Vận dụng lý thuyết hành vi dự định trong việc đề xuất mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh của khách hàng cá nhân – trường hợp tại Đà Nẵng

292  
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC”  
Vận Dụng Lý Thuyết Hành Vi Dự Định trong Việc Đề Xuất Mô Hình  
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Xanh Của Khách Hàng Cá Nhân –  
Trường Hợp Tại Đà Nẵng  
Đào Thị Thu Hường  
Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn  
Tóm tắt. Trong những năm gần đây các vấn đề môi trường đã nhận được nhiều sự quan tâm của đông  
đảo mọi người trong xã hội. Nhiều người tiêu dùng đã nhận ra rằng việc tiêu dùng của họ có thể dẫn  
đến các ảnh hưởng xấu tới môi trường, chính vì vậy họ đang dần dần thay đổi nhận thức và thói quen  
mua hàng. Nội dung bài báo nhằm mục đích xây dựng mô hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh,  
trường hợp nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng. Mô hình được đề xuất sẽ kiểm tra hành vi mua các sản  
phẩm thân thiện với môi trường bằng cách dựa vào Lý thuyết về hành vi dự định. Nghiên cứu cũng  
mở rộng và phát triển mô hình TPB bằng cách bổ sung các biến như kiến thức về môi trường, sự sẵn  
có của các sản phẩm xanh và người tiêu dùng cảm nhận. Cùng với việc xác định các nhân tố chính  
trong mô hình đề xuất tác giả đã xây dựng thang đo cho các nhân tố với số lượng là 26 biến quan sát.  
Kết quả của bài báo này sẽ là tiền đề quan trọng trong nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo của tác giả.  
Từ khóa: Tiêu dùng xanh, sản phẩm xanh, TPB, môi trường, Đà Nẵng.  
Abstract. In recent years, environmental issues have received a lot of attention from many people in  
society. Many consumers have realized that their consumption can lead to negative environmental ef-  
fects, so they are gradually changing perceptions and buying habits. The aim of this paper is to build a  
research model in green consumer behavior, a case study in Da Nang city. The proposed model will  
examine consumers’ purchasing behavior of environmentally sustainable products using the frame-  
work of the Theory of Planned Behavior. The study also attempts to extend the TPB by including  
three additional variables, environmental knowledge, availability of green products and perceived  
consumer. Along with determining the main factors in the proposed model, the author has built a  
scale for the factors with the number of 26 observed variables. The results of this paper will be an im-  
portant premise in the author's next experimental researches.  
Keywords: Green consumption, green products, TPB, environment, Danang.  
1
Đặt vấn đề  
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận về tăng trưởng kinh tế, xã hội thì vấn đề môi trường đang nổi  
lên như là mặt trái của sự phát triển. Chính vì đó, phát triển bền vững được xem là mục tiêu quan trọng  
mà chính phủ cũng như các tổ chức, cá nhân hết sức quan tâm. Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm  
đến môi trường, họ càng coi trọng hơn đến các sản phẩm xanh và hành vi mua hàng thân thiện với môi  
trường. Ngày nay, tiêu dùng xanh đã khá phổ biến ở các nước phát triển và cũng đã có những bước tiến  
ban đầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càng được cải thiện. Số  
lượng người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sinh thái thân thiện gần đây cho thấy thị trường  
của các sản phẩm thân thiện môi trường đang mở rộng. Thành phố Đà Nẵng đang ghi nhận sự phát triển  
vượt bậc trong những năm qua về kinh tế, xã hội, là nơi thu hút số lượng lớn khách du lịch và người lao  
động trong và ngoài nước, chính vì vậy các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường ở đây cũng được ghi nhận  
cao hơn. Cùng với việc thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” mà thành phố  
đang thực hiện, nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh của khách hàng cá nhân sẽ là một yếu tố quan trọng  
Đào Thị Thu Hường  
293  
góp phần giúp doanh nghiệp, lãnh đạo thành phố trong việc nhìn nhận hành vi tiêu dùng của người dân tại  
đây và đưa ra các chính sách phù hợp, thỏa đáng.  
2
Sản phẩm xanh và lý thuyết hành vi dự định  
2.1  
Sản phẩm xanh  
Sản phẩm xanh là sản phẩm trong quá trình sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ không hoặc ít ảnh hưởng tiêu cực  
đến môi trường, sức khỏe và đa dạng sinh học so với những sản phẩm tương tự cùng loại. Shamdasani và  
cộng sự (1993) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm không gây ô nhiễm cho trái đất hoặc tổn hại tài  
nguyên thiên nhiên và có thể tái chế và bảo tồn. Đó là một sản phẩm có chất liệu hoặc bao bì thân thiện  
với môi trường hơn trong việc giảm tác động đến môi trường. Theo Moser (2016) “các sản phẩm xanh  
được định nghĩa là các sản phẩm ít hoặc hoàn toàn không gây hại cho môi trường so với các sản phẩm  
thay thế cùng loại.  
Trong nghiên cứu này, tác giả quan niệm các sản phẩm xanh, còn được đặt tên là các sản phẩm thân  
thiện với môi trường hoặc bền vững với môi trường, là những sản phẩm có khả năng bổ sung lợi ích lâu  
dài, giảm áp lực và trách nhiệm cho khách hàng đối với vấn đề môi trường, tuy nhiên, không làm giảm  
chất lượng của sản phẩm.  
2.2  
Lý thuyết hành vi dự định  
Mô hình thuyết hành động hợp lý- Theory of Reasoned Action (TRA) do Ajzen và Fishbein (1975) đề  
xuất là mô hình dự đoán ý định hành vi của con người. TRA cho rằng hành vi của cá nhân được quyết  
định bởi ý định hành vi, mà ý định hành vi là hàm số của thái độ cá nhân về hành vi và tiêu chuẩn chủ  
quan xung quanh việc thực hiện hành vi này. Đây là lý thuyết đầu tiên về hành vi con người. Nó được sử  
dụng như là nền tảng lý thuyết của những mô hình sau này. Lý thuyết hành vi dự định - Theory of  
Planned Behavior (TPB) được Ajzen (1985) xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm  
soát hành vi vào mô hình TRA nhằm giải quyết những mặt hạn chế của thuyết hành động hợp lý. Cũng  
tương tự như mô hình TRA, TPB cũng cho rằng hành vi của cá nhân được quyết định bởi ý định hành vi,  
ý định hành vi cũng chịu tác động của nhân tố thái độ và tiêu chuẩn chủ quan. Tuy nhiên TPB khác TRA  
ở điểm là ý định hành vi lại chịu thêm tác động của nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi”.  
Thái độ  
Ý định  
hành vi  
Chuẩn chủ quan  
Hành vi thực  
sự  
Nhận thức kiểm  
soát hành vi  
Hình 1. Lý thuyết hành vi dự định(Theory of Planned Behaviour TPB)  
(Nguồn: Website của Ajzen:http://www.peple.umass.edu/aizen/tpb.diag.html)  
Biến phụ thuộc trung tâm của TPB là ý định của người tiêu dùng, là một dấu hiệu cho thấy một người  
sẵn sàng hành xử theo một cách nhất định (Ajzen, 1991). Nhiều nghiên cứu chỉ giải thích ý định và nhìn  
chung cho rằng chúng là những yếu tố dự báo tốt về hành vi và làm trung gian đầy đủ cho tác động của  
thái độ và chuẩn mực chủ quan đối với hành vi (Gracia và Magistris, 2007; Wu và Chen, 2014). Lý thuyết  
hành vi dự địnhđã được sử dụng rộng rãi trong việc khám phá các khía cạnh khác nhau của tiêu dùng  
xanh trong những năm gần đây. Nhiều nhà khoa học đã áp dụng nó vào các nghiên cứu về chủ đề tiêu  
dùng xanh như giao thông xanh; giải trí xanh; mua sắm xanh, và sản xuất xanh. Mặt khác, Sheeran và  
cộng sự (2002) thực nghiệm đã chứng minh ba mươi loại hành vi khác nhau dựa trên Lý thuyết hành vi  
dự định và Lý thuyết về hành động hợp lý, và nhận thấy mức tăng trung bình khả năng giải thích của các  
294  
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC”  
biến là khoảng 8%, điều đó chứng tỏ rằng Lý thuyết hành vi dự định vượt trội hơn lý thuyết về hành động  
hợp lý trong dự đoán hành vi.  
3
Hành vi tiêu dùng xanh và tổng quan nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh  
3.1  
Hành vi tiêu dùng xanh  
Tiêu dùng xanh đề cập đến việc hành vi mua các sản phẩm thân thiện với môi trường và tránh các sản  
phẩm gây hại cho môi trường (Chan, 2001). Hành vi tiêu dùng xanh được Mostafa (2008) định nghĩa là  
một loại hành vi thân thiện cụ thể mà người mua hàng thể hiện sự quan tâm và coi trọng của họ đối với  
trái đất. Hơn nữa, hành vi tiêu dùng xanh cũng ám chỉ việc sử dụng các vật dụng có thể tái chế hoặc có  
thể bảo tồn, hữu ích cùng với mối quan tâm về môi trường (Chan, 2002). Quyết định tiêu dùng sản phẩm  
xanh xoay quanh những người tiêu dùng quan tâm đến môi trường, những người chú ý đến hậu quả liên  
quan đến hành vi tiêu dùng cá nhân của họ và cố gắng đưa ra các quyết định mua hàng để mang lại những  
thay đổi cho xã hội (Lai và Cheng, 2016).  
Trong nghiên cứu này, tác giả quan niệm hành vi tiêu dùng xanh là hành vi mua các sản phẩm thân  
thiện với môi trường hoặc các sản phẩm bền vững, những sản phẩm có thể tái chế và có lợi cho môi  
trường và tránh những sản phẩm gây hại cho môi trường và xã hội (Chan, 2001; Mostafa, 2007).  
3.2  
Tổng quan nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh  
Hughner (2007), thông qua một số nghiên cứu tổng hợp, tiết lộ rằng 67% người tiêu dùng thể hiện thái độ  
bảo vệ môi trường, trong khi chỉ 4% thực sự tham gia vào việc mua hàng vì môi trường. Trên thực tế,  
trong khi khám phá hành vi mua hàng xanh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện có một “khoảng cách” giữa  
thái độ thể hiện của người tiêu dùng và hành vi mua hàng thực tế (Tanner & Kast, 2003; Vermeir &  
Verbeke, 2006, 2008). Bên cạnh đó, để phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc mua và tiêu dùng  
sản phẩm xanh, tác giả đã tham khảo nhiều lý thuyết và nghiên cứu khác nhau. Rất nhiều các nghiên cứu  
đã sử dụng lý Lý thuyết hành vi dự định làm mô hình nghiên cứu chính như Barber và cộng sự (2014);  
Paço và cộng sự (2013), Newton và cộng sự (2015); Kanchanapibul và cộng sự (2014). Trên cơ sở phát  
triển thêm lý Lý thuyết hành vi dự định trong bối cảnh nghiên cứu tiêu dùng xanh, các tác giả như Paul và  
cộng sự (2016) Hoàng Trọng Hùng (2018) bổ sung thêm biến quan tâm đến môi trường; Lee (2010), Kai  
Chen and Ting Deng (2016); Uddin và cộng sự (2018) bổ sung thêm biến kiến thức môi trường, Kai Chen  
(2016) bổ sung biến sự hiểu biết về sản phẩm hay nghiên cứu của Wang (2017); Liobikienė et al (2016);  
Tan và cộng sự (2019) cho rằng nhận thức về giá cả của sản phẩm cũng có tác động tích cực đến hành vi  
tiêu dùng xanh.  
Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu được thực hiện theo cách tiếp cận khác như nghiên cứu của  
Mitsutaka Matsumoto (2018) với việc nghiên cứu cách các yếu tố như kiến thức của người tiêu dùng về  
sản phẩm xanh, nhận thức về lợi ích và rủi ro cảm nhận cũng như mức giá cả ảnh hưởng như thế nào đến  
ý định hành vi của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Yatish Joshi (2017) cho rằng các nhân tố như ảnh  
hưởng của xã hội, thái độ người tiêu dùng, kiến thức về môi trường, thành phần tái chế, nhãn sinh thái,  
tiếp xúc với các thông điệp truyền thông là những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng xanh của  
khách hàng trẻ ở Ấn Độ.  
Nhìn chung các nghiên cứu thực nghiệm kể trên mặc dù được xây dựng dựa trên nhiều quan điểm và  
mô hình khác nhau nhưng đã đa số đều nhận thấy vai trò quan trọng trong việc ứng dụng mô hình TPB  
trong việc điều tra hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu liên quan  
đến lĩnh vực này ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng vẫn còn chưa đề cập nhiều tới các nhân tố  
liên quan đến kiến thức về môi trường cũng như cảm nhận về giá cả của sản phẩm xanh. Đây chính là lỗ  
hổng nghiên cứu quan trọng mà trong bài báo này tác giả sẽ bổ sung để hoàn thiện mô hình nghiên cứu đề  
xuất.  
Đào Thị Thu Hường  
295  
4
Mô hình nghiên cứu đề xuất  
Thừa nhận ứng dụng rộng rãi của TPB, Lindenberg và Steg (2007) lập luận rằng, TPB chủ yếu tập trung  
vào lợi ích cá nhân, do đó nó giải thích tốt nhất cho hành vi thân thiện môi trường và sự giới hạn bởi tiền  
bạc, thời gian và công sức. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả dựa vào mô hình Lý thuyết hành  
vi dự định (TPB) làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu trong đó thay vì đánh giá nhân tố nhận  
thức kiểm soát hành vi một cách chung chung, tác giả đã phân tích thành hai yếu tố: Tính sẵn có của sản  
phẩm xanh và Nhận thức về giá cả; đồng thời bổ sung nhân tố kiến thức về môi trường vào mô hình  
nghiên cứu đề xuất.  
Kiến thức về môi  
trường  
Thái độ đối với môi  
H1  
trường  
H5  
Hành vi tiêu  
dùng sản  
phẩm xanh  
H2  
Ý định hành vi  
Chuẩn chủ quan  
H6  
Nhận thức kiểm soát  
hành vi  
H3, H4  
- Tính sẵn có của sản  
phẩm xanh  
- Nhận thức về giá cả  
Hình 2. Mô hình đề xuất nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh  
- Thái độ đối với môi trường  
Thái độ cá nhân hướng về hành vi được định nghĩa là những cảm giác tích cực hay tiêu cực của một cá  
nhân khi thực hiện hành vi đó (Schiffman và Kanuk,1987). Thái độ sẽ quyết định sở thích mua hàng của  
một người, và đó là một trong những yếu tố dự báo quan trọng nhất ý định hành vi. Nghiên cứu khác  
cũng đề xuất rằng thái độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định hành vi và là chỉ số  
tốt nhất để dự đoán hành vi (Rana & Paul, 2017). Thái độ đối với môi trường được thừa nhận là yếu tố  
quyết định của ý định hành vi (Chan & Lau, 2001; Wesley và cộng sự, 2012; Law và cộng sự, 2017). Do  
đó, nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá ảnh hưởng của thái độ môi trường của người tiêu dùng đến  
ý định mua hàng xanh. Chính vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết rằng:  
H1: Thái độ đối với môi trường ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêu dùng sản phẩm xanh  
- Chuẩn chủ quan  
Chuẩn chủ quan có thể được hiểu là nhân thức về áp lực xã hội để thực hiện một hành vi cụ thể (Ajzen,  
1991). Chuẩn chủ quan cho thấy mức độ mà một cá nhân cảm thấy có trách nhiệm về mặt đạo đức đối với  
người khác bằng cách mua sản phẩm xanh và tạo nên hình ảnh xã hội tích cực (Barber và cộng sự, 2014).  
Số lượng lớn các nghiên cứu đã tuyên bố rằng áp lực xã hội khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm  
xanh và là một trong những yếu tố chi phối ảnh hưởng đến tiêu dùng bền vững (Biswas và Roy, 2015;  
Zhao và cộng sự, 2014; Lorek và Fuchs, 2013; Wang et al., 2014; Ritter và cộng sự, 2015). Wansink và  
cộng sự. (2017) lưu ý rằng thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi của cá nhân ảnh hưởng  
đáng kể đến ý định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của một người.., chính vì vậy, tác giả đề xuất  
giả thuyết rằng:  
H2: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định đến ý định tiêu dùng sản phẩm xanh.  
- Nhận thức kiểm soát hành vi  
Nhận thức kiểm soát hành vi của một cá nhân liên quan đến những niềm tin về sự tồn tại của những  
yếu tố kiểm soát mà có thể thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện hành vi của họ (Lee, 2009). Nhận thức  
kiểm soát hành vi là sự tự tin để người tiêu dùng hoàn thành một hành vi và sự tự tin phụ thuộc vào nhận  
296  
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC”  
thức về khả năng của chính họ. Nhận thức kiểm soát hành vi sẽ được đo lường bằng nhận thức về sự kiểm  
soát của một người đối với các yếu tố như hạn chế kinh tế, mức độ sẵn có của các nguồn lực liên kết  
(Ajen 1991), áp lực xã hội,..(Hines và cộng sự, 1986 & 1987). Trong nghiên cứu này, thay vì đánh giá  
nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi một cách chung chung, tác giả đã phân tích thành hai yếu tố: Tính  
sẵn có của sản phẩm xanh Nhận thức về giá cả.  
+ Tính sẵn có của sản phẩm xanh  
Tính sẵn có của một sản phẩm là mức độ dễ dàng hay khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng  
của khách hàng. Việc không có sẵn sản phẩm xanh có thể là một hạn chế đối với người tiêu dùng có động  
cơ mua sản phẩm hoặc dịch vụ bền vững với môi trường. Thực tế cho thấy việc không có sẵn các sản  
phẩm xanh có thể có vai trò tiêu cực trong việc chuyển đổi khuynh hướng mua hàng tích cực (ý định)  
thành hành vi thực tế (mua). Đây có thể là lý do ảnh hưởng đằng sau việc thay đổi ý định sử dụng các sản  
phẩm đó thành hành vi sử dụng thực tế (Vermeir và Verbeke 2006). Các lý thuyết trên hình thành cơ sở  
của mối quan hệ giả thuyết sau:  
H3: Tính sẵn có của sản phẩm xanh ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêu dùng sản phẩm xanh.  
+ Nhận thức về giá cả  
Nhận thức về giá cả là mức độ mà người tiêu dùng tập trung vào việc cảm nhận giá trị họ nhận được so  
với số tiền mà họ bỏ ra (Lichtenstein và cộng sự, 1993). Giá cả là một trong những rào cản lớn đối với  
việc sử dụng các sản phẩm xanh (Gadenne và cộng sự, 2011). Người tiêu dùng, những người nhạy cảm  
với giá cho rằng giá của sản phẩm là yếu tố nổi bật nhất ảnh hưởng đến quyết định mua của họ (Eze và  
Ndubisi, 2013). Do đó, giá cao của hầu hết các sản phẩm thân thiện với môi trường có thể ảnh hưởng tiêu  
cực đến quyết định mua hoặc sử dụng của người tiêu dùng (Connell, 2010). Mặc dù vậy, ảnh hưởng của  
giá cả đến quyết định mua của người tiêu dùng cũng có khả năng thay đổi do nhận thức của họ về sản  
phẩm, có thể có người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường vì  
đa số người tiêu dùng có thể nhận ra rằng quyết định mua của họ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều  
vấn đề sinh thái (Fraj & Martinez, 2007; Paul & Rana, 2012, Biswas và Roy, 2015). Nói cách khác,  
những người tiêu dùng coi các vấn đề về môi trường hoặc các thuộc tính của sản phẩm xanh là quan trọng  
thường ít nhạy cảm hơn với giá cả, do đó, dẫn đến việc sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm thân thiện  
với môi trường. Theo đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:  
H4: Nhận thức về giá cả ảnh hưởng tích cực tới ý định tiêu dùng sản phẩm xanh.  
- Kiến thức về môi trường  
Theo D’Souza và cộng sự (2007), kiến thức về môi trường có thể được định nghĩa là kiến thức của  
người tiêu dùng về tác động của việc sử dụng một sản phẩm cụ thể đối với môi trường. Kiến thức về môi  
trường là sự hiểu biết về việc liệu bản thân sản phẩm có được sản xuất theo cách thân thiện với môi  
trường hay không (Polonsky, 2011; Lim và cộng sự, 2014). Nhiều nghiên cứu cho rằng kiến thức về môi  
trường nhân tố có tác động đến hành vi của người tiêu dùng trong tất cả các giai đoạn của quá trình ra  
quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngoài ra, theo Banytne và cộng sự (2010), người  
tiêu dùng càng hiểu biết nhiều hơn về sản phẩm thân thiện với môi trường, thì họ càng có động lực mua  
sản phẩm. Kiến thức về môi trường thường được cho là động lực chính của hành vi tiêu dùng xanh  
(Peattie, 2010; Zhao và cộng sự, 2014, Laroche và cộng sự, 1996, Noor và cộng sự 2012). Dựa trên các  
nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy mối quan hệ giữa kiến thức và hành vi môi trường thực tế vẫn tồn tại  
và được kiếm định thực tế tại một số nghiên cứu. Để xác minh thêm, quan điểm này sẽ được kiểm tra  
trong phần giả thuyết dưới đây:  
H5: Kiến thức về môi trường ảnh hưởng tích cực tới hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh.  
- Ý định hành vi  
Ý định mua đề cập đến mức độ ưu tiên của danh mục sản phẩm đối với người tiêu dùng khi họ đang ở  
giai đoạn đánh giá mua hàng, vì những mức độ ưu tiên đó cho thấy ý định mua một sản phẩm cụ thể của  
người tiêu dùng. Ý định mua là một bước trong quá trình quyết định mua, là tiến trình hành động chuyển  
đổi từ ý định mua sang hành vi mua thực tế. Ý định mua hàng được định nghĩa là xu hướng hành động  
của một người đối với việc lựa chọn hàng hóa (Bagozzi & Burnkrant, 1979). Ý định hành vi là yếu tố  
Đào Thị Thu Hường  
297  
quan trọng nhất để dự đoán hành vi tiêu dùng Ajzen (1985), Venkatesh và cộng sự (2003); một số nghiên  
cứu chỉ ra rằng hành vi có thể được xác định từ ý định với độ chính xác đáng kể (Ajzen 1991). Trong  
nhiều nghiên cứu, ý định được cho là một yếu tố tiên đoán mạnh mẽ về hành vi, vì vậy tác giả đề xuất giả  
thuyết:  
H6: Ý định hành vi có mối quan hệ tích cực với hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh.  
Bảng 1. Thang đo các biến nghiên cứu  
Biến nghiên cu  
Thang đo  
Ngun tham  
kho  
1. Tiêu dùng sn phm xanh mang li cho tôi nhiu lợi ích hơn Kai Chen và Ting  
các sn phm thông thưng.  
Deng (2016);  
Thái độ vtiêu  
dùng xanh  
Uddin và cng sự  
(2018); Paul và  
cng s(2016).  
2. Khi mua mt sn phm, tôi sxem xét nó sẽ ảnh hưởng như  
thế nào đến môi trường.  
3. Vic tiêu dùng sn phm xanh là một ý tưởng hay.  
4. Tiêu dùng xanh cn thiết để thúc đy vic bo vệ môi trường.  
1. Tôi cm thy vic sdng các sn phm thân thin vi môi  
trường là điều nên làm.  
2. Gia đình và bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi nên sdng các sn  
phm thân thin với môi trường.  
3. Tôi cho rng sdng sn phm xanh phù hp vi xu thế phát  
trin ca xã hi.  
4. Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, TV, inter-  
net…) hiện nay đưa nhiều thông tin vsn phm xanh.  
5. Chính phhin nay khuyến khích người tiêu dùng mua sn  
phm xanh.  
Liobikienė và  
cng s(2016);  
Kai Chen and  
Ting Deng  
(2016); Hoàng  
Trng Hùng  
(2018)  
Chun chquan  
1. Tôi đồng ý rng các sn phm xanh dbt gp ti các ca  
hàng.  
2. Tôi đồng ý rng ddàng phân bit các sn phm xanh vi các  
sn phm khác.  
Tính sn có ca  
sn phm xanh  
Liobikienė  
và  
cng s(2016);  
3. Có rt nhiều cơ hội để tôi mua các sn phm xanh.  
1. Tôi đồng ý rng các sn phm xanh rất đáng đồng tin.  
2. Tôi sn sàng trnhiu tiền hơn cho các tính năng độc đáo trên  
sn phm xanh.  
3. Tôi đngun lực tài chính để mua các sn phm xanh.  
4. Tôi cm thy rng vic mua các sn phm xanh hoàn toàn  
nm trong tm kim soát ca tôi.  
Nhn thc vgiá  
cả  
Liobikienė  
cng s(2016);  
Tan và cng sự  
(2019),  
Paul và cng sự  
và  
Justin  
(2016).  
1. Tôi rt am hiu vcác vấn đề môi trường.  
Kai Chen và Ting  
Deng (2016);  
Uddin, S. M. F.,  
& Khan, M. N.  
(2018).  
2. Tôi luôn cp nht kiến thc vcác sn phm thân thin vi  
môi trường.  
3. Tôi hiu các ký hiệu được sdng trên bao bì sn phm thân  
thin với môi trường.  
Kiến thc vmôi  
trường  
4. Khi mua sn phẩm xanh, tôi đọc kcác thông tin cthtrên  
nhãn.  
1. Tôi snlc mua các sn phẩm xanh hơn sản phm thông  
thường.  
Liobikienė và  
cng s(2016);  
Hoàng Trng  
Hùng (2018)  
Ý định hành vi  
2. Trong nhng ln mua hàng tiếp theo, tôi schn sn phm  
xanh.  
3. Tôi skhuyến khích người thân/bn bè tiêu dùng sn phm  
xanh  
298  
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC”  
1. Tôi thường xuyên mua các sn phẩm được coi là an toàn vi Uddin, S. M. F.,  
môi trường  
& Khan, M. N.  
(2018); Mohd  
Suki, N. (2019).  
Hành vi tiêu  
dùng sn phm  
2. Tôi thường mua các sn phm xanh hoc sn phm có bao bì  
thân thin với môi trường  
xanh  
3. Khi so sánh gia sn phm xanh và sn phẩm thông thường,  
tôi thường chn sn phm xanh.  
5
Kết luận  
Để đạt mục tiêu phát triển bền vững thì việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm xanh cần phải được quan  
tâm nhiều hơn nữa trong xã hội. Có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã phân tích các yếu tố quyết định  
hành vi mua hàng xanh tại các địa phương khác nhau và theo các cách thức nghiên cứu cũng không giống  
nhau. Đóng góp chính của bài báo này là cung cấp các đánh giá về các nghiên cứu có trước liên quan đến  
hành vi mua hàng xanh và đề xuất một mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng  
xanh của khách hàng cá nhân – trường hợp nghiên cứu cụ thể tại TP. Đà Nẵng. Mô hình được đề xuất dựa  
trên nền tảng mô hình lý thuyết TPB với 7 nhân tố và thang đo gồm 26 biến quan sát. Tác giả hi vọng  
rằng, kết quả của bài báo sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà khoa học, các chuyên gia  
trong lĩnh vực này dưới góc nhìn lý thuyết. Ngoài ra, nội dung bài báo hiện tại mới dừng lại ở mức độ đề  
xuất mô hình và thang đo nghiên cứu mà chưa có kết quả thực nghiệm kèm theo. Trong tương lai tác giả  
sẽ tiến hành điều tra thực tế bằng các phương pháp điều tra và phân tích phù hợp để có thể cung cấp thêm  
thông tin chi tiết cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý trong việc thúc đẩy hành vi mua  
hàng xanh của khách hàng cá nhân tại thành phố Đà Nẵng./.  
Tài liệu tham khảo  
1. Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên, Huỳnh Thị Nhi (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng  
xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–  
1205 Tập 127, Số 5A, 2018, Tr. 199–212.  
2. Joshi, Y., & Rahman, Z. (2016). Predictors of young consumer’s green purchase behaviour. Management of En-  
vironmental Quality: An International Journal, 27(4), 452472.  
3. Justin Paul et al (2016), Predicting green product consumption using theory of planned behavior and reasoned  
action, Journal of Retailing and Consumer Services 29, 123134.  
4. Khare, A. (2015). Antecedents to green buying behaviour: a study on consumers in an emerging economy. Mar-  
keting Intelligence & Planning, 33(3), 309329.  
5. Kai Chen and Ting Deng (2016), Research on the Green Purchase Intentions from the Perspective of Product  
Knowledge, Sustainability 2016, 8, 943-952.  
6. Lin, S.-T., & Niu, H.-J. (2018). Green consumption: Environmental knowledge, environmental consciousness,  
social norms, and purchasing behavior. Business Strategy and the Environment, Bus Strat Env;110.  
7. Liobikienė, G., Mandravickaitė, J., & Bernatonienė, J. (2016). Theory of planned behavior approach to under-  
stand the green purchasing behavior in the EU: A cross-cultural study. Ecological Economics, 125, 3846.  
8. Matsumoto, M., Chinen, K., & Endo, H. (2018). Remanufactured auto parts market in Japan: Historical review  
and factors affecting green purchasing behavior. Journal of Cleaner Production, 172, 44944505.  
9. Mohd Suki, N. (2019), Examination of peer influence as a moderator and predictor in explaining green purchase  
behaviour in a developing country, Journal of Cleaner Production 228, 833-844.  
10. Noor, N. A. M., Muhammad, A., Kassim, A., Jamil, C. Z. M., Mat, N., Mat, N., & Salleh, H. S. (2012). Creating  
green consumers: how environmental knowledge and environmental attitude lead to green purchase behaviour?.  
International Journal of Arts & Sciences, 5(1), 55.  
11. Saadia Shabnam (2013), Proposed Model for Predicting Environmental Purchase Behavior of Consumers, Euro-  
pean Academic Research, Vol. I, Issue 4, 444-466.  
12. Shamdasani, P., Chon-Lin, G. O., & Richmond, D. (1993). Exploring green consumers in an oriental culture:  
Role of personal and marketing mix factors. ACR North American Advances.  
13. S. Sarumathi (2014) Green Purchase BehaviorA Conceptual Framework of Socially Conscious Consumer Be-  
havior, Global Journal of Finance and Management. ISSN 0975-6477 Volume 6, Number 8, pp. 777-782.  
Đào Thị Thu Hường  
299  
14. Sheeran, P. (2002). Intentionbehavior relations: a conceptual and empirical review. European review of social  
psychology, 12(1), 1-36.  
15. Tan, C. N. L., Ojo, A. O., & Thurasamy, R. (2019). Determinants of green product buying decision among  
young consumers in Malaysia, Merit Research Journal of Business and Management, Vol. 3(3) pp. 029-033.  
16. Tong, G.-T.; Kang, G.-D(2019), International Journal of Innovative Technology and Exploring Engineering, In-  
ternational Journal of Innovative Technology and Exploring Engineering, v.8, no.7C2, pp.474 478.  
17. Uddin, S. M. F., & Khan, M. N. (2018). Young Consumer’s Green Purchasing Behavior: Opportunities for  
Green Marketing. Journal of Global Marketing, 31(4), 270281.  
18. Wei-Che Hsu, Kai-I Huang, Sue-Ming Hsu, and Chih-Hsuan Huang, A Study of Behavioral Model on Green  
Consumption Journal of Economics, Business and Management, Vol. 4, No. 5.  
pdf 8 trang Thùy Anh 16/05/2022 1320
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng lý thuyết hành vi dự định trong việc đề xuất mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh của khách hàng cá nhân – trường hợp tại Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_ly_thuyet_hanh_vi_du_dinh_trong_viec_de_xuat_mo_hin.pdf