Tiểu luận Sự khác biệt giữa tiếp thị tiêu dùng cá nhân và tiếp thị giữa các tổ chức

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA  
KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU  
TIỂU LUẬN  
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾP THỊ  
TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TIẾP  
THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC  
GVHD: Th.S HUỲNH THỊ PHƯƠNG LAN  
SVTH: Nhóm 13  
HUỲNH NGHIỆP THẠNH  
PHẠM TRUNG KIÊN  
NGÔ TUẤN ANH  
V0904607  
V0901303  
20900061  
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
LỜI MỞ ĐẦU  
Trước tiên xin cảm ơn đã cho chúng em có cơ hội được tìm hiểu kỹ hơn về tiếp  
thị giữa các tổ chức tiếp thị hàng tiêu dùng. Qua quá trình làm bài tiểu luận chúng  
em cũng học thêm được nhiều điều, từ đó có cái nhìn rõ ràng hơn về vị trí và vai trò  
của một kỹ sư trong tương lai.  
Về đề tài tiểu luận, sự khác biệt của tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ  
chức rất rộng nhiều khía cạnh nhưng chủ yếu do cách tiếp cận vận dụng theo  
phương thức 4P của tiếp thị trong hai thị turờng. Do đó, trong nội dung của bài tiểu  
luận này, chúng em xin phân tích về sự khác biệt xung quanh phương thức 4P.  
Với kiến thức hạn hẹp của mình, việc sai sót là không tránh khỏi về nội dung cũng  
như hình thức trình bày. Mong cô chỉ rõ cho chúng em những khuyết điểm đó, để hoàn  
thiện hơn trong những lúc làm tiểu luận luận văn sau này.  
Chân thành cảm ơn cô.  
Nhóm 13  
Trang 1  
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
MỤC LỤC  
Nhóm 13  
Trang 2  
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
I. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM:  
Sản phẩm tất cả những người bán cung cấp trên thị trường nhằm thoả mãn nhu  
cầu, ước muốn của khách hàng.  
Sản phẩm bao gồm giá trị vật chất và phi vật chất.  
Phân loại sản phẩm:  
-
-
Sản phẩm tiêu dùng  
Sản phẩm công nghiệp  
Với sản phẩm tiêu dùng, ta có thể xác định như sau:  
Thuận tiện  
Mua sắm  
Chuyên biệt  
Ít nghĩ đến  
Hành vi mua  
Mua  
thường Mua  
thường sự ưa thích Ít biết, ít  
xuyên, ít cân xuyên, sự so và trung thành quan tâm về  
nhắc khi mua  
sánh, cân nhắc về nhãn hiệu, ít sản phẩm  
về giá cả, chất nhạy về giá  
lượng kiểu  
dáng  
Giá  
Thấp  
Cao hơn  
Cao  
Thay đổi  
Thay đổi  
Phân phối  
Đại trà, thuận Chọn lọc hơn  
Chọn lọc  
tiện  
Chiêu thị  
Chiêu thị đại Quảng cáo và Chiêu thị chọn Quảng cáo  
trà bởi nhà sản giao tiếp bán lọc bởi nhà sản và giao tiếp  
xuất  
hàng bởi nhà xuất và phân bán hàng tích  
sản xuất phối  
phân phối  
cục bởi nhà  
sản xuất và  
phân phối  
Nhóm 13  
Trang 3  
 
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
Với sản phẩm công nghiệp:  
-
-
-
-
-
-
-
Thiết bị nặng  
Thiết bị nhẹ  
Sự cung ứng  
Bộ phận cấu thành  
Nguyên liệu thô  
Nguyên liệu đã qua chế biến  
Dịch vụ công nghiệp  
Từ đây ta có thể so sánh sự khác biệt về chiến lược sản phẩm giữa thị trường tiêu  
dùng và thị trường tổ chức  
Yếu tố  
Thị trường tiêu dùng  
Thị trường tổ chức  
Tầm quan trọng của Quan trọng nhưng đôi khi Thường giữ vai trò quan  
chiến lược sản phẩm  
bị lu mờ do giá và khuyến trọng hơn tất cả các yếu tố  
mãi khác  
Nhu cầu  
Được sản suất để phục vụ Đặc tính nhu cầu nguồn  
nhu cầu trực tiếp của người gốc và nhu cầu phối hợp  
tiêu dùng  
Người mua và người Thường là 1 cá nhân  
sử dụng  
Người mua và người sử dụng  
không phải là 1  
Vòng đời sản phẩm  
Thường ngắn do cạnh tranh Thường dài hơn, đặc biệt là  
gay gắt, khách hàng thay đối với các sản phẩm truyền  
đổi thị hiếu nhanh  
thống, ngắn đối với các sản  
phẩm công nghệ cao  
Các hoạt động hỗ tr Quan trọng đối với sản Rất thiết yếu vì các khách  
phẩm tiêu dùng lớn, nhưng hàng tổ chức thường yêu cầu  
thứ yếu đối với các sản các dịch vụ hỗ trợ ngay trong  
phẩm tiêu dùng khác  
bản yêu cầu kỹ thuật  
Đóng gói  
Để bảo vệ và chiêu thị  
Chủ yếu để bảo vệ sản  
phẩm, chức năng chiêu thị  
rất yếu  
Các yếu tố thẩm mỹ  
Rất quan trọng trong thành Không quan trọng đối với  
công của sản phẩm  
phần lớn sản phẩm  
Tỷ lệ thất bại  
Rất cao, khoảng 80%  
Thấp, khoảng 30-40%  
Nhóm 13  
Trang 4  
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
Tầm quan trọng của Thường yếu tố chính Thường không đóng vai rò  
nghiên cứu tiếp thị  
trong việc phát triển các quan trọng trong việc phát  
sản phẩm mới  
triển sản phẩm mới  
dụ :  
Yếu tố  
Cá nhân  
Tổ chức  
Tầm quan trọng Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ Người mua chỉ quyết định  
của chiến lược sản tiền mua 1 sản phẩm họ mua sản phẩm khi nó thật  
phẩm  
thật sự không cần hoặc ít sử sự hữu ích và cần thiết cho  
dụng vì nó giá rẻ  
nhu cầu của tổ chức mặc dù  
giá tiền rất cao  
Mua quần áo vào các dịp  
đại hạ giá cuối năm.  
Mua và lắp đặt hệ thống  
điều hoà nhiệt độ cho cả  
công ty  
Nhu cầu  
Đáp ứng nhu cầu tức thời Đáp ứng nhu cầu chung cho  
hoặc ngắn hạn cho mỗi cá các cá nhân trong tổ chức,  
nhân hoặc 1 phân khúc thị thường là các nhu cầu dài  
trường Mua 1 chai nước hạn  
hoặc xăng dầu  
Mua 1 chiếc máy  
photocopy cho văn phòng  
Người mua và Người mua sử dụng ngay sản Người mua có thể là giám  
người sử dụng phẩm hoặc cho người thân đốc, chủ tịch công ty…  
của họ  
nhưng người sử dụng là các  
nhân viên trong công ty  
Vòng đời sản Thay đổi theo mùa như các Đồng phục công ty chỉ có 1  
phẩm kiểu dáng quần áo kiểu dáng suốt 1 năm.  
Các hoạt động hỗ Người tiêu dùng gần như Bên sản xuất phải hỗ trợ sửa  
trợ  
không nhận được hỗ trợ nào chữa, lắp ráp, chuyển giao  
nếu sự cố với sản phẩm giá công nghệ không điều kiện  
trị nhỏ chỉ nhận được hỗ và ngay lập tức khi có yêu  
trợ hạn chế như bảo hành, cầu từ bên mua. Các hoạt  
sửa chữa với các sản phẩm động này thường có ngay  
giá trị trung bình hay khá lớn trong hợp đồng bắt buộc  
tuân theo.  
Nhóm 13  
Trang 5  
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
Đóng gói  
Bao bìa ngoài việc bảo vệ sản Chỉ đơn giản dùng để bảo  
phẩm còn dùng quảng vệ sản phẩm, thường hình  
thương hiệu, tên tuổi nhà sản hộp, trong chứa mút để bảo  
xuất  
vệ sản phẩm mức tối đa, các  
hiệu dễ vỡ, up side, …  
Các yếu tố thẩm Phải bắt mắt, nhiều màu sắc, Thường chỉ ghi tên và kí  
mỹ  
hình dáng hấp dẫn (đồ chơi, hiệu nhà sản xuất, màu nâu,  
chai nước, các loại sữa bột…) hình hộp, to lớn…  
Tỷ lệ thất bại  
Lớn, rất nhiều sản phẩm cùng Vừa nhỏ mục tiêu là  
1 phân khúc vì thế tính cạnh các tổ chức công ty rõ rang,  
tranh rất cao  
trực tiếp nhỏ lẻ nên tỷ lệ  
gặp đối thủ cạnh tranh thấp.  
Tầm quan trọng Phải xem xét thị hiếu của đa Nghiên cứu sản xuất ra 1  
của nghiên cứu số khách hàng rồi mới sản sản phẩm với tính năng nhất  
tiếp thị  
xuất sản phẩm phù hợp.  
định rồi mới giới thiệu và  
thuyết phục khách hàng.  
Nhóm 13  
Trang 6  
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
II. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI:  
Phân phối là xác định mục tiêu, thiết kế những thoá thuận phù hợp trong kênh,  
quyết định loại hình, số lưởng trung gian cần được thiết kế thực hiện để đưa ra các  
quyết định trên vào hiện thực. Chương trình hành động thường bao gồm việc lựa chọn  
các thành viên kênh, phát triển các thủ tục thoả thuận để tạo môi trường làm việc  
thuận lợi trong kênh.  
Sự khác biệt giữa thị trường tiêu dùng và thị trường tổ chức:  
Yếu tố  
Thị trường tiêu dùng  
Thị trường tổ chức  
Tầm quan trọng  
Quan trọng người tiêu dùng Rất quan trọng vì không có  
đánh giá cao uy tín của những hàng tồn kho, hay không  
nhà bán lẻ trên thị trường  
thục hiện được hợp đồng, trễ  
hạn giao hàng sẽ gây ra rất  
nhiều tốn kém cho khách  
Kiểm soát kênh  
Độ dài của kênh  
Kênh thường bị kiểm soát bởi Kênh thường được kiểm soát  
các nhà sản xuất hay tổ chức bởi các nhà sản xuất, mặc dù  
bản lẻ có qui mô lớn  
đôi khi các nhà phân phối  
công nghiệp cũng đóng vai  
trò kiểm soát  
Kênh thường dài, và qua nhiều Thường ngắn trực tiếp,  
cấp kênh trung gian độc lập  
không có trung gian. Ngay  
cả khi có kênh trung gian nó  
vẫn khá ngắn  
Các loại trung Có rất nhiều loại trung gian  
Có hai loại thường gặp nhất  
là: các nhà phân phối công  
nghiệp và các đại diện của  
các nhà sản xuất  
gian  
(Bán sỉ, bán lẻ, đại lí, tiểu  
thương…)  
Khối lượng hàng Phần lớn sản phẩm được bán Phần lớn (hơn 75%) sản  
bán qua trung qua các kênh trung gian, chỉ phẩm được bán trực tiếp cho  
gian  
5% sản phẩm được bán trực khách hàng, đặc biệt là các  
tiếp cho người tiêu dùng sản phẩm có giá trị cao  
Đặc trưng của Lựa chọn nhà bán lẻ chủ yếu Lựa chọn ít dựa trên cảm  
khách hàng  
dựa trên cảm xúc và hình ảnh/ tính mà trên hiệu quả hoạt  
ấn tượng động  
Tồn kho  
Tập trung nhà bán sỉ và bán lẻ Tập trung nhiều ở kênh  
Nhóm 13  
Trang 7  
 
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
Bán hàng trực Tuỳ loại sản phẩm mà có thể Rất quan trọng, thường là  
tiếp  
quan trọng hay không  
kênh phân phối cơ bản trong  
tiếp thị công nghiệp  
Khách hàng quốc Thường chỉ với các kênh trung Thường xuyên với các khách  
gia, chính yếu  
gian lớn như các nhà bán sỉ hay hàng lớn và trung gian  
bán lẻ  
Quan hệ với Quan hệ xây dựng dựa trên tính Quan hệ chặt chẽ giữa nhà  
khách hàng  
trung thành và độ thoả mãn của sản xuất và kênh trung gian  
khách hàng  
Với thị trường tiêu dùng, khách hàng có rất nhiều lựa chọn nơi bán cùng 1 loại sản  
phẩm với mức giá khác nhau nhưng thể chênh lệch không lớn. Với thị trường tổ  
chức, khách hầu như chỉ có hai loại trung gian chính là đại diện nhà sản xuất và các  
nhà phân phối công nghiệp cũng như 1 vài biến thể của hai loại này. Sự kém đa dạng  
này giới hạn lựa chọn của các nhà quản tiếp thị. Do đó, cùng với các đặc tính của thị  
trường tổ chức, khách hàng thường yêu cầu rất cao đối với dịch vụ về bán hàng, hỗ trợ  
kỹ thuật, tư vấn đào tạo.  
Tồn kho là vấn đề lớn trong thị trường tổ chức. Nếu như 1 cửa hàng bán lẻ hết 1  
loại dầu gội, nước ngọt, khách hàng chỉ đơn giản bỏ đi tìm 1 cửa hàng khác, còn nếu  
như nhà phân phối công nghiệp lại không có hàng để cung cấp cho khách hàng của  
mình đang phục vụ nhu cầu sản xuất thì vấn đề lại không thể chấp nhận. Sự thiếu hụt  
này sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền làm đình trệ sản xuất, gây thất thoát lớn.  
Nhóm 13  
Trang 8  
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
III. CHIẾN LƯỢC GIÁ:  
Giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing mix. Giá đóng vai trò quyết  
định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty  
giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa  
quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số lợi nhuận.  
Giá được định nghĩa như một lượng tiền tệ gắn với sản phẩm dịch vụ. Lượng tiền  
này phải đáp ứng:  
Đáp ứng đủ các chi phí sản xuất, hang hóa và dịch vụ.  
Đáp ứng mục tiêu giá của công ty và thu về lợi nhuận.  
Đáp ứng được giá trị nhận thức của người mua về sản phẩm dịch vụ.  
Giúp công ty cạnh tranh tốt trên thị trường.  
Trong TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC thì các khách hàng tổ chức giá ít quan  
trọng hơn các yếu tố khác hơn như chất lượng dịch vụ, sản phẩm, giao hàng đúng  
hạn,… so với trong tiêu dùng thì giá khá là quan trọng.  
dụ: một công ty họ muốn giao hàng đi xa thì họ thuê dịch vụ chuyển phát nhanh  
thì cái họ quan tâm nhất là giao hàng đúng hạn sản phẩm không bị hư hại gì trên  
đường vận chuyển đến nơi nhận hơn là giá họ trả cho công ty chuyển phát nhanh.  
Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá:  
Trong TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC, các khách hàng tổ chức sẽ xem xét các  
khía cạnh sau:  
Giá trị kinh tế (economic or cost value): là giá trị bằng số tổ chức khách  
hàng thấy được thông qua lợi ích của việc mua sản phẩm, dịch vụ.  
Giá trị trao đổi hay thương lượng (exchange or negotiated value): khách hàng tổ  
chức thường sẽ không mua dựa trên giá trị kinh tế mà nó mang lại. Họ sẽ dùng thương  
lượng để giảm giá dưới mức giá trị kinh tế.  
Giá trị thẩm mỹ (aestbetic value): Có những sản phẩm mà các tổ chức khác  
hang sẽ chọn lựa giữa các nhà cung cấp dựa vào vẻ thẩm mỹ. Thương hiệu của nhà  
cung cấp sẽ tạo nên giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm.  
Giá trị tương đối hay cạnh tranh (relative or competitive value): Các tổ chức  
khách hàng còn xác định giá trị của một sản phẩm dựa trên so sánh sản phẩm đó với  
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đó là lí do vì sao khách hàng trả giá cao cho một sản  
phẩm trong khi thông số kĩ thuật là hoàn toàn giống với các sản phẩm còn lại.  
Ngoài ra đối với các tổ chức là nhà bán lại thì nhà cung cấp phải đề ra mức giá phù  
hợp để họ được lợi nhuận và khích lệ tinh thần họ.  
Trong TIẾP THỊ HÀNG TIÊU DÙNG, người tiêu dùng sẽ xem xét các khía cạnh  
khác. Đối với TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC, việc định giá chủ yếu dựa nhiều vào  
logic thì trong lĩnh vực tiêu dùng thì việc định giá dựa nhiều vào cảm xúc của người  
tiêu dùng. Khi người tiêu thụ mua một sản phẩm, họ đổi một số giá trị (giá cả) để lấy  
Nhóm 13  
Trang 9  
   
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
một giá trị khác. Vì vậy việc lập giá định hướng theo người mua bao hàm chuyện hiểu  
được giá trị người tiêu dùng muốn có qua những lợi ích họ nhận được từ sản phẩm và  
chuyện đề ra một mức giá cả phù hợp với giá trị đó. Các lợi ích bao gồm cả hữu hình  
và vô hình. Khi một người tiêu dùng mua một bữa ăn ở một nhà hàng sang trọng thì  
việc tính giá trị các món ăn trong bữa ăn thật dễ dàng. Thế nhưng để tính được giá trị  
của những điều hài long khác như khẩu vị, khung cảnh thanh lịch, sự thỏa mái, sự  
chuyện trò, địa vị,... thì quả rất khó khăn ngay cả đối với chính người tiêu dùng. Và  
những giá trị này sẽ thay đổi theo những người tiêu dùng khác nhau và theo những  
hoàn cảnh khác nhau. Như thế, công ty thường thấy rằng khó đo lường được giá trị mà  
khách hàng sẽ gán cho sản phẩm của mình, mặc vậy người tiêu dùng vô tình hay  
hữu ý, đều đang sử dụng những giá trị này để đánh giá mức giá của một sản phẩm. nếu  
người tiêu thụ cảm thấy giá cả cao hơn giá trị của sản phẩm họ sẽ không mua sản  
phẩm đó.  
Các nhà marketing phải cố gắng phân tích những động cơ của người tiêu thụ trong  
việc mua sản phẩm đè ra giá cả phù hợp với những cảm nhận của họ về giá trị sản  
phẩm. người tiêu thụ thay đổi các giá trị họ dành cho những đặc điểm sản phẩm  
khác nhau, nên các nhà làm marketing thường thay đổi các chiến lược lập giá đối với  
những khúc tuyến giá cả khác nhau. Họ cống hiến những kết hợp đặc điểm, tính chất  
sản phẩm khác nhau cho những mức giá khác nhau.  
Việc định giá định hướng theo người mua nghĩa là nhà làm marketing không chỉ  
thiết kế, sản xuất ra sản phẩm đưa ra chương trình marketing rồi cứ thế định giá.  
Muốn định giá có hiệu quả cần bắt đầu bằng sự phân tích nhu cầu của người tiêu dùng  
những cảm nhận về giá của họ. Giá cả phải được xem xét cúng với nhứng yếu tố  
biến đổi khác thuộc phối thức marketing, trước khi để ra chương trình marketing.  
Người tiêu dùng cũng quan tâm giá cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng loại. vậy  
cần chiến lược tìm hiểu định giá dựa trên giá cảu đối thủ cạnh tranh.  
dụ: Đối với sản phẩm nước uống, nếu tổ chức khách hàng họ muốn đặt hàng  
dài hạn cho công ty đó thì họ phải dựa vào thương hiệu, giá trị kinh tế họ nhận được  
sau khi sử dụng nước uống (nhân viên họ có tinh thần làm việc hơn trong khi làm  
việc…) , vẻ bên ngoài của vỏ chai, chất lượng so với các công ty khác tốt hơn. Nếu là  
người tiêu dùng thì công ty nước đó cần phải biết phân phối cho phân khúc thị trường  
nào tốt, xấu (ví dụ như các vùng lạnh, nóng), giá của họ sẽ được điều chỉnh sao cho  
hợp lý.  
Nhóm 13  
Trang 10  
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
So sánh chiến lược giá trong tiêu dùng và trong thị trường tổ chức:  
Nhóm 13  
Trang 11  
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
IV. CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ:  
Chiến lược chiêu thị (hay còn gọi truyền thông) đều rất quan trọng trong việc tiếp  
thị trong cả hai thị trường hàng tiêu dùng và thị trường tổ chức.  
Chiến lược chiêu thị trong tiếp thị giữa các tổ chức tiếp thị hàng tiêu dùng đều  
bao gồm các công cụ: bán hàng trực tiếp, quảng cáo, khuyến mãi và quan hệ công  
chúng. Giá trị của các công cụ này trong tiếp thị giữa các tổ chức vẫn được ginguyên.  
Song do sự khác nhau về đối tượng khách hàng nên tầm quan trọng, cách tiếp cận và  
cách sử dụng các công cụ này có sự khác nhau giữa tiếp thị giữa các tổ chức tiếp thị  
hàng tiêu dùng.  
Bảng trên cho thấy tầm quan trọng của các công cụ khác nhau trong hai thị  
trường. Trong tiêu dùng, quảng cáo đóng vai trò quan trọng nhất, sau đó lần lượt đến  
khuyến mãi, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng. Ngược lại , trong công nghiệp,  
bán hàng trực tiếp đóng vai trò quan trọng nhất, sau đó lần lượt khuyến mãi, tiếp thị  
trực tiếp, quảng cáo và quan hệ công chúng.  
Sự khác biệt giữa tiếp thị giữa các tổ chức tiếp thị hàng tiêu dùng trong từng  
công cụ của chiêu thị sẽ được phân tích cụ thể dưới đây:  
Bán hàng trực tiếp:  
- Là hình thức trình bày trực tiếp giữa nhân viên bán hàng với một hay nhiều khách  
hàng với mục đích bán hàng.  
- Bán hàng trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong tiếp thị giữa các tổ chức xuất phát  
từ các lý do sau:  
1. Số lượng khách hàng ít và công ty có thể xác định cụ thể họ là ai và ở đâu.  
2. Sản phẩm dịch vụ công nghiệp thường phức tạp và giá trị lớn.  
Nhóm 13  
Trang 12  
   
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
3. Khách hàng và những cá nhân có ảnh hưởng mua đòi hỏi phải có câu trả lời chính  
xác và tức khắc cho những câu hỏi của họ về sản phẩm dịch vụ.  
- Đối với tiếp thị hàng tiêu dùng, bán hàng trực tiếp không quan trọng bằng quảng  
cáo cũng do đặc tính của người tiêu dùng:  
1. Số lượng khách hàng rất nhiều nên khó có thể xác định họ là ai và ở đâu.  
2. Người tiêu dùng muốn nhanh, tiện lợi, muốn thấy lợi ích cụ thể ra sao.  
3. Sản phẩm tiêu dùng thường đơn giản dễ sử dụng, giá trị nhỏ hoặc vừa phải.  
4. Người tiêu dùng thường mua hàng dựa trên cảm xúc.  
- Ngoài ra, trong tiếp thị hàng tiêu dùng do lợi nhuận từ đội ngũ bán hàng so với  
đầu tư cho đội ngũ đó không cao bằng việc quảng cáo nên vai trò của bán hàng bị  
giảm xuống. Đối với tiếp thị giữa các tổ chức thì bán hàng là phương thức chiêu thị  
quan trọng, vì nó có thể giải quyết ngay những vấn đề, thắc mắc từ phía khách hàng tổ  
chức, điều này đóng góp vào khả năng mua hàng của họ rất lớn.  
dụ: Bạn bán sản phẩm thuốc sức ngoài da. Loại thuốc này sẽ giúp dưỡng ẩm cho  
da và làm hết ngứa hay dị ứng.  
Nếu bạn bán cho khách hàng là doanh nghiệp, họ sẽ quan tâm tới đặc điểm là tính  
năng dưỡng ẩm ra sao, thành phần như thế nào, có thể trộn vào sản phẩm của công ty  
họ để thêm đặc tính dưỡng ẩm không. Trong khi đó nếu người tiêu dùng thì họ sẽ  
quan tâm tới lợi ích là giảm ngứa dị ứng.  
Quảng cáo:  
- Là hình thức trình bày gián tiếp các ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ. Quảng cáo dù  
trong thị trường tiêu dùng hay thị trường tổ chức. Nó là một công cụ truyền thông,  
được sử dụng nhằm tiếp cận và gây ảnh hưởng đến công chúng với thông điệp của  
người bán hàng. Mục tiêu chung của quảng cáo là tạo ra một sự thay đổi trong khách  
hàng mục tiêu. Thay đổi về nhận thức, mức độ hiểu biết, tình cảm về sản phẩm. Nó  
đóng vai trò hỗ trợ cho bán hàng trực tiếp , tăng tính hiệu quả cho công cụ này trong  
tiếp thị giữa các tổ chức.  
- Quảng cáo thực hiện việc cung cấp những thông tin ban đầu, xây dựng hình ảnh và  
ấn tượng đầu tiên cho khách hàng, nhưng nó không đủ mạnh để khách hàng ra quyết  
định, cần phải có bán hàng trực tiếp. Nhưng nếu chưa quảng cáo thì việc bán hàng  
trực tiếp sẽ tốn nhiều công sức thời gian để tiếp cận khách hàng.  
- Trong thị trường hàng tiêu dùng, quảng cáo có thể đóng vai trò lớn từ gây chú ý,  
tạo nhận thức, thích thú và dẫn khách hàng đến quyết định mua. Còn trong thị trường  
tổ chức, do tính chất phức tạp của sản phẩm về công nghệ, chi phí lớn nên đa phần  
khách hàng đa phần kỳ vọng những cuộc tiếp xúc trực tiếp.  
- Các phương tiện quảng cáo được sử dụng trong thị trường hàng tiêu dùng là tivi,  
radio, báo, tạp chí; trong thị trường tổ chức tạp chí chuyên ngành, gửi trực tiếp  
catalogue, niên giám ngành. Chính điều này cũng cho thấy sự khác nhau của hành vi  
Nhóm 13  
Trang 13  
 
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
của khách hàng trong hai loại thị trường đã tác động đến các kênh truyền thông khác  
nhau.  
- Chức năng chính của quảng cáo trong thị trường tổ chức là:  
1. Tạo nền tảng thuận lợi cho bán hàng trực tiếp: quảng cáo cung cấp thông tin cơ  
bản, tổng quát về công ty, sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên bán hàng  
trực tiếp của công ty dễ dàng hơn.  
2. Tiếp cận những cá nhân có ảnh hưởng mua mà không thể tiếp cận trong bán  
hàng trực tiếp: những người này thông thường họ nhiều lý do để từ chối không gặp  
nhân viên bán hàng nhưng sẽ đọc báo, tạp chí chuyên ngành, hay xem niên giám thống  
của ngành. Và như vậy quảng cáo đã tạo nhận thức, kiến thức niềm tin của họ về  
sản phẩm.  
3. Tiếp cận những cá nhân có ảnh hưởng việc mua mà ta không biết: quảng cáo  
giúp tiếp cận những người ảnh hưởng mua khi nhân viên bán hàng không thể nhận  
diện. Việc tiếp cận cũng được thực hiện bởi những quảng cáo trên báo, tạp chí chuyên  
ngành,…  
4. Tạo ra những khách hàng tiềm năng cho công ty: thông qua các tạp chí chuyên  
ngành hay qua gửi thư trực tiếp, quảng cáo có thể yêu cầu khách hàng phản hồi. Từ đó  
công ty sẽ tiến hành phân loại, đánh giá những phản hồi này. Nhận diện đánh giá  
khách hàng tiềm năng thực sự chuyển thông tin này cho bộ phận bán hàng trực tiếp  
để tiếp tục theo dõi và tiếp xúc bán hàng.  
5. Hỗ trợ truyền đạt thông tin cho khách hàng: nhân viên bán hàng trực tiếp không  
thễ luôn luôn có điều kiện để tiếp xúc với khách hàng của mình. Thông tin thì liên tục,  
khách hàng luôn cần thông tin mới họ cũng rất dễ quên. Quảng cáo làm tốt công  
việc này.  
6. Hỗ trợ truyền thông tin cho các thành viên kênh phân phối: thành viên kênh  
phân phối cũng cần có thông tin và quảng cáo mang lại cho những kênh phân phối  
hiện tại tiềm năng của công ty, nó cũng khuyến khích các nhà phân phối công  
nghiệp đại lý bán hàng cho công ty.  
7. Tạo hình ảnh tốt về công ty đối với cộng chúng: tạo ra hình ảnh hay định vị  
hình ảnh tốt trong lòng công chúng. Các công ty thể hiện sự quan tâm, lo lắng, những  
thành tựu mà công ty mình đạt được với cộng chúng, khác hàng. Điều này rất quan  
trọng vì khách hàng tổ chức sẽ căn cứ trên uy tín và hình ảnh của nhà cung cấp khi  
quyết định mua sản phẩm nào đó.  
8. Tạo hiệu quả chiêu thị cao với chi phí thấp: khi kết hợp quảng cáo và bán hàng  
trực tiếp thì chi phí sẽ giảm đi đáng kể hiệu quả lại tăng nhiều do những hiệu quả  
quảng cáo mang lại.  
- Đối với thị trường hàng tiêu dùng, do đặc tính người mua hàng nên việc bán hàng  
trực tiếp không có tầm quan trọng như thị trường tổ chức thế quảng cáo sẽ tác động  
trực tiếp đến hành vi mua của từng cá nhân, và đó là cách hiệu quả nhất. Song không  
Nhóm 13  
Trang 14  
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
thể phủ nhận việc quảng cáo cũng góp phần giúp cho kênh phân phối bán hàng được  
thuận lợi.  
Khuyến mãi:  
- Là những hình thức khuyến mãi ngắn hạn nhằm thúc đẩy khách hàng ra quyết định  
mua sản phẩm hay dịch vụ.  
- Là tất cả những công cụ chiêu thị gián tiếp mà không phải thuộc về quảng cáo.  
Một vài hình thức được sử dụng phổ biến trong thị trường hàng tiêu dùng là: giảm giá,  
tặng quà, bốc thăm trúng thưởng, hội chợ thương mại,…; trong thị trường tổ chức là:  
các hội chợ triển lãm, hàng mẫu, quà tặng, các cuộc thi có thưởng, tài liệu dụng cụ  
hỗ trợ cho kênh phân phối, Catalogue,…  
- Điển hình của khuyến mãi trong thị trường hàng tiêu dùng là giảm giá, tặng quà,  
chương trình bốc thăm trúng thưởng thường được các nhà bán lẻ như siêu thị rất hay  
sử dụng.  
- Thị trường tổ chức thì in ấn những ấn phẩm mang thông tin về sản phẩm, được  
thiết kế cẩn thận, chi tiết để cung cấp cho khách hàng như Catalogue. Ngoài ra, hội  
chợ thương mại cũng một hình thức được ưa chuộng như các triển lãm sản phẩm  
ngành, hội chợ mang tính khu vực, quốc gia hay quốc tế. Tặng quà lưu niệm, phần  
thưởng ghi nhớ cho khách hàng như lịch, sổ tay,… cũng một hình thức phổ biến  
trong tiếp thị giữa các tổ chức.  
Quan hệ công chúng (PR):  
- Đây là công cụ đóng vai trò khá quan trọng. Nó có thể tạo ra hình ảnh, ấn tượng  
tốt hay xấu về công ty trong mắt của khách hàng.  
- Cả trong tiếp thị giữa các tổ chức tiếp thị hàng tiêu dùng, công cụ này đều ít  
được quan tâm.  
- Nếu được sử dụng hợp sẽ đem lại những giá trị nhất định cho công ty. Nó giúp  
khách hàng hiện tại tiềm năng của công ty biết về những sản phẩm dịch vụ mới  
của công ty. Kế đến nó duy trì sự hiện diện của công ty trong lòng công chúng và định  
vị hình ảnh của công ty.  
Nhóm 13  
Trang 15  
   
Sự khác biệt giữa tiếp thị hàng tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức  
TÀI LIỆU THAM KHẢO:  
1. Vũ Thế Dũng, Tiếp thị giữa các tổ chức, NXB ĐHQG TP.HCM, 2002  
Nhóm 13  
Trang 16  
 
doc 17 trang Thùy Anh 29/04/2022 4440
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Sự khác biệt giữa tiếp thị tiêu dùng cá nhân và tiếp thị giữa các tổ chức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • doctieu_luan_su_khac_biet_giua_tiep_thi_tieu_dung_ca_nhan_va_ti.doc