
mừng năm mới đã đến. Họ tặng quà và chúc mừng nhau một năm mới tốt lành.  
3. Giai đoạn sau ngày lễ Năm mới  
Bước sang năm mới ở Nga không có nhiều lễ hội như ở Việt Nam, nhưng  
người Nga cũng đi thăm bạn bè, người thân, đưa bọn trẻ đến những khu vui chơi  
để thực sự được thư giãn, thoải mái trong những ngày đầu tiên của năm mới.  
V. Một số niềm tin và điều kỵ húy của người Nga trong năm mới  
1. Một số niềm tin của người Nga trong dịp năm mới  
Gần đến năm mới cô gái nào tìm được hạt giống dưới gầm bàn thì năm đó  
sẽ lấy chồng. Trước năm mới không nên vứt rác khỏi nhà, nếu không cả năm sẽ  
không được bình an. Nếu ngày đầu năm vui vẻ thì cả năm cũng vui vẻ. Nếu vào  
ngày đầu năm mà thương gia bán hàng cho người khách đầu tiên với giá rẻ thì cả  
năm sẽ buôn bán thịnh vượng. Để được bình an trong năm mới, cần phải đón  
ngày lễ vui vẻ và thân thiện. Không nên đưa tiền lúc gần năm mới, nếu không cả  
năm sẽ phải chi tiền. Đêm giao thừa mặc đồ mới thì cả năm sẽ luôn mới. Ly rượu  
cuối cùng của giao thừa sẽ đem lại may mắn cho ai uống nó.  
2. Những điều nên làm trong ngày 31 tháng 12  
Trong những yêu cầu phải tuân theo trong năm mới, điều cấm kị là không  
cho người lạ một cái gì đó có liên quan tới lửa. Mua một cái chổi, trang trí cho  
nó bằng nơ đỏ và dựng ngược ở góc bếp. Để một cốc rượu và một thìa xa-lat tự  
làm lên trên bếp. Treo một vòng hoa trên cửa vào của ngôi nhà. Một giờ trước  
khi khách đến, hãy đốt một cây nến và đặt trong từng phòng. Xin lỗi tất cả những  
người mà mình có lỗi với họ và hãy quên đi mọi sự bực mình của bản thân.  
3. Những điều kỵ húy trong ngày 31 tháng 12  
183  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Không nên đánh vỡ bát đĩa, làm thế sẽ dẫn đến cãi cọ trong gia đình.  
Không nên cãi nhau bên bàn tiệc, làm thế sẽ dẫn đến bất hạnh. Không nên để bàn  
tiệc năm mới trống rỗng, làm thế sẽ dẫn đến sự nghèo đói. Không nên vứt bỏ  
những thức ăn thừa khỏi bàn tiệc, làm thế sẽ xua đuổi sự may mắn và thành đạt.  
Không nên từ chối sự hiếu khách, làm thế trong nhà sẽ không có tiền.  
PHẦN 3: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG  
PHONG TỤC ĐÓN TẾT Ở VIỆT NAM VÀ Ở NGA  
I. Những nét tương đồng  
Cả người Nga và người Việt vào dịp năm mới đều hướng tới điều mới mẻ,  
tốt đẹp trong năm mới, kiêng cho lửa, kiêng đánh vỡ bát đĩa, cố gắng không cãi  
cọ, không vứt rác, vứt thức ăn thừa…  
II. Những nét khác biệt  
1. Việt Nam  
Người Việt Nam đón Tết theo lịch âm. Biểu tượng của năm mới ở Việt  
Nam là cây đào, cây mai. Vào dịp Tết ở Việt Nam thường diễn ra các chợ tết,  
chợ hoa. Công việc quan trọng đối với người Việt Nam trong mỗi địp Tết là gói  
bánh chưng. Những món ăn không thể thiếu của người Việt nam trong dịp Tết:  
bánh chưng, thịt gà, giò nạc, canh măng, canh miến, dưa hành. Vào dịp Tết  
người Việt Nam có phong tục mừng tuổi lấy may.  
2. Nga  
Người Nga đón năm mới theo lịch dương. Biểu tượng của năm mới ở Nga  
là cây thông. Vào dịp tết thì ở Nga thường có chợ thông. Đối với người Nga  
công việc quan trọng nhất trong mỗi dịp tết đó là trang trí cây thông. Và thứ  
không thể thiếu trên bàn tiệc của người Nga trong năm mới là rượu sâm-panh và  
xa lát "Olivier". Người Nga thường tặng quà và bưu thiếp cho người thân và bạn  
bè vào dịp năm mới.  
184  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
6. vi.wikipedia.org  
185  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
pdf 17 trang Thùy Anh 13/05/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Phong tục đón năm mới ở Việt Nam và ở Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphong_tuc_don_nam_moi_o_viet_nam_va_o_nga.pdf