Đề tài Tổ chức dạy học bài: Tạo họa tiết trang trí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 7 trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành

TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI: TẠO HỌA TIẾT TRANG TRÍ  
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC  
CHO HỌC SINH LỚP 7 – TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH  
CHẤT LƯỢNG CAO NGUYỄN TẤT THÀNH  
Bùi Anh Riu - Trường CĐSP tỉnh Hòa Bình  
Email: Riubui5565hb@gmail.com  
TÓM TẮT  
Học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 7 nói riêng đều phải học những  
bài tập trang trí cơ bản như: trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật,... có  
nhiều em lúng túng, làm đi làm lại mà bài tập vẫn chưa hoàn thành theo ý muốn,  
ngược lại một số em thực hiện bài trang trí rất nhanh và đẹp. Vậy nguyên nhân  
bắt nguồn từ đâu mà có sự phân hóa lớn như vậy? Câu trả lời đơn giản nhất đó  
là kho tư liệu về họa tiết trang trí của các em còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được  
nhu cầu sử dụng cần thiết trong các bài tập. vậy định hướng tổ chức dạy –  
học: Tạo họa tiết trang trí là tìm ra giải pháp tối ưu nhất, thúc đẩy học sinh học  
tập tự tin và sáng tạo.  
Tổ chức dạy học bài Tạo họa tiết trang trí cho học sinh lớp 7 trường  
PTTHCLC Nguyễn Tất Thành thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình là sự  
chuyển tiếp từ một bài vẽ cơ bản hiện hành chuyển sang cách dạy theo định  
hướng pháp triển năng lực cho học sinh có tác động tích cực, đáp ứng nhu cầu  
mong mỏi của giáo viên trong quá trình dạy học.  
Nghiên cứu đưa ra những giải pháp cơ bản cho giáo viên và học sinh trường  
PTTHCLC Nguyễn Tất Thành áp dụng vào bài: Tổ chức dạy học bài Tạo họa  
tiết trang trí theo định hướng pháp triển năng lực cho học sinh lớp 7.  
Từ khóa: Tổ chức, dạy - học, phát triển năng lực, THCS, trường PTTHCLC  
Nguyễn Tất Thành, trường CĐSP Hòa Bình.  
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Nếu bài dạy Tạo họa tiết trang trí từ một bài vẽ cơ bản hiện hành từ năm  
2000 đến nay mới chỉ dừng lại cách nhìn, cách nghĩ, cách vẽ, cách cảm thụ của  
học sinh, sau đó ứng dụng vào cuốc sống một cách chung chung, mục tiêu là học  
đủ 9 môn mang tính phổ cập giáo dục. Dạy học theo định hướng phát triển  
năng lực ở mức độ cao hơn về mọi mặt đó là phát triển khả năng tự học, tự đánh  
giá, năng lực học nhóm, năng lực phẩm chất đạo đức, năng lực cá nhân và vận  
dụng kiến thức vào thực tế linh hoạt, sáng tạo.  
Sự khác biệt rõ nét nhất việc thiết kế các hoạt động dạy học, phương  
pháp dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học,...  
Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi và thực hiện trên lớp năm học qua. Bản  
thân tôi đã tìm ra giải pháp tâm đắc để chọn ra: Tổ chức dạy học bài: Tạo họa  
tiết trang trí. Đây là bài dạy thuyết thực hành cụ thể. Từ đó định hướng  
các bài dạy tiếp theo.  
Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực tôi đã dạy để thử  
nghiệm cho học sinh khối lớp 7 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành có hiệu  
quả chất lượng, giáo viên tự tin hơn, học sinh tham gia tích cực tất cả mọi  
hoạt động dạy học. Chất lượng học tập đồng đều và có sự tiến brệt.  
Chính vì thế tôi tiếp tục áp dụng: Tổ chức dạy học bài: Tạo học tiết trang  
trí cho đối tượng học sinh khối lớp 7 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành năm  
học 2019 - 2020  
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đạt được kết quả nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi;  
quan sát, dự giờ đồng nghiệp, 98 học sinh của 3 lớp 7 trường PTTHCLC  
Nguyễn Tất Thành, phỏng vấn giáo viên dạy mĩ thuật, đồng thời sử dụng  
phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động dạy học.  
Về nội dung lý thuyết: Giáo viên tổ chức giờ dạy theo từng hoạt động dạy –  
học, nêu vấn đề, hướng dẫn thảo luận, tổ chức nhóm, yêu cầu học sinh đọc và  
nghiên cứu tài liệu SGK, tài liệu tham khảo,... giải quyết tình huống, thảo luận  
2
nhóm, thảo luận chung, giải thích thấu đáo của giáo viên để hoàn thành mục  
tiêu, yêu cầu của bài.  
III. KẾT QUẢ  
Kết quả bài tổ chức dạy học bài: Tạo họa tiết trang trí theo định hướng  
phát triển năng lực của học sinh thực sự định hướng cho học sinh hình thành  
và phát triển năng lực toàn diện về: năng lực phẩm chất đạo đức, năng lực tự  
học, tự đánh giá, năng lực tự ứng dụng vào cuộc sống năng lực sáng tạo... Tổ  
chức dạy học thực hiện trên cơ sở đẩy sâu và mở rộng kiến thức về thuyết,  
tăng cường giờ thực hành, thảo luận, giao bài thực hành mang tính ứng dụng, bài  
tập bổ sung có chất lượng và sáng tạo cao, giảm các giờ thuyết (30% giờ lý  
thuyết, 70% giờ thực hành, thảo luận). Phát huy sự sáng tạo, tự học, tự nghiên  
cứu cho mỗi học sinh và sự phối hợp khoa học của nhóm học sinh.  
Các phương pháp giảng dạy đã được sử dụng gồm:  
- Dựa vào thực tế bài học, cơ sở vật chất, đối tượng học sinh mà đưa ra  
phương pháp dạy phù hợp. Đối với bài cách tạo họa tiết trang trí giáo viên tổ  
chức cho học sinh thu lượm nhiều hoa lá khác nhau để giờ học kết quả cao, từ  
việc chọn hoa lá có đặc điểm để tạo thành họa tiết trang trí là quan trọng. Tổ  
chức dạy học trên lớp, quan sát các hoạt động cá nhân của học sinh như sử  
dụng các dụng cụ và các kĩ năng thực hành, các bước cơ bản như: chọn hoa lá  
đơn giản, sáng tạo để tạo thành họa tiết trang trí, mỗi học sinh đều sự sáng tạo  
khác nhau, không bắt chước tài liệu, SGK;  
- Tổ chức hoạt động dạy học phương pháp dạy học nâng cao khả  
năng thực hành bài tập của học sinh, đó hoạt động vận dụng, hoạt động tìm  
tòi, mở rộng. Hai hoạt động này thực sự mang lại kết quả học tập của học sinh;  
- Hoạt động vận dụng học sinh có khả năng vận dụng mọi kiến thức, kĩ  
năng đã đã học được. Từ đó phát huy khả năng năng lực sáng tạo của bản  
thân làm ra sản phẩm đưa vào cuộc sống hàng ngày,... có thể sử dụng tạo hình  
3D, 4D,5D dựa vào bài hay chủ đề tác phẩm của nhóm để biểu diễn, trưng bày,  
sắm vai...;  
3
- Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Học sinh được khai thác và tìm cuộc thi vẽ  
hoặc tạo hình từ các chất liệu khác nhau, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật sắp  
đặt, tạo ra sản phẩm vào cuộc sống hàng ngày.  
+ Ưu điểm: Năng lực sử dụng phương pháp để áp dụng vào bài vẽ cách vẽ  
theo mẫu của giáo viên là tốt. Ngôn ngữ nói, diễn đạt lưu loát, dễ hiểu, khúc  
triết, rõ ràng, giải quyết được sự "trừu tượng" của từ mĩ thuật. Kết hợp nhuần  
nhuyễn khoa học của trực quan và phương pháp dạy học. thế thực hành được  
đẩy sâu hơn, bài vẽ của học sinh có chất lượng cao hơn.  
+ Hạn chế: Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho một giờ  
dạy chuẩn mực. Giáo viên muốn dạy tốt, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của  
định hướng phát triển năng lực cho học sinh thì phải tập trung suy nghĩ, tìm tòi,  
tự bỏ kinh phí cá nhân để mua sắm thiết bị, trực quan,...  
* Bảng điều tra năng lực của học sinh theo phương pháp truyền thống (98  
em học sinh lớp 7 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành đầu năm học 2019 -  
2020):  
Mức độ thực hiện  
Thường xuyên  
Thỉnh thoảng  
Chưa  
Nội dung  
bao giờ  
STT  
Số  
%
51  
Số  
lượng  
%
Số  
lượng  
%
lượng  
50  
60  
40  
50  
48  
38  
40  
40  
49  
0
0
Vui vẻ, hứng thú học tập  
Thân thiện, gần gũi  
1
2
61,2  
40,8  
51  
38,8  
40,8  
40,8  
0
0
18 18,4  
8,2  
Học tham gia tích cực thảo luận  
3 nhóm, lớp.  
8
Trình bày trước tập thể lớp.  
4
58  
60  
59,1  
61,2  
30  
26  
30,6  
26,5  
10 10,3  
12 12,3  
5 Đủ thời gian làm bài trên lớp  
Kết quả bài thực hành  
6
4
Học sinh được rèn luyện nhiều hơn về các kĩ năng: nghe, nói, giao tiếp,...  
kết hợp hoạt động cá nhân, hoạt động ở lớp, ứng dụng vào các bài trang trí cơ  
bản, bài tập ứng dụng để tạo ra các sản phẩm trong gia đình, lớp học; nhiều  
cơ hội đtham gia bày tỏ ý kiến, phát huy khả năng, năng lực của từng học sinh.  
Đặc biệt phân hóa được học sinh: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn  
thành. Từ đó quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn để cả lớp nhiệt tình đều hoàn thành yêu  
cầu bài vẽ.  
* Bảng điều tra năng lực (98 em học sinh khối lớp 7 trường PTTHCLC  
Nguyễn Tất Thành cuối năm học 2019 - 2020) áp dụng bài Tạo họa tiết trang trí  
theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh:  
Mức độ thực hiện  
Thường  
xuyên  
Thỉnh  
thoảng  
Chưa  
STT  
Nội dung  
bao giờ  
Số  
%
Số  
%
Số  
%
lượng  
lượng  
lượng  
93  
96  
98  
94,8  
97,9  
100  
5
2
0
5,2  
2,1  
0
0
0
0
0
0
0
1
2
3
Vui vẻ, hứng thú học tập  
Thân thiện, gần gũi  
Học tham gia tích cực thảo luận  
nhóm, lớp.  
90  
96  
98  
91,8  
97,9  
100  
8
2
0
8,2  
2,1  
0
0
0
0
0
0
0
4
5
6
Trình bày trước tập thể lớp.  
Đủ thời gian làm bài trên lớp  
Kết quả bài thực hành  
5
IV. PHẦN BÀN LUẬN  
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  
Tìm hiểu khái niệm Vẽ theo mẫu  
(Hoạt chung cả lớp)  
- Học sinh tìm hiểu về màu sắc, đường nét, vẻ đẹp của họa tiết từ các hình  
minh họa (Bài 3 trang 84,85,86 – SGK MT7) và trên các vốn cổ, sản phẩm, bài  
vẽ... trong đồ dùng dạy học (ĐDDH).  
(Hoạt động nhóm)  
- Đọc, tìm hiểu thông tin mục I. Quan sát, nhận xét: Tạo học tiết trang trí  
(Bài 3, trang 48 – SGK MT7).  
- Chia sẻ trong nhóm về những sản phẩm đã sưu tầm; nhận xét và nêu ý  
kiến cá nhân.  
- Có thể tổ chức trò chơi: ”Tìm họa tiết trang trí đồ vật”, cụ thể:  
+ Sử dụng các họa tiết đã chuẩn bị (mỗi bộ họa tiết số lượng từ 5 đến 7  
họa tiết)  
+ Yêu cầu học sinh chọn họa tiết, gắn lên đồ vật (mũ, bình nước, cái ấm...)  
Lưu ý: Cần quan tâm đến màu nền và màu họa tiết cho phù hợp.  
- Nêu cảm nhận về sản phẩm sau khi được trang trí  
- Trên cơ sở những trải nghiệm của học sinh thông qua ĐDDH đã chuẩn bị,  
tham khảo hướng dẫn trong Bài 3 – SGV MT7, GV bổ sung và nhấn mạnh :  
+ Họa tiết trang trí rất phong phú đa dạng, bắt nguồn từ các hình ảnh có  
thực trong thiên nhiên như hoa lá, chim muông,...  
+ Họa tiết trang trí thường được vẽ đơn giản, cách điệu đẹp hơn nhưng  
vẫn giữ được đặc điểm của mẫu.  
+ Trên các công trình kiến trúc đình, chùa, cổ vật,... rất nhiều họa tiết  
trang trí được tạo bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa (hình ảnh  
chim và hươu trên mặt trống đồng, hình sóng nước ở Tháp chùa Phổ Minh,  
hình họa tiết sen, hoa cúc ở đình chùa,...)  
+ Ngày nay nhiều sản phẩm gia dụng được trang trí bằng những họa tiết  
đẹp, tạo sthích thú cho người sử dụng.  
6
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC  
1. Tìm hiểu họa tiết trang trí  
(Hoạt động chung cả lớp)  
- GV gợi ý cho học sinh nhớ lại các kiến thức có liên quan đến bài học, yêu  
cầu học sinh nêu cách tạo họa tiết trang trí theo hiểu biết.  
- Học sinh tìm hiểu nội dung Bài 3: Tạo họa tiết trang trí (mục II, trang 85).  
- Giáo viên phối hợp với hình minh họa, gợi ý học sinh trả lời:  
+ Họa tiết được tạo từ hình mẫu (hoa lá, động thực vật...) nào?  
+ Nhận xét về hình dáng, đường nét, màu sắc của họa tiết trang trí.  
2. Cách tạo họa tiết trang trí  
(Hoạt động cá nhân)  
- GV yêu cầu HS:  
+ Trao đổi trong nhóm về sự lựa chọn hình mẫu của mình, tham khảo hình  
ảnh của bạn/nhóm bạn.  
+ Có thể tự ngồi theo nhóm có cùng sở thích. Ví dụ: nhóm cùng lựa chọn  
tạo họa tiết từ hoa lá; nhóm tạo họa tiết từ con vật, đồ vật,...  
- GV nêu khái quát về cách tạo họa tiết trang trí:  
+ Lựa chọn mẫu có hình dáng đẹp (theo ý thích), chép thực.  
+ Đơn giản các chi tiết.  
+ Cách điệu và hoàn thiện họa tiết.  
3. Tạo họa tiết trang trí  
(Hoạt động chung cả lớp)  
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa (trang 86 - SGK), trả lời câu hỏi:  
+ Hãy nói các bước tiến hành để tạo họa tiết trang trí.  
+ Em có nhận xét gì về các họa tiết trang trí trên?  
7
- Sau khi học sinh trả lời, GV cần minh họa trực tiếp trên bảng cách tạo  
họa tiết theo các bước (nên sử dụng hình ảnh hoa, lá thực đã chuẩn bị để minh  
họa) để củng cố kiến thức lưu ý:  
+ Ghi chép lại hình ảnh thực đã lựa chọn.  
+ Đơn giản lược bỏ các chi tiết không cần thiết.  
+ Cách điệu: sắp xếp các chi tiết hình và nét sao cho hài hòa, cân đối.  
+ Có thể thêm hoặc bớt một số nét, nhưng vẫn nhận ra được hình dáng  
đặc điểm của mẫu.  
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP  
1. Thực hành  
(Hoạt động cá nhân)  
- Tham khảo nhận xét một số hình họa tiết mẫu (trên đồ vật, tranh ảnh,  
bài mẫu)  
+ Họa tiết trên đồ dùng  
8
+ Họa tiết trên viên gạch  
+ Họa tiết trên tấm thảm, túi xách  
+ Họa tiết trang trí bài vẽ của học sinh  
9
- Chép thực: Lựa chọn hình ảnh (hoa,lá, động vật...) chép thực vào giấy/vở.  
- Từ hình chép thực đơn giản (lược bỏ bớt chi tiết) cách điệu.  
+ Chép và đơn giản, cách điệu từ 2 đến 4 mẫu.  
+ Số lượng: từ 2 đến 3 họa tiết.  
+ Vẽ màu vào họa tiết trang trí theo ý thích  
+ Khổ giấy: tự chọn.  
2. Nhận xét, đánh giá  
(Hoạt động nhóm)  
HS chia sẻ hình ảnh với bạn/nhóm bạn, trao đổi về:  
+ Đường nét họa tiết.  
+ Vẻ cân đối hài hòa của hình vẽ sau khi đơn giản.  
+ Đặc điểm của hình ảnh sau khi được cách điệu thành họa tiết.  
(Hoạt động cả lớp)  
- HS chia sẻ thông tin với GV.  
- GV nhận xét sản phẩm, phân loại kết quả.  
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG  
(Hoạt động nhóm)  
thể lựa chọn hình thức sau:  
- Tạo họa tiết từ hoa lá quanh nhà.  
- Tạo họa tiết theo chủ đề (ví dụ: Tạo họa tiết nhóm các con vật).  
- Tạo nhiều họa tiết trong bố cục chung (ví dụ: tạo học tiết côn trùng, hoa,  
lá).  
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG  
(Hoạt động nhóm)  
- Phân loại họa tiết, sử dụng nhóm họa tiết cùng loại tạo bộ sưu tập về họa  
tiết.  
- Phối hợp các họa tiết, tạo bức tranh sinh động chủ đề.  
- Thuyết trình về sản phẩm của nhóm.  
10  
V. KẾT LUẬN  
Chương trình SGK hiện hành từ năm 2000 nhiều bài dạy không còn phù  
hợp với điều kiện kinh tế hội và phát triển giáo dục hiện nay. Việc tìm tòi,  
khám phá ra một phương thức học mới phù hợp hơn hiệu quả hơn đó dạy –  
học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh.  
Thời gian áp dụng vào bài vẽ tạo họa tiết trang trí theo định hướng phát  
triển năng lực cho học sinh lớp 7 – trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành đã  
được hai năm học. Bản thân tôi thấy hiệu quả rệt. Giúp học sinh chuyển đổi  
từ thụ động, ghi nhớ, tích hợp sang phương pháp tự giác, chủ động, sáng tạo của  
người học. Đây sự chuyển biến và minh chứng phù hợp với xu thế phát triển  
chung của nền Giáo dục nước Nhà.  
Thông qua bài viết một số giải pháp cụ thể. Bản thân tôi đã giới thiệu  
quy trình, thiết kế các hoạt động dạy học mới nhằm áp dụng vào bài Tạo họa  
tiết trang trí theo định hướng phát triển năng lực cho HS lớp 7 trường  
PTTHCLC Nguyễn Tất Thành thuộc trường CĐSP Hòa Bình.  
Bài viết không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong các đồng chí, đồng  
nghiệp, bạn bè, đóng góp, bổ xung ý kiến tích cực. Góp phần nâng cao hiệu quả  
chất lượng dạy học môn mĩ thuật cho học sinh THCS hiện nay.  
Tôi xin chân thành cảm ơn./.  
11  
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên mĩ thuật THCS Nhà xuất bản giáo dục  
năm 2007.  
2. Tài liệu hướng dẫn giáo viên các hoạt động giáo dục lớp 7 tập 1, tập 2 –  
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.  
12  
doc 12 trang Thùy Anh 04/05/2022 4260
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tổ chức dạy học bài: Tạo họa tiết trang trí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 7 trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docde_tai_to_chuc_day_hoc_bai_tao_hoa_tiet_trang_tri_theo_dinh.doc