Giáo án Môđun Bảo dưỡng, sửa chữa điện ô tô - Bài 5: Bảo dưỡng, sửa chữa máy khởi động

PHƯƠNG ÁN BÀI GIẢNG  
1. Tên bài học: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY KHỞI ĐỘNG  
Bài trình giảng: BẢO DƯỠNG MÁY KHỞI ĐỘNG  
SỬ DỤNG BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG HÀNH TINH  
2. Vị trí bài giảng  
3. Đối tượng: Sinh viên kỳ 1, năm 2, nghề Công nghệ ô tô.  
MĐ 28: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA  
ĐIỆN Ô TÔ (120h)  
Bài 1  
Sử dụng  
thiết bị đo,  
kiểm sửa  
chữa điện ô  
tô  
Bài 2  
Kiểm tra  
các linh  
kiện điện,  
điện tử trên  
ô tô  
Bài 4  
Bảo  
dưỡng, sửa  
chữa máy  
phát điện  
Bài 6  
Bảo dưỡng,  
sửa chữa HT  
chiếu sáng,  
tiện nghi, tín  
hiệu  
Bài 3  
Bảo  
dưỡng và  
nạp điện  
ắc quy  
Bài 5  
Bảo  
dưỡng, sửa  
chữa máy  
khởi động.  
Tiểu kỹ năng 1: Bảo dưỡng máy khởi động loại thông thường.  
Tiểu kỹ năng 2: Bảo dưỡng máy khởi động  
sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh  
Tiểu kỹ năng 3: Kiểm tra, sửa chữa máy khởi động  
4. Mục tiêu  
4.1. Mục tiêu của bài học  
Sau khi học xong bài học người học có khả năng  
* Kiến thức  
Trình bày được kỹ thuật tháo, bảo dưỡng, sửa chữa máy khởi động, trình tự thực hiện,  
các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và biện pháp xử lý, phòng tránh.  
1
* Kỹ năng  
Tháo, bảo dưỡng, sửa chữa và lắp các bộ phận của máy khởi động đúng trình tự,  
yêu cầu kỹ thuật và thời gian quy định.  
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động thực hiện công việc tháo, bảo dưỡng  
và lắp máy khởi động đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và vệ sinh công nghiệp.  
4.2. Mục tiêu bài trình giảng  
Sau khi học xong bài học người học có khả năng.  
*Kiến thức  
- Trình bày được đặc điểm lắp ghép, các thông số kỹ thuật và nguyên tắc tháo, lắp  
máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh.  
- Trình bày được trình tự thực hiện, các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và biện  
pháp phòng tránh khi bảo dưỡng máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh.  
* Kỹ năng  
Tháo, bảo dưỡng và lắp được máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành  
tinh, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong thời gian 15 phút.  
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động thực hiện công việc tháo, bảo dưỡng và  
lắp máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh đảm bảo an toàn cho người,  
thiết bị và vệ sinh công nghiệp.  
5. Trọng tâm bài giảng  
Thao tác mẫu của giảng viên và thực hành độc lập của sinh viên.  
6. Phương pháp, phương tiện, đồ dùng và hình thức tổ chức dạy học  
6. 1. Phương pháp dạy học  
- Đàm thoại  
- Trực quan  
- Thao tác mẫu  
- Thuyết trình  
- Thảo luận nhóm  
- Tổ chức thực hành  
2
6.2. Phương tiện và đồ dùng dạy học  
- Phương tiện, học liệu: Máy tính, máy chiếu, đề cương bài giảng, giáo án, phiếu  
hướng dẫn thực hành, phiếu đánh giá kết quả thực hành, bảng trình tự tháo, bảo dưỡng  
và lắp máy khởi động kiểu bộ truyền bánh răng hành tinh, tài liệu học tập.  
- Thiết bị: Máy khởi động sử dụng trên động cơ 1NZFE  
- Bộ dụng cụ chuyên dùng cho tháo lắp.  
- Bàn tháo lắp, giá đỡ.  
- Khay đựng.  
- Xăng, mỡ bôi trơn, giẻ lau, chổi rửa, giấy nhám P600,...  
- Trang bị bảo hộ, bảo vệ: găng tay.  
6.3. Hình thức tổ chức dạy học  
- Phần tổ chức thực hành cho sinh viên:  
- Các phần khác:  
Sinh viên thực hành độc lập  
Tập trung cả lớp  
7. Phương án cụ thể  
STT  
Các bước lên lớp  
Phương pháp dạy học  
Thời gian  
I
ỔN ĐỊNH LỚP  
- Phát vấn  
1’  
59'  
2’  
II THỰC HIỆN BÀI HỌC  
A
Dẫn nhập  
- Đàm thoại  
- Nêu vấn đề  
- Thuyết trình  
B
C
Giới thiệu chủ đề  
Giải quyết vần đề  
2’  
51’  
- Thuyết trình  
- Trực quan  
- Thảo luận nhóm  
- Thao tác mẫu  
- Tổ chức thực hành  
- Thuyết trình  
D
E
Kết thúc vấn đề  
3’  
- Kiểm tra trắc nghiệm  
- Thuyết trình  
Hướng dẫn tự học  
1’  
Tổng  
60’  
3
Giáo án số : 10  
Thời gian thực hiện: 60 phút  
Tên bài học trước: Bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện  
Thực hiện từ ngày  
đến ngày  
năm 2020  
Bài 5:  
BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY KHỞI ĐỘNG  
Bài trình giảng: 5.2. BẢO DƯỠNG MÁY KHỞI ĐỘNG SỬ DỤNG BỘ TRUYỀN  
BÁNH RĂNG HÀNH TINH  
MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:  
Sau khi học xong bài học người học có khả năng  
* Kiến thức  
Trình bày được kỹ thuật tháo, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp máy khởi động, trình tự  
thực hiện, các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và biện pháp xử lý, phòng tránh.  
* Kỹ năng  
Tháo, bảo dưỡng, sửa chữa và lắp các bộ phận của máy khởi động đúng trình tự,  
yêu cầu kỹ thuật và thời gian quy định.  
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động thực hiện công việc tháo, bảo dưỡng và  
lắp máy khởi động đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và vệ sinh công nghiệp.  
MỤC TIÊU BÀI TRÌNH GIẢNG  
Sau khi học xong bài học người học có khả năng.  
*Kiến thức  
- Trình bày được đặc điểm lắp ghép, các thông số kỹ thuật và nguyên tắc tháo, lắp  
máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh.  
- Trình bày được trình tự thực hiện, các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và biện  
pháp phòng tránh khi tháo, bảo dưỡng và lắp máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh  
răng hành tinh.  
* Kỹ năng  
Tháo, bảo dưỡng và lắp được máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành  
tinh, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong thời gian 15 phút.  
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động thực hiện công việc tháo, bảo dưỡng và  
lắp máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh đảm bảo an toàn cho người,  
thiết bị và vệ sinh công nghiệp.  
4
ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC  
- Phương tiện, học liệu: Máy tính, máy chiếu, đề cương bài giảng, giáo án, phiếu  
hướng dẫn thực hành, phiếu đánh giá kết quả thực hành, bảng trình tự tháo, bảo dưỡng  
và lắp máy khởi động điện kiểu bộ truyền bánh răng hành tinh, tài liệu học tập.  
- Thiết bị: Máy khởi động sử dụng trên động cơ 1NZFE (đảm bảo điều kiện thực  
hiện bài học)  
- Bộ dụng cụ chuyên dùng cho tháo lắp.  
- Bàn tháo lắp, giá đỡ.  
- Khay đựng.  
- Xăng, mỡ bôi trơn, giẻ lau, chổi rửa, giấy nhám P600,...  
- Trang bị bảo hộ, bảo vệ: găng tay.  
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC  
- Phần lý thuyết:  
Tập trung cả lớp  
- Phần thao tác mẫu:  
Tập trung cả lớp  
- Phần tổ chức thực hành cho sinh viên:  
- Phần kết thúc:  
Sinh viên thực hành độc lập  
Tập trung cả lớp  
I.ỔN ĐỊNH LỚP  
- Kiểm tra sĩ số:............  
Thời gian: 1 phút  
Số sinh viên vắng:..........  
Họ và tên sinh viên vắng:..................................................................................................  
- Kiểm tra đồng phục bảo hộ lao động, phổ biến quy định an toàn lao động.  
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC  
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC  
T
TG  
NỘI DUNG  
Dẫn nhập  
HOẠT ĐỘNG  
HOẠT ĐỘNG  
(phút)  
T
CỦA GIÁO VIÊN  
CỦA SINH VIÊN  
A
B
3’  
3’  
- Liên hệ bài mới.  
Giới thiệu chủ đề  
- Tên bài học: Bảo - Ghi tên bài học - Ghi tên bài học vào  
dưỡng, sửa chữa máy khởi lên bảng.  
động.  
vở.  
- Tên bài trình giảng:  
Bảo dưỡng máy khởi động  
5
sử dụng bộ truyền bánh  
răng hành tinh.  
- Mục tiêu :  
- Phát biểu mục  
tiêu.  
-Lắng nghe, ghi nhớ  
- Lắng nghe, ghi nhớ  
+ Kiến thức  
+ Kỹ năng  
+ Năng lực tự chủ và trách  
nhiệm  
- Nội dung bài học:  
- Thông báo nội  
5.1. Bảo dưỡng máy khởi dung.  
động thông thường.  
5.2. Bảo dưỡng máy khởi  
động sử dụng bộ truyền  
bánh răng hành tinh  
5.3. Kiểm tra, sửa chữa  
máy khởi động  
C
I
Giải quyết vấn đề  
47’  
5.2. Bảo dưỡng máy khởi  
động sử dụng bộ truyền  
bánh răng hành tinh  
Lý thuyết liên quan  
8’  
- Chiếu Slide và - Quan sát  
1.Đặc điểm lắp ghép  
phân tích đặc điểm - Lắng nghe, ghi nhớ  
lắp ghép  
- Chiếu Slide và - Quan sát  
2.Nguyên tắc tháo lắp  
trình  
bày  
các - Lắng nghe, ghi nhớ  
nguyên tắc tháo lắp  
II Trình tự thực hiện  
1. Chuẩn bị, thiết bị, - Giới thiệu thiết bị, - Quan sát  
24’  
dụng cụ, vật tư  
- Thiết bị  
dụng cụ, vật tư  
- Lắng nghe, ghi nhớ  
- Dụng cụ  
- Vật tư  
2. Trình tự thựchiện  
- Bước 1: Tháo rời các chi -Chiếu slide và - Quan sát, ghi nhớ  
tiết của máy khởi động trình bày từng bước - Lắng nghe, ghi nhớ  
- Bước 2: Kiểm tra, bảo công việc - Quan sát, ghi nhớ  
6
dưỡng  
- Trả lời  
- Treo bảng trình  
- Gọi SV tổng hợp  
- Bước 3: Lắp các chi tiết tự  
của máy khởi động điện  
- Bước 4: Kiểm tra máy lại các bước công  
khởi động  
việc  
- Làm mẫu  
Thao tác mẫu  
- Quan sát, ghi nhớ  
-Gọi sinh viên - Làm thử  
thao tác thử  
3. Các sai hỏng thường - Chiếu slide, nêu - Quan sát, lắng  
gặp, nguyên nhân và biện nội dung sai hỏng nghe, ghi nhớ  
pháp xử lý, phòng tránh  
-Đàm thoại về - Suy nghĩ, trả lời  
nguyên nhân và câu hỏi  
biện pháp xử lý,  
phòng tránh  
- Phát phiếu luyện tập, phân - Phát phiếu, thông - Nhận phiếu về vị  
công vị trí thực hành  
báo kế hoạch luyện trí luyện tập  
tập  
III Thực hành  
15’  
- Sinh viên thực hiện các - Theo dõi  
thao tác theo trình tự  
- Luyện tập  
- Phát hiện sai hỏng, trợ -Theo dõi, hướng - Tiếp thu  
giúp  
dẫn và uốn nắn  
- Giúp sinh viên yếu  
- Uốn nắn thao tác - Tiếp thu  
của sinh viên  
5.3. Kiểm tra, sửa chữa  
máy khởi động  
+ Lý thuyết liên quan  
+ Trình tự thực hiện  
+ Thực hành  
D
Kết thúc vấn đề  
4’  
- Củng cố kiến thức:  
- Khái quát lại toàn - Lắng nghe, hệ thống  
bộ bài học, nhấn kiến thức bài học  
mạnh trọng tâm  
7
- Củng cố kỹ năng:  
- Lưu ý các sai sót - Lắng nghe, ghi nhớ  
trong quá trình tự  
rèn luyện và nêu  
cách phòng tránh,  
- Nhận xét, đánh giá kết - Nhận xét, đánh - Lắng nghe , tiếp  
quả luyện tập  
giá kết quả luyện thu, ghi nhớ.  
tập của SV  
- Giải đáp thắc mắc của - Hỏi ý kiến của SV - Phát biểu ý kiến đề  
sinh viên  
về nội dung chưa rõ xuất.  
của bài học.  
- Thu dọn thiết bị, dụng cụ, - Hướng dẫn, nhắc - Thực hiện  
vệ sinh vị trí thực hành  
nhở  
E
Hướng dẫn tự học  
2’  
- Ôn tập kỹ phần trình tự - Thuyết trình  
các bước tháo, bảo dưỡng,  
lắp máy khởi động  
- Ghi nhớ  
- Ghi nhớ  
- Giao bài tập về  
-Hướng dẫn học sinh chuẩn  
nhà  
bị cho nội dung tiếp theo:  
- Hướng dẫn tìm  
Kiểm tra, sửa chữa máy  
các nguồn tài liệu  
khởi động  
tham khảo  
III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN:  
1. Nội dung:......................................................................................................................  
2. Hình thức tổ chức dạy học:..........................................................................................  
3. Phương pháp, phương tiện:...........................................................................................  
4. Thời gian:......................................................................................................................  
Quảng Ninh, ngày……tháng……năm 2020  
HIỆU TRƯỞNG  
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN  
8
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG  
5.2. BẢO DƯỠNG MÁY KHỞI ĐỘNG  
SỬ DỤNG BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG HÀNH TINH  
A. MỤC TIÊU  
Sau khi học xong bài học người học có khả năng.  
*Kiến thức  
- Trình bày được đặc điểm lắp ghép, các thông số kỹ thuật và nguyên tắc tháo, lắp  
máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh.  
- Trình bày được trình tự thực hiện, các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và biện  
pháp phòng tránh khi tháo, bảo dưỡng, sửa chữa và lắp máy khởi động sử dụng bộ  
truyền bánh răng hành tinh.  
* Kỹ năng  
Tháo, bảo dưỡng, sửa chữa và lắp được lắp máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh  
răng hành tinh, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong thời gian 15 phút.  
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động thực hiện công việc tháo, bảo dưỡng và  
lắp máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh đảm bảo an toàn cho người,  
thiết bị và vệ sinh công nghiệp.  
B. NỘI DUNG  
I. Lý thuyết liên quan  
1. Đặc điểm lắp ghép  
3
2
1
12  
4
5
6
7
8
9
10  
11  
13  
14  
15  
Cấu tạo dàn trải các chi tiết, bộ phận của máy khởi động kiểu bánh răng hành  
tinh  
1. Rơle điều khiển  
2. Nạng gài  
6. Vỏ bộ truyền hành tinh 11. Giá đỡ chổi than  
7. Bánh răng hành tinh  
8. Nắp đậy  
12. Đai ốc cực C  
3. Đai ốc lắp Rơle  
13. Nắp đậy chổi than  
9
4. Vỏ máy  
9. Rô to  
14. Vít nắp chổi than  
15. Bulông thân máy  
5. Khớp 1 chiều  
10. Stator  
- Kiểu liên kết sử dụng trong lắp ghép các chi tiết, bộ phận của máy khởi động điện kiểu  
bộ truyền bành răng hành tinh gồm: Liên kết ren, liên kết gài khớp.  
- Giữa một số các chi tiết, bộ phận lắp ghép với nhau có dấu định vị chống xoay: vỏ  
máy, cụm khớp truyền động, stator  
- Một số bộ phận được lắp ghép đặc biệt và không cho phép tháo rời: Rơle điều khiển,  
khớp một chiều.  
- Động cơ điện và cụm khớp truyền động được lắp ghép bằng các bulông xuyên suốt.  
2. Thông số kỹ thuật, nguyên tắc tháo lắp máy khởi động điện.  
a. Thông số mô men siết  
- Mô men siết tiêu chuẩn cho các vị trí lắp ghép:  
+ Vít bắt giá đỡ chổi than:  
+ Bu – lông thân máy:  
+ Đai ốc bắt Rơle điều khiển:  
+ Đai ốc cực C:  
1,5 N.m  
5,9 N.m  
8,3 N.m  
9,8 N.m  
b. Nguyên tắc tháo lắp  
- Làm sạch bên ngoài trước khi tháo rời các bộ phận, chi tiết  
- Nới lỏng (siết chặt) đều các vị trí liên kết ren có tính đối xứng, đúng trị số mô men  
tiêu chuẩn  
- Sử dụng đúng dụng cụ khi tháo lắp  
- Không tháo rời các bộ phận không cho phép tháo lắp: Rơle, khớp một chiều  
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị  
II. Trình tự thực hiện  
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư  
* Thiết bị  
- Máy khởi động điện kiểu bộ truyền bánh răng hành tinh sử dụng trên động cơ 1NZ-  
FE còn hoạt động tốt (bên ngoài đã được vệ sinh sạch sẽ).  
- Thiết bị kiểm tra máy khởi động.  
* Dụng cụ  
- Bộ dụng cụ chuyên dùng cho tháo lắp.  
- Bàn tháo lắp, giá đỡ.  
- Khay đựng  
* Vật tư  
- Xăng, mỡ bôi trơn.  
- Giẻ lau, chổi rửa, giấy nhám P600, ….  
10  
2. Trình tự thực hiện  
Dụng cụ,  
thiết bị,  
vật tư  
Tên bước  
TT  
Thao tác thực hiện  
Yêu cầu kỹ thuật  
công việc  
Tháo Rơle điều khiển  
- Tháo đai ốc và cực 50  
-Tháo 2 đai ốc bắt rơ le.  
-Tháo rơ le  
- Sử dụng đúng dụng cụ.  
- Để riêng trong khay  
- Đảm bảo an toàn  
- T 12  
- T 10  
Tháo động cơ điện  
-Tháo 2 vít bắt nắp chổi than  
-Tháo 2 bu lông.  
- Tô-vít  
- T 8  
- Sử dụng đúng dụng cụ  
- Không làm đứt dây điện  
- Không làm sứt mẻ chổi  
Tháo các  
1 chi tiết của  
máy khởi  
- Tháo giá đỡ chổi than và Sta  
to.  
than  
- Tháo rô-to  
- Để riêng trong khay  
- Đảm bảo an toàn  
động  
Tháo cụm khớp truyền động  
- Tháo nắp đậy  
- Để riêng trong khay  
-Tháo 3 bánh hành tinh  
-Tháo cụm khớp một chiều và  
nạng gạt  
Vệ sinh các chi tiết  
- Cổ góp rô to, stato  
- Khay rửa  
- Xăng  
- Bề mặt các chi tiết sạch sẽ  
- Không làm trầy xước bề  
- Bộ truyền bánh răng hành - Giấy nhám mặt chi tiết  
tinh  
P600  
- Vỏ và các chi tiết khác  
Kiểm tra các chi tiết  
- Kiểm tra chổi than  
- Không bị kẹt trong giá,  
chiều dài trong khoảng (8,5  
- Thước cặp – 13,5 mm)  
- Không cháy rỗ, đường  
Kiểm tra,  
2
bảo dưỡng  
- Kiểm tra cổ góp  
kính tối thiểu 27 mm.  
- Bánh răng không sứt mẻ,  
bạc trục không rơ lỏng  
- Không được rơ lỏng.  
- Kiểm tra bộ truyền bánh răng  
hành tinh  
- Kiểm tra bạc, trục  
Bảo dưỡng các chi tiết  
- Bôi mỡ cho bộ truyền bánh  
răng, bạc trục  
- Mỡ bôi trơn - Bôi mỡ đúng vị trí, lượng  
vừa đủ  
11  
Lắp cụm khớp một chiều  
- Lắp cụm khớp một chiều và  
nạng gạt  
- Đúng dấu ăn khớp  
- Lắp 3 bánh răng hành tinh  
- Lắp nắp đậy  
Lắp động cơ điện  
- Lắp rô to  
- Sử dụng đúng dụng cụ  
- Đúng dấu ăn khớp  
- Lắp stato và cụm giá chổi - Dụng cụ  
Lắp các chi  
3 tiết của máy  
khởi động  
than  
- Lắp nắp đậy chổi than  
chuyên dùng - Không làm chạm mát  
chổi than  
- Lắp 2 vít bắt nắp chổi than  
- Lắp 2 bulông thân máy  
- Tô-vít  
- T 8  
- Xiết đủ lực  
- Xiết đủ mô men: 5,9N-m  
- Đảm bảo an toàn.  
- Cân lực  
Lắp Rơ – le điều khiển  
- Lắp rơle  
- Sử dụng đúng dụng cụ.  
- Xiết đủ mô men: 7 N-m  
- Xiết đủ mô men: 10 N-m  
- Đảm bảo an toàn.  
- Kết nối đúng cực, đúng  
đầu dây  
- Lắp 2 đai ốc cố định rơle  
- Lắp cực C và đai ốc cực C  
- T 10  
- T 12  
- Cân lực  
- Thiết bị  
KT 28  
- Kết nối máy khởi động với  
thiết bị kiểm tra  
4
Kiểm tra  
máy khởi  
động  
- Đảm bảo an toàn điện  
- Bánh răng lao ra, quay và  
giữ nguyên vị trí làm việc  
- Máy khởi động hoạt động  
ổn định  
- Kiểm tra hoạt động của máy  
khởi động.  
- Bánh răng hồi về vị trí  
ban đầu khi ngắt điện kích  
từ.  
- Máy khởi động ngừng  
hoạt động  
- Tháo máy khởi động khỏi  
thiết bị kiểm tra  
- Choòng  
14, choòng  
12  
- Đảm bảo an toàn.  
- Ngăn nắp, sạch sẽ.  
- Vệ sinh công nghiệp.  
12  
3. Các sai hỏng thường gặp khi thực hiện  
STT  
Sai hỏng  
Nguyên nhân  
Cách phòng tránh  
1
- Làm bong lớp cách - Do va đập, cọ xát  
điện cuộn dây.  
- Để riêng trong khay sau  
tháo  
- Dùng sai dụng cụ làm sạch.  
- Dùng chổi rửa, giẻ mềm  
để làm sạch cuộn dây  
- Thực hiện đúng qui trình  
tự tháo, lắp chổi than  
- Sử dụng đúng dụng cụ  
- Lắp đúng vị trí dấu ăn  
khớp  
2
3
- Làm đứt, chạm chập - Tháo, lắp sai trình tự  
dây điện chổi than  
- Dùng sai dụng cụ  
- Lắp các bộ phận - Lắp sai dấu ăn khớp  
không chắc chắn  
- Mô men siết không đủ  
- Xiết đúng mô men qui  
định  
4
- Làm trượt ren, hỏng - Dùng sai dụng cụ tháo lắp  
bu lông, đai ốc.  
- Dùng dụng cụ tháo lắp  
đúng loại, đúng kích cỡ.  
- Xiết đúng mô men qui  
định  
- Mô men siết quá lớn  
Quảng Ninh, ngày……tháng……năm 2020  
HIỆU TRƯỞNG  
GIÁO VIÊN  
13  
14  
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH  
Tên bài: Bảo dưỡng máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh  
Họ và tên học sinh:.......................................................................................Lớp:.................... khóa...............................  
Nghề: Công nghệ ô tô Xưởng thực hành: Xưởng chẩn đoán ô tô _ trường CĐ Công nghiệp & Xây dựng.  
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thế Hòa  
Ngày thực hiện: .................................................................................  
Tên bước  
Dụng cụ, thiết bị,  
TT  
Thao tác thực hiện  
Yêu cầu kỹ thuật  
- Sử dụng đúng dụng cụ.  
công việc  
vật tư  
Tháo Rơ le điều khiển  
- Tháo đai ốc và cực 50  
-Tháo 2 đai ốc bắt rơ le.  
-Tháo rơ le  
- T 12  
- Để riêng trong khay  
- Đảm bảo an toàn  
- T 10  
Tháo động cơ điện  
-Tháo 2 vít bắt nắp chổi than  
-Tháo 2 bu lông.  
- Tô-vít  
- T 8  
- Sử dụng đúng dụng cụ  
- Không làm đứt dây điện  
- Không làm sứt mẻ chổi than  
- Để riêng trong khay  
2
Tháo các chi tiết của  
máy khởi động  
- Tháo giá đỡ chổi than và Sta to.  
- Tháo rô-to  
Tháo cụm khớp truyền động  
- Tháo nắp đậy  
- Để riêng trong khay  
-Tháo 3 bánh hành tinh  
-Tháo cụm khớp một chiều và nạng gạt  
Vệ sinh các chi tiết  
- Khay rửa  
- Bề mặt các chi tiết sạch sẽ  
- Cổ góp rô to, stato, và các bộ phận còn lại của - Xăng  
- Không làm trầy xước bề mặt chi tiết  
máy khởi động  
- Giấy nhám P600  
- Kiểm tra chổi than  
- Thước cặp  
- Không bị kẹt trong giá, chiều dài trong khoảng (8,5 – 13,5 mm)  
- Không cháy rỗ, đường kính tối thiểu 27 mm.  
- Bánh răng không sứt mẻ, bạc trục không rơ lỏng  
- Không được rơ lỏng.  
3
Kiểm tra, bảo dưỡng  
- Kiểm tra cổ góp  
- Kiểm tra bộ truyền bánh răng hành tinh  
- Kiểm tra bạc, trục  
- Thước cặp  
- Bôi mỡ cho bộ truyền bánh răng, bạc trục  
- Mỡ bôi trơn  
- Bôi mỡ đúng vị trí, lượng vừa đủ  
15  
Lắp cụm khớp một chiều  
- Lắp cụm khớp một chiều và nạng gạt  
- Lắp 3 bánh răng hành tinh  
- Lắp nắp đậy  
- Đúng dấu ăn khớp  
Lắp động cơ điện  
- Lắp rô-to  
- Dụng cụ chuyên dùng  
- Tô-vít  
- Sử dụng đúng dụng cụ  
- Đúng dấu ăn khớp  
- Lắp stato và cụm giá chổi than  
- Lắp nắp đậy chổi than  
- Lắp 2 vít bắt nắp chổi than  
- Lắp 2 bu – lông thân máy  
Lắp các chi tiết của  
máy khởi động  
4
- T 8  
- Không làm chạm mát chổi than  
- Siết đủ lực  
- Cân lực  
- Siết đủ mô men: 5,9N-m  
- Đảm bảo an toàn.  
Lắp Rơ – le điều khiển  
- Lắp rơ le  
- T 10  
- Sử dụng đúng dụng cụ.  
- Lắp 2 đai ốc cố định rơ le  
- Lắp cực C và đai ốc cực C  
- Kết nối máy khởi động với thiết bị kiểm tra  
- T 12  
- Siết đủ mô men: 7 N-m  
- Cân lực  
- Thiết bị KT 28  
- Siết đủ mô men: 10 N-m  
- Kết nối đúng cực, đúng đầu dây  
- Đảm bảo an toàn điện  
- Kiểm tra hoạt động của máy khởi động.  
- Bánh răng lao ra, quay và giữ nguyên vị trí làm việc  
- Máy khởi động hoạt động ổn định  
- Bánh răng hồi về vị trí ban đầu khi ngắt điện kích từ.  
- Máy khởi động ngừng hoạt động  
- Đảm bảo an toàn.  
Kiểm tra không tải máy  
khởi động  
5
- Tháo máy khởi động khỏi thiết bị kiểm tra  
- Vệ sinh công nghiệp.  
- Choòng 14, choòng 12  
- Ngăn nắp, sạch sẽ.  
- Phát hiện sự cố  
Các tín hiệu chẩn đoán...........................................................................................................................................  
Phương án khắc phục..........................................................................................................................................................  
Kết quả sau khắc phục:.........................................................................................................................................................  
Ghi chú: ..............................................................................................................................................................................  
6
Kết quả thực hành  
16  
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH  
Tên bài: Bảo dưỡng máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh  
Học và tên sinh viên:...................................................Lớp: .............. khóa....................  
Nghề: ...............................Xưởng thực hành: Xưởng công nghệ cao – ô tô.  
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thế Hòa  
Ngày thực hiện: ................................................................................................................  
Đánh giá  
Bằng  
Stt Nội dung  
Tiêu chí  
Không  
đạt  
chứng  
Đạt  
1
Kỹ thuật  
-Bôi trơn đúng vị trí.  
- Sử dụng đúng dụng cụ.  
- Thao tác chính xác, đúng trình tự  
- Sắp xếp các chi tiết ngăn nắp,  
khoa học  
- Dùng đúng dụng cụ làm sạch.  
- Bề mặt các chi tiết sạch sẽ, khô  
- Xiết đủ mô men  
2
An toàn  
- Không làm hỏng các chi tiết,  
dụng cụ.  
- Không làm cào xước bề mặt các  
chi tiết  
- Không xảy ra tai nạn cho người  
khi thực hiện  
3
4
Mỹ thuật - Sắp xếp các chi tiết ngăn nắp,  
khoa học  
Thời gian  
15 phút  
Ngày……tháng……năm 2020  
Đánh giá chung:  
đạt  
không đạt  
17  
PHIẾU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC  
Tên bài: Bảo dưỡng máy khởi động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh  
Họ và tên sinh viên:........................................................Lớp: ..................... khóa...........................  
Ngày thực hiện: ................................................ ............................................................  
NỐI NỘI DUNG TRONG CÁC Ô CỘT A VỚI B CHO PHÙ HỢP  
CỘT A  
CỘT B  
9,8 N.m  
1.  
a.  
b.  
c.  
d.  
e.  
Lực xiết bu lông thân máy  
Rơ le điều khiển, khớp một chiều.  
2. Các bộ phận lắp ghép có dấu định vị  
5,9 N.m  
3.  
4.  
5.  
Lực xiết đai ốc cực C  
vỏ máy, cụm khớp truyền động,  
stator  
Lực xiết đai ốc bắt Rơ le điều  
khiển  
Các bộ phận lắp ghép không được  
tháo rời  
8,3 N.m  
Kết quả đạt: khi số lượng đáp án đúng ≥ 3.  
Đánh giá chung:  
Đạt  
Không đạt  
18  
pdf 18 trang Thùy Anh 05/05/2022 7100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môđun Bảo dưỡng, sửa chữa điện ô tô - Bài 5: Bảo dưỡng, sửa chữa máy khởi động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_modun_bao_duong_sua_chua_dien_o_to_bai_5_bao_duong_s.pdf