Bồi dưỡng về xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các trường Trung học Cơ sở

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO  
CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG  
về xây dựng và phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ  
TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ  
Nội, 2019  
1
MỤC LỤC  
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG................................................................................................9  
2
BÀI GIẢNG BỒI DƯỠNG (trực tiếp)...........................................................................30  
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................31  
3
 
Lời nói đầu  
Trong bối cảnh học ngoại ngữ ở Việt Nam hiên nay, việc xây dựng môi  
trường học tập tích cực ngoài lớp học cho người học sử dụng ngoại ngữ trong các  
tình huống thực tế đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý giáo dục, giáo  
viên, học sinh và cộng đồng hội. Môi trường học tập tích cực qua các tình  
huống thực tế không những tạo điều kiện cho người học rèn luyện các kĩ năng thực  
hành tiếng, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống mà còn giúp người  
học từng bước nâng cao sự tự tin, năng động, hứng thú trong việc học sự dụng  
ngoại ngữ. Đây yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức độ thành thạo, lưu loát trong giao  
tiếp ngoại ngữ của người học. Bên cạnh đó, môi trường học tập tích cực qua các  
tình huống thực tế còn góp phần tạo dựng phong cách học chiến lược học của  
người học nhằm đẩy nhanh hiệu quả, chất lượng không chỉ trong dạy-học ngoại  
ngữ mà còn trong việc sử dụng ngôn ngữ trên mọi khía cạnh lĩnh vực của đời  
sống, giúp người học thể hiện năng lực, niềm đam của bản thân qua đó nâng  
cao nhận thức, thái độ học tập tích cực đối với việc học ngoại ngữ nói chung và  
tiếng Anh nói riêng.  
Việc biên soạn 06 cuốn Sổ tay hướng dẫn xây dựng, phát triển môi trường  
dạy học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục đại học, trường nghề, trường THPT,  
trường THCS, trường tiểu học và liên trường với nhiều mô hình học tập cộng đồng  
một trong các nỗ lực xây dựng môi trường học và dùng ngoại ngữ, tạo điều kiện  
cho các nhà trường, đội ngũ các thầy cô giáo và học sinh, học sinh thuận tiện hơn  
khi tổ chức các hoạt động học ngôn ngữ manh tính cộng đồng, thu hút sự quan tâm,  
nâng cao nhận thức của lãnh đạo, người dạy, người học, cha mẹ học sinh và xã hội  
nói chung về giáo dục ngoại ngữ.  
Đây “Chương trình và tài liệu bồi dưỡng về xây dựng, phát triển môi  
trường dạy học ngoại ngữ” đi kèm với từng cuốn sổ tay của mỗi cấp nhằm  
mục đích giúp những người tổ chức hoạt động hội nhập với tinh thần đổi mới trong  
giáo dục ngoại ngữ, giúp công tác triển khai hoạt động thuận tiện, linh hoạt, sáng  
tạo, phù hợp với tình hình thực tế của từng nhà trường, từng địa phương.  
4
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG  
Về xây dựng, phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ  
1. Mô tả chương trình bồi dưỡng  
Chương trình tập huấn được thực hiện theo nhiệm vụ Xây dựng, phát triển  
môi trường học sử dụng ngoại ngữ, phát động phong trào giáo viên cùng học  
ngoại ngữvới học sinh”. Chương trình này giúp cán bộ quản lý và giảng viên/ giáo  
viên hiểu, áp dụng chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy, học  
sử dụng ngoại ngữ cho đơn vị.  
2. Mục tiêu  
2.1. Mục tiêu chung  
- Hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động xây dựng, phát triển môi  
trường học sử dụng ngoại ngữ ngoài lớp học;  
- Áp dụng các hoạt động trong cuốn Sổ tay xây dựng, phát triển môi trường  
học sử dụng ngoại ngữđể đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động ngoại  
khóa;  
- Xây dựng, phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ phù hợp với  
điều kiện thực tế của đơn vị.  
2.2. Mục tiêu cụ thể  
Sau khi được tập huấn, cán bộ quản lý, chuyên viên Sở và giáo viên có thể:  
- Hiểu tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động xây dựng, phát triển  
môi trường học sử dụng ngoại ngữ;  
- Hiểu nội dung, quy trình tổ chức triển khai hoạt động;  
- Phối hợp hiệu quả với các bên liên quan trong việc tổ chức triển khai các  
hoạt động;  
- Lập kế hoạch hành động cho từng hoạt động;  
- Phát triển kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng lãnh đạo tổ chức thông qua  
trải nghiệm các hoạt động;  
5
         
- Đánh giá việc triển khai và điều chỉnh nội dung các hoạt động phù hợp  
với điều kiện thực tiễn của từng địa phương.  
3. Đối tượng  
- Cán bộ quản lý;  
- Giáo viên ngoại ngữ  
4. Thời lượng  
64 tiết gồm cả thời lượng học trực tuyến, trực tiếp dự giờ thực tế.  
5. Hình thức  
Việc tổ chức bồi dưỡng thể được thực hiện theo một trong ba hình thức:  
1) trực tiếp, 2) trực tuyến, hoặc 3) tích hợp (trực tiếp kết hợp trực tuyến).  
5.1. Trực tiếp  
- Với hình thức này, giảng viên huấn luyện trực tiếp làm việc cùng học viên  
để hướng dẫn triển khai các hoạt động xây dựng, phát triển môi trường học sử  
dụng ngoại ngữ.  
- Thời gian phân bổ: 40 tiết nghiên cứu tài liệu, 8 tiết bồi dưỡng trực tiếp  
trên lớp học, 16 tiết giảng viên huấn luyện tham dự một hoặc hai hoạt động xây  
dựng môi trường học sử dụng ngoại ngữ được tổ chức thực tế tại nhà trường.  
5.2. Trực tuyến  
- Với hình thức này, học viên được tiếp cận nguồn học liệu trực tuyến để có  
thể chủ động tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường học sử dụng ngoại  
ngữ.  
- Thời gian phân bổ: thực hiện theo chương trình học trực tuyến được xây  
dựng cho 64 tiết học.  
5.3. Tích hợp trực tiếp trực tuyến  
- Với hình thức này, học viên được tiếp cận nguồn học liệu trực tuyến học  
trên lớp học mặt giáp mặt với giảng viên huấn luyện.  
6
             
- Thời gian phân bổ: 40 tiết học trực tuyến, 8 tiết bồi dưỡng trực tiếp trên lớp  
học, 16 tiết giảng viên huấn luyện tham dự một hoặc hai hoạt động xây dựng, phát  
triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ được tổ chức thực tế tại nhà trường.  
6. Lịch trình dự kiến cho học trực tiếp  
Thời gian  
Nội dung  
1. Giới thiệu tổng quan về cơ sở luận  
Trao đổi (cặp/nhóm/lớp)  
Thành phần  
- Tầm quan trọng của các hoạt động xây dựng,  
phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ  
ngoài lớp học  
- Hiện trạng và khó khăn của việc tạo môi trường  
học sử dụng ngoại ngữ ngoài lớp học  
2. Giới thiệu tổng quan về cuốn Sổ tay  
Cán bộ quản  
lý, giáo viên  
ngoại ngữ  
thuyết  
(tiết 1-4)  
- Học viên đọc cuốn sổ tay để đặt các câu hỏi  
thảo luận về việc triển khai hoạt động  
- Giảng viên tập huấn chia sẻ kinh nghiệm triển  
khai thực tế gợi ý những cách áp dụng linh  
hoạt trong từng bối cảnh  
3. Sự phối hợp của các bên liên quan trong việc  
tổ chức triển khai các hoạt động  
4. Hướng dẫn tổ chức thực hiện một số hoạt động  
mẫu  
5. Lập kế hoạch hành động cho các hoạt động  
- Mỗi nhóm lập kế hoạch cho 1-2 hoạt động  
- Thuyết trình nhóm  
Thực hành  
(tiết 5-8)  
Giáo viên  
ngoại ngữ  
- Thảo luận  
- Trải nghiệm hoạt động ở vị trí người học (một  
7
 
phần hoặc toàn bộ của 1 hoặc nhiều hoạt động)  
7. Yêu cầu đối với người tham gia tập huấn  
- Tham gia đầy đủ chương trình tập huấn;  
- Tham gia tích cực các hoạt động thảo luận, tương tác;  
- sản phẩm trình bày, thuyết trình, báo cáo thu hoạch.  
8. Tài liệu tập huấn  
- Cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng, phát triển môi trường học sử dụng  
ngoại ngữ”;  
- Cuốn “Chương trình và tài liệu bồi dưỡng về xây dựng, phát triển môi  
trường học sử dụng ngoại ngữ”;  
- Video clip và hình ảnh minh họa các hoạt động.  
9. Kiểm tra, đánh giá  
- Trình bày/thuyết trình về kế hoạch tổ chức một hoặc hai hoạt động  
- Báo cáo thu hoạch về thực tế tổ chức một hoạt động xây dựng môi trường  
học sử dụng ngoại ngữ tại nhà trường  
- Học viên đạt trên 80% tổng điểm dưới đây được đánh giá hoàn thành khóa  
bồi dưỡng:  
Hình thức đánh giá  
Chuyên cần  
Trọng số  
Ghi chú  
40%  
Học đủ thời lượng trực  
tuyến và/hoặc thời  
lượng học trực tiếp theo  
yêu cầu của khóa học  
Trình bày/thuyết trình về kế  
hoạch tổ chức một hoặc hai hoạt  
động  
30%  
30%  
Báo cáo thu hoạch về thực tế tổ  
8
     
chức một hoạt động xây dựng  
môi trường học sử dụng ngoại  
ngữ tại nhà trường  
10. Điều kiện thực hiện  
- Phòng học có máy chiếu, bàn ghế dễ di chuyển để tăng tương tác giữa các cá  
nhân và các nhóm;  
- Bảng trưng bày, giấy A0, bút dạ nhiều màu, băng keo;  
- Giấy A4 nhiều màu, bút viết nhiều màu.  
9
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG  
Về xây dựng, phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ  
1. Cơ sở pháp lý  
Nghiên cứu xây dựng và phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ đựợc  
thực hiện trên các cơ sở pháp lý sau:  
- Quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Đề  
án "Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 –  
2020" phê duyệt ngày 30 tháng 9 năm 2008  
- Quyết định số 2080/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt điều chỉnh,  
bổ sung Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai  
đoạn 2017 – 2025” ban hành ngày 22/12/2017 đã chỉ đạo 8 nội dung định  
hướng, trong đó đề cập: Tạo bước đột phá về chất lượng dạy học ngoại  
ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đưa ngoại ngữ vào nhà  
trường từ bậc mầm non và các hoạt động hội. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích  
hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác bằng ngoại ngữ; Tạo  
môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường, gia đình và xã hội để giáo viên,  
giảng viên, thành viên gia đình người học (học sinh, học sinh...) cùng học  
ngoại ngữ; Ưu tiên hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ đối với  
các khu vực khó khăn.  
2. Cơ sở luận  
2.1. Lợi ích của xây dựng, phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ  
Thứ nhất, môi trường học sử dụng ngoại ngữ (thường là ngoài lớp học khi  
thời lượng trên lớp còn hạn chế như hiện nay) tạo một môi trường thuận lợi và tích  
cực giúp người học điều kiện hình thành, rèn luyện các kĩ năng thực hành tiếng,  
áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua các hoạt động phong  
phú, đa dạng, hấp dẫn. Hơn nữa, môi trường thực hành tiếng tích cực ngoài lớp học  
sẽ giúp người học từng bước nâng cao sự tự tin, năng động, hứng thú trong việc  
học sự dụng ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Đây yếu tố ảnh  
hưởng lớn đến mức độ thành thạo, lưu loát trong giao tiếp của người học.  
10  
     
Thứ hai, môi trường học sử dụng ngoại ngữ ngoài lớp học góp phần tích  
cực trong việc tạo dựng cách học định hướng phong cách học của người học  
nhằm đẩy nhanh hiệu quả, chất lượng không chỉ trong dạy tiếng mà còn trong việc  
sử dụng ngôn ngữ trên mọi khía cạnh lĩnh vực của đời sống, giúp họ thể hiện  
năng lực, niềm yêu thích, đam của chính mình qua đó nâng cao nhận thức, thái  
độ học tập tích cực.  
Thứ ba, nội dung, hình thức hoạt động của môi trường học sử dụng ngoại  
ngữ ngoài lớp học có tác dụng bổ sung tích cực lượng kiến thức nền, đặc biệt là  
kiến thức về văn hóa của các quốc gia trong khu vực thế giới một trong những  
điều hết sức cần thiết đối với học sinh, học sinh giúp họ mở rộng tri thức, định  
hướng nghề nghiệp tương lai và là cầu nối trong việc giao lưu văn hoá và phát triển  
nền kinh tế của đất nước với bạn thế giới.  
Thứ tư, môi trường học sử dụng ngoại ngữ ngoài lớp học không chỉ tạo  
môi trường bền vững đối với việc học sử dụng ngôn ngữ mà còn tạo điều kiện  
thuận lợi cho người học mở rộng mối quan hệ với bạn bè, gắn với cộng đồng,  
chia sẻ kinh nghiệm học tập, bổ sung kỹ năng sống, phát triển các kỹ năng  
mềm…nhằm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện cho người học.  
thể nói, trong xã hội hiện đại, con người phải tiếp tục học tập không  
ngừng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động. Sự biến động này tạo  
nên một hội, một cộng đồng học tập suốt đời. Hơn nữa, bản chất của ngôn ngữ  
là công cụ giao tiếp cộng đồng. Học một ngôn ngữ, trước hết để giao tiếp với  
người khác trong cộng đồng, ngược lại hoạt động giao tiếp thường xuyên trong  
cộng đồng giúp cho năng lực ngôn ngữ của con người phát triển và hoàn thiện  
không ngừng. Đây yếu tố vô cùng quan trọng trong thực hiện mục tiêu đổi mới  
toàn diện dạy học ngoại ngữ nhằm phát triển năng lực sử dung ngôn ngữ ở  
người học và phù hợp với quan điểm dạy- học ngoại ngữ hiện nay là quan điểm  
hành động. Quan điểm giáo học pháp này đòi hỏi một sự tương tác cao của người  
học trong cộng đồng học.  
2.2. Xây dựng, phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ theo xu hướng  
giáo dục mở  
Ngày 4/11/2013, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, ban Chấp hành Trung ương  
khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào  
11  
 
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị  
trường định hướng hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế đã nêu mục tiêu tổng quát:  
“Xây dựng nền giáo dục mở (GDM), thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản  
tốt; cơ cấu phương thức GD hợp lý, gắn với xây dựng hội học tập; ...”.  
Trong khoản 4 mục III, về nhiệm vụ, giải pháp ghi rõ: “Hoàn thiện hệ thống GD  
quốc dân theo hướng hệ thống GDM, học tập suốt đời và xây dựng hội học tập”.  
Trong phần mục tiêu, Nghị quyết 29 nêu rõ: “Nền GDM là nền GD được thiết kế  
sao cho tổ chức hoạt động của nó có khả năng thích ứng với những đổi thay và  
yêu cầu mới của môi trường kinh tế-xã hội. Những đặc điểm đó là: mở về hệ  
thống, mở về cơ hội tiếp cận mở về nguồn lực.  
Ngày 16/5 tại Nội, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã tổ chức  
Hội thảo khoa học quốc gia: “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh Tự chủ giáo  
dục Hội nhập quốc tế”. Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam  
nhấn mạnh: "Đây hội thảo quốc gia đầu tiên về giáo dục mở. Các nhà khoa học  
cần thống nhất các triết về giáo dục, khái niệm mở. Mặc đang tranh luận  
nhưng chúng ta vẫn phải làm. Cái gì đã trở thành xu thế thế giới thì chúng ta phải  
làm". TS Vũ Ngọc Hoàng cho biết, đặc điểm đầu tiên và bắt đầu của nền giáo dục  
mở chính là sự thoáng mở đầu vào để tạo cơ hội cho người học dễ tiếp cận khi họ  
thật sự muốn học. Bên cạnh đó, hệ thống GD mở phải thể hiện ở sự đa dạng, linh  
hoạt và dân chủ về loại hình và phương thức giáo dục, đào tạo (Hồng, 2018).1  
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng đặc trưng cơ bản của giáo dục dưới tác  
động của cách mạng công nghiệp 4.0 là mở, suốt đời, tương tác, cá thể hóa, chuẩn  
bị những con người canh tân và sáng tạo (Phạm, 2018).  
Các cách hiểu về giáo dục mở rất rộng và không hoàn toàn giống nhau ở mỗi  
quốc gia (“Open Education Definitions”, n.d. đoạn 1, 5, 9, 10, 11)2. Cape Town  
Nam Phi tuyên bố giáo dục mở dựa trên các công nghệ mở để tạo điều kiện học  
hợp tác, linh hoạt và chia sẻ mở về giảng dạy cho các nhà giáo dục hưởng lợi từ ý  
tưởng tốt nhất của đồng nghiệp…. Trường đại học Thomas Edition State nhận định  
1
Hồng, H. (2018). Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Kiên quyết dỡ bỏ rào cản phát triển giáo dục mở. Dân Trí. Truy xuất từ  
2
Open Education Definitions. (n.d). truy xuất từ www.yearofopen.org/open-education-definitions/  
12  
giáo dục mở là ý tưởng cho rằng tri thức con người chỉ thể phát triển thông qua  
chia sẻ cộng tác miễn phí. Tài nguyên giáo dục mở là sách giáo khoa, video, các  
khóa học và các hoạt động khác được tạo ra để mở rộng kiến thức và có sẵn miễn  
phí cho công chúng trên internet. Chúng có khả năng tùy biến rất lớn. Theo Ủy ban  
Châu Âu, mục đích của giáo dục mở mở rộng quyền truy cập sự tham gia của  
mọi người bằng cách loại bỏ các rào cản và làm cho việc học dễ tiếp cận, phong  
phú và có thể tùy chỉnh cho tất cả mọi người, cung cấp nhiều cách dạy, học, xây  
dựng và chia sẻ kiến thức, tạo ra nhiều con đường đến giáo dục chính quy và  
không chính quy, và kết nối cả hai. Sổ tay Giáo dục mở cho rằng đầu tiên và quan  
trọng nhất, giáo dục mở việc loại bỏ các rào cản đối với giáo dục. Điều này có  
thể thông qua việc loại bỏ các yêu cầu truy cập, cho phép sử dụng nội dung và dữ  
liệu một cách tự do và hợp pháp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh những thay đổi về  
văn hóa như động thái mở ra các phương cách học tập mới: vai trò truyền thống  
giáo viên- học sinh mờ nhạt hoặc bị loại bỏ, chuyển sang vai trò người cố vấn-  
người học. Tổ chức Creative Commons New Zealand nhận định phong trào giáo  
dục mở hoạt động để làm cho tài nguyên giáo dục dễ tiếp cận hơn và giá cả phải  
chăng hơn.  
Từ các cách hiểu đa dạng của các tổ chức trên thế giới định hướng chỉ  
đạo của các nhà lãnh đạo và các nhà nghiên cứu giáo dục của Việt Nam về giáo  
dục mở, chúng tôi cũng xây dựng các nội dung cụ thể về khái niệm giáo dục mở  
trong bối cảnh dạy học ngoại ngữ trước khi bắt tay vào xây dựng bộ Sổ tay.  
Giáo dục mở về việc:  
- Tháo bỏ mọi rào cản để mọi người học trong cộng đồng thể dễ dàng tham  
gia, những người chưa có ý định học cũng cơ hội nghe, xem, nhìn, tạo ra bầu  
không khí thiện cảm, dễ tiếp cận với ngoại ngữ trong mọi tầng lớp hội.  
- Mọi giáo viên/ người dùng có thể linh hoạt sử dụng và tùy chỉnh sản phẩm này  
trong bối cảnh địa phương, đồng thời đóng góp thêm kinh nghiệm với cộng  
đồng sử dụng.  
- Không giới hạn nội dung của mỗi hoạt động trong sổ tay mà kết hợp đa lĩnh  
vực, kĩ năng kiến thức  
- Không giới hạn học tập trong lớp học với thầy/cô, bút, giấy, phấn, bảng, v.v mà  
tăng cường các hoạt động ngoài lớp học và ngoài giờ học, mọi nơi, mọi lúc và  
với các đối tượng thay đổi.  
13  
- Đa dạng, linh hoạt về phương pháp, mô hình dạy học để đạt mục tiêu thực  
học, thực dạy  
- Khích lệ sự chung tay và kết nối tiềm năng giáo dục của các lực lượng hội,  
khích lệ tiềm năng giáo dục từ đội ngũ giáo viên, không dừng lại ở khả năng  
dạy học mà còn khơi gợi khả năng tự giáo dục, tự phát triển nghiệp vụ từ mỗi  
cá nhân.  
- Hướng đến mục tiêu sâu rộng là phát triển con người toàn diện và hình thành  
thói quen học tập suốt đời.  
2.3. Xây dựng, phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ theo mô hình  
cộng đồng học tập  
Trọng tâm [của giáo dục] đang thay đổi phải thay đổi từ dạy sang học; từ  
các chương trình và phương pháp học hướng ngoại do chuyên gia chi phối sang  
các cách thức lấy người học làm trung tâm, dựa trên trải nghiệm, các phương cách  
liên kết để được kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho cuộc sống ở thế giới  
chúng ta hiện đang sống thế giới đang thay đổi nhanh chóng mà những người  
trẻ tuổi của chúng ta sẽ sống và làm việc (Poulsen, 1994).  
Ngôn ngữ theo cách nhìn của hậu cấu trúc luận một loại vốn hội, do  
vậy người học ngôn ngữ luôn là những cá nhân trong các hoàn cảnh hội nhất  
định… Khía cạnh hội này của quá trình học ngoại ngữ dẫn đến một hệ quả là  
không một thuyết đơn lẻ nào đủ sức giải được quá trình học ngoại ngữ được  
diễn ra như thế nào, đồng thời không có một phương pháp giảng dạy ngoại ngữ  
đơn lẻ nào mang lại hiệu quả cho mọi điều kiện giảng dạy với mọi đối tượng  
người học (Lê, 2013).  
Do con người luôn trong các hoàn cảnh hội nên mô hình cộng đồng thực  
hành (community of practice) là mô hình học tập phổ biến trên thế giới. Một mặt,  
một cộng đồng thực hành (community of practice) một bối cảnh sống thể giúp  
người mới tham gia cộng đồng tiếp cận với năng lực cũng mời gọi người tham  
gia chia sẻ những năng lực gắn liền với trải nghiệm cá nhân. Mặt khác, một cộng  
đồng thực hành là môi trường giúp cá nhân có thể khám phá những nhận thức hoàn  
toàn mới mà không bị trở thành kẻ ngốc hoặc bị mắc kẹt trong ngõ cụt (Wenger,  
1998). Nói cách khác, cộng đồng thực hành là một nhóm những người có chung  
mối quan tâm hoặc đam về việc họ làm và học cách làm điều đó tốt hơn khi họ  
tương tác thường xuyên. Định nghĩa này phản ánh bản chất hội cơ bản việc học  
14  
 
của con người. Cộng đồng thực hành rất rộng (“What is a community of practice”,  
n.d. đoạn 1)3 dụ như cộng đồng những người lái xe, cộng đồng những người  
quan tâm đến dịch thuật, cộng đồng những người yêu cây cảnh, v.v. Trong cộng  
đồng thực hành, học tập diễn ra thông qua sự tham gia của chúng ta vào các hành  
động tương tác, nhưng gắn kết sự tham gia này trong văn hóa và lịch sử.  
Thông qua các hành động tương tác cục bộ này, việc học tập tái tạo biến đổi  
cấu trúc xã hội của chính cộng đồng học tập đó (Wenger, 1998). Ortega (2011)  
cũng cho rằng kiến thức việc học tập được phân phối bằng cách thức mang tính  
hội, lịch sử hội chỉ thể diễn ra trong bối cảnh hội.  
Khi bàn đến quá trình học tập, giáo Ngô Bảo Châu cho rằng trừ khi bạn  
một ý chí sắt đá, dù có được cung cấp tất cả mọi tài liệu trên đời, được theo  
dõi miễn phí các bài giảng, ở nhà một mình bạn vẫn không thể học được. Bởi vì  
ngồi theo dõi bài giảng trên mạng một mình không phải một cuộc chơi thú vị:  
không có địch thủ, không có đồng đội, không có lộ trình, không thấy mục tiêu,  
không thấy giải thưởng. Học một mình, bạn thể tập trung cao độ trong một hai  
ngày cho đến một tuần. Nhưng bạn cần tập thể, lớp học, thầy giáo để duy  
trì nỗ lực học tập. Con người nói chung không có khả năng duy trì nỗ lực của mình  
trong một thời gian dài. Thiếu tranh biện con người nhanh chóng lạc vào con  
4
đường chủ quan, con đường luôn dẫn đến cái đích sự bế tắc (Vũ, 2013) .  
Brookefield (1995) cũng khẳng định quá trình học tập tạo ra sự gắn kết giữa những  
người học việc xây dựng kiến thức của người học phụ thuộc vào sự đóng góp  
lẫn nhau trong cuộc thảo luận. Do đó, quá trình học tập hợp tác (collaborative  
learning) hỗ trợ phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao và cũng giúp người học gặt  
hái kiến thức phong phú.  
Như vậy, cần chú trọng hơn nữa đến học tập trong cộng đồng, đồng thời cần  
tìm kiếm kết hợp linh hoạt các hình thức phương pháp phù hợp để tối đa hiệu  
quả, tạo động lực cho cả người dạy người học trong cộng đồng đó. Theo thuyết  
động lực của Dörnyei’s (2005, 2009), động lực không chỉ cần thiết đối với người  
học việc học cũng cần thiết cho người dạy việc dạy. Thêm vào đó, giáo  
3
What is a community of practice? (n.d). Truy xuất tại https://wenger-trayner.com/resources/what-is-a-community-of-practice/  
4
Vũ, B.N. (2013, tháng 3). GS Ngô Bảo Châu và những ý niệm về giáo dục. Báo điện tử của đài tiếng nói Việt Nam. Truy xuất từ  
15  
viên cho rằng thái độ và cách tiếp cận của chính họ đối với môn học yếu tố  
quyết định nhất có tác động đến động lực học sinh (Dörnyei & Csizér, 1998 ).  
Trong lớp học nếu hình thức học tập mới mẻ đa dạng thể gia tăng hiệu quả tư  
duy và ghi nhớ của cả người học người dạy đúng như nhận định của Tomlinson  
(2011) rằng các hoạt động tập trung hẹp, đòi hỏi rất ít thao tác duy (ví dụ: các  
bài luyện máy móc; học quy tắc; dạng bài chuyển đổi đơn giản) thường dẫn đến  
tiếp thu nông cạn và nhanh quên trừ khi được liên kết với các hình thức kích thích  
hoạt động liên quan đến tinh thần và tình cảm. Ngược lại, các hoạt động đòi hỏi  
khả năng phân tích, sáng tạo, đánh giá và diễn tập thể dẫn đến việc học sâu hơn  
và lâu bền hơn. Ngoài ra, để tích hợp thông tin vào bộ não và kết nối với thông  
tin đã biết, người học cần giao tiếp để nói, viết xử cả thông tin mới và thông  
tin đã biết. Muốn vậy, người dạy cần tạo cơ hội giao tiếp; tạo tình huống mới mẻ,  
an toàn, thân thiện và phù hợp để thúc đẩy giao tiếp giữa người học (Sundqvist;  
Sylvén, 2016).  
Học tập không chỉ là ghi nhớ. Nó liên quan đến việc sử dụng tâm trí và vận  
động cơ thể, hợp tác, thảo luận và khám phá. Người học cần tham gia [hoạt động  
học tập] về mặt cảm xúc, trí tuệ, thể chất và xã hội (British Council, 2018)5. Thật  
vậy, trong các cộng đồng học tập như cộng đồng khảo cứu (Community of  
Inquiry), các yếu tố hội bao gồm thể hiện cảm xúc, giao tiếp cởi mở sự gắn  
kết của các thành viên (Garrison et al, 2001) liên quan đến lòng tin và tạo ra bối  
cảnh để quá trình học tập diễn ra (Garrison et al, 2010). Khi các yếu tố hội nói  
trên thấp tức là lòng tin đối với cộng đồng khảo cứu thấp sẽ dẫn đến việc người  
học không sẵn sàng, không thoải mái bác bỏ ý kiến của người khác hoặc e sợ bị  
bác bỏ ý kiến. Tất cả điều này dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đối với hiệu quả của tư  
duy trong học tập (Garrison et al, 2001; Kanuka et al, 2007; Ke, 2010).  
Các yếu tố hội rất quan trọng trong vai trò xúc tác cho tương tác của các  
thành viên diễn ra. Hơn thế, Long (1981) còn nhận định tương tác là yếu tố then  
chốt trong việc thụ đắc ngôn ngữ 2 và đề xuất giả thuyết tương tác: đầu vào ngôn  
ngữ đích cần phải dễ hiểu đối với người học điều này có thể đạt được thông qua  
các lượt điều chỉnh khi tương tác thực tế. Rõ ràng, tương tác còn giúp người học và  
người dạy cơ sở điều chỉnh đầu vào ngôn ngữ đích để nâng cao hiệu quả học  
5 British Council. (2018). Ten trends and innovations in English language teaching for 2018. Truy xuất tại https://www.britishcouncil.org/voices-  
magazine/ten-trends-innovations-english-language-teaching-2018  
16  
tập. Còn Swain (1995) đã đưa ra giả thuyết đầu ra dễ hiểu, nhấn mạnh tầm quan  
trọng của việc buộc người học tạo ngôn ngữ đầu ra và đối thoại hợp tác được tả  
đối thoại tạo dựng kiến thức nói chung bao gồm cả kiến thức ngôn ngữ (Swain,  
2000). Swain cho rằng đối thoại là lúc sử dụng ngôn ngữ học ngôn ngữ thể  
xảy ra đồng thời, sử dụng ngôn ngữ làm trung gian cho việc học ngôn ngữ.  
Như vậy các cơ sở luận nêu trên đặt ra tính cấp thiết của việc tổ chức các  
mô hình học tập cộng đồng, theo hướng giáo dục mở (ngoài lớp học, đa dạng  
phương pháp và hình thức, dễ tiếp cận tăng cường tương tác, chia sẻ, v.v)  
2.3.1. Các thành tố xây dựng, phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ  
Cộng đồng học ngoại ngữ (bao hàm cả học ngoại ngữ hay học tiếng Anh)  
dựa trên 4 thành tố sau:  
- Thành viên (membership);  
- Những mối liên kết cảm hứng và các sự kiện chung (shared events and  
emotional connections);  
- Sự ảnh hưởng (influence);  
- Sự thỏa mãn nhu cầu của mỗi thành viên (fulfillment of individuals needs). 6  
Thành viên: người học thể một nhóm bạn, một lớp học, một khối lớp  
hoặc học sinh toàn trường. Xem xét rộng hơn thì thành viên tham gia xây dựng,  
phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ còn được hiểu những người có  
nhu cầu cảm hứng gắn với cộng đồng, giúp đỡ các thành viên trong cộng  
đồng được giúp đỡ từ các thành viên khác thuộc cộng đồng cũng như được tham  
gia vào xây dựng, duy trì và phát triển cộng đồng mình tham gia. Đây chính là yếu  
tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng đồng học.  
Những mối liên kết cảm hứng và các sự kiện chung: những người tham gia  
trong cộng đồng học có nhu cầu, mong muốn, sở thích chung đối với việc học và  
sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở tự nguyện. Các hoạt động, sự kiện trong cộng đồng  
học được tổ chức chung cho nhóm đối tượng có cùng sở thích, mong muốn đó.  
Sự ảnh hưởng: Là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá thể trong cộng đồng  
học đối với việc hình thành phong cách học, chiến lược học tối ưu ở người học.  
6 McMillian, D.W., & Chavis, D.M. (1986). “Sense of community: A definition and theory”. Journal of Community Psychology, 14(1), p. 12.  
17  
Qua tương tác, chia sẻ, các thành viên hỗ trợ lẫn nhau, học hỏi từ nhau thông qua  
các hoạt động/sự kiện chung người học sẽ dần hình thành thái độ, động cơ học tập.  
Sự thỏa mãn nhu cầu của mỗi thành viên: sở thích, mong muốn tham gia các  
hoạt động của cộng đồng học của người học được thỏa mãn. Nói cách khác, những  
hoạt động trong cộng đồng học cần đảm bảo tính hấp dẫn, lôi cuốn, hiệu quả đối  
với quá trình học sử dụng ngôn ngữ ở người học nhằm thỏa mãn mong muốn,  
sở thích chung của người học, tạo một môi trường cho việc ứng dụng, áp dụng  
phương pháp cộng đồng cộng cảm tự học, tự hướng dẫn, tự tạo động lực một xã  
hội học tập suốt đời.  
2.3.2. Một số vấn đề về nhận thức trong xây dựng, phát triển môi trường học và  
sử dụng ngoại ngữ  
Để xây dựng, phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ hiệu quả  
góp phần nâng cao chất lượng học tiếng cũng như thực hiện chủ trương xậy dựng  
một hội học tập suốt đời, thì ý chí chính trị chưa đủ. Cần phải dựa những hiểu  
biết khoa học và cân nhắc những điều kiện thực tế.  
Thực tế cho thấy hiện nay những hoạt động ngoại khóa nhằm xây dựng môi  
trường học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng chưa đóng góp nhiều  
cho việc nâng cao chất lượng học ngoại ngữ. Một trong những nguyên do đó là các  
điều kiện khác như văn hóa học, thái độ động lực của người học, phương pháp  
học trong cộng đồng của người học, các hoạt động trong cộng đồng học, sự hỗ trợ  
của giáo viên và đội ngũ chuyên gia cho hoạt động học trong cộng đồng học chưa  
thực sự được xem xét. Ngoài ra, còn tồn tài quan điểm, nhận thức cứng nhắc về  
việc tính chuẩn, tính đúng trong hành ngôn ở người học sử dụng ngoại ngữ.  
Văn hóa học: văn hóa học làm nền tảng cho cộng đồng học tập văn hóa  
hợp tác. Mọi thành viên đều có ý thức cộng đồng. Ý thức cộng đồng đó xuất phát  
từ ý thức về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng, sự gắn  
kết, tương tác giữa các thành viên với nhau, sự tin cậy, sự tương ứng và có chung  
những kỳ vọng mục đích, đó tiến bộ trong học tập. Trong cộng đồng học,  
giáo viên vừa người học, vừa người hướng dẫn người học về cách học nội  
dung học.  
Thái độ động lực của người học: nếu học một ngoại ngữ mà không có  
mục tiêu hay động cơ cụ thể thì khả năng thất bại rất cao. Do vậy, yếu tố tiên  
18  
quyết để xây dựng, phát triển môi trường học sử dụng ngoại ngữ thành công là  
thái độ động lực của người học. Việc tham gia vào môi trường này là việc làm  
mang tính tự giác, do vậy người học cần phải có thái độ tích cực động lực mạnh  
mẽ. Để tạo được điều này cho người học thì chính bản thân người học phải tự nhận  
thấy việc tham gia vào môi trường học sử dụng ngoại ngữ là vui vẻ bổ ích,  
nghĩa người học phải cả động lực nội sinh và động lực ngoại sinh. Thái độ và  
động lực của người học được hình thành và chịu ảnh hưởng của hoạt động học,  
nhất sự hỗ trợ họ nhận được trong cộng đồng học tập để họ thể cảm nhận  
được sự tiến bộ của họ trong thành tích học tập nhờ tham gia vào các hoạt động  
học trong môi trường học tập.  
Chiến lược/Phương pháp học tập: các hoạt động học tập diễn ra trong cộng  
đồng học tập mang tính tự giác và do người học tự tạo ra. Do vậy, để học một cách  
hiệu quả trong cộng đồng học tập, người học phải phương pháp tối ưu để đạt  
được các mục tiêu và kế hoạch đạt được mục tiêu ấy, tức họ phải trở thành  
những người học tự điều phối việc học của mình (self-regulated learners), trong khi  
giáo viên và đội ngũ chuyên gia cho hoạt động trong cộng đồng học đóng vai trò  
hỗ trợ, khơi gợi phương pháp học hướng người học vào những phương pháp  
học đó để hỗ trợ tích cực cho khả năng học tập độc lập của người học.  
Tất cả các yếu tố trên đây liên quan và phụ thuộc lẫn nhau, do vậy, tùy vào  
tình hình thực tế, cần xây dựng mô hình về cộng đồng học tiếng vừa phù hợp với  
điều kiện của trường, vừa phát huy tối đa sự tương tác giữa các yếu tố ktrên.  
Vấn đề phát âm: nhiều người cho rằng một trong những tiêu chí đánh giá  
người nói một ngoại ngữ giỏi là phát âm chuẩn giống người bản xứ. Sự tưởng  
hóa đối với khả năng phát âm ở người học ngoại ngữ vô hình chung đã tạo ra  
những phương pháp dạy học thiếu sáng tạo, bắt chước, chưa kể đến những suy  
nghĩ định kiến đối với người phát âm “không chuẩn”. Quan điểm mới về dạy và  
học ngoại ngữ khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, trao đổi thông tin qua đó  
khả năng phát âm của người sử dụng ngoại ngữ đó sẽ không ngừng được cải thiện  
qua môi trường thực hành tiếng tích cực. Nếu như không phải bất cứ người Việt  
nào cũng được phát âm chuẩn tiếng Việt, thì không hễ người bản xứ thì phát  
âm tiếng của họ chuẩn. Do vậy, việc học ngoại ngữ cũng không nhất thiết phải đạt  
cho bằng được phát âm chuẩn. Cơ sở khoa học cũng cho thấy, nếu tiếp cận việc  
học ngoại ngữ sau tuổi dậy thì thì khả năng thể bắt chước được giọng chuẩn của  
19  
tiếng nước ngoài là rất thấp. thế, vấn đề cơ bản là nói và người nghe hiểu được  
mình muốn nói gì.  
Vấn đề ngữ pháp: Ngữ pháp vừa liên quan đến kiến thức, vừa liên quan đến  
kỹ năng ngôn ngữ. Cũng như phát âm, không thể trông đợi sự hoàn chỉnh và chính  
xác ngay từ ban đầu, sẽ được hoàn thiện dần nếu được vận dụng nó vào môi  
trường giao tiếp.  
Việc thay đổi nhận thức về vấn đề phát âm và ngữ pháp là cần thiết nhằm  
tạo tính tự nhiên trong giao tiếp ở người học. Sự sai sót trong quá trình thực hành  
rất tự nhiên và khó tránh khỏi sẽ dần được hoàn thiện thông qua tương tác,  
học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cá thể trong môi trường học tập tích cực của cộng  
đồng học. Nhận thức được điều này, người dạy người học mới thể cùng nhau  
tạo nên tập thể học tập lành mạnh, thân ái; nơi đó các cá nhân không ngại mắc lỗi,  
không sợ hãi và lo lắng thu mình vì bị chê cười, bị thành kiến khi sai sót trong quá  
trình học tập mạnh dạn, tự tin áp dụng thể hiện những điều học được. Cứ  
như vậy, người học mới duy trì học tập, dần dần nuôi dưỡng niềm yêu thích, xây  
dựng văn hóa học một cách tự nhiên và bền vững.  
3. Cở sở thực tiễn  
Kết quả các nghiên cứu về tình hình dạy học ngoại ngữ tại Việt Nam cho  
thấy người học người dạy vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi các kỳ thi; số đông người  
học chưa tìm thấy động cơ chiến lược học tập phù hợp, môi trường sử dụng  
ngoại ngữ hạn chế, chưa dễ tiếp cận nhiều học sinh, học sinh vẫn thiếu năng lực  
giao tiếp bằng ngoại ngữ.  
Trong bối cảnh đó, một số cơ sở giáo dục đội ngũ giảng viên, giáo viên,  
học sinh và học sinh đã nỗ lực tìm tòi để sáng tạo ra các hình thức học tập cộng  
đồng đa dạng; đắp cho thời lượng học tập trên lớp quá ít, hình thức học tập chưa  
chú trọng thực hành, tương tác, thiếu gắn kết và chia sẻ giữa các cá nhân; thu hút  
được số đông người học tham gia, tạo ra sự thay đổi về nhận thức, thái độ, phương  
cách và kết quả học tập ngoại ngữ.  
Tuy nhiên, một số nhà trường, thầy cô giáo khác vẫn chưa thật sự chủ động  
hoặc thiếu ttin triển khai các hoạt động học tập cộng đồng ngoài lớp học do thiếu  
thời gian chuẩn bị, thiếu kinh nghiệm tổ chức, chương trình môn học quá tải hoặc  
20  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 58 trang Thùy Anh 04/05/2022 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng về xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docboi_duong_ve_xay_dung_va_phat_trien_moi_truong_hoc_va_su_dun.doc
  • pptxMTNN-THCS-PPT.pptx