Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thương mại quốc tế: Kinh nghiệm của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam

VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 1-11  
Review Article  
Policies to Support Small and Medium Enterprises  
in Participating in International Trade:  
Experiences of Southeast Asian Countries and Lessons  
for Vietnam  
Le Thi Thanh Ngan  
Foreign Trade University, Ho Chi Minh City Campus, Number 15, D5 street, Binh Thanh,  
Ho Chi Minh City, Vietnam  
Received 16 June 2021  
Revised 06 July 2021; Accepted 02 August 2021  
Abstract: This paper applies a secondary research method with the use of available literature about  
some South East Asia countries’ policies to support small and medium enterprises (SMEs) to  
participate in international trade. The paper then analyses the ways in which these countries have  
promoted the SME sector in their countries to integrate deeply and widely into the international  
economy and draws five important lessons for Vietnam: Firstly, support trade promotion for SMEs.  
Secondly, support Vietnamese SMEs to boost exports through e-commerce. Thirdly, support SMEs  
to participate in industry clusters and global value chains. Fourthly, implement solutions to improve  
the product quality of SMEs, creating competitiveness in the international market. Fifthly,  
implement the National Single Window (NSW) with special incentives for SMEs.  
Keywords: SMEs, international trade, South East Asia.  
________  
Corresponding author.  
1
L. T. T. Ngan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 1-11  
2
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia  
thương mại quốc tế: Kinh nghiệm của một số quốc gia  
khu vực Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam  
Lê Thị Thanh Ngân  
Trường Đại học Ngoại Thương, Cơ sở 2 tại TP Hồ Chí Minh, Số 15, Đường D5, Phường 25,  
Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam  
Nhận ngày 16 tháng 6 năm 2021  
Chỉnh sửa ngày 06 tháng 7 năm 2021; Chấp nhận đăng ngày 02 tháng 8 năm 2021  
Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cu mt stài liu thcấp liên quan đến thc hin chính sách htrợ  
doanh nghip nhvà vừa (DNNVV) tham gia thương mại quc tế ca mt squc gia khu vc  
Đông Nam Á, bài viết tiến hành tng thut li cách thc mà các quốc gia này đã thúc đẩy bphn  
DNNVV ti quc gia hhi nhp sâu, rng vào kinh tế quc tế. Từ đó phân tích và rút ra những bài  
hc kinh nghim cho Vit Nam. Bài viết đúc kết được năm bài học. Thnht, htrxúc tiến thương  
mi cho các DNNVV. Thhai, htrdoanh nghiệp DNNVV tăng cường xut khu sn phm qua  
thương mại điện t. Thba, htrDNNVV tham gia vào cm liên kết ngành, chui giá trtoàn cu.  
Thứ tư, triển khai các gii pháp nhm nâng cao chất lượng sn phm ca DNNVV, to sc cnh  
tranh trên thị trường quc tế. Thứ năm, triển khai cơ chế mt ca quc gia (NSW) vi những ưu đãi  
dành riêng cho DNNVV.  
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương mại quốc tế, Đông Nam Á.  
trò đối tác) hoặc trở thành các công ty đa quốc  
gia (với vai trò là nhà đầu tư). Thương mại quốc  
tế mở ra cơ hội phát triển quan trọng cho các  
DNNVV, nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ  
phải tăng khả năng cạnh tranh nếu muốn tồn tại  
và phát triển trong một môi trường kinh doanh  
quốc tế có tính cạnh tranh cao. Chính vì vậy,  
chính phủ các nước trên toàn thế giới nói chung,  
tại khu vực Đông Nam Á nói riêng, đều có các  
chính sách nhằm hỗ trợ DNNVV tham gia sâu  
vào thương mại toàn cầu. Một số quốc gia đã gặt  
hái được nhiều thành công, trong đó phải kể đến  
như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,...  
1. Mở đầu  
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là  
một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của các  
quốc gia trên toàn thế giới, đóng góp đáng kể  
trong việc tạo việc làm và phát triển kinh tế toàn  
cầu. Tham gia vào thương mại và chuỗi giá trị  
toàn cầu tạo cơ hội cho các DNNVV tiếp thu  
công nghệ và kiến thức quản lý, đổi mới, mở  
rộng quy mô và nâng cao năng suất. DNNVV có  
thể tham gia vào thương mại quốc tế với tư cách  
là nhà xuất khẩu trực tiếp (thương mại), là nhà  
cung cấp cho các công ty xuất khẩu (cung cấp),  
hoặc các nhà nhập khẩu đầu vào và công nghệ  
nước ngoài (tìm nguồn cung ứng). Họ cũng có  
thể hợp tác với các công ty đa quốc gia (với vai  
Với sự gần gũi về mặt địa lý, sự tương đồng  
về văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, việc tìm  
________  
Tác giả liên hệ.  
L. T. T. Ngan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 1-11  
3
hiểu kinh nghiệm của các quốc gia Đông Nam Á  
trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ thương  
mại quốc tế cho các DNNVV có ý nghĩa quan  
trọng trong quá trình phát triển hệ thống  
DNNVV này tại Việt Nam.  
từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của tiếp cận thị  
trường nước ngoài và thúc đẩy các doanh nghiệp  
trong nước vươn ra toàn cầu. Chính phủ  
Singapore đã xây dựng một loạt các chính sách  
hỗ trợ DNNVV, cụ thể như sau:  
2.1.1. Chính sách xúc tiến xuất khẩu  
Năm 2002, Cơ quan doanh nghiệp quốc tế  
Singapore (IE Singapore) được thành lập. Đây là  
cơ quan thuộc chính phủ có vai trò thúc đẩy  
thương mại quốc tế. Trên trang web của IE  
Singapore, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm  
kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu, các  
hướng dẫn để tiếp cận thị trường, các tư vấn pháp  
lý hay các thông tin về các hiệp định thương mại  
tự do (FTA). Các doanh nghiệp có thể đăng ký  
tiếp cận nguồn số liệu thống kê thương mại chi  
tiết do IE Singapore xuất bản. IE Singapore cũng  
tổ chức các hội thảo tư vấn xuất khẩu, trong đó,  
doanh nghiệp tham gia có thể được nhận hỗ trợ  
từ 35 trung tâm ở nước ngoài do cơ quan này  
thành lập. Đến năm 2018, IE Singapore được  
hợp nhất với SPRING Singapore để trở thành tổ  
chức với tên gọi Cơ quan doanh nghiệp  
Singapore (Enterprise Singapore). Enterprise  
Singapore vẫn là một cơ quan trực thuộc Bộ  
Thương mại và Công nghiệp.  
2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa  
tham gia thương mại quốc tế của một số quốc  
gia Đông Nam Á  
Các DNNVV đóng góp lớn vào sự tăng  
trưởng mạnh mẽ của khu vực Đông Nam Á trong  
10 năm vừa qua. DNNVV chiếm trung bình  
97,2% tổng số doanh nghiệp, 69% tổng lực  
lượng lao động và 41% tổng sản phẩm quốc nội  
(GDP) của một quốc gia trong giai đoạn 2010–  
2019 [1]. Mặc dù vậy, sự tham gia vào thương  
mại quốc tế của DNNVV còn ở mức khiêm tốn.  
DNNVV ở khu vực Đông Nam Á đóng góp trung  
bình 20% giá trị xuất khẩu của một quốc gia  
trong cùng giai đoạn này.  
Để tăng cường sự tham gia của DNNVV vào  
thương mại quốc tế, trong thời gian qua, các  
quốc gia Đông Nam Á đều có cơ chế hỗ trợ  
DNNVV thông qua xây dựng các chính sách  
như: tài trợ xuất khẩu, đào tạo, thiết lập các cổng  
thông tin cho marketing quốc tế, kết nối doanh  
nghiệp trong nước với các tập đoàn đa quốc gia  
trên thế giới, hỗ trợ DNNVV đạt được các chứng  
nhận quốc tế… Một số quốc gia đạt được nhiều  
thành tựu đáng kể, trong số đó phải kể đến  
Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.  
Hiện nay, Enterprise Singapore cung cấp  
nhiều hình thức hỗ trợ để giảm chi phí tài chính  
và các gánh nặng khác đối với DNNVV khi họ  
thâm nhập thị trường mới ở nước ngoài. Cụ thể,  
thứ nhất, để giúp những doanh nghiệp đã sẵn  
sàng đương đầu với thử thách, một chương trình  
tài trợ có tên là Market Readiness Assistance  
(MRA) Grant được thành lập với mục tiêu hỗ  
trợ tài chính nhằm giúp các DNNVV phát triển  
ra nước ngoài. Các DNNVV đăng ký tại  
Singapore thỏa mãn các điều kiện về tỷ lệ sở hữu  
vốn tối thiểu của nhà đầu tư trong nước cũng như  
về quy mô của doanh nghiệp có thể nhận được  
hỗ trợ lên đến 80% chi phí (bao gồm chi phí thiết  
lập cơ sở kinh doanh tại nước ngoài, xác minh  
đối tác, xúc tiến thương mại) giới hạn ở mức tối  
đa 100.000 đô la Singapore cho mỗi thị trường  
mới [3]. Thứ hai, DNNVV là thành viên của  
Chương trình Hoạt động Tiếp thị Quốc tế  
(IMAP) - nay được đổi tên thành LEAD IFM  
của Enterprise Singapore sẽ nhận được hỗ trợ lên  
2.1. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa  
tham gia thương mại quốc tế của Singapore  
Singapore là nền kinh tế phát triển nhất trong  
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).  
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu  
người năm 2020 là 82.503 đô la Singapore  
(tương đương 61.240 đô la Mỹ). Năm 2019, các  
DNNVV chiếm 99,5% các số lượng doanh  
nghiệp Singapore, sử dụng 71,4% lực lượng lao  
động và đóng góp 44,7% GDP [2]. Singapore nổi  
bật là quốc gia đi đầu trong khu vực trong việc  
thúc đẩy DNNVV tham gia vào thương mại quốc  
tế. Với thị trường nội địa hạn chế, quốc gia này  
L. T. T. Ngan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 1-11  
4
đến 50% hoặc 70% chi phí hợp lệ để thực hiện  
tham gia chương trình có cơ hội liên kết với các  
công ty lớn hơn và nâng cao khả năng phát triển  
các sản phẩm, khả năng sáng tạo của họ. PACT  
chi trả tới 70% kinh phí của các dự án phát triển  
đã được phê duyệt. Như vậy, với việc trở thành  
đối tác của các nhà sản xuất thiết bị gốc có quy  
mô hoạt động trên toàn cầu, DNNVV sẽ dễ dàng  
tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó nắm  
bắt được nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động kinh  
doanh ra thị trường quốc tế.  
các chuyến công tác ở nước ngoài và tham gia  
hội chợ thương mại quốc tế. Các chi phí hợp lệ  
bao gồm chi phí thuê mặt bằng triển lãm, xây  
dựng gian hàng, quảng bá, tham dự hội chợ, chi  
phí tư vấn… Thứ ba, các công ty có kế hoạch mở  
rộng ra nước ngoài có thể được hưởng lợi từ  
Chương trình khấu trừ hai lần thuế để quốc tế  
hóa  
(Double  
Tax  
Deduction  
for  
Internationalisation - DTDi), với khoản khấu trừ  
thuế 200% trên các chi phí hợp lệ cho các hoạt  
động đầu tư và mở rộng thị trường quốc tế. Đáng  
chú ý là DTDi hỗ trợ khấu trừ thuế cho các chi  
phí trong hầu hết các giai đoạn quan trọng của  
hành trình phát triển ra nước ngoài của một  
doanh nghiệp, bao gồm: (i) Giai đoạn chuẩn bị:  
chi phí thiết kế bao bì, xin cấp giấy chứng nhận  
cho sản phẩm/dịch vụ, nghiên cứu thị trường; (ii)  
Giai đoạn tìm kiếm thị trường: chi phí cho các  
chuyến công tác nước ngoài để phát triển thị  
trường, tham gia hội chợ thương mại trong nước  
và nước ngoài, hội chợ thương mại trực tuyến;  
(iii) Giai đoạn xúc tiến thị trường: chi phí quảng  
cáo tại thị trường nước ngoài, sản xuất các tờ rơi  
để phân phát tại thị trường nước ngoài…; và (iv)  
Giai đoạn hiện diện tại thị trường nước ngoài: chi  
phí thành lập cơ sở kinh doanh tại nước ngoài,  
chi phí cấp phép, nhượng quyền, chi phí tuyển  
dụng tại nước ngoài [4].  
2.1.3. Chính sách thuận lợi hóa thương mại  
Singapore là một trong những quốc gia tiên  
phong trong khu vực về ứng dụng công nghệ  
thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính về  
thương mại và vận tải quốc tế. Cổng hải quan  
một cửa hiện tại của Singapore có tên gọi Nền  
tảng hệ thống thương mại (Networked Trade  
Platform – NTP) đã từng đạt giải thưởng cao  
nhất World Summit on the Information Society  
(WSIS) Prizes năm 2017 về hạng mục kinh  
doanh số. Trước khi có NTP, Chính phủ  
Singapore trong nhiều năm trước đây đã vận  
hành một hệ thống tên là TradeNet. Đó từng là  
hải quan một cửa riêng của nước này, vận hành  
từ năm 1989. Bên cạnh TradeNet, từ năm 2007  
Singapore còn phát triển một hệ thống nữa mang  
tên gọi TradeXchange. Đây là Cơ chế một cửa  
điện tử cho phép doanh nghiệp kết nối với hệ  
sinh thái dịch vụ thương mại và logistics.  
2.1.2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ  
TradeNet và TradeXchange song song phát  
triển cho đến tháng 09/2018 khi hai cơ quan Hải  
quan Singapore và Cơ quan Công nghệ Chính  
phủ (GovTech) phối hợp xây dựng thành công  
Nền tảng hệ thống thương mại (Networked  
Trade Platform NTP) hợp nhất TradeNet và  
TradeXchange, đồng thời bổ sung thêm nhiều  
chức năng và dịch vụ mới. NTP được xây dựng  
với định hướng trở thành hệ sinh thái thương mại  
- vận tải, cho phép kết nối tất cả các bên liên quan  
trong chuỗi giá trị ở cả Singapore và các đối tác  
nước ngoài. Các doanh nghiệp không chỉ tiếp cận  
NTP để làm thủ tục hành chính với cơ quan Nhà  
nước mà còn có thể tìm kiếm các đối tác phù hợp  
về thương mại, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm và  
nhiều dịch vụ khác. NTP cung cấp các dịch vụ  
gia tăng đảm bảo có thể giải quyết được nhu cầu  
của doanh nghiệp từ đầu tới cuối – từ tìm hiểu cơ  
và vừa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu  
Thúc đầy DNNVV tham gia sâu hơn vào  
chuỗi giá trị toàn cầu chính là một đặc điểm đặc  
trưng của các sáng kiến mà chính phủ Singapore  
đã áp dụng nhằm hỗ trợ DNNVV. Trong đó, nổi  
bật là sáng kiến PACT (Partnership for  
Capability Transformation). PACT được triển  
khai vào năm 2010, với sự tài trợ của chính phủ  
là 250 triệu đô la Singapore, để thúc đẩy sự hợp  
tác giữa các nhà sản xuất thiết bị gốc và các nhà  
cung cấp của họ, trong đó lực lượng chủ đạo  
chính là các DNNVV. Theo sáng kiến PACT,  
một cơ quan của chính phủ là SPRING  
Singapore sẽ làm việc với các công ty lớn để thúc  
đẩy chuyển giao kiến thức cho ít nhất một  
DNNVV là nhà cung cấp của họ nhằm hỗ trợ  
nâng cao năng lực cho doanh nghiệp. DNNVV  
L. T. T. Ngan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 1-11  
5
hội và rủi ro của thị trường mới, đến chuẩn bị  
chứng từ thương mại, tiếp cận tài chính và bảo  
hiểm, sắp xếp vận tải, theo dõi lộ trình hàng hóa,  
khai báo Hải quan, và cuối cùng là lập hóa đơn  
và thanh toán. Hình 1 dưới đây thể hiện một số  
dịch vụ giá trị gia tăng cốt lõi trên NTP. Trung  
tâm hỗ trợ DNNVV của Enterprise Singapore  
phối hợp với Hải quan Singapore cũng tổ chức  
các khóa đào tạo về thủ tục hải quan, cách sử  
dụng NTP giúp DNNVV làm quen và khai thác  
triệt để các dịch vụ hỗ trợ của NTP.  
Hình 1. Các dịch vụ gia tăng cốt lõi trên NTP [5].  
2.2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa  
tham gia thương mại quốc tế của Thái Lan  
thực thi các chương trình xúc tiến xuất khẩu cho  
các doanh nghiệp Thái Lan. Một trong các  
chương trình thành công nhất của Thái Lan phải  
kể đến là các sáng kiến để tạo điều kiện thuận lợi  
cho sự tham gia của DNNVV trong các hội chợ  
thương mại lớn trên thế giới, chẳng hạn như  
Inacraft- một hội chợ thương mại thủ công mỹ  
nghệ quốc tế ở Jakarta hay Texworld – hội chợ  
thương mại dệt may quốc tế ở Paris. Mỗi năm,  
các DNNVV tại Thái Lan được DITP hỗ trợ  
tham gia hơn 100 hội chợ thương mại quốc tế.  
DITP cũng thành lập văn phòng tại hơn 40 quốc  
gia để mở rộng quảng bá các sản phẩm Thái Lan  
trên thị trường nước ngoài.  
DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong  
tăng trưởng kinh tế của Thái Lan. Họ hiện chiếm  
99,8% trong tổng số doanh nghiệp, sử dụng  
85,5% lực lượng lao động và đóng góp 43% tổng  
sản phẩm quốc nội (GDP). DNNVV Thái Lan  
tạo ra một phần ba giá trị xuất khẩu của cả nước  
[1]. Việc củng cố các DNNVV Thái Lan trở  
thành động lực chính của nền kinh tế là một trong  
những mục tiêu của Chính phủ Thái Lan. Để  
thực hiện mục tiêu đến năm 2021, doanh nghiệp  
nhỏ và vừa sẽ đóng góp tới 50% tổng GDP, chính  
phủ Thái Lan đã xây dựng một chiến lược tổng  
thể, trong đó trọng tâm là thực thi các chính sách  
hỗ trợ thương mại quốc tế cho DNNVV nhằm  
thúc đẩy họ mở rộng ra toàn cầu.  
Ngoài ra, OSMEP cũng tổ chức các sự kiện  
nhằm giúp các DNNVV sẵn sàng cho việc mở  
rộng ra thị trường quốc tế, đồng thời kết nối họ  
với mạng lưới kinh doanh trong khu vực. Trung  
tâm Dịch vụ Một cửa của OSMEP cung cấp tư  
vấn miễn phí về chiến lược tiếp thị và phát triển  
sản phẩm cho các DNNVV.Thông qua việc hợp  
tác với các công ty lớn và các tập đoàn đa quốc  
gia (MNCs), trung tâm này cũng cung cấp hỗ trợ  
cho các DNNVV trong việc tiếp cận một số thị  
trường quốc tế đặc thù [6].  
2.2.1. Chính sách xúc tiến xuất khẩu  
Để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường  
và quốc tế hóa cho các DNNVV, Thái Lan đã đặt  
trọng tâm vào xúc tiến xuất khẩu. Cơ quan Xúc  
tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa Thái Lan  
(OSMEP) đã phối hợp cùng Vụ xúc tiến thương  
mại quốc tế (DITP), trực thuộc Bộ Thương mại,  
L. T. T. Ngan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 1-11  
6
2.2.2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ  
và vừa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu  
2.2.3 Chính sách nâng cao chất lượng sản  
phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường  
quốc tế  
Là một trong những khu vực sản xuất chính  
ở Đông Nam Á của mặt hàng phụ tùng ô tô và  
điện tử, Thái Lan đã có những chính sách hỗ trợ  
thường xuyên cho các doanh nghiệp trong nước,  
đặc biệt là các DNNVV, tham gia vào từng công  
đoạn của chuỗi cung ứng. Bộ Đầu tư Thái Lan  
(BOI) đã thúc đẩy sự hội nhập của DNNVV và  
chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua liên kết giữa  
các DNNVV với các công ty lớn và các tập đoàn  
đa quốc gia (MNCs) thông qua chính sách phát  
triển cụm công nghiệp. Cụm công nghiệp là  
mạng lưới bao gồm các doanh nghiệp, các tổ  
chức đào tạo (các trường đại học, viện nghiên  
cứu), các tổ chức trung gian (môi giới, tư vấn) và  
khách hàng, liên kết với nhau trong một chuỗi  
giá trị gia tăng. Việc phát triển các cụm công  
nghiệp giúp tăng cường liên kết giữa các doanh  
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, doanh  
nghiệp lớn và DNNVV, nâng cao trình độ công  
nghệ trong nước, phát triển và chuyển đổi cơ cấu  
kinh tế địa phương, đẩy nhanh quá trình công  
nghiệp hóa, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề  
phát triển kinh tế - xã hội khác.  
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao  
chất lượng sản phẩm trong việc tạo lợi thế cạnh  
tranh cho DNNVV trên thị trường trong nước và  
quốc tế, dự án Tiêu chuẩn Sản phẩm Cộng đồng  
(CPS), đã được Bộ Công nghiệp Thái Lan thực  
hiện. Viện Tiêu chuẩn Công nghiệp Thái Lan,  
thành viên của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn  
hóa (ISO), đã được giao phát triển các tiêu chuẩn  
cho dự án CPS và để chứng nhận các sản phẩm  
cộng đồng phù hợp. Chương trình “Mỗi xã một  
sản phẩm” (One Tambon One Product), được  
CPS hỗ trợ triển khai tại Thái Lan năm 2001  
nhằm giúp các doanh nghiệp tại địa phương xác  
định và quảng bá các sản phẩm độc đáo của địa  
phương mình để xuất khẩu. Để thương mại hóa  
sản phẩm, dịch vụ, các sản phẩm tham gia  
chương trình OTOP được tổ chức xúc tiến  
thương mại từ hội chợ cấp trung ương, khu vực  
(bắc, trung, nam), cấp tỉnh, hội trại thanh niên  
OTOP, hội thi OTOP làng, lễ hội làng du lịch  
OTOP… Các sản phẩm OTOP không chỉ được  
bày bán tại các địa điểm bán hàng truyền thống  
mà còn được đưa vào cả trụ sở hành chính các  
cấp, nhà ga, sân bay, các khách sạn, nhà hàng...  
tạo nên tổng thể cả xã hội sản xuất, kinh doanh  
sản phẩm OTOP. Chương trình “Mỗi xã một sản  
phẩm” của Thái Lan đã đạt được nhiều thành  
công vang dội, đưa nhiều thương hiệu của  
các DNNVV tại địa phương ra các thị trường trên  
thế giới.  
Chính sách phát triển cụm công nghiệp của  
Thái Lan bắt đầu có hiệu lực từ 16/9/2015.  
Doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, bao gồm  
DNNVV, được hưởng các ưu đãi bao gồm miễn  
thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn thuế nhập  
khẩu đối với máy móc. Các ưu đãi thuế lớn hơn  
sẽ được dành cho các Siêu cụm công nghiệp  
(Super Industrial Cluster) và cho các lĩnh vực  
kinh doanh sử dụng công nghệ tiên tiến trong quá  
trình sản xuất. Với các doanh nghiệp lớn, để tận  
dụng các ưu đãi theo cụm, các doanh nghiệp này  
phải hợp tác phát triển nguồn nhân lực hoặc công  
nghệ theo phê duyệt của Bộ Đầu tư, hỗ trợ  
chuyển giao công nghệ và kiến thức cho các  
DNNVV Thái Lan. Với sáng kiến thành lập Siêu  
cụm công nghiệp, Thái Lan đã xây dựng được  
các siêu siêu cụm công nghiệp cho các sản phẩm  
như linh kiện ô tô, thiết bị điện, điện tử và viễn  
thông tại 7 tỉnh: Ayutthaya, Pathum Thani,  
Chonburi, Rayong, Chachoengsao, Prachinburi  
và Nakhon Ratchasima [7].  
2.3. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa  
tham gia thương mại quốc tế của Malaysia  
Malaysia hiện là một nền kinh tế có thu nhập  
trung bình cao và đang trên con đường trở thành  
nền kinh tế thu nhập cao trong giai đoạn 2024-  
2028 sau những nỗ lực chuyển đổi trong nhiều  
thập kỷ qua. Với thu nhập bình quân đầu người  
vào khoảng 11.414,2 đô la Mỹ vào năm 2019,  
Malaysia là một trong những nền kinh tế giàu có  
nhất và hội nhập toàn cầu nhất của ASEAN.  
DNNVV chiếm 98,5% tổng số doanh nghiệp sử  
dụng 66,2% lực lượng lao động và đóng góp  
38,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của  
L. T. T. Ngan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 1-11  
7
Malaysia vào năm 2018 [1]. Chính phủ Malaysia  
có các cam kết lâu dài và mạnh mẽ trong việc  
thúc đẩy quá trình quốc tế hóa các DNNVV. Các  
chính sách được xây dựng nhằm tạo cơ hội cho  
các DNNVV gặp gỡ được những khách hàng và  
nhà cung cấp tiềm năng lớn trên thế giới.  
gia các phái đoàn thương mại hoc hi nghquc  
tế. Để giúp các DNNVV ca Malaysia chuyn  
đổi tbán hàng trong nước sang xut khu,  
MATRADE cũng thực hin nhiều chương trình  
đào to, hu hết đều miễn phí. Các chương trình  
đào tạo tp trung vào vic nâng cao kiến thc cho  
DNNVV vkhả năng tiếp cn thị trường, các  
thông l, tập quán thương mại, quy định nhp  
khu, tiêu chuẩn môi trường… Để gii quyết vn  
đề phi hp giữa các cơ quan hỗ trDNNVV,  
MATRADE còn thành lp mt Trung tâm Tích  
hp vXut khẩu vào năm 2015 với stham gia  
ca BNông nghip, BCông nghip, BY tế,  
SME Corp., Cc Hi quan Malaysia, Ngân hàng  
Xut nhp khu (EXIM) và Ngân hàng DNNVV.  
2.3.1 Chính sách xúc tiến xuất khẩu  
Hỗ trợ DNNVV tiếp cận với thị trường quốc  
tế là một trong 6 chương trình hành động của Kế  
hoạch tổng thể 2012-2020 cho DNNVV của  
chính phủ Malaysia. Cơ quan DNNVV (SME  
Corp), thành lập năm 2009, là cơ quan điều phối  
trung ương thuộc Bộ Hợp tác và Phát triển  
Doanh nhân (MEDAC), phụ trách điều phối việc  
thực hiện các chương trình phát triển DNNVV  
của các bộ, ban, ngành. Đây là trung tâm nghiên  
cứu và phổ biến dữ liệu về các DNNVV, cũng  
như cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh doanh cho  
các DNNVV trên cả nước. Chương trình SMEs  
Go Global do SME Corp thực thi là một sáng  
kiến của Chính phủ Malaysia tập trung vào việc  
quốc tế hóa các DNNVV trong nước, đặc biệt là  
những doanh nghiệp trong các ngành tăng trưởng  
cao, để tạo điều kiện cho họ mở rộng ra thị  
trường toàn cầu. Chương trình nhắm mục tiêu  
vào các công ty sẵn sàng xuất khẩu, cũng như  
các công ty xuất khẩu hiện tại có tiềm năng khám  
phá các thị trường mới. Chương trình này cung  
cấp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động quốc tế  
hóa của DNNVV. Theo đó, DNNVV được hoàn  
50% chi phí cho toàn bộ chi phí cho dự án quốc  
tế hóa hoặc 200.000 MYR (tùy mức nào thấp  
hơn). Chi phi này bao gồm: chi phí marketing, tư  
vấn chuyên gia, thuê văn phòng tại nước ngoài,  
quản lý chuỗi cung ứng, chi phí cho đối tác nước  
ngoài tới Malaysia để kiểm tra doanh nghiệp, chi  
phí xin các giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm  
[8].  
2.3.2 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và  
vừa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu  
Chính phủ Malaysia có nhiều sáng kiến hỗ  
trợ sự hội nhập của các DNNVV Malaysia vào  
chuỗi giá trị toàn cầu. Kế hoạch Tổng thể Công  
nghiệp 3 (2006–2020) bao gồm một chiến lược  
tăng cường hợp tác giữa các công ty Malaysia,  
(bao gồm các DNNVV) với các tập đoàn đa quốc  
gia có trụ sở tại Malaysia và các tập đoàn đa quốc  
gia của Malaysia ở nước ngoài. Theo đó, SME  
Corp. triển khai Chương trình Liên kết Công  
nghiệp (Industrial Linkage Programme) và  
Chương trình Phát triển Nhà cung cấp (Vendor  
Development Programme) nhằm giúp các  
DNNVV tại địa phương tạo mối liên kết và nhận  
được sự hỗ trợ từ các công ty và tập đoàn đa quốc  
gia trong các ngành công nghiệp chủ chốt. Để  
khuyến khích các công ty đa quốc gia tham gia  
vào các chương trình này, chi phí phát sinh trong  
việc đào tạo nhân viên, phát triển và thử nghiệm  
sản phẩm cũng như đánh giá nhà máy để đảm  
bảo chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp sẽ  
được phép khấu trừ khi tính toán thuế thu nhập  
doanh nghiệp.  
Cc phát triển thương mại quc tế Malaysia  
(MATRADE) cũng là cơ quan cung cấp mt lot  
các htrdành cho DNNVV. Trên trang web  
của cơ quan này, doanh nghiệp có thtìm thy  
cơ sở dliu toàn din vthị trường quc tế. Các  
DNNVV có thxin htrtừ chương trình Phát  
trin thị trường ca MATRADE cho khon trợ  
cấp lên đến 200.000 MYR để chi trcho các chi  
phí tham gia hi chợ thương mại quc tế, tham  
2.3.3 Chính sách thuận lợi hóa thương mại  
Malaysia thc thi rt nhiu chính sách to  
điều kin thun lợi cho thương mại quc tế. Năm  
2012, Malaysia đã ra mắt mt cng thông tin  
myTRADELINK để kết ni các cộng đồng  
doanh nghip với các cơ quan chính phủ liên  
quan. Cổng thông tin này đóng vai trò là cổng  
L. T. T. Ngan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 1-11  
8
thông tin mt ca quc gia. Cng thông tin này  
quần đo, sdng 97% lực lượng lao động, đóng  
góp 61% cho tng sn phm quc ni (GDP)  
[10]. Mc dù có thị trường nội địa rng ln,  
chính phIndonesia vn nhn ra tm quan trng  
ca việc thúc đẩy DNNVV tìm đến các đối tác  
thương mại và thị trường tiềm năng lớn hơn trên  
thế gii. Vì vy, họ đã thc thi nhiu chính sách  
htrợ DNNVV tham gia vào thương mại quc  
tế và đã gặt hái được nhiu thành công.  
là kho lưu trữ dliu bao gm danh mc các  
công ty, các quy định kinh doanh, các cơ quan  
cp phép,… DNNVV có thể sdng  
myTRADELINK để chun b, gửi, đăng ký và  
nhận được schp thuận đối vi tt ccác yêu  
cu giao dch chng ttrc tuyến, nhvy, nhu  
cu giao dch trc tiếp được dn loi b.  
DNNVV được chiết khấu đặc bit khi sdng  
dch vgiy phép và giy chng nhn xut xứ  
điện tdo myTRADELINK cung cp.  
2.4.1 Chính sách xúc tiến xuất khẩu  
Xúc tiến xuất khẩu cho các DNNVV là một  
mục tiêu của Kế hoạch Chiến lược 2015-2019 do  
Bộ Hợp tác xã và DNNVV (MCSME) và Bộ  
Kinh tế Indonesia phối hợp thực hiện. Bộ Hợp  
tác xã và DNNVV tạo điều kiện thuận lợi cho  
các DNNVV trong nước tham gia vào các hội  
chợ thương mại quốc tế để tìm kiếm cơ hội xuất  
khẩu. Năm 2019, MCSME đã tổ chức cho  
DNNVV tại quốc gia này tham gia 109 hội chợ  
thương mại quốc tế.  
Năm 2016, hải quan Malaysia đã xây dựng  
và đưa vào vận hành Hệ thống Hải quan mọi lúc  
- mọi nơi - mọi phương tiện (gọi tắt là Hệ thống  
uCustoms). U-Customs là Hệ thống CNTT cốt  
lõi, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc  
khai báo thông tin xuất nhập khẩu, quá cảnh,  
manifest, thực hiện thanh toán điện tử thông qua  
Cổng thông tin điện tử. Hệ thống uCustoms đã  
giúp nâng cao hiệu quả thông quan hàng hóa,  
giảm thời gian thông quan, cho phép thực hiện  
quản lý rủi ro trước khi hàng đến. Khoảng 80%  
tờ khai hải quan sẽ được thông quan ngay trên cơ  
sở kết quả phân tích rủi ro của Hệ thống quản lý  
rủi ro do Trung tâm xác định trọng điểm quốc gia  
thực hiện. Nhờ đó, nguồn lực sẽ được tập trung  
cho khâu kiểm tra sau thông quan. Nhờ thực hiện  
100% hình thức thanh toán điện tử, uCustoms đã  
thúc đẩy thông quan hàng hóa nhanh chóng. Tiện  
ích này được thực hiện thông qua Chương trình  
JOMPAY (Chương trình thanh toán quốc gia Hải  
quan được xây dựng, vận hành và giám sát bởi  
Ngân hàng Negara Malaysia - Ngân hàng Trung  
ương Malaysia) với sự tham gia của các ngân  
hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại  
Malaysia. Với việc Hệ thống uCustoms được  
triển khai, Malaysia đã giảm đáng kể chi phí kinh  
doanh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện  
môi trường kinh doanh của quốc gia này.  
Bên cạnh đó, Tổng cục phát triển xuất khẩu  
quốc gia (Directorate General for National  
Export Development - DGNED), trực thuộc Bộ  
thương mại Indonesia, cũng đưa ra nhiều chương  
trình xúc tiến xuất khẩu cho DNNVV. DGNED  
đã thành lập trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu  
với văn phòng đại diện có mặt trên khắp các tỉnh,  
thành nhằm mục tiêu tiếp cận với DNNVV trên  
khắp đất nước và giúp họ trở thành các nhà xuất  
khẩu. DGNED cũng thành lập Trung tâm Xúc  
tiến Thương mại Indonesia (ITPC) và triển khai  
các đại diện thương mại tại các thành phố lớn  
trên toàn thế giới để thúc đẩy xuất khẩu của đất  
nước. Hiện nay ITPC đang có mặt tại 19 thành  
phố của 18 quốc gia trên thế giới. Là một cơ quan  
chính phủ phi lợi nhuận, DGNED cung cấp tất  
cả các dịch vụ của mình miễn phí.  
Để tiếp cn các DNNVV trên toàn quc,  
DGNED cũng thường xuyên tiến hành các hot  
động quy mô quc gia vi stham gia ca các  
DNNVV ttt ccác tnh, qun, huyn. Ví dụ  
như cuộc thi Thiết kế sn phm ca DNNVV  
hàng năm được điều phi bi Trung tâm Phát  
trin Thiết kế Indonesia. Đây là nơi các quận,  
huyện đề xut các sn phm của các DNNVV địa  
phương với thiết kế sáng to mang bn sc di sn  
2.4. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa  
tham gia thương mại quốc tế của Indonesia  
Indonesia là quốc gia đông dân nhất khu vc  
Đông Nam Á với dân số năm 2019 khoảng 270  
triệu người, trong đó, số dân trong độ tui lao  
động là 133 triệu người [9]. DNNVV Indonesia  
chiếm 99,9% tng sdoanh nghip trên toàn  
L. T. T. Ngan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 1-11  
9
địa phương để cnh tranh ti cp quc gia. Các  
sn phm tt nhất được phát trin thêm bi các  
chuyên gia thiết kế sn phẩm để trthành sn  
phm xut khu.  
thương mại điện tử. Bộ Hợp tác xã và DNNVV  
đã đã hợp tác với các công ty thương mại điện tử  
hàng đầu như Lazada, Shopee, Bukalapak và  
Tokopedia nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ  
doanh nghiệp bán hàng thành công thành công  
trên các sàn thương mại điện tử này, hướng tới  
tương lai phát triển kinh tế bền vững thông qua  
xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng thương mại điện  
tử xuyên biên giới. Các nền tảng thương mại điện  
tử như Lazada và Shopee cũng tham gia cung cấp  
các hỗ trợ về tài chính, đào tạo cũng như những  
nguồn lực khác để giúp các doanh nghiệp nhỏ  
chuyển đổi sang bán hàng trực tuyến và tham gia  
vào nền kinh tế số đang phát triển. Hoạt động  
thương mại trực tuyến của các DNNVV đã gia  
tăng mạnh khi nhiều người tiêu dùng tránh xa các  
cửa hàng, chợ truyền thống và chuyển sang các nền  
tảng mua sắm trực tuyến để tuân thủ yêu cầu giãn  
cách xã hội nhằm ngăn chặn đại dịch lây lan.  
2.4.2 Chính sách nâng cao chất lượng sản  
phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường  
quốc tế  
Nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo lợi thế  
cạnh tranh trên thị trường quốc tế chính là một  
trong những mục tiêu cơ bản của Kế hoạch Chiến  
lược 2015-2019 cho DNNVV của Indonesia.  
Trong giai đoạn này, Bộ Hợp tác xã và DNNVV  
(MCSME) đã hỗ trợ 10.000 DNNVV đạt được  
các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm như: tiêu  
chuẩn ISO, Halal, tiêu chuẩn quốc gia của  
Indonesia. DNNVV được đào tạo về các tiêu  
chuẩn chất lượng sản phẩm và được giảm giá khi  
xin cấp giấy chứng nhận chất lượng cho sản  
phẩm hoặc dịch vụ của họ. Thêm vào đó, chính  
phủ Indonesia cũng đề cao việc việc xây dựng  
các bộ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn  
quốc tế, coi đây là chìa khóa để Indonesia hội  
nhập quốc tế thành công vì tiêu chuẩn quốc gia  
luôn đồng hành, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế  
sẽ làm cho mọi hoạt động giao thương, chứng  
nhận, công nhận được thuận lợi, dễ dàng. Trong  
việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, Tổng cục  
tiêu chuẩn đo lường chất lượng Indonesia luôn  
dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và các quy chế  
thực hành tốt chẳng hạn như các tiêu chuẩn của  
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Quy  
chế thực hành tốt (Code of Good Practice) của  
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiện tại,  
Indonesia có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia khá  
đầy đủ, hài hòa với chuẩn mực quốc tế, khu vực,  
làm cơ sở thúc đẩy sự hội nhập của Indonesia  
trên thị trường quốc tế.  
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam  
DNNVV là bộ phận quan trọng trong thành  
phần kinh tế tư nhân và chiếm tỷ lệ lớn trong  
cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Theo báo  
cáo về DNNVV Việt Nam của OECD, năm  
2020, DNNVV sử dụng 47% lực lượng và đóng  
góp 36% giá trị gia tăng quốc gia, đều thấp hơn  
mức trung bình tương ứng của OECD và các  
quốc gia khu vực Đông Nam Á kể trên [11]. Chỉ  
khoảng 20% các DNNVV của Việt Nam tham  
gia xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp) [1]. Các  
DNNVV tuy ngày càng đóng vai trò quan trọng  
hơn trong nền kinh tế của Việt Nam và đang có  
những đóng góp tích cực vào lĩnh vực xuất khẩu  
nhưng họ đang đứng trước nhiều thách thức về  
thông tin, dự báo thị trường, năng lực cạnh tranh,  
tìm kiếm khách hàng,…  
2.4.3 Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát  
triển kinh doanh toàn cầu thông qua thương mại  
điện tử  
Hơn nữa, trong bối cảnh đại dịch Covid-19  
ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại và dịch vụ  
toàn cầu, các giao dịch dựa trên sự tiếp xúc gần  
giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng đã bị ảnh  
hưởng nghiêm trọng bởi hạn chế đi lại. Điều này  
có thể cũng khiến các doanh nghiệp giảm đầu tư  
vào nghiên cứu thị trường mới và các đối tác  
tiềm năng. Do vậy, rất cần các chính sách kịp  
Indonesia có khung pháp lý rõ ràng về thúc  
đẩy tăng trưởng thương mại điện tử. Họ đã công  
bố gói chính sách kinh tế thứ 14, trong đó tập  
trung vào mục tiêu phát triển lĩnh vực thương  
mại điện tử (e-commerce) với lộ trình phát triển  
đến năm 2020 nhằm đưa 8 triệu DNNVV lên sàn  
L. T. T. Ngan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 1-11  
10  
thời của chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho  
DNNVV, hỗ trợ họ tiếp tục tham gia sâu rộng  
vào kinh tế toàn cầu.  
hưởng từ đại dịch Covid 19, cần tổ chức các hoạt  
động xúc tiến thương mại trên môi trường trực  
tuyến như tổ chức Hội nghị giao thương trực  
tuyến, tổ chức và tham gia các Hội chợ ảo, triển  
lãm, gian hàng trực tuyến,…  
Từ kết quả phân tích thực tiễn tại một số  
quốc gia Đông Nam Á, tác giả đề xuất một số  
bài học có ý nghĩa cho Việt Nam trong việc hỗ  
trợ DNNVV tham gia vào thương mại quốc tế  
như sau:  
Thứ ba, hỗ trợ DNNVV tham gia vào cụm  
liên kết ngành, chuỗi giá trị toàn cầu. Chính phủ  
cần có chính sách hỗ trợ thúc đẩy mối quan hệ  
kinh doanh giữa các DNNVV Việt Nam với các  
Thứ nhất, hỗ trợ doanh nghiệp DNNVV tăng  
cường xuất khẩu sản phẩm qua thương mại điện  
tử: Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã để lại cho  
nền kinh tế những hậu quả rất nặng nề. Việc  
chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số để xuất  
khẩu không còn là một lựa chọn, mà là điều bắt  
buộc để các DNNVV Việt Nam tồn tại và phát  
triển. Do vậy, cần tổ chức các chương trình hỗ  
trợ các DNNVV tăng cường năng lực xuất khẩu  
thông qua bán sản phẩm trên hệ thống bán lẻ trực  
tuyến; tổ chức chương trình đào tạo cho các  
DNNVV Việt Nam về thương mại điện tử để xúc  
tiến thương mại, xuất khẩu hàng hóa và học kỹ  
năng bán hàng toàn cầu ; cung cấp thông tin về  
cơ hội xuất khẩu, kết nối đến các DNNVV phù  
hợp; hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp hoàn  
thiện sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hoàn tất thủ tục  
xuất khẩu; hợp tác với các công ty thương mại  
điện tử hàng đầu trên thế giới và khu vực nhằm  
nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh  
nghiệp bán hàng thành công trên các sàn thương  
mại điện tử này. Thông qua chương trình, các sản  
phẩm của DNNVV Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp  
cận với hàng triệu khách hàng trên thế giới từ đó  
mở ra cơ hội xuất khẩu lớn, đặc biệt đối với các  
sản phẩm như thủ công mỹ nghệ, dệt may, da  
giầy, sản phẩm tiêu dùng,....  
doanh nghiệp đầu chuỗi cung ưng; thực thi các  
́
chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI, các  
công ty đa quốc gia xây dựng mối quan hệ tương  
hỗ với DNNVV trong nước với phương châm  
cùng lớn mạnh, cùng phát triển; thực hiện  
chuyển giao kiến thức, công nghệ cho các  
DNNVV Việt Nam để tạo dựng hệ sinh thái  
doanh nghiệp hiệu quả, bền vững. Thêm vào đó,  
đối với DNNVV, để xây dựng mối liên kết công  
ty đa quốc gia - DNNVV mạnh mẽ hơn, điều  
quan trọng là phải triển khai các chương trình  
nâng cao tay nghề lực lượng lao động và kỹ năng  
quản lý, đồng thời, tăng cường tuân thủ các tiêu  
chuẩn kỹ thuật quốc tế ở cấp độ doanh nghiệp;  
khuyến khích nghiên cứu hỗ trợ từ các trường đại  
học để có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh  
nghiệp đối tác. Điều kiện cơ bản cho sự thành  
công của các sáng kiến này là sự tham gia tích  
cực của các nhà đầu tư nước ngoài, cam kết của  
các DNNVV với vai trò là nhà cung ứng trong  
nước và vai trò điều phối tích cực của chính phủ.  
Thứ tư, triển khai các giải pháp nhằm nâng cao  
chất lượng sản phẩm của DNNVV, tạo sức cạnh  
tranh trên thị trường quốc tế: hỗ trợ kinh phí triển  
khai các dự án hợp tác giữa doanh nghiệp với cá  
nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước để đổi mới công  
nghệ; hỗ trợ lãi suất vốn vay thực hiện các dự án  
chuyển giao công nghệ; hoàn thiện kết quả  
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;  
xây dựng và phát triển thị trường khoa học công  
nghệ; hỗ trợ DNNVV xây dựng áp dụng hệ thống  
quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương  
hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cấp chứng chỉ  
quản lý chất lượng và các công cụ cải tiến năng  
suất chất lượng; hỗ trợ các địa phương triển khai  
các chương trình xây dựng sản phẩm địa phương  
phục vụ xuất khẩu,…  
Thứ hai, hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các  
DNNVV. Hiện nay, chính phủ đã có các chính  
sách hỗ trợ xúc tiến thương mại cho doanh  
nghiệp nói chung, tuy nhiên, các chính sách dành  
riêng cho DNNVV còn hạn chế. Với đặc thù hạn  
chế về tiềm lực tài chính, DNNVV rất cần những  
chính sách hỗ trợ về kinh phí khi tham gia các  
hội chợ, triển lãm thương mại, chi phí quảng cáo,  
thiết lập văn phòng kinh doanh tại nước ngoài,…  
Ngoài ra, để kịp thời hỗ trợ DNNVV khắc phục  
khó khăn về gián đoạn thị trường trường do ảnh  
L. T. T. Ngan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 3 (2021) 1-11  
11  
I:  
Country  
and  
Regional  
Reviews,  
Thứ năm, triển khai cơ chế một cửa quốc gia  
(NSW) với những ưu đãi dành riêng cho  
DNNVV. Chính phủ đã đầu tư nguồn lực đáng  
kể để cải thiện hệ thống tạo thuận lợi thương mại  
thông qua việc thành lập Cơ chế một cửa quốc  
gia (NSW) và Cổng Thông tin Thương mại Việt  
Nam, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho  
thương nhân tại biên giới. Tuy nhiên, một số bộ  
ngành vẫn chậm tích hợp vào hệ thống Cơ chế  
một cửa quốc gia, trong khi các DNNVV ít biết  
đến hai công cụ này. Vì vậy, chính phủ cần đẩy  
nhanh việc xây dựng Đề án phát triển hệ thống  
công nghệ thông tin phục vụ triển khai cơ chế  
một cửa; các bộ ngành liên quan cần đẩy nhanh  
việc chia sẻ dữ liệu điện tử nhằm tối ưu hóa việc  
sử dụng NSW theo hướng tạo thuận lợi, giảm chi  
phí cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện  
thủ tục; đưa ra các chính sách khuyến khích  
DNNVV sử dụng các dịch vụ trên cổng thông tin  
một cửa quốc gia như: tổ chức một số buổi hội  
thảo, tập huấn để hướng dẫn DNNVV chuẩn bị  
cho việc tham gia vào NSW, chiết khấu cho  
DNNVV khi sử dụng các dịch vụ giấy phép và  
giấy chứng nhận điện t,…  
(accessed on: May 7th, 2021).  
2020  
[2] Department of Statistics Singapore, Singapore  
(accessed on: May 16th, 2021).  
[3] Enterprise  
Assistance  
Singapore,  
Market  
(MRA)  
Readiness  
Grant,  
readiness-assistance-grant, 2021 (accessed on May  
20th, 2021).  
[4] Enterprise Singapore, Double Tax Deduction for  
Internationalisation,  
2021  
(accessed on May 20th, 2021).  
[5] Singapore  
Customs,  
Fact  
Sheet,  
media/media-releases/2018-09-26-MediaRelease-  
Factsheet.pdf, 2018 (accessed on May 16th, 2021).  
[6] The Office of Small and Medium Enterprises  
Promotion (OSMEP), Annual Report 2019,  
wnload-20201103152522.pdf, 2020 (accessed on  
June 02nd, 2021).  
[7] Thailand Board of Investment, Thailand Moving  
Ahead  
with  
Cluster  
Development,  
4. Kết luận  
Việt Nam hiện đang tiếp tục mở rộng quan  
hệ thương mại với thế giới và các DNNVV sẽ là  
một phần cốt yếu trong tiến trình này. Đặc biệt,  
các DNNVV sẽ đóng một vai trò quyết định  
trong việc đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn  
nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù vậy,  
DNNVV vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tham  
gia vào thương mại quốc tế. Vì vậy, cần triển khai  
đồng bộ nhiều chính sách nhằm cung cấp cho khối  
doanh nghiệp này những sự hỗ trợ cần thiết để  
phát triển hiệu quả, bền vững, tạo vị thế cạnh tranh  
trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.  
20151116_53354.pdf, 2015 (accessed on June 2nd,  
2021).  
[8] SME Corp, SME Go Global Programe,  
mmes1/2015-12-21-10-06-32/smes-go-global-  
programme, 2015 (accessed on May 28th, 2021).  
[9] World  
Bank,  
Indonesia  
Data,  
w=chart, 2021 (accessed on June 6th, 2021).  
[10] Statistics Indonesia, Statistical Year Book of  
Indonesia  
2020,  
11b3155d45d70823c141f/statistik-indonesia-  
2020.html, 2021 (accessed on June 6th, 2021).  
[11] OECD, OECD Studies on SMEs and  
Entrepreneurship Policy in Vietnam, 2011,  
0Policy%20highlights%20VN.pdf, 2021 (accessed  
on June 8th, 2021).  
Tài liệu tham khảo  
[1] Asian Development Bank, Asia Small and  
Medium-Sized Enterprise Monitor 2020 Volume  
pdf 11 trang Thùy Anh 16/05/2022 1500
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thương mại quốc tế: Kinh nghiệm của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_ho_tro_doanh_nghiep_nho_va_vua_tham_gia_thuong_ma.pdf