Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành giải tốt những bài tập cơ bản về số thập phân

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5  
TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH CLC NGUYỄN TẤT THÀNH  
GIẢI TỐT NHỮNG BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ SỐ THẬP PHÂN  
Cử nhân: Phùng Thị Mai Huyền  
Đơn vị: Khoa Tiểu học  
Email: phunghuyen.hb@gmail.com  
Tóm tắt:  
Bài viết chỉ ra thực trạng việc giải những bài tập cơ bản về số thập phân của  
học sinh lớp 5 - Trường Phổ thông Thực hành Chất lượng cao (sau đây viết tắt là  
PTTH CLC) Nguyễn Tất Thành. Thực tế, do nhiều nguyên nhân mà hầu hết học  
sinh lớp 5 chưa giải tốt những bài tập cơ bản về số thập phân.  
Qua bài viết, người viết muốn giúp học sinh lớp 5 - Trường PTTH CLC  
Nguyễn Tất Thành phân loại những bài tập cơ bản về số thập phân thành các dạng  
toán, nắm được phương pháp giải đối với từng dạng, nhận ra một số sai lầm mà  
bản thân các em thường mắc phải khi giải những bài tập cơ bản về số thập, từ đó  
phân tích cho các em thấy nguyên nhân dẫn đến những sai lầm và cách khắc phục  
những sai lầm để các em có thể tự tin hơn giải tốt hơn đối với những bài tập cơ  
bản về số thập phân, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 5 -  
Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành, tạo nền tảng vững chắc để các em lĩnh hội  
tiếp thu những đơn vị kiến thức tiếp theo.  
Từ khóa: Giải toán về số thập phân, môn Toán 5, sai lầm khi giải toán về số  
thập phân.  
I. Đặt vấn đề  
Chương trình Toán 5 bao gồm 5 mạch kiến thức, đó mạch kiến thức về số  
học, đại lượng - đo đại lượng, các yếu tố hình học, các yếu tố thống kê và giải toán  
lời văn. Nội dung kiến thức về số thập phân là một trong những nội dung thuộc  
mạch kiến thức về số học. Đây một nội dung mới rất quan trọng đối với học  
sinh lớp 5 nói chung cũng như học sinh lớp 5 - Trường PTTH CLC Nguyễn Tất  
Thành nói riêng. Nắm vững giải tốt những bài tập cơ bản thuộc phần nội dung  
1
này sẽ giúp các em học sinh tự tin hơn trong việc lĩnh hội kiến thức ở những giai  
đoạn học tập tiếp đó.  
Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn Toán tại lớp 5 - Trường PTTH CLC Nguyễn  
Tất Thành, chúng tôi thấy bên cạnh những ưu điểm còn một số hạn chế tồn tại  
học sinh cần khắc phục. Đó là, trong quá trình làm bài tập phần nội dung kiến  
thức về số thập phân nhiều học sinh còn tỏ ra lúng túng, thiếu tự tin khi nhận biết  
các dạng toán và trình bày lời giải. Một số học sinh chưa nắm vững các phương  
pháp giải đối với từng dạng toán, việc vận dụng thuyết, các phương pháp giải vào  
thực hành giải bài tập của các em còn gặp nhiều khó khăn. Tất cả những điều này  
làm cho nhiều em học sinh lớp 5 - Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành chưa đạt  
được mục tiêu học tập đối với nội dung kiến thức giải những bài tập cơ bản về số  
thập phân.  
Ý thức được tầm quan trọng của phần nội dung kiến thức về số thập phân,  
đứng trước thực trạng học tập của học sinh, trong khuôn khổ bài viết này, chúng  
tôi đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 - Trường PTTH CLC Nguyễn Tất  
Thành giải tốt những bài tập cơ bản về số thập phân.  
II. Phương pháp nghiên cứu  
Để xây dựng được một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 - Trường PTTH  
CLC Nguyễn Tất Thành giải tốt những bài tập cơ bản về số thập phân, chúng tôi đã  
sử dụng các phương pháp sau:  
- Nghiên cứu các tài liệu chuyên khảo về Toán tiểu học; các công trình nghiên cứu  
khoa học về phương pháp dạy toán tiểu học nói chung và dạy toán về số thập phân  
trong chương trình Toán lớp 5 nói riêng, sách Toán 5, giáo trình Phương pháp dạy  
toán ở Tiểu học để làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp giúp học sinh giải  
tốt các bài tập.  
- Tổng kết kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy tại lớp 5 - Trường PTTH CLC  
Nguyễn Tất Thành.  
- Qua quan sát học sinh trong các tiết toán khi đi dự giờ tại một số trường Tiểu học  
trên địa bàn thành phố Hòa Bình.  
III. Kết quả  
2
1. Các cơ sở luận  
Chương "số thập phân" trong chương trình Toán 5 là chương hai, được đặt  
ngay sau chương “Ôn tập bổ sung về phân số. Giải toán liên quan đến tỉ lệ.  
Bảng đơn vị đo diện tích” và được trình bày trong 52 trang, từ trang 33 đến trang  
84. Nội dung chương này bao gồm các phần: cấu tạo số thập phân, thực hành 4  
phép tính với số thập phân, giải toán về tỉ số phần trăm. Tương ứng với mỗi đơn vị  
kiến thức của từng phần này là những bài tập cơ bản về số thập phân. Việc giải các  
bài tập cơ bản về số thập phân không những giúp học sinh nắm được khái niệm về  
số thập phân, hiểu được ý nghĩa của số thập phân mà nó còn giúp học sinh có kĩ  
năng, kĩ xảo trong khi giải toán.  
Dựa trên nguyên tắc về quá trình nhận thức của con người. Đi từ cái đơn  
giản đến phức tạp, từ cái cụ thể đến cái nhìn tổng quát về một nội dung toán học,  
đồng thời dựa vào các nguyên tắc dạy học đặc điểm quá trình nhận thức của học  
sinh Tiểu học. Giáo viên cần chỉ rõ, đưa ra những dụ cụ thể và giúp học sinh biết  
phân dạng, nắm được phương pháp giải, áp dụng tốt những phương pháp giải toán  
để làm đúng những bài tập cơ bản về số thập phân, nhằm khắc sâu kiến thức về số  
thập phân, hình thành kĩ năng trình bày và giải toán cho học sinh.  
2. Thực trạng việc giải những bài tập cơ bản về số thập phân của học sinh lớp  
5- Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành  
Trong quá trình giảng dạy môn Toán tại lớp 5 - Trường PTTH CLC Nguyễn  
Tất Thành, người viết nhận thấy việc giải những bài tập cơ bản về số thập phân của  
học sinh có những ưu điểm hạn chế sau:  
2.1. Ưu điểm  
- Đa số học sinh chăm chỉ, có ý thức lĩnh hội tiếp thu kiến thức trong mỗi tiết  
học. Khi được giao bài tập làm tại lớp hoặc bài tập về nhà, nhiều học sinh luôn cố  
gắng để hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tiến đmà giáo viên đưa ra.  
- Bản thân giáo viên luôn chú ý phát hiện điều chỉnh những sai lầm của học sinh  
khi các em làm bài tập.  
2.2. Hạn chế  
3
- Nhiều học sinh chưa biết phân loại những bài tập cơ bản về số thập phân thành  
các dạng toán.  
- Một số học sinh chưa nắm vững phương pháp giải đối với từng dạng toán nên khi  
vận dụng các phương pháp vào việc giải bài vẫn chưa được chính xác.  
- Một số học sinh luôn tỏ ra lúng túng, thiếu tự tin và gặp phải một số sai lầm trong  
việc giải bài tập, làm cho kết quả học tập của các em học sinh chưa đạt hiệu quả  
cao.  
IV. Thảo luận  
Từ cơ sở luận thực trạng trên, bài viết xây dựng một số biện pháp giúp  
học sinh lớp 5 - Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành giải tốt những bài tập cơ  
bản về số thập phân nhằm giúp các em tự tin hơn, giải tốt hơn đối với những bài  
tập thuộc nội dung kiến thức này, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học  
sinh.  
1. Hướng dẫn học sinh phân loại những bài tập cơ bản về số thập phân thành  
các dạng toán.  
Để học sinh giải tốt những bài tập cơ bản về số thập phân trong chương trình  
sách giáo khoa Toán 5, trước tiên giáo viên cần hướng dẫn các em phân loại những  
bài tập cơ bản thành các dạng toán, nắm được phương pháp giải đối với từng dạng,  
đồng thời giáo viên cần đưa ra các ví dụ lời giải minh họa cho mỗi dạng toán.  
1.1. Dạng toán về cấu tạo số thập phân  
1.1.1. Dạng toán đọc số thập phân  
Dạng toán này đề bài cho trước các số thập phân sau đó yêu cầu đọc các số thập  
phân đó.  
Phương pháp giải: Khi đọc số thập phân ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng  
thấp; trước hết ta đọc phần nguyên, đọc dấu phẩy”, sau đó đọc phần thập phân.  
dụ: 4301,86  
Đọc số: Bốn nghìn ba trăm linh một phẩy tám mươi sáu  
1.1.2. Dạng toán viết số thập phân  
Dạng toán này đề bài cho biết số thập phân thông qua lời đọc hoặc thông  
qua cấu tạo của số và yêu cầu ta viết số thập phân đó.  
4
Phương pháp giải: Để viết đúng số thập phân, học sinh phải viết lần lượt theo thứ  
tự từ hàng cao đến hàng thấp; trước hết viết phần nguyên, viết dấu “phẩy”, sau đó  
viết phần thập phân (viết từ trái sang phải).  
*) Viết số theo lời đọc cho trước  
dụ: Chín trăm mười hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy phẩy tám trăm hai mươi  
sáu  
Viết số: 912 347,826  
*) Viết số theo cấu tạo scho trước  
dụ: Hai trăm, bốn đơn vị, một phần mười, tám phần trăm (tức là hai mươi bốn  
đơn vị mười tám phần trăm).  
Viết số: 204,18  
1.1.3. Dạng toán so sánh số thập phân  
Những bài toán so sánh số thập phân thường được thiết kế dưới các dạng  
như điền dấu, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến (hoặc sắp xếp các  
số thập phân theo thứ tự từ đến lớn), tìm chữ số trong số thập phân thỏa mãn  
điều kiện liên quan tới số thập phân đó.  
Phương pháp giải: Sử dụng quy tắc sau để thực hiện yêu cầu của bài toán.  
Quy tắc: Khi so sánh hai số thập phân ta làm như sau:  
- So sánh phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào  
phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.  
- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì so sánh phần thập phân, lần lượt từ  
hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn,... đến cùng một hàng nào đó,  
số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.  
- Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng  
nhau.  
dụ: Tìm chữ số , biết:  
9,7푥 8 < 9,718  
Bài giải  
Ta có:  
do đó:  
.
= 0  
9,70 8 < 9,718  
1.1.4. Dạng toán tìm số thập phân khi cho biết một số điều kiện về số đó  
5
Dạng này đề bài thường yêu cầu tìm số thập phân và cho biết một số các dữ  
kiện liên quan đến số thập phân đó, chẳng hạn như: Khi rời dấu phẩy của một số  
thập phân từ trái sang phải (hoặc từ phải sang trái) một, hai, ba,…hàng thì số đó  
tăng thêm (hoặc giảm đi) bao nhiêu đơn vị so với số phải tìm hoặc cho biết mối  
quan hệ giữa các số thuộc từng hàng của số thập phân phải tìm,…  
Phương pháp giải: Đối với các bài tập thuộc dạng toán này, khi giải ta thường sử  
dụng các phương pháp như: Phương pháp liệt kê, phương pháp thử chọn, phương  
pháp tìm hai số khi biết hiệu tỉ số của chúng (dựa vào sơ đồ đoạn thẳng).  
dụ: Các chữ số phần mười, phần trăm phần nghìn của số thập phân có ba chữ  
số ở phần thập phân theo thứ tự là ba số chẵn liên tiếp. Tích các chữ số ở phần thập  
phân bằng phần nguyên của số đó. Các chữ số ở phần nguyên và phần thập phân  
đều khác nhau. Tìm số thập phân đó.  
Bài giải  
Phần thập phân của số thập phân phải tìm có thể là: 024; 246; 468; 420; 642; 864  
Ta có bảng sau:  
Phần thập phân  
Phần nguyên  
Số thập phân  
0,024  
Kết luận  
Loại  
024  
246  
468  
420  
642  
864  
0
48  
192  
0
48,246  
Loại  
192,468  
0,420  
Chọn  
Loại  
48  
192  
48,642  
Loại  
192,864  
Chọn  
Vậy số thập phân cần tìm là 192,468 và 192,864  
1.2. Dạng toán thực hành 4 phép tính với số thập phân  
Dạng toán thực hành 4 phép tính với phân số trong chương trình Toán 5 bao  
gồm một số bài tập như cộng (hoặc trừ) hai số thập phân, nhân và chia số thập  
phân.  
Phương pháp giải: Để giải được những bài tập thuộc dạng toán này, ta cần vận  
dụng một squy tắc sau:  
6
Quy tắc 1: Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:  
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng  
cột với nhau.  
- Cộng như cộng các số tự nhiên.  
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với dấu phẩy của các số hạng.  
Quy tắc 2: Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:  
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với  
nhau.  
- Trừ như trcác số tự nhiên.  
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ số trừ.  
Quy tắc 3:  
- Muốn nhân một số thập phân với một số tnhiên ta làm như sau:  
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.  
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng  
dấu phẩy tách tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.  
- Muốm nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau:  
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.  
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng  
dấu phẩy tách tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.  
Quy tắc 4:  
- Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như sau:  
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia  
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở  
phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia.  
+ Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia.  
- Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau:  
+ Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào  
bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0.  
+ Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.  
- Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:  
7
+ Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy  
ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.  
+ Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên.  
- Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như  
sau:  
+ Viết dấu phẩy vào bên phải số thương.  
+ Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp.  
+ Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục  
chia, và có thể cứ làm như thế mãi.  
dụ: Đặt tính rồi tính:  
푎) 15,132 + 3,48  
b) 45,8 19,26  
c) 0,46 × 12  
0,46  
15,132  
45,8  
×
+
3,48  
19,26  
12  
18,612  
26,54  
92  
46  
5,52  
d) 6,4 × 4,8  
6,4  
e) 72,58 :19  
72,58 19  
f) 23,56 :6,2  
23, 5, 6 6 ,2  
4 9 6 3,8  
0
×
15 5  
0 38  
3,82  
4,8  
512  
0
256  
30,72  
1.3. Dạng toán về tỉ số phần trăm  
1.3.1. Dạng toán tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b.  
Các bài tập thuộc dạng toán này đề bài thường cho trước 2 số a và b (có thể  
hai số a và b được cho dưới dạng các số liệu của một bài toán gắn liền với thực tế),  
sau đó yêu cầu tìm tỉ số phần trăm của a và b hoặc tìm tỉ số phần trăm của b và a.  
Phương pháp giải:  
Bước 1: Tìm thương  
hoặc thương  
(viết dưới dạng số thập phân).  
푏 :푎  
푎 :푏  
8
Bước 2: Nhân nhẩm số thập phân đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải  
tích tìm được.  
Lưu ý: Có thể kết hợp cả hai bước dể tìm ra kết quả.  
dụ: Một trường Tiểu học có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ  
số phần trăm của số học sinh nữ số học sinh toàn trường.  
Bài giải  
Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ số học sinh toàn trường là:  
315 :600 = 0,525  
0,525 = 52,5%  
Đáp số:  
52,5% .  
1.3.2. Dạng toán tìm phần trăm của một số  
Những bài tập thuộc dạng toán này đề bài thường yêu cầu tìm  
của x  
푎%  
(a% và x có thể đã cho số cụ thể, cũng thể cho dưới dạng số liệu của một bài  
toán gắn liền với thực tế).  
Phương pháp giải: Để tìm  
× :100  
của x, ta làm như sau: Lấy  
hoặc  
:100 × 푎  
푎%  
dụ: Lãi suất tiết kiệm là 0,65% một tháng. Cô Hồng gửi tiết kiệm 12 000 000  
đồng. Hỏi sau một tháng cô có tất cả bao nhiêu tiền lãi và tiền gửi.  
Bài giải  
Số tiền lãi cô Hồng được sau một tháng là:  
(đồng)  
(đồng)  
12000000 :100 × 0,65 = 78000  
12000000 × 0,65 :100 = 78000  
Hoặc  
Số tiền lãi và tiền gửi Hồng có sau một tháng là:  
(đồng)  
78000 + 12000 000 = 12078000  
Đáp số:  
đồng.  
12078000  
1.3.3. Dạng toán tìm một số khi biết phần trăm của số đó  
Các bài tập thuộc dạng toán này đề bài thường cho biết a% của một số bằng  
x và yêu cầu tìm số đó.  
Phương pháp giải: Để tìm một số biết a% của bằng x, ta có thể làm như sau:  
Lấy hoặc  
.
× 100 :푎  
푥 :푎 × 100  
9
dụ: Kiểm tra sản phẩm của xưởng may, người ta thấy có 732 sản phẩm đạt yêu  
cầu, chiếm 91,5% tổng sản phẩm. Tính tổng số sản phẩm?  
Bài giải  
Tổng sản phẩm của xưởng may đó là:  
(sản phẩm)  
732 :91,5 × 100 = 800  
(sản phẩm)  
Hoặc  
732 × 100:91,5 = 800  
Đáp số: 800 sản phẩm.  
2. Giúp học sinh khắc phục một số sai lầm khi giải các dạng toán về số thập  
phân  
Để giúp học sinh giải tốt những bài tập cơ bản về số thập phân thì ngoài việc  
hướng dẫn học sinh phân loại những bài tập thành các dạng toán, nắm vững  
phương pháp giải đối với từng dạng, giáo viên cần giúp học sinh khắc phục một số  
sai lầm khi giải toán. Trong bài viết này, chúng tôi nêu một số dụ học sinh đã  
giải sai, từ đó phân tích chỉ ra nguyên nhân sai, đưa ra các biện pháp khắc phục  
giúp các em học sinh biết điều chỉnh lại những chỗ chưa đúng, nhìn nhận lại vấn  
đề một cách thấu đáo làm cho kết quả học tập của các em đạt hiệu qucao hơn.  
2.1. Dạng toán về cấu tạo số thập phân  
2.1.1. Dạng toán viết số thập phân  
Đối với nội dung viết số thập phân khi cho biết cấu tạo của số đó thì còn một  
số em mắc phải sai lầm như sau:  
dụ: Viết số thập phân "Hai trăm, bốn đơn vị, tám phần trăm".  
Những sai lầm học sinh lớp 5 thường mắc phải: 2004,8 hoặc 24,8  
Nguyên nhân sai lầm: Học sinh không đọc kĩ đầu bài, chưa xác định đúng các chữ  
số thuộc các hàng của số thập phân.  
Biện pháp khắc phục: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định như sau:  
Phần nguyên  
Phần thập phân  
Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị  
Hàng phần mười Hàng phần trăm  
2
0
4
,
0
8
10  
Lưu ý cho học sinh: Những hàng mà đề bài không đề cập tới trong cấu tạo số cần  
viết, ta coi chữ số ở hàng đó bằng 0 (hàng chục, hàng phần mười trong ví dụ).  
Lời giải đúng: 204,08  
2.1.2. Dạng toán so sánh số thập phân  
dụ: Viết các số  
theo thứ tự từ đến lớn.  
42,538 ;74,9 ;42,3698  
Một số học sinh có lực học kém làm như sau:  
74,9 ; 42,538; 42,3698  
Nguyên nhân sai lầm: Học sinh chưa nắm vững quy tắc so sánh số thập phân, các  
em cho rằng số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.  
Biện pháp khắc phục: Giáo viên nhắc lại cấu tạo hàng của số thập phân, yêu cầu  
học sinh chỉ rõ các chữ số thuộc các hàng trong từng số trên, nêu lại quy tắc so  
sánh và hướng dẫn học sinh vận dụng vào làm bài tập.  
Lời giải đúng:  
Các số được viết theo thứ tự từ đến lớn là:  
42,3698; 42,538; 74,9  
2.1.3. Tìm số thập phân khi cho biết một số điều kiện về số đó  
dụ: Khi lùi dấu phẩy của một số thập phân từ phải qua trái một hàng thì số đó  
giảm đi 13,77 đơn vị. Tìm số thập phân đó.  
Những sai lầm học sinh lớp 5 thường mắc phải: 137,7  
Nguyên nhân sai lầm:  
- Học sinh không đọc kĩ đầu bài, các em vội vàng dịch chuyển dấu phẩy quay trở  
lại từ trái qua phải.  
- Học sinh không hiểu bản chất của việc lùi dấu phẩy của số thập phân từ phải sang  
trái nghĩa là chia số thập phân đó cho 10 (hay giảm số thập phân đó đi 10 lần).  
Biện pháp khắc phục: Giáo viên cần cung cấp cho học sinh tính chất "Khi rời dấu  
phẩy của một số thập phân từ phải sang trái một, hai, ba,..hàng thì số đó giảm đi  
10,100,1000, …lần", do vậy nếu biểu diễn số mới (số được sau khi lùi dấu  
phẩy) bằng 1 phần thì số cần tìm (số thập phân ban đầu) được biểu diễn bằng 10  
phần như thế.  
Lời giải đúng:  
Khi lùi dấu phẩy của một số thập phân từ phải qua trái một hàng thì số đó  
giảm đi 10 lần.  
11  
Theo bài ra ta sơ đồ:  
Số cần tìm:  
13,77  
Số mới:  
Số cần tìm là:  
13,77:(10 1) × 10 = 15,3  
Đáp số:  
.
15,3  
2.2. Dạng toán thực hành 2 phép tính nhân và chia số thập phân  
Nhiều học sinh lớp 5 - Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành còn mắc phải  
sai lầm khi thực hiện 2 phép tính phép nhân và phép chia số thập phân.  
dụ: Đặt tính rồi tính:  
a) 6,34 × 4,8  
b) 75,52 :32  
c) 27 :4  
Sai lầm học sinh lớp 5 thường mắc phải:  
a) 6,34 × 4,8  
b) 75,52 :32  
75,52 32  
c) 27 :4  
27  
6,34  
×
4
11 5  
1 92  
236  
4,8  
30 675  
20  
0
5072  
2536  
0
304,32  
Nguyên nhân sai lầm:  
- Đối với phần a) học sinh đặt dấu phẩy ở tích thẳng cột với dấu phẩy của hai thừa  
số do nhầm với cách thực hiện ở phép cộng và phép trừ.  
- Ở phần b) trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp  
tục chia, học sinh quên viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được.  
- Ở phần c) trước khi viết thêm số 0 vào bên phải số dư để chia tiếp, học sinh quên  
viết dấu phẩy vào bên phải số thương.  
Biện pháp khắc phục: Yêu cầu học sinh thực hiện các bước nhân, chia đúng theo  
quy tắc 3 và quy tắc 4 ở phần 1.2.  
Lời giải đúng:  
a) 6,34 × 4,8  
b) 75,52 :32  
c) 27 :4  
12  
6,34  
75,52 32  
11 5 2,36  
1 92  
27  
4
×
4,8  
30 6,75  
20  
0
5072  
2536  
0
30,432  
2.3. Dạng toán về tỉ số phần trăm  
dụ: Một người bỏ ra 42000 đồng tiền vốn mua rau. Sau khi bán hết số rau,  
người đó thu được 52500 đồng. Hỏi tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền  
vốn?  
Sai lầm học sinh lớp 5 thường mắc phải: Học sinh tính  
Nguyên nhân sai lầm:  
.
42000 :52500 = 0,8%  
- Học sinh đã xác định được dạng toán, nhưng chưa hiểu bản chất của hai đại  
lượng 42000 và 52500 nên chọn sai phép tính.  
- Học sinh quên nhân nhẩm thương với 100, mà chỉ tìm thương của hai số rồi viết  
thêm kí hiệu "%" vào bên phải thương.  
Biện pháp khắc phục:  
- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy bản chất của bài toán là tìm tỉ số phần trăm của  
số tiền bán rau và số tiền vốn (tức tỉ số phần trăm của 52500 và 42000).  
- Giáo viên nhắc học sinh thực hiện giải bài toán theo 2 bước của phương pháp giải  
“dạng toán tìm ti số phần trăm của hai số a và b”.  
Lời giải đúng: So với tiền vốn, tiền bán rau chiếm:  
52500 :42000 = 1,25  
1,25 = 125%  
Đáp số:  
.
125%  
dụ: Một xưởng may đã dùng hết 345m vải để may quần áo, trong đó số vải may  
áo chiếm 60%. Hỏi số vải may áo là bao nhiêu mét?  
Sai lầm học sinh lớp 5 thường mắc phải: Học sinh tính như sau:  
.
345 × 100 :60 = 575 (푚)  
Nguyên nhân sai lầm: Học sinh không đọc kĩ đầu bài nên chưa xác định đúng  
dạng toán dẫn đến chọn sai phép tính.  
13  
Biện pháp khắc phục: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán, chỉ cho  
học sinh thấy bài toán thuộc dạng toán tìm phần trăm của một số (tìm 60% của  
345).  
Lời giải đúng:  
Số vải may áo là:  
345 :100 × 60 = 207 (푚)  
Đáp số:  
.
207푚 푣ả푖  
V. Kết luận  
Những bài tập cơ bản về số thập phân là những bài tập tương đối khó và rất  
mới mẻ với học sinh lớp 5. Do vậy đa số học sinh lớp 5 - Trường PTTH CLC  
Nguyễn tất Thành đã gặp phải nhiều khó khăn, lúng túng trong việc phân loại  
thành các dạng toán, xác định hướng giải cho mỗi dạng. Bên cạnh đó, một số em  
còn gặp phải những sai lầm khi thực hành giải bài tập dẫn đến kết quả học tập của  
các em chưa đạt hiệu quả cao.  
Sau khi tìm hiểu và áp dụng một số biện pháp trong bài viết tại lớp 5 -  
Trường PTTH CLC Nguyễn tất Thành, bản thân người viết nhận thấy đa số học đã  
biết phân loại những bài tập cơ bản về số thập phân thành các dạng toán, nắm vững  
và áp dụng tốt các phương pháp giải đối với từng dạng. Khi thực hiện giải những  
bài tập thuộc các dạng này, các em ít gặp những sai lầm hơn trước. Hầu hết các em  
học sinh lớp 5 - Trường PTTH CLC Nguyễn tất Thành đã hào hứng hơn, tự tin  
hơn, giải tốt hơn những bài tập cơ bản về số thập phân trong chương trình sách  
giáo khoa Toán 5 hiện hành. Đây chính là nền tảng cho các em học sinh tiếp cận,  
lĩnh hội tốt những đơn vị kiến thức tiếp theo.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1] Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng  
Quang, Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, NXBGD-  
NXBĐHSP.  
[2] Đỗ Đình Hoan, Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Đỗ Trung Hiệu, Trần  
Diên Hiển, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy (2015), Toán 5, NXBGD.  
14  
15  
docx 15 trang Thùy Anh 04/05/2022 4620
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành giải tốt những bài tập cơ bản về số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxde_tai_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_truong_pho_thong.docx