Đề tài Một số biện pháp giúp sinh viên khoa Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nâng cao chất lượng dạy học các tiết lý thuyết Luyện từ và câu ở Lớp 4,5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP SINH VIÊN KHOA TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO  
ĐẲNG SƯ PHẠM HÒA BÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC  
TIẾT THUYẾT LUYỆN TVÀ CÂU Ở LỚP 4,5  
Thạc sỹ, GVC: Bùi Văn Dược  
Khoa Tiểu học, trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình  
Tóm tắt: Luyện từ và câu là một phân môn có vị trí quan trọng trong chương  
trình tiếng Việt ở Tiểu học cũng môn học không dễ dàng đối với sinh viên khi soạn  
bài và tập giảng, đặc biệt kiểu bài lý thuyết về từ và câu. Bài viết sẽ đưa ra một số  
biện pháp giúp sinh viên Cao đẳng Tiểu học trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình  
nâng cao chất lượng soạn giảng các tiết thuyết về từ và câu bao gồm việc hệ thống  
hóa và nắm chắc các kiến thức về từ cà câu tiếng Việt, nắm chắc các khái niệm cấu  
trúc bài học luyện từ và câu trong sách giáo khoa lớp 4,5 từ đó biết cách thiết kế giáo  
án một tiết học thuyết cũng như cách tổ chức tiết dạy linh hoạt bằng các hình thức  
dạy học khác nhau đem lại hiệu quả, từ đó góp phần phát triển năng lực dạy học bộ  
môn tiếng Việt cho sinh viên Cao đẳng Tiểu học, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khi ra  
trường.  
I. Đặt vấn đề  
Luyện từ và câu là môn học vị trí quan trọng trong các phân môn Tiếng Việt  
ở Tiểu học. Đây là môn học nhiệm vụ mở rộng và phát triển vốn từ cho học sinh,  
rèn kỹ năng dùng từ đặt câu trong giao tiếp học tập; trên cơ sở đó phát triển năng  
lực về tiếng Việt, từ đó có công cụ học tập tốt các môn học khác và tiếp tục học ở bậc  
học cao hơn.  
Ngay từ tên gọi đã cho thấy Luyện từ và câu là môn học có tính chất thực hành,  
chủ yếu hệ thống các bài tập về luyện từ và câu, rèn cho học sinh cách sử dụng từ và  
đặt câu trong các hoàn cảnh giao tiếp nói và viết. Tuy nhiên, trong chương trình luyện  
từ và câu ở lớp 4-5, có một số tiết thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ  
giản về từ và câu tiếng Việt. Những tiết thuyết này có cấu trúc khác với các tiết thực  
hành, do đó cũng khác về quy trình lên lớp. Khi gặp kiểu bài này đòi hỏi người giáo  
viên phải những kiến thức chắc chắn về tiếng Việt cũng như phải có các hình thức  
tổ chức dạy học linh hoạt mới đạt được mục tiêu bài học.  
Thực tế khi soạn bài và tập giảng kiểu bài lý thuyết về từ và câu, sinh viên còn  
gặp nhiều khó khăn. Nhiều sinh viên kiến thức về từ và câu chưa chắc chắn nên khi  
tiến hành soạn bài và tập giảng còn có những sai sót nhất định về kiến thức cũng như  
hạn chế về phương pháp giảng dạy dẫn đến chất lượng tập giảng cũng như thực tập sư  
phạm phân môn này chưa đạt kết quả mong muốn.  
1
Xuất phát từ tầm quan trọng của phân môn luyện từ và câu ở tiểu học đặc biệt  
từ thực tế soạn bài và tập giảng phân môn luyện từ và câu của sinh viên hiện nay, ở  
phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp giúp sinh viên khoa Tiểu  
học, trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nâng cao chất lượng dạy học các tiết lý  
thuyết về từ và câu ở Tiểu học, từ đó góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp, phục  
vụ cho việc giảng dạy bmôn tiếng Việt ở tiểu học khi ra trường.  
II. Phương pháp nghiên cứu:  
1. Phương pháp phân tích tổng hợp các vấn đề luận thông qua giáo trình, tài  
liệu, sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học.  
2. Phương pháp quan sát sư phạm thông qua quá trình giảng dạy dự giờ của  
sinh viên  
III. Kết quả nghiên cứu thảo luận  
1. Cơ sở luận:  
“Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ đơn vị  
trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất thể thực hiện chức năng giao  
tiếp”(1; 56) Như vậy vai trò của từ và câu quyết định tầm quan trọng của dạy học  
luyện từ và câu ở Tiểu học. Từ đơn vị sẵn trong ngôn ngữ, tồn tại trong tiềm  
năng của mỗi cá nhân. Khi giao tiếp các từ kết hợp theo một quy tắc ngữ pháp nhất  
định để tạo thành các đơn vị lớn hơn như câu, đoạn thể hiện tư tưởng, nhận thức của  
con người.  
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, vốn từ trẻ em tiểu học chưa được tích lũy nhiều,  
còn hạn chế về khả năng giao tiếp. Trẻ em mới chỉ tiếp xúc và giao tiêp với những  
người thân trong gia đình thầy bạn nhà trường nên việc mở rộng vốn từ,  
tích cực hóa vốn từ nhiệm vụ quan trong hàng đầu của việc dạy luyện từ và câu.  
Chương trình luyện từ và câu ở tiểu học được học từ lớp 2 đến lớp 5, phần lý  
thuyết được học ở các lớp 4, 5 xen lẫn với các tiết thực hành. Các kiến thức về từ và  
câu tiếng Việt bao gồm:  
- Từ tiếng Viêt, cấu tạo từ tiếng Việt, từ đơn, từ láy, từ ghép, từ đồng âm, đồng  
nghĩa, trái nghĩa, từ nhiều nghĩa.  
- Từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ.  
- Câu tiếng Việt, các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, các kiểu câu:  
câu đơn, câu ghép (câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ).  
thể nói, đây những kiến thức cơ bản của tiếng Việt. Tuy nhiên, ở chương  
trình môn học những kiến thức thuyết này này được trình bày một cách sơ giản, dễ  
hiểu, phù hợp, không nặng về cung cấp thuyết. Điều này được thể hiện ở ngay cấu  
trúc của một bài dạy trong sách giáo khoa. Mỗi bài gồm ba phần Nhận xét, Ghi nhớ và  
Luyện tập  
2
Phần nhận xét đưa ra ngữ liệu chứa hiện tượng ngôn ngữ sẽ học trong bài. Đó  
những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn. Hiện tượng ngôn ngữ cần tìm hiểu được  
lưu ý bằng cách in nghiêng hoặc in đậm. Phần nhận xét có các câu hỏi gợi ý giúp học  
sinh tìm ra các đặc điểm có tính chất quy luật của hiện tượng được khảo sát.  
Phần Ghi nhớ kết luận được rút ra một cách tự nhiên từ phần Nhận xét, được  
đóng khung ở từng bài trong sách giáo khoa. Đó cũng chính là nội dung lý thuyết và  
các quy tắc sử dụng từ, câu cần cung cấp cho học sinh và học sinh cần ghi nhớ nội  
dung này.  
Phần Luyện tập trọng tâm của giờ dạy. Phần này giúp học sinh củng cố và  
vận dụng những kiến thức đã học vào những bài tập cụ thể. Các bài tập này có hai  
nhiệm vụ ứng với hai dạng bài tập:  
- Bài tập nhận diện giúp học sinh nhận ra hiện tượng về từ và câu cần nghiên  
cứu sau khi đã nắm được những kiến thức vừa học.  
- Bài tập vận dụng tạo điều kiện cho học sinh sử dụng những kiến thức về từ và  
câu đã học vào hoạt động nói năng của mình. VD “Hãy viết một đoạn văn có dùng tình  
từ nói về một người bạn hoặc người thân của em” (Tiếng Việt 4, tập 1)  
2. Cơ sở thực tiễn:.  
Qua thực tế giảng dạy môn tiếng Việt Phương pháp dạy học tiếng Việt cho  
hệ Cao đẳng Tiểu học, chúng tôi nhận thấy việc soạn bài và tập giảng phân môn luyện  
từ và câu của sinh viên còn gặp một số hạn chế:  
- Diễn đạt: Khả năng diễn đạt bằng tiếng Việt của sinh viên hầu hết chưa được  
lưu loát, mạch lạc, vốn tít.  
- Kiến thức về tiếng Việt đã tích lũy ở phổ thông rất ít ỏi, dường như tiếng Việt  
là môn học không được các em quan tâm trong quá trình học ở phổ thông.  
- Kiến thức về từ vựng: Lúng túng trong việc xác định cấu tạo từ tiếng Việt, đắc  
biệt lẫn lộn giữa tláy, từ ghép phân loại, ghép tổng hợp.  
- Về từ loại: Chưa xác định được các hiện tượng chuyển loại của từ.  
- Về câu: Còn lẫn lộn các thành phần câu, chưa phân tích được các thành phần  
câu ở những câu khó.  
Những lỗi về kiến thức trên đây do nhiều nguyên nhân: do chất lượng đầu vào, do  
lỗ hổng kiến thức về tiếng Việt ở giai đoạn phổ thông, do không chú ý rèn luyện về  
các kỹ năng nói và viết tiếng Việt. Đặc biệt, nhiều sinh viên Cao đẳng Tiểu học là  
người dân tộc, một số ở vùng sâu, xa nên phạm vi giao tiếp tiếng Việt chưa nhiều; sinh  
viên còn rụt rè, lúng túng khi phải nói trước đông người. Đó những hạn chế ảnh  
hưởng không nhỏ tới việc dạy Luyện từ và câu, môn học đòi hỏi các kỹ năng tiếng  
Việt rất cơ bản từ việc phát âm, dùng từ, diễn đạt.  
3
Bên cạnh đó, thời gian dành cho nghiệp vụ sư phạm chưa nhiều, sinh viên hầu  
như chưa hứng thú với việc soạn bài, tập giảng. Việc soạn bài còn qua loa chiếu lệ,  
chưa nắm chắc quy trình để thiết kế nội dung bài dạy cho phù hợp. Việc chuẩn bị các  
đồ dùng cho dạy học chưa được quan tâm.  
Trong quá trình tập giảng còn bộc lộ những hạn chế về kiến thức phương  
pháp. Chưa biết cách tổ chức bài dạy theo đặc trưng bộ môn, chưa linh hoạt các hình  
thực tổ chức dạy học để giúp người học tiếp nhận được các vấn đề về từ và câu.  
3. Thảo luận  
Từ cơ sở luận thực tiễn trên đây, bài viết đưa ra một số biện pháp giúp sinh  
viên Cao đẳng Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nâng cao chất lượng dạy  
học các tiết thuyết về từ và câu ở lớp 4,5.  
3.1. Giúp sinh viên nắm chắc các kiến thức về từ và câu tiếng Việt  
Việc nắm chắc kiến thức tiếng Việt là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Nếu không  
nắm chắc các kiến thức về tiếng Việt, sinh viên sẽ gặp lúng túng trong quá trình soạn  
bài, giảng dạy phân môn này.  
Trước hết sinh viên phải nhận thức về vị trí và nhiệm vụ cua môn học Tiếng  
Việt ngay từ năm thứ nhât. Là môn học số lượng tiết khác lớn trong chương trình  
(120 tiết) lại được học ngay từ năm thứ nhất đủ thấy tầm quan trọng của nó trong các  
môn học ở nhà trường sư phạm, bởi tiếng Việt là môn học chính, môn học công cụ ở  
Tiểu học, chiếm một số lượng tiết khá lớn trong các môn học ở Tiểu học (39% trong  
tổng số các môn ở Tiểu học). Từ nhận thức về vai trò của môn học mà có sự đầu tư  
thời gian học tập thích đáng, đặc biệt nắm kiến thức một cách chắc chắn, hệ thống,  
lô gic, có kỹ năng giải các bài tập tiếng Việt một cách thành thạo.  
Bên cạnh đó, sinh viên cần phải có trong tay bộ sách tiếng Việt Tiểu học để đối  
chiếu so sánh các kiến thức mình đang học với sách giáo khoa phổ thông, tìm ra mối  
quan hệ giữa những kiến thức mình đang học với thực tế sách phổ thông mà có định  
hướng học tập vận dụng. dụ những kiến thức về cấu tạo từ tiếng Việt hoặc từ  
loại đang học với các bài học về cấu tạo từ từ loại trong chương trình Tiểu học có  
những điểm tương đồng, khác biệt, mức độ kiến thức cũng như các bài tập trong  
chương trình để có cách tiếp cận. Đó phương pháp gắn thuyết với thức hành, gắn  
việc học ở trường sư phạm với thực tiễn phổ thông, từ đó mà tránh được cách học hàn  
lâm, nặng về thuyết, xa rời thực tế, dẫn đến khi đi thực tập lúng túng, không giải  
quyết được các kiến thức kỹ năng về tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.  
Đặc biệt, cần học kỹ giải quyết được các kiến thức về từ và câu tiếng Việt  
trong chương trình Tiểu học bao gồm:  
* Kiến thức về từ vựng: Trọng tâm là  
4
- Khái niệm về từ tiếng Việt: Từ tiếng Việt bao gồm một hoặc một số âm tiết  
(tiếng) cố định, ứng với một kiểu cấu tạo nhất định, ứng với một kiểu ý nghĩa nhất  
định, lớn nhất trong tiếng Việt nhỏ nhất để tạo câu.  
- Xét về mặt cấu tạo, từ tiếng việt được phân loại bao gồm  
+ Từ đơn từ phức  
+ Từ phức gồm từ láy và từ ghép  
+ Từ ghép gồm ghép phân loại và ghép tổng hợp  
- Xét về mặt nghĩa, từ tiếng Việt được phân loại thành các lớp: Từ đồng nghĩa, từ  
trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.  
- Về từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ.  
* Kiến thức về câu: bai gồm  
- Các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ  
- Phân loại câu: câu đơn, câu ghép (câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập)  
Cần so sánh, đối chiếu các khái niệm về từ và câu tiếng Việt được học ở chương  
trình Cao đẳng sư phạm với sách tiếng Việt lớp 4,5 để thấy được về mức độ kiến thức  
kỹ năng, điểm tương đồng và khác biệt. Sinh viên cần nhận thấy những kiến thức  
mình đang học được thể hiện trong chương trình Tiểu học như thế nào từ biết cách  
vận dụng vào thực tế.  
Cần chú ý những trường hợp đặc biệt trong tiếng Việt. dụ khi học về từ loại,  
ngoài việc biết cách xác định từ loại, cần phải nắm được sự chuyển loại của từ trong  
các ngữ cảnh khác nhau. Nếu không có kiến thức chắc chắn về tiếng Việt sẽ lúng túng  
khi xử những trường hợp đặc biệt này. Xem xét từ tổ chức trong những ngữ cảnh  
sau:  
- Tổ chức yêu cầu anh nói rõ sự thật. Từ tổ chức là danh từ  
- Lớp em vừa tổ chức đi tham quan ở Hạ Long. Từ tổ chức động từ  
- Cuộc mít tinh diễn ra rất tổ chức. Từ tổ chức là tính từ  
Hoặc khi phân biệt từ láy và từ ghép đẳng lập trong một số các kiểu từ như Đó  
đây, thúng mủng, tươi cười, mơ mộng, rổ rá, mặt mũi, trai gái…Nếu không nắm chắc  
kiến thức về cấu tạo từ tiếng Việt sẽ dễ dàng xác định đây là các từ láy vì có sự láy lại  
phụ âm đầu phần vần. Nhưng về bản chất đây là các từ ghép tổng hợp bởi chúng  
mang nghĩa khái quát và không có tính chất tượng hình hay tượng thanh như các từ láy  
thông thường. Hoặc khi phân tích cấu tạo câu cũng rất phức tạp. Trên thực tế câu  
không phải đơn vị sẵn được tạo nên từ những hoàn cảnh cụ thể, do vậy không  
có câu nào giống câu nào, mà chúng chỉ giống nhau mô hình mà thôi. Nếu người học  
không có những kiến thức chắc chắn về cấu tạo câu, các thành phần câu tiếng Việt sẽ  
rất khó có thể xác định một cách chính xác và lý giải một cách xác đáng cho học sinh  
tiểu học.  
5
Như vậy nắm chắc kiến thức về tiếng Việt sẽ giúp cho người dạy các tiết lý  
thuyết về từ và câu có thể dễ dàng xử lý các trường hợp đặc biệt cũng dễ dàng  
hướng dẫn học sinh Tiểu học thực hiện các bài tập từ và câu hiệu quả  
Từ việc nắm chắc kiến thức, sinh viên có thể hướng dẫn học sinh tiểu học thực  
hiện đúng các bài tập về từ và câu nâng cao dành cho lớp 4-5. Các bài tập về từ và câu  
tiếng Việt luôn là thách thức đối với giáo viên dạy tiếng Việt. Thực tế trong việc bồi  
dưỡng học sinh giỏi cũng như các cuộc thi giáo viên giỏi bậc tiểu học không thể không  
có các bài tập về từ và câu tiếng Việt ở mức độ nâng cao.  
Để dạy tốt luyện từ và câu, người dạy phải thực hiện tốt các bài tập tiếng Việt  
trong sách giáo khoa. Ngay từ khi học tiếng Việt ở năm thứ nhất sinh viên cần nghiên  
cứu và làm được tất cả các bài tập trong sách giáo khoa ở tiểu học, như vậy mới củng  
cố được các kiến thức tiếng Việt cũng chủ động trong việc hướng dẫn học sinh làm  
bài tập.  
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu các sách bài tập tiếng Việt lớp 4,5, đặc biệt là các  
sách bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt, có ý thức tham khảo các đề thi học sinh giỏi  
môn tiếng Việt của các tỉnh thành qua các năm học. Trong các đề thi này không thể  
thiếu được các bài tập về từ và câu ở mức độ nâng cao. Từ việc đọc, tích lũy thực  
hành như vậy sẽ giúp sinh viên có kiến thức chắc chắn, khả năng dạy tốt các tiết lý  
thuyết cũng như vận dụng thực hiện được các bài tập về từ và câu ở mức độ khó.  
3.2. Nắm được các khái niêm và cấu trúc bài học luyện từ và câu trong sách giáo  
khoa lớp 4,5.  
Để chuẩn bị dạy một kiến thức tiết về từ và câu, cần đặt khái niệm cần dạy  
trong hệ thống chương trình để thấy vị trí của nó, đồng thời phải nắm chắc nội dung  
khái niệm, nghĩa những dấu hiệu bản chất của nó. Đây cũng chính là nội dung dạy  
học cần đưa đến cho học sinh. Do đặc điểm nhận thức nên nội dung khái niệm ngữ  
pháp ở tiểu học không hoàn toàn trùng với cách trình bày khái niệm trong chương  
trình cao đẳng sư phạm. Khi dạy cần lập một bảng thứ tự các kiến thức thuyết về từ  
và câu được dạy ở tiểu học, nội dung cua chúng để có cái nhìn tổng quát chính xác và  
mức độ.  
Sau khi đã xác định vị trí nội dung kiến thức kỹ năng cần cung cấp cho học  
sinh giáo viên cần nắm các bước lên lớp. dụ khi dạy bài từ ghép và từ láy (tuần 4  
lớp 4) cần phải xem xét cách trình bày những nội dung này của sách giáo khoa để thấy  
dụng ý của tác giả sách và các biện pháp dạy học cần chọn khi tổ chức quá trình dạy  
học. Đặt trong hệ thống, bài Từ ghép và từ láy là bài lý thuyết về từ, câu thứ hai của  
chương trình lớp 4, sau bài Từ đơn từ phức.  
Bước đầu tiên của giờ học bước nhận xét, thực chất là phân tích ngữ liệu với  
mục đích làm rõ những dấu hiệu của khái niệm từ ghép và từ láy. Tùy vào các nét dấu  
6
hiệu được đưa ra cần chọn thao tác phân tích cho phù hợp. Để giúp học sinh nhận diện  
được từ ghép hay từ láy, cần yêu cầu học sinh xác định mỗi tiếng trong từ nghĩa hay  
không có nghĩa. Nếu cả hai tiếng nghĩa thì đó từ ghép, nếu có ít nhất một tiếng  
không có nghĩa và các tiếng trong từ sự phối âm (chúng giống nhau hoặc phụ âm  
đầu, hoặc vần, hoặc cả phụ âm đầu vần ) thì đó từ láy.  
Phần ghi nhớ không trình bày như một kết quả sẵn mà giáo viên chỉ đưa ra  
thuật ngữ bằng phương pháp đàm thoại, gợi mở giáo viên tiếp tục hướng dẫn học  
sinh chuyển những kết quả phân tích ở phần nhận xét thành những dấu hiệu cần ghi  
nhớ về từ ghép và từ láy  
Để giúp học sinh hình thành khái niệm thông qua việc phân tích ngữ liệu, người  
dạy cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở, tìm tòi, phát hiện. Câu hỏi cần cụ thể, ngắn  
gọn, kích thích suy nghĩ trả lời của học sinh.  
dụ khi dạy bài “Dùng từ đồng âm để chơi chữ” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 61,  
phàn ngữ liệu cho như sau  
Đọc câu dưới đây: Hổ mang bò lên núi”.  
Cần đặt những câu hỏi phân tích ngữ liệu trên như sau  
- Có thể hiểu câu trên theo những cách nào? Hiểu theo hai cách: con hổ đem con  
bò lên núi và con rắn hổ mang bò lên núi.  
- Những từ nào làm cho chúng ta hiểu các cách khác nhau? Từ Hổ, hổ mang, bò  
- Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy? Đó những từ đồng âm khác nghĩa  
- Từ đồng âm dùng trong ví dụ trên đem lại tác dụng gì: tạo bất ngờ thú vị…  
- Từ những câu trả lời trên, giáo viên hướng dẫn học sinh chốt lại chốt lại  
“Vậy dùng từ đồng âm để chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những  
câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe”  
3.3. Biết cách thiết kế giáo án tiết dạy thuyết luyện từ và câu:  
Giáo án hay còn gọi kế hoạch dạy học, thể hiện thiết kế cho một tiết học của  
người giáo viên. Chuẩn bị một giáo án tốt cũng nghĩa chuẩn bị tốt cho một giờ dạy.  
Thực tế khâu soạn bài của sinh viên còn nhiều hạn chế. Sinh viên cần nắm vững sách  
giáo khoa và quy trình lên lớp sau đó tiến hành soạn bài. Yêu cầu chung cần đảm bảo  
các bước của một giáo án, tuy nhiên lại đặc trưng của kiểu bài lý thuyết về tà và  
câu. Qua thực tế giảng day, dự giờ ở phổ thông cũng như nghiên cứu các thiết kế giảng  
dạy, chúng tôi tạm thời hướng dẫn sinh viên cách thiết kế một giáo án lý thuyết về từ  
và câu ở lớp 4,5 theo kết cấu sau:  
A. Mục tiêu bài học  
1. Kiến thức (nêu rõ mục tiêu kiến thức, khái niệm từ và câu cần đạt được  
là gì)  
2. Kỹ năng: (Nêu rõ những kỹ năng vận dụng sau khi học khái niệm)  
7
3. Thái độ:  
B. Chuẩn bị  
1. Giáo viên: Cần bảng phụ ghi chép ngữ liệu cho phần nhận xét, bảng phụ  
ghi sẵn khái niệm (ghi nhớ) được rút ra  
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập tiếng Việt 4  
C. Các bước lên lớp  
Hoạt động của giáo viên  
1. Ổn định tổ chức  
Hoạt động của học sinh  
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra các kiến - Thực hiện yêu cầu thực hành  
thức (ghi nhớ) về từ và câu đã học ở  
tiết trước, hoặc cho học sinh làm bài  
tập để khắc sâu kiến thức bài trước  
3. Bài mới  
Giới thiệu bài:  
a. Hình thành khái niệm  
(ghi bảng I/ Nhận xét:)  
- Cho HS quan sát ngữ liệu trên  
bảng phụ, yêu cầu 1,2 HS đọc  
- HS đọc  
- GV đặt câu hỏi gợi mở để học sinh  
trả lời, phát hiện các dấu hiệu bản - HS suy nghĩ, phát hiện, trả lời,  
chất của khái niệm.  
nhận xét câu trả lời của bạn  
b , GV chốt lại các dấu hiệu khái  
niệm  
(ghi bảng II. Khái niệm)  
- Cho HS đọc to khái niệm  
- HS đọc, nhắc lại khái niệm, ghi  
khái niệm vào vở  
b, Hướng dẫn làm bài tập thực hành  
(Ghi bảng III, Thực hành)  
GV lần lượt hướng dẫn học sinh làm  
các bài tập trong sách giáo khoa  
theo trình tự:  
- Cho HS đọc bài tập  
- Hướng dẫn gợi ý thực hiện  
- Cho HS báo cáo kết quả, lớp góp ý  
- Chốt lại kết quả đúng.  
- Cá nhân, cặp đôi, nhóm  
- báo cáo kết quả  
D. Củng cố dặn dò  
8
Trên đây hướng dẫn chung cho cách soạn giáo án cho một tiết dạy thuyết  
luyện từ và câu. Tùy từng bài cụ thể, tùy từng khái niệm ngữ pháp cụ thể mà sinh viên  
vận dụng để soạn bài. Đặc biệt cần chú ý tới hệ thống câu hỏi tìm hiểu, phân tích ngữ  
liệu. Ngữ liệu cần chuẩn bị ra bảng phụ, treo hoặc chiếu lên bảng cho học sinh được  
quan sát, tìm hiểu, từ đó phân tích rát ra khái niện một cách dễ dàng.  
3.4. Tổ chức tiết dạy linh hoạt bằng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau.  
Khi đã chuẩn bị xong kế hoạch dạy học công việc tiếp theo là thực hiện trên lớp  
học. Đối với kiểu bài lý thuyết về từ và câu cần phải tổ chức tiết học một cách tự  
nhiên, cần tạo các tình huống giao tiếp nói năng cho học sinh bao gồm: đọc, trả lời câu  
hỏi, nhận xét, phản biện…làm sao để tiết học thuyết về từ và câu không nặng nề, áp  
đặt. Việc học sinh tìm hiểu, phân tích rút ra khai niệm cũng phải thật tự nhiên, nhẹ  
nhàng. Muốn vậy, người giáo viên cần kích thích, khơi gợi, phối hợp các hình thức tổ  
chức dạy học khác nhau để giờ học hiệu quả.  
Trước hết cần phối hợp các phương pháp dạy học tiếng Việt đặc thù, đó là  
phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp giao tiếp phương pháp rèn luyện  
theo mẫu. Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng khi phân tích ngữ liệu, tìm  
ra các dấu hiệu của khái niệm. Phương pháp giao tiếp đực sử dụng trong quá trình gợi  
mở, hỏi- trả lời, nhận xét. Phương pháp rèn luyện theo mẫu được thực hiện trong quá  
trình thực hiện các bài tập.  
Cần chú ý một trong những phương pháp rất quan trọng khi dạy tiếng Việt đó là  
theo hướng quy nạp. Quy nạp là cách từ những phân tích ví dụ cụ thể hướng tới kết  
luận. như vậy mới đảm bảo được tính logic, chính xác, hiệu quả khi dạy các tiết  
hình thành khái niệm như trên.  
Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức tiết học trên lớp, người giáo viên cần phải  
tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh bằng các hình thức tổ chức dạy học khác  
nhau: hoat động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi, nhận xét,  
phản biện… Làm sao cho tất cả các học sinh được tham gia vào quá trình học tập. Để  
tránh khô khan và giảm bớt trừu tượng đối với những tiết học này, người giáo viên cần  
biết cách trình chiếu: trình chiếu dụ, trình chiếu mẫu, các clip liên quan …giúp cho  
việc hình thành và nhớ các khái niệm ngữ pháp được dễ dàng và hiệu quả hơn.  
IV. Kết luận:  
Luyện từ và câu là phân môn khó ở tiểu học, nhất đối với các kiểu bài lý  
thuyêt. Nếu người dạy không nắm chắc kiến thức, không hiểu sâu sắc các khái niệm  
ngữ pháp trong hệ thống sẽ rất khó thành công. Đối với sinh viên tiểu học, ngay trong  
quá trình học tập nghiệp vụ cần có ý thức học tập thật nghiêm túc, có hiệu quả môn  
tiếng Việt, trên cơ sở đó kiến thức để dạy phân môn Luyện từ và câu trong chương  
trình Tiểu học. Từ thực tế học tập thực hành nghiệp vụ của sinh viên, bài viết định  
9
hướng một số giải pháp khắc phục giảm bớt phần nào những khó khăn mà sinh viên  
gặp phải khi soạn giảng kiểu bài lý thuyết về từ và câu, đó hệ thống hóa và nắm  
chắc các kiến thức về từ cà câu tiếng Việt, nắm chắc các khái niệm cấu trúc bài học  
luyện từ và câu trong sách giáo khoa lớp 4,5 từ đó biết cách thiết kế giáo án một tiết  
học thuyết cũng như cách tổ chức tiết dạy linh hoạt bằng các hình thức dạy học  
khác nhau đem lại hiệu quả cho tiết học. Hy vọng những biện pháp trên đây sẽ góp  
phần giúp sinh viên Cao đẳng Tiểu học nâng cao năng lực dạy học tiếng Việt cũng như  
các kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng tốt việc dạy môn tiếng Việt cho học sinh Tiểu học  
khi ra trường.  
Tài liệu tham khảo  
1.  
2.  
Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục, Nội, 2002.  
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, Phương Nga chủ  
biên, Dự án đào tạo Giáo viên Tiểu học, NXB ĐHSP, Nội 2007.  
Giáo trình Tiếng Việt, tập 2, Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán NXBGD, Hà  
Nội, 1996  
3.  
4.  
5.  
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở Tiểu học, Phương Nga, NXB  
Giáo dục , H 2016.  
Các bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4,5, NXBGD, Hà Nội 2004,2005.  
10  
doc 10 trang Thùy Anh 04/05/2022 5260
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp sinh viên khoa Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nâng cao chất lượng dạy học các tiết lý thuyết Luyện từ và câu ở Lớp 4,5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docde_tai_mot_so_bien_phap_giup_sinh_vien_khoa_tieu_hoc_truong.doc