Giáo trình Hệ điều hành - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN  
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  
ĐCƯƠNG MÔN HỌC  
HỆ ĐIỀU HÀNH  
PHẠM NGỌC HƯNG  
Năm 2004  
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
Chương I  
GIỚI THIỆU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH  
1.1. Giới thiệu  
1.1.1. Khái niệm hệ điều hành  
Hệ điều hành là một phần quan trọng của hầu hết các hệ thống máy  
tính. Một hệ thống máy tính có thể chia thành 4 thành phần: phần cứng, hệ  
điều hành, các chương trình ứng dụng người sử dụng.  
Phần cứng bao gồm bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ và các thiết bị vào  
ra - cung cấp các tài nguyên tính toán cơ bản. Các chương trình ứng dụng như  
bộ xử từ, bảng tính, trình duyệt web - định nghĩa cách mà tài nguyên sẽ  
được xử để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Hệ điều hành điều khiển và  
phối hợp người sử dụng với phần cứng máy tính với các chương trình ứng dụng  
khác nhau cho những người sử dụng khác nhau.  
Các thành phần của hệ thống máy tính phần cứng, phần mềm, dữ  
liệu. Hệ điều hành cung cấp phương thức để xử dụng một cách đúng đắn, hợp  
lý các tài nguyên đó để điều hành hệ thống. Hệ điều hành cũng tương tự như  
một chính phủ. Nó không tự mình làm mọi việc chỉ đơn giản tạo ra môi  
trường để các chương trình ứng dụng khác làm việc một cách có hiệu quả. Hệ  
điều hành có thể được mở rộng theo hai quan điểm: theo cách nhìn của người  
sử dụng và theo quan điểm hệ thống.  
Hầu hết người sử dụng đều ngồi trước một máy tính cá nhân bao gồm  
một màn hình, bàn phím, chuột bộ xử lý trung tâm. Trong trường hợp này,  
hệ điều hành được thiết kế chủ yếu sao cho dễ sử dụng. Một số người dùng sử  
dụng các thiết bị đầu cuối để kết nối tới các máy tính lớn (mainframe) hoặc  
máy tính nhỏ (minicomputer), cùng chia sẻ tài nguyên và trao đổi dữ liệu thì hệ  
điều hành được thiết kế sao cho khai thác được tối đa tài nguyên, đạt hiệu quả  
cao nhất.  
Theo quan điểm hệ thống, hệ điều hành là công cụ phân phối tài  
nguyên. Một hệ thống máy tính có nhiều tài nguyên như: thời gian CPU, bộ  
nhớ, thiết bị lưu trữ ngoài, thiết bị vào ra,... Hệ điều hành đóng vai trò quản lý,  
2
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
phân phối các tài nguyên đó sao cho chúng được sử dụng một cách hợp lý,  
tránh được các tranh chấp, ngăn ngừa các lỗi phát sinh.  
Tóm lại, chúng ta không có một định nghĩa hoàn chỉnh về hệ điều hành  
chỉ thể định nghĩa hệ điều hành một cách tương đối theo các quan điểm  
khác nhau.  
Các mục tiêu của hệ điều hành..........  
1.1.2. Giới thiệu các hệ thống tính toán  
1.1.2.1. Các hệ thống máy tính lớn  
Các hệ thống Mainframe là các hệ thống máy tính đầu tiên được sử dụng  
để giải quyết nhiều bài toán kinh tế, khoa học kỹ thuật.  
a. Hệ thống xử lý gói  
Đây những hệ thống ra đời sớm, chúng có kích thước khổng lồ và  
được điều khiển từ một bàn giao tiếp người máy (console). Thiết bị vào cơ bản  
là các đầu đọc thẻ ổ băng từ. Đầu ra là các máy in dòng, ổ băng từ thẻ  
đục lỗ. Người sử dụng không tương tác trực tiếp với hệ thống máy tính. Người  
dùng chuẩn bị các chương trình, các nhiệm vụ chuyển đến người điều hành  
để nạp vào hệ thống sử dụng băng đục lỗ.  
Hệ điều hành cho các thế hệ máy này cũng thực sử đơn giản. Nhiệm vụ  
chủ yếu của nó là chuyển đổi các điều khiển một cách tự động từ công việc này  
đến công việc kế tiếp. Hệ điều hành luôn luôn thường trực trong bộ nhớ.  
Để tăng tốc độ xử lý, người điều hành thường gom các công việc giống  
nhau thành nhóm và chạy một lượt.  
Trong môi trường tính toán này, CPU thường nhàn rỗi, bởi tốc độ nhập  
xuất chậm hơn rất nhiều so với tốc độ xử của CPU. Ngay cả với một CPU  
chậm cũng xử khoảng thời gian mini giây (hàng nghìn lệnh được thực  
hiện trong một giây), trong khi đó, một máy đọc thẻ nhanh cũng chỉ thể đọc  
được 1200 thẻ mỗi phút.  
b. Hệ thống đa chương trình  
Trong thực tế, nhìn chung một người dùng không thể làm cho bộ xử lý  
và các thiết bị vào ra làm việc một cách liên tục được. Để khỏi lãng phí tài  
nguyên của hệ thống (thời gian của CPU, thiết bị nhập xuất) phải làm sao để  
CPU và các thiết bị nhập xuất luôn luôn làm việc. Đa chương trình sẽ gia tăng  
3
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
hiệu quả làm việc của máy tính bằng cách tổ chức các công việc một cách hợp  
để CPU luôn luôn xử lý.  
Hệ điều hành lưu trữ cùng lúc hiều chương trình trong bộ nhớ sau đó lần  
lượt thực hiện từng công việc. Trong khi một công việc được xử lý thì công việc  
khác tàm chờ đến phiên mình.  
c. Hệ thống chia sẻ thời gian  
Hệ thống này cung cấp tương tác trực tiếp giữa người và máy.  
Cho phép nhiều người sử dụng cùng chia sẻ một máy tính trong cùng  
một thời điểm.  
Sự dụng việc lập lịch đa chương trình để cung cấp cho mỗi người  
dùng một khoảng thời gian nhỏ.  
1.1.2.2. Các hệ thống để bàn  
Các máy tính cá nhân xuất hiện vào thập kỷ 70  
a. Các hệ thống đa xử lý  
Trên hệ thống nhiều CPU, mỗi CPU có thể thực hiện một công việc  
độc lập, không bị ảnh hưởng bởi các CPU khác vì vậy hệ thống này:  
- Tăng khả năng thông suốt  
- Kinh tế hơn  
- Tăng đtin cậy  
b. Các hệ thống phân tán  
Các hệ thống phân tán được xây dựng trên cở sở hạ tầng mạng. Các  
máy tính được kết nối với nhau thông qua hệ thống mạng. Các công việc, dữ  
liệu thể được chia thành nhiều phần, mỗi máy tính trong hệ thống đảm  
nhiệm một phần công việc. Kết quả các phần tiêng lẻ được hợp lại đcho một  
kết quả lớn với hiệu quả làm việc vượt trội so với hệ thông chỉ một máy tính.  
1.1.2.3. Các hệ thống Clustered  
Tương tự một hệ thống làm việc song song. Hệ thống này liên kếtnhiều  
CPU với nhau đcùng làm việc. Sức mạnh của hệ thống sức mạnh tổng hợp  
của các CPU.  
1.1.2.4. Các hệ thống thời gian thực  
Hệ thống này thực hiện các công việc bị ràng buộc phải hoàn thành  
trong một thời gian thực đã được xác định trước.  
4
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
1.1.3. Môi trường tính toán  
- Môi trường tính toán truyền thống  
- Môi trường tính toán dựa trên cở sở Web  
- Môi trường tính toán nhúng  
1.1.4. Bài tập  
1. Các mục tiêu chính của hệ điều hành là gì?  
2. Liệt kê 4 bước cần thiết để thực hiện một chương trình  
3. Mục tiêu chính của đa chương trình là gì?  
4. Sự khác nhau cơ bản giữa các hệ điều hành của máy Mainframe và  
các máy PCs  
1.2. Cấu trúc hệ thống máy tính  
1.2.1. Điều hành hệ thống máy tính  
Một máy tính thông thường bao gồm một CPU và một số các điều khiển  
thiết bị kết nối với nhau thông qua một bus chung, nó hỗ trợ cho việc truy nhập  
đến bộ nhớ được chia sẻ. Mỗi trình điều khiển thiết bị tương ứng với một kiểu  
thiết bị (ví dụ như trình điều khiển đĩa, âm thanh, màn hình). CPU và các trình  
điều khiển thể làm việc song song, một trình điều khiển bộ nhớ sẽ cung cấp  
chức năng đồng bộ hoá việc truy nhập bộ nhớ.  
Một máy tính lúc bắt đầu chạy (khi bật công tắc nguồn hoặc khởi động  
lại), cần phải một chương trình khởi động. Chương trình khởi động này  
(chương trình bootstrap) thông thường được lưu trong ROM hoặc EEPROM  
trong phần cứng của máy tính. Nó khởi động tất cả các bộ phận của hệ thống,  
từ các thanh ghi, đến các bộ điều khiển thiết bị, đến bộ nhớ. Chương trình khởi  
động này phải biết làm thế nào để nạp hệ điều hành và bắt đầu đưa hệ thống  
vào hoạt động. Để đáp ứng yêu cầu này, chương trình khởi động phải tìm và  
nạp nhân của hệ điều hành vào bộ nhớ. Nhân hệ điều hành sẽ bắt đầu các xửlý  
của mình và chờ đợi các sự kiện xuất hiện.  
Các sự kiện thường xuất hiện dưới dạng một tín hiệu ngắt từ phần cứng  
hoặc phần mềm. Phần cứng thể làm phát sinh một ngắt bằng cách gửi một  
tín hiệu đến CPU thông qua bus hệ thống. Phần mềm phát sinh ngắt bằng cách  
thực hiện một điều khiển đặc biệt được gọi lời gọi hệ thống (system call).  
5
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
Trong hệ thống nhiều ngắt, tương ứng với mỗi ngắt một số đoạn  
lệnh thực hiện công việc tương ứng với ngắt được kích hoạt.  
Khi CPU bị ngắt, sẽ ngưng công việc đang làm ngay lập tức và  
chuyển sang thực hiện chương trình phục vụ ngắt tương ứng. Sau khi thực hiện  
xong yêu cầu ngắt, CPU lại thực hiện tiếp công việc đang thực hiện dở tại vị trí  
dán đoạn bởi ngắt.  
Ngắt một phần quan trọng trong kiến trúc của một máy tính. Với mỗi  
máy tính đều được thiết kế sẵn một số ngắt, ngoài ra các ngắt còn được định  
nghĩa bởi hệ điều hành và các chương trình ứng dụng. Khi có ngắt, hệ thống  
phải ngay lập tức chuyển điều khiển đến chương trình xử ngắt tương ứng  
càng nhanh càng tốt. Để thuận lợi trong quản cũng như xác định các chương  
trình xử tương ứng với mỗi ngắt người ta định nghĩa ra một bảng chứa địa  
chỉ các chương trình xử ngắt tương ứng với từng ngắt. Bảng này được gọi là  
bảng vector ngắt (Interrupt table). Bảng vector ngắt gồm nhiều phần tử, mỗi  
phần tử một con trỏ, trỏ đến địa chỉ bắt đầu của chương trình xử tương  
ứng với ngắt đó. Các ngắt được đại diện bởi một con số (gọi số hiệu ngắt).  
Số hiệu ngắt chỉ số để trỏ đến một phần tử trong bảng viector ngắt. Bảng  
vector ngắt thường được lưu ở vùng nhớ thấp. Trong khí đó, các chương trình  
xử tương ứng lại được lưu ở vùng nhớ cao.  
Khi một ngắt được gọi, chương trình xử tương ứng với sẽ được  
thực hiện. trong quá trình thực hiện, chương trình này có thể làm thay đổi  
trạng thái hiện tại của hệ thống (trạng thái của chương trình đang bị gián  
đoạn) như thay đổi các thanh ghi, ngăn xếp,... Để đảm bảo cho chương trình bị  
ngắt thể thực hiện tiếp sau khi xử ngắt xong thì trước khi chương trình xử  
ngắt được thực hiện, trạng thái của hệ thống cầng được cất giữ và chúng sẽ  
được khôi phục lại trước khi thực hiện tiếp chương trình bị gián đoạn.  
1.2.2. Kiến trúc vào ra  
Như đã đề cập ở phần trước, một máy tính thông thường bao gồm một  
CPU và các bộ điều khiển thiết bị được kết nối với nhau thông qua một bus  
chung. Mỗi bộ điều khiển thiết bị sẽ đảm nhiệm một thiết bị cụ thể. Trên mỗi  
trình điều khiển thiết bị thể nhiều thiết bị được nối vào. Ví dụ một trình  
điều khiển giao diện máy tính nhỏ SCSI (Small Computer System Interface) có  
6
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
thể đến 7 hoặc nhiều hơn nữa các thiết bị nối vào. Một trình điều khiển  
thiết bị duy trì một số vùng lưu trữ trung gian riêng (buffer storage) riêng và  
một tập các thanh ghi công dụng chung. Thiết bị điều khiển này đáp ứng cho  
việc di chuyển dữ liệu giữa các thiết bị ngoại vi. Kích thước bộ nhớ đệm là khác  
nhau tuỳ thuộc vào thiết bị sẽ được điều khiển. dụ kích thước cùng nhớ đệm  
của thiết bị điều khiển đĩa một hoặc nhiều vùng nhớ nhỏ nhất được đánh địa  
chỉ trên đĩa được gọi là sector, thông thướng là 512 byte.  
Ngắt vào ra  
Để bắt đầu điều khiển vào ra, CPU nạp các thanh ghi tương ứng trong  
bộ điều khiển thiết bị. Bộ điều khiển thiết bị sẽ kiểm tra nội dung các thanh ghi  
để xác định hành động cần thực hiện.  
Khi một ngắt xuất hiện, trước hết hệ điều hành xác định xem thiết bị vào  
ra nào gây ngắt. Sau đó được lập chỉ mục vào trong bảng các ngắt thiết bị  
vào ra để xác định trạng thái của thiết bị đó và thay đổi điểm truy nhập để  
phản ánh sự cuất hiện của ngắt. Với hầu hết các thiết bị, một tín hiệu ngắt  
hoàn thiện một yêu cầu vào ra. Nếu có thêm các yêu cầu trong hàng đợi cho  
thiết bị này, hệ điều hành sẽ bắt đầu xử lý các yêu cầu kế tiếp.  
Cấu trúc DMA  
Việc chuyển đổi dữ liệu từ các thiết bị vào ra thông thường đều qua xử  
của CPU, điều này làm cho việc truyền dữ liệu diễn ra chậm để truyền dữ  
liệu cần phải phát sinh ngắt để yêu cầu CPU. CPU phải mất nhiều thời gian để  
thực hiện hết các quy trình trong xử ngắt. Hơn thế nữa, việc CPU phải dừng  
lại để chuyển sang phục vụ chuyển dữ liệu sẽ làm giảm hiệu quả tính toán của  
CPU.  
Để giải quyết vấn đề này, gải pháp truy nhập trực tiếp bộ nhớ DMA  
(Direct Memory Access) được sử dụng để tăng tốc độ cho các hoạt động  
chuyển dữ liệu vào, nhất đối với các thiết bị vào ra tốc độ cao. Sau khi thiết  
lập bộ đệm, con trỏ bộ đếm cho thiết bị vào ra, bộ điều khiển thiết bị sẽ  
chuyển một khối dữ liệu trực tiếp đến bộ nhớ mà không ngắt CPU, không cần  
tới xử của CPU. Chỉ một ngắt duy nhất được tạo ra cho mỗi khối chứ không  
phải cho từng byte hay từng word như ở thiết bị tốc độ thấp.  
7
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
Các hoạt động cơ bản của CPU cũng tương tự. Một chương trình người  
dùng, hoặc bản thân hệ điều hành có thể yêu cầu truyền dữ liệu. Hệ điều hành  
phải tìm một bộ đệm (bộ bộ đệm rỗng cho hoạt động vào hoặc đầy cho hoạt  
động ra). Kế đến, một phần của hệ điều hành gọi một bộ điều khiển thiết bị  
thiết lập các thanh ghi điều khiển DMA để sử dụng địa chỉ nguồn địa chỉ đích  
phù hợp độ dài truyền. Tiếp theo bộ điều khiển DMA chỉ thị cho bắt đầu điều  
hành vào ra. Trong khi DMA thực hiện việc truyền dữ liệu thì CPU được tự do  
để thực hiện các nhiệm vụ khác.  
1.2.3. Kiến trúc lưu trữ  
Một chương trình máy tính để thực hiện được, cần phải được nạp vào  
trong bộ nhớ chính (RAM). Bộ nhớ chính là một vùng lưu trữ lớn bộ xử lý có  
thể truy nhập trực tiếp. Bộ nhớ này là một mảng các từ nhớ (Word). Mỗi từ nhớ  
địa chỉ riêng của nó. Các lệnh được chuyển vào trong các thanh ghi của CPU  
để thực hiện. CPU sẽ tự động nạp các lệnh từ bộ nhớ chính vào các thanh ghi  
để thực hiện.  
Một cách lý tưởng, chúng ta mong muốn chương trình và dữ liệu được  
nạp cố định vào bộ nhớ chính, nhưng điều này là không khả thi vì 2 lý do sau:  
- Bộ nhớ chính luôn luôn quá nhỏ so với tất cả các yêu cầu của chương  
trình vào dữ liệu.  
- Dữ liệu sẽ bị mất khi ngắt điện.  
vậy, hầu hết các hệ thống máy tính đều cung cấp thiết bị lưu trữ thứ  
cấp (Second Storage) để mở rộng bộ nhớ chính. Yêu cầu chính đối với thiết bị  
lưu trữ thứ cấp là nó có thể lưu trữ được một khối lượng lớn dữ liệu lâu dài.  
Hầu hết các thiết bị lưu trữ thứ cấp đĩa từ. Nó cung cấp khả năng lưu  
trữ cả chương trình và dữ liệu. Hầu hết các chương trình ứng dụng (trình duyệt,  
chương trình dịch, bộ xửlý từ, bảng tính,...) đều được lưu vào đĩa cho đến khi  
được nạp vào bộ nhớ. Nhiều các chương trình sau đó coi đĩa như nguồn  
đích để lưu trữ thông tin trong quá trình xử lý.  
Dù sao đi nữa thì các thiết bị lưu trữ chúng ta vừa tả (bao gồm các  
thanh ghi, bộ nhớ chính, đĩa từ) chỉ một trong số nhiều hệ thống lưu trữ. Các  
thiết bị lưu trữ này còn có thể là Cache, CD-ROM, băng từ,... Mỗi hệ thống lưu  
trữ đều cung cấp các chức năng lưu trữ dữ liệu cho đến khi chúng được dùng  
8
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
trở lại. Sự khác nhau cơ bản giữa chúng là giá thành, tốc độ, kích thước độ  
ổn định.  
Bộ nhớ chính  
Bộ nhớ chính và các thanh ghi được thiết kế trong bộ xử lý là thiết bị lưu  
trữ chính duy nhất bộ xử lý có thể truy nhập trực tiếp đến. Các lệnh máy  
lấy địa chỉ bộ nhớ như các tham số chứ không lấy địa chỉ địa chỉ đĩa. vậy, bất  
cứ câu lệnh nào cần thực hiện cũng như dữ liệu trước khi được xử lý, chúng  
phải ở một trong các thiết bị lưu trữ thể truy nhập trực tiếp này. Nếu chúng  
không trong bộ nhớ thì cần phải được nạp vào trước khi CPU cần đến chúng.  
Đĩa từ  
Đĩa từ phương tiện lưu trữ cho phép ta lưu trữ lâu dài một khối lượng  
lớn thông tin, khi cần thể đọc lại một cách nhanh chóng nhờ khả năng truy  
nhập ngâu nhiên.  
Đĩa từ nhiều lợi khác nhau thể qua các đặc điểm như: cấu tạo, giá  
thành, dung lượng, tốc độ ghi đọc, chất liệu,...  
Băng từ  
những thiết bị lưu trữ lâu dài dự trên tính chất nhiễm từ của kim loại  
phủ bề mặt băng. Đây thiết bị khả năng lưu trữ khối lượng lớn thông tin  
nhưng tốc độ truy nhập chậm, phải truy nhập tuần tự, khó bảo quản.  
Bộ nhớ Cache  
bộ nhớ đệm nằm ở vị trí trung gian giữa bộ nhớ chính và CPU. Chúng  
tốc độ truy nhập cao, dung lượng nhỏ dùng cho mục đích lưu lại những dữ  
liệu đã được truy nhập để thể dung lại ở lần sau mà không cần phải truy  
nhập bổ nhớ thêm lần nữa. Cách tổ chức này làm gia tăng đáng kể tốc thực  
hiện chương trình.  
1.2.4. Phân cấp lưu trữ  
Các thiết bị lưu trữ thể phân cấp theo trật tự dưới đây dựa vào tốc độ  
và giá cả.  
9
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
Thanh ghi  
Cache  
Bộ nhớ  
Đĩa quang từ  
Đĩa từ  
Đĩa quang  
Băng từ  
Trình tự sự nối kết các hệ thống nhớ thể hiện như sau:  
Đĩa từ  
Bộ nhớ  
Cache  
Thanh  
ghi  
chính  
1.2.5. Bảo vệ bằng phần cứng  
Các thế hệ máy tính thời kỳ đầu thiết kế cho một người dùng, lập trình  
điầu hành hệ thống. Khi những người lập trình điều hành máy tính từ một  
bàn điều khiển (console), họ phải hoàn thành tất cả các điều khiển qua hệ  
thống. Khi hệ điều hành được phát triển, chúng thay cho con người điều hành  
hệ thống. Chúng giám sát hoạt động của hệ thống thực hiện nhiều các chức  
năng.  
Thêm vào đó, để cải tiến các tiện ích của hệ thống, hệ điều hành bắt  
đầu chia sẻ các tài nguyên hệ thống cho một số các chương trình thực hiện một  
cách song song. Một chương trình thực hiện việc tính toán, trong khi chương  
trình khác lại thực hiện việc vào ra.  
Việc chia sẻ này vừa sự cải tiến nhưng cũng đồng thời làm nảy sinh  
các vấn đề. Khi hệ thống chạy mà không chia sẻ tài nguyên thì một lối phát  
sinh trong một chương trình chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân chương trình đó.  
Nhưng với sự chia sẻ, nhiều chương trình có thể bị ảnh hưởng bởi lỗi do một  
chương trình gây ra.  
Nếu không có cơ chế bảo vệ chống lại một số lỗi, hệ thống phải làm việc  
trong chế độ chỉ một chương trình được thực hiện trong một thời điểm hoặc tất  
cả các dữ liệu đầu ra đều không đáng tin cậy. Một hệ điều hành được thiết kế  
10  
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
để đảm bảo răng một lỗi của chương trình này không phải là nguyên nhân gây  
ra các sai sót cho các chương trình khác.  
Nhiều các lỗi chương trình đã được phát hiện bởi phần cứng. Các lỗi này  
bình thường được hệ điều hành xử lý. Nếu một chương trình của người sử dụng  
bị lỗi theo một cách nào đó - như thực hiện một lệnh sai, truy nhập đến địa chỉ  
vùng nhớ không thuộc phạm vi của chương trình - phần cứng sẽ bẫy lỗi đó và  
chuyển nó cho hệ điều hành. Bẫy lỗi chuyển điều khiển tới hệ điều hành thông  
qua vector ngắt. Khi một chương trình gây lỗi, hệ điều hành phải kết thúc bất  
thường chương trình đó. Vấn đề này được xử như một yêu cầu kết thúc bất  
thường của người dùng. Một thông báo lỗi thích hợp sẽ được tạo ra, và vùng  
nhớ của chương trình được xuất ra. Thông thường được ghi vào một file để  
người dùng hoặc người lập trình có thể kiểm tra nó, và có thể khắc phục và  
khởi động lại chương trình.  
Chế độ thực thi kép (Dual Mode Operation)  
Để đảm bảo cho các hoạt động bình thường, chứng ta phải bảo vệ hệ  
điều hành, các chương trình ứng dụng dữ liệu khỏi bất cứ chương trình bị lỗi  
nào. Hướng giải quyết đưa ra bởi nhiều hệ điều hành là cung cấp các hỗ trợ  
phần cứng cho phép nhiều chế độ xử lý khác nhau.  
Ít nhất chúng ta cần 2 chế độ xử lý: chế độ người dùng và chế độ giám  
sát. Một bit được gọi bit chế độ (mode bit) được them vào phần cứng để xác  
định chế độ hiện hành: giám sát (0), người dùng (1). Nhờ vào bit chế độ,  
chúng ta có thể phân biệt giữa một nhiệm vụ phía người dùng và một nhiệm vụ  
phía quản trị.  
Ở thời điểm khởi động, phần cứng bắt đầu bằng chế độ giám sát. Hệ  
điều hành được nạp vào và sau đó khởi động các xử của người dùng trong  
chế độ người dùng. Khi một bẫy hoặc ngắt xuất hiện, hệ thống sẽ chuyển từ  
chế độ người dùng sang chế độ giám sát (thay đổi bit chế độ). thế hệ  
điều hành nắm được quyền điều khiển máy tính. Hệ điều hành luôn luôn  
chuyển sang chế độ người dùng trước khi nó trao quyền điều khiển cho một  
chương trình người dùng.  
Chế độ thực hiện kép (dual mode of operation) cung cấp khả năng bảo  
vệ hệ điều hành khỏi những người sử dụng gây lỗi. Chúng ta có thể đạt được  
11  
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
các bảo vệ này bởi việc thiết kế một số lệnh đặc quyền. Phần cứng chỉ cho  
phép các lệnh đặc quyền này được thực hiện trong chế độ giám sát. Nếu thử  
thực hiện một lệnh đặc quyền trong chế độ người dùng, phần cứng sẽ không  
chấp nhận như một lệnh sai và bấy chuyển cho hệ điều hành.  
Bảo vệ vào ra  
Để ngăn cản người dùng thực hiện các lệnh vào ra gây lỗi, chúng ta phải  
định nghĩa tất cả các lệnh vào ra đều những lệnh đặc quyền, chúng phải  
được thực hiện thông qua hệ điều hành. Để hoàn thành được nhiệm vụ bảo vệ  
vào ra, chúng ta phải đảm bảo người dùng không bao giờ thể được  
quyền điều khiển máy tính trong chế độ giám sát.  
Khi xem xét một chương trình thực hiện trong chế độ người dùng, ta  
thấy vẫn thể chuyển sang chế độ giám sát khi một ngắt hoặc một bẫy lỗi  
xuất hiện. Nếu chương trình người dùng thay đổi địa chỉ vector ngắt để trỏ  
đến phần xử của chương trình người dùng thì khi ngắt đặc đáp ứng, quyền  
điều khiển sẽ được chuyển cho chương trình người dùng ngay trong chế độ  
giám sát. Trong thực tế, nhiều cách để chương trình người dùng chiếm được  
quyền điều khiển hệ thống trong chế độ giám sát. Thêm vào đó, nhiều lỗ hổng  
đã bị phát hiện và chúng có thể là lý do khiến cho việc bảo vệ hệ thống bị vô  
hiệu hoá. Như vậy, để thực hiện vào ra, một chương trình người dùng phải thực  
hiện một lời gọi hệ thống để yêu cầu hệ điều hành thực hiện tác vụ vào ra. Hệ  
điều hành thực hiện trong chế độ giám sát, kiểm tra nếu yêu cầu của người  
dùng là được phép thì sẽ thực hiện yêu cầu. Sau đó hệ điều hành sẽ trở lại chế  
độ người dùng.  
Bảo vệ bộ nhớ  
Để các đảm bảo cho các xử đúng, chúng ta phải bảo vệ các ngắt khỏi  
sự thay đổi của chương trình người dùng. Thêm vào đó, chũng ta cũng phải  
bảo vệ các dịch vụ ngắt của hệ điều hành khỏi những thay đổi.  
Chúng ta đều thấy, việc tiếp theo là chúng ta cần phải bảo vệ bộ nhớ, ít  
nhất là cho các vector ngắt và các lệnh phục vụ ngắt của hệ điều hành. Thông  
thường thì chúng ta muốn bảo vệ hệ điều hành khỏi các truy nhập của người  
dùng và bảo vẹ chương trình của người dùng khỏi sự sâm phạm của những  
chương trình khác. Sự bảo vệ này phải được cung cấp bằng phần cứng. Nó có  
12  
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
thể được thực hiện bằng nhiều cách (chi tiết sẽ được thảo luận ở phần sau). Ở  
đây, chúng ta có thể nêu ra những xử cơ bản thể làm.  
Để cung cấp không gián nhớ cho chương trình, chúng ta cần khả  
năng xác định được phạm vi địa chỉ hợp pháp mà chương trình cso thể truy  
nhập bảo vệ vùng nhớ còn lại. Sự bảo vệ này được thực hiện bằng cách sử  
dụng 2 thanh ghi cơ sở và thanh ghi giới hạn. Thanh ghi cơ sở lưu địa chị hợp  
pháp nhở nhấtl; thanh ghi giới hạn chứa kích thước của vùng nhớ.  
Thanh ghi cơ sở và thanh ghi giới hạn chỉ thể được nạp bởi hệ điều  
hành bằng việc sử dụng các lệnh đặc quyền đặc biệt. Các lệnh đặc quyền chỉ có  
thể được thực hiện trong chế độ giám sát, mà chỉ hệ điều hành mới được  
làm việc trong chế độ giám sát nên, chỉ hệ điều hành mới thể nạp các thanh  
ghi cơ sở và thanh ghi giới hạn.  
Bảo vệ CPU  
Thêm vào việc bảo vệ vào ra và bảo vệ bộ nhớ, chúng ta phải đảm bảo  
hệ điều hành duy trì được điều khiển. Chúng ta phải ngăn cản một chương  
trình người dùng rơi vào vòng lặp không xác định hoặc không gỏi các dịch vụ  
hệ thống và không bao giờ trả lại quyền điều khiển cho hệ điều hành. Để đạt  
được mục tiêu này, chúng ta cần phải sử dụng đến một cái đồng hồ. Chiếc  
đồng hồ này có thể được thiết lập để ngắt ngang việc xửlý của máy tính sau  
một khoảng thời gian chỉ định. Khoảng thời gian này có thể được xác định (ví  
dụ 1/60 giây) hoặc thay đổi (ví dụ từ 1 mini giây đến 1 giây). Hệ điều thiết lập  
bộ đếm. Cé sau mỗi xung nhịp đồng hồ, bộ đếm sẽ bị giảm đi. Khi bộ đếm đạt  
đến 0 thì một ngắt xuất hiện.  
Ta có thể sử dụng đồng hồ này để ngăn cản chương trình người dùng  
rơi vào tình trạng thực hiện quá lâu. Ví dụ, một chương trình chạy với khoảng  
thời gian giới hạn là 7 phút. Bộ đếm của nó có thể khởi đầu từ 420. Cứ sau 1  
giây, ngắt đồng hồ sẽ giảm bộ đếm đi 1 đơn vị. Trong khi giá trị bộ đếm vẫn  
dương thì quyền điều khiển được trả lại cho chương trình gười dùng. Khi bộ  
đếm bắt đầu âm, hệ điều hành sẽ kết thúc chương trình đó do vượt quá thời  
gian giới hạn.  
Đồng hồ còn có thể được dùng trong hệ thốg chia sẻ thời gian. Ngắt sẽ  
xuất hiện cứ sau N mini giây. Trong khoảng N mini giây là thời gian để một  
13  
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
chương trình thực hiện, hết thời gian này, quyền điều khiển sẽ được chuyển  
cho chương trình khác. Hệ điều hành sẽ chiếm lấy quyền điều khiển sau mỗi  
khoảng thời gian (trước khi chuyển quyền điều khiển cho chương trình tiếp  
theo) để thực hiện một số công việc “nội trợ” như đếm thời gian thực hiện.  
Hệ điều hành đồng thời cũng lưu lại các thanh ghi, các biến cục bộ, các bộ đệm  
và thay đổi một số các tham số cho chương trình kế tiếp. Thủ tục này được gọi  
chuyển ngữ cảnh.  
1.2.6. Kiến trúc mạng  
Có hai kiểu mạng cơ bản mạng LAN và mạng WAN. Sự khác nhau cơ  
bản giữa hai loại mạng này ở phạm vi của chúng.  
Mạng LAN (Local Area Network)  
Đây loại mạng có quy mô nhỏ, xuất hiển đầu tiên vào thập kỷ 70.  
Mạng này được xây dựng dựa trên các trang thiết bị, phụ kiện mạng đăng  
trưng cho mạng cục bộ  
Mạng WAN (Wide Area Network)  
mạng diện rộng với phạm vi có thể trong một tỉnh, một quốc gia hoặc  
liên quốc gia và trê toàn thế giới.  
Mạng này sử dụng các công nghệ cho phép truyền thông đi xa.  
1.2.7. Bài tập  
1) Sự khác nhau cơ bản giữa chế độ giám sát và chế độ người dùng  
trong cong tác bảo vệ hệ thống cơ bản.  
2) Sự khác biệt giữa một bẫy lỗi (trap) và một ngắt là gì? Chức năng sử  
dụng của chúng là gì?  
3) Kiểu thao tác xử lý nào DMA hữu dụng? Giải thích.  
4) Câu lệnh nào sau đây thể đặc quyền:  
- Thiết lập giá trị đồng hồ  
- Đọc xung nhịp  
- Xoá bộ nhớ  
- Ngắt bỏ các ngắt  
- Chuyển đổi từ chế độ người dùng sang chế độ giám sát  
14  
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
5) Một số hệ thống máy tính không cung cấp một chế độ đặc quyền  
trong điều hành của phần cứng. khả năng xây dựng cơ chế bảo vệ hệ điều  
hành cho các máy tính đó hay không? Hãy đưa ra các giải thích cho cả hai  
trường hợp thể và không thể.  
6) Một số máy tính trước đây bảo vệ hệ điều hành bằng cách đặt nó vào  
một vùng nhớ mà các nhiệm vụ của người dùng cũng như chính bản thân hệ  
điều hành cũng không thể thay đổi. Hãy mô tả hai khó khăn thể xuất hiện  
theo lược đồ này.  
7) Bảo vệ hệ điều hành là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho hệ điều  
hành làm việc đúng. Cung cấp sẵn khả năng bảo vệ là nguyên nhân triển khai  
chế độ thực thi kép, bảo vệ bộ nhớ đồng hồ kiểm soát chương trình. Để  
tăng tối đa tính linh hoạt, đồng thời chúng ta cũng nên giảm bớt sự rắc rối cho  
người dùng.  
Những chỉ thị lệnh trong danh sách sau đây được bảo vệ một cách bình  
thường. Đâu tập chỉ thị lệnh tối thiểu phải được bảo vệ?  
a. Chuyển sang chế độ người dùng  
b. Chuyển sang chế độ kiểm soát  
c. Đọc từ bộ nhớ kiểm soát  
d. Ghi vào bộ nhớ kiểm soát  
e. Lấy một chỉ thị lệnh từ bộ nhớ kiểm soát  
f. Bật ngắt đồng hồ  
g. Tắt ngắt đồng hồ  
8) Đưa ra hai lý do giải thích tại sao cache là hưu dụng.  
9) Sự khác nhau cơ bản giữa LAN và WAN  
10) Cấu hình mạng nào phù hợp nhất cho các môi trường sau:  
a. Một tầng ký túc xá  
b. Một trường đại học  
c. Một bang, tỉnh  
d. Một quốc gia  
15  
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
1.3. Cấu trúc hệ điều hành  
1.3.1. Các thành phần hệ thống  
Quản tiến trình (Process Management)  
Một chương trình sẽ chẳng nghĩa nếu các lệnh của nó không được  
CPU thực hiện. Một tiến trình có thể xuyên suốt quá trình thực hiện của một  
chương trình  
Một tiến trình cần những tài nguyên - bao gồm thời gian CPU, bộ nhớ,  
tệp tin và các thiết bị vào ra - để hoàn thành các tác vụ. Các tài nguyên này sẽ  
được cung cấp cho các tiến trình khi chúng được tạo ra hoặc được cấp phát  
trong quá trình nó chạy.  
Chúng ta cần nhấn mạnh, một chương trình tự nó không phải một tiến  
trình; một chương trình chỉ một thực thể thụ động, như nội dung của một file  
được lưu trên đĩa, trong khi đó, một tiến trình là một thực thể chủ động, với  
một bộ đếm chương trình chỉ định câu lệnh kế tiếp sẽ được thực hiện. Việc thực  
hiện một tiến trình phải theo một trình từ. CPU thực hiện các chỉ thị của tiến  
trình một cách tuần từ, hết lệnh này đến lệnh khác cho đến khi tiến trình hoàn  
tất.  
Một tiến trình là một phần công việc trong hệ thống. Nói khác đi, hệ  
thống một tập hợp các tiến trình. Một số trong đó là các tiến trình của hệ  
điều hành, số còn lại những tiến trình của người dùng. Tất cả các tiến trình  
này có thể được thực hiện song song bởi việc chia sẻ CPU giữa chúng.  
Hệ điều hành chịu trách nhiệm về các hoạt động sau đây liên quan đến  
công tác quản tiến trình:  
- Tạo và xoá cả tiến trình người dùng và tiến trình hệ thống  
- Ngừng chạy trở lại các tiến trình  
- Cung cấp các kỹ thuật cho việc đồng bộ các tiến trình  
- Cung cấp các cơ chế giao tiếp giữa các tiến trình  
- Cung cấp các cơ chế cho việc xử lý các deadlock  
Chúng ta sẽ thảo luận về các kỹ thuật này ở phần sau.  
Quản bộ nhớ chính (Main-Memory Management)  
Bộ nhớ chính là trung tâm để thực thi của các hệ thống máy tính hiện  
đại. nới để lưu trữ các mã lệnh, các dữ liệu mà CPU có thể truy nhập trực  
16  
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
tiếp để thực hiện chúng. Một chương trình để thể thực hiện, chúng cần phải  
được ánh xạ vào địa chỉ tuyệt đối nạp vào bộ nhớ. Khi một chương trình kết  
thúc, vúng nhớ do nó chiếm dụng phải được giải phóng để thể nạp chương  
trình khác.  
Để cải tiến cả hai tính năng của CPU và tăng tốc độ đáp ứng yêu cầu  
người dùng của máy tính, chúng ta cần phải giữ một số chương trình thường  
trú trong bộ nhớ. nhiều chính sách quản bộ nhớ khác nhau, và hiệu quả  
của mỗi giải thuật khác nhau lệ thuộc vào từng tính huống cụ thể. Sự lựa chọn  
một chiến lược quản bộ nhớ cho một hệ thống xác định phụ thuộc vào nhiều  
yếu tố - sự đặc biệt trong thiết kế phần cứng của mỗi hệ thống, mỗi giải thuật  
cần đến sự hỗ trợ của phần cứng cho nó.  
Hệ điều hành chịu trách nhiệm cho các hoạt động sau đây trong liên  
quan đến công tác quản bộ nhớ:  
- Theo dõi những phần bộ nhớ nào đang được sử dụng bởi ai  
- Quyết định tiến trình nào sẽ được nạp vào bộ nhớ khi bộ nhớ còn trống  
- Cấp phát và giải phóng bộ nhớ khi cần thiết  
Các kỹ thuật quản bộ nhớ sẽ được thảo luận kỹ ở phần sau.  
Quản lý file  
Quản lý file là một trong các thành phần thể thấy của hệ điều  
hành. Máy tính có thể lưu trữ thông tin trên một số kiểu phương tiện lưu trữ  
khác nhau. Băng từ, đĩa từ, đĩa quang là những phương tiện phổ biến nhất.  
Mỗi thiết bị này đều những đặc tính và kiến trúc vật lý riêng. Mỗi môi trường  
được điều khiển bởi một thiết bị như bộ điều khiển đia, điều khiển băng từ và  
chúng cũng những đặc tính riêng biệt. Những đặc tính này bao gồm tốc độ  
truy nhập, dung lượng, tốc độ truyền dữ liệu phương pháp truy nhập (tuần  
tự hay ngẫu nhiên).  
Để thuận lợi cho việc sử dụng hệ thống, hệ điều hành cung cấp một  
cách nhìn logíc thống nhất trong việc lưu trữ thông tin. Hệ điều hành trừu  
tượng hoá các thông số vật của các thiết bị để định nghĩa ra một đơn vị lưu  
trữ logic, đó là file. Hệ điều hành ánh xạ các file vào các thiết bị vật lý và truy  
nhập đến các file thông qua các thiết bị điều khiển lưu trữ.  
17  
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
Một file bao gồm các thông tin liên quan được định nghĩa bởi người tạo.  
Thông thường, các file biểu diễn một chương trình và dữ liệu. File dữ liệu có  
thể là file số, tự, tự số. File có thể mẫu tuỳ ý (ví dụ như file text) hoặc  
theo một định dạng cố định. Một file bao gồm một chuỗi các bits, bytes, dòng  
hoặc bản ghi ý nghĩa của được định nghĩa bởi người tạo.  
Hệ điều hành thực thi các khái niệm trừu tượng về file bằng việc quản lý  
các phương tiện lưu trữ, như đĩa, băng từ, và các trình điều khiển chúng. Cùng  
với đó, thông thường các files được tổ chức trong các thư mục để thuận tiện  
cho sử dụng. Cuối cùng, khi có nhiều người dùng truy nhập đến các files, ta  
mong muốn quản được từng người và cách mà họ truy nhập đến các files (ví  
dụ như đọc, ghi, bổ sung thêm vào file).  
Hệ điều hành chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau trong quản lý  
file:  
- Tạo và xoá các files  
- Tạo và xoá các thư mục  
- Hỗ trợ các đặc quyền trong quá trình thao tác trên các files và thư mục  
- Sao lưu dự phòng các file trên các thiết bị lưu trữ lâu dài  
Quản lý vào ra  
Một trong các mục tiêu của hệ điều hành là che dấu các tính chất đặc  
trưng của từng thiết bị cụ thể đối với người, tạo sự thuận tiện trong quá trình  
khai thác các thiết bị. Người dùng không phải biết các yêu cầu kỹ thuật phức  
tập của thiết bị. Chỉ các trình điều khiển thiết bị mới phải biết và chúng chịu  
trách nhiệm thực hiện các tác vụ phức tạp thay cho người dùng.  
Quản lý các thiết bị lưu trữ thư cấp  
Một trong các mục tiêu của hệ điều hành là thực thi các chương trình.  
Những chương trình này, và dữ liệu mà chúng truy nhập tới phải được lưu trữ  
trong bộ nhớ, hoặc thiết bị lưu trữ chính trong khi thực hiện. bộ nhớ chính  
quá nhỏ để chứa được tất cả dữ liệu và các chương trình và dữ liệu được lưu  
trữ ở đó sẽ mất khi ngắt điện, hệ điều hành phải hỗ trợ các thiết bị lưu trữ thứ  
cấp để lưu trữ dự phòng cho bộ nhớ chính. Hầu hết các hệ thống máy tính hiện  
đại đều sử dụng các đĩa như phương tiện lưu trữ trực tuyến chủ yếu cho cả  
dữ liệu chương trình. Hầu hết các chương trình đều được lưu trên đĩa cho  
18  
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
đến khi chúng được nạp vào bộ nhớ, và sau đó sử dụng đĩa như nguồn và  
đích trong quá trình xử của chúng.  
Hệ điều hành chịu các trách nhiệm sau trong công việc quản đĩa:  
- Quản lý không gian lưu trữ còn trống  
- Phân bổ lưu trữ  
- Lập lịch đĩa  
Mạng  
Một hệ thống phân tán là sự phối hợp các bộ xử nhưng không chia sẻ  
bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi hoặc một cái đồng hồ. Thay vào đó, mỗi bộ xử lý  
bộ nhớ, đồng hồ của riêng nó, và bộ xử lý giao tiếp với một số đường truyền  
thông khác, như đường truyền tốc độ cao hoặc mạng máy tính. Bộ xử lý là một  
hệ thống phân tán với nhiều kích cỡ chức năng. Chúng có thể bao gồm bộ vi  
xử nhỏ, các trạm làm việc, các máy vi tính, máy tính lớn, các hệ thống máy  
tính mục tiêu chung.  
Các bộ xử lý trong hệ thống kết nối thông qua một mạng truyền thông,  
chúng có thể được cấu hình theo nhiều cách khác nhau. Mạng thể được kết  
nối đầy đủ hoặc không đầy đủ. Mạng truyền thông khi thiết kế phải cân nhắc  
đến việc tìm đường cho các thông điệp và các chiến lược kết nối, và các vấn đề  
tranh chấp bảo mật.  
Hệ thống phân tán cung cấp cho người dùng khả năng truy nhập vào  
nhiều nguồn tài nguyên. Việc truy nhập tới một tài nguyên chia sẻ cho phép  
tăng tốc độ tính toán, các chức năng được mở rộng dữ liệu trở lên hữu dụng  
tăng độ tin cậy.  
Hệ thống bảo vệ  
Nếu một hệ thống nhiều người dùng cho phép thực thi nhiều tiến trìh  
song song thì các tiến trình đó phải được bảo vệ khỏi các hoạt động của của  
các tiến trình khác. Để đạt được mục tiêu này, các kỹ thuật đảm bảo các file,  
hệ thống nhớ, CPU, và các nguồn tài nguyên chỉ được các tiến trình truy nhập  
đến khi chúng được hệ điều hành cho phép.  
dụ như, việc đánh địa chỉ bộ nhớ phần cứng phải đảm một tiến trình  
chỉ thể thực hiện trong không gian địa chỉ của nó. Đồng hồ phải đảm bảo  
19  
Đcương môn học HỆ ĐIỀU HÀNH  
không tiến trình nào chiếm quyền điều khiển CPU mà không trả lại quyền điều  
khiển.  
Sự bảo vệ bất cứ kỹ thuật nào nhằm điều khiển việc truy nhập của  
một chương trình, một tiến trình, hoặc người sử dụng tới nguồn tài nguyên  
được xác định bởi một hệ thống máy tính.  
Hệ thống thông dịch lệnh  
Một trong những chương trình hệ thống quan trọng cho một hệ điều  
hành là chương trình thông dịch lệnh (Command-Interpreter System), tạo ra  
một giao diện giữa người sử dụng hệ điều hành. Một số hệ điều hành gộp cả  
hệ thống thông dịch lệnh trong lõi (kernel). Một số hệ điều hành khác, như  
DOS và UNIX, coi trình thông dịch lệnh như một chương trình đặc biệt đang  
chạy khi một công viêch đã được tiến hành hoặc khi người sử dụng lần đầu tiên  
đăng nhập (trong hệ thống chia sẻ thời gian).  
Nhiều câu lệnh được chuyển đến hệ điều hành bởi các phát biểu điều  
khiển. Khi một công việc mới được bắt đầu trong hệ thống xử lý bó, hoặc khi  
người sử dụng đăng nhập vào một hệ thống chia sẻ thời gian, một chương trình  
đọc và thông dịch các phát biểu điều khiển một cách tự động. Chương trình này  
có khi được gọi bộ thông dịch thẻ điều khiển (control-card interpreter) hoặc bộ  
thông dịch dòng lệnh (command-line interpreter), và nó thường được gọi hệ  
vỏ (shell). Chức năng của chỉ đơn giản nhận lệnh kế tiếp thực thi nó.  
Các hệ điều hành thường khác nhau về giao diện, với một bộ thông dịch  
lệnh thân thiện hệ thống sẽ càng có được nhiều sự chấp nhận của người dùng.  
Một kiểu giao diện thân thiện dựa trên chuột, cửa sổ hệ thống thực đơn  
trong Macintosh và Microsoft Windows. Chuột được di chuyển để trỏ vào các  
hình ảnh, hoặc biểu tượng trên màn hình, nơi thể hiện các chương trình, các  
tệp tin và các chức năng hệ thống. Phụ thuộc vào vị trí con trỏ chuột, chỉ cần  
nhấn vào một phím chuột là có thể thực thi một chương trình, lựa chọn một tệp  
tin hay thư mục, trải ra một thực đơn, nơi chứa đựng các lệnh. Giao diện này  
tăng hiệu quả sử dụng, giảm bớt các khó khăn cho người dùng. Một số giao  
diện khác khiến người dùng phải nhập lệnh bằng cách gõ phím, kết thúc và yêu  
cầu thực hiện lệnh bằng phím ENTER. Giao diện của hệ điều hành MS-DOS và  
UNIX là loại giao diện được thực hiện theo cách này.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 89 trang Thùy Anh 05/05/2022 6460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hệ điều hành - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_he_dieu_hanh_truong_dai_hoc_su_pham_ky_thuat_hung.doc