Kinh nghiệm khởi nghiệp các nước và bài học cho sinh viên Việt Nam

KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM  
Đàm Thanh Thị Huyền*  
1
TÓM TẮT:  
Trong bối cảnh toàn cẩu hóa ngày càng mạnh mẽ, các quốc gia đều ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng khoa học và  
công nghệ vào đời sống và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đối với Việt Nam, mặc dù đã có  
một số thành công bước đầu nhưng hoạt động khởi nghiệp còn gặp không ít khó khăn, phát triển còn chưa có  
tính hệ thống, việc trang bị kiến thức cần thiết cho người khởi nghiệp thông qua hệ thống giáo dục cũng chưa  
được chú trọng. Bài viết giới thiệu khái quát về kinh nghiệm tạo lập môi trường khởi nghiệp của một số quốc  
gia phát triển và đánh giá các vấn đề trong thực tiễn khởi nghiệp ở Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị  
nhằm góp phẩn giúp khởi nghiệp cho sinh viên ở Việt Nam thành công hơn trong thời gian tới.  
Từ khóa: Khởi nghiệp; sinh viên; doanh nghiệp.  
1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Việt Nam đang mở toang cánh cửa hội nhập, nguồn nhân lực của các nước trong khu vực sẽ đến Việt  
Nam làm việc. Nếu các trường đại học, cao đẳng không tự nâng chuẩn chất lượng thì sinh viên sẽ thất nghiệp  
ngay ở sân nhà chứ chưa nói ra nước ngoài tìm việc làm”. Rõ ràng, trong bối cảnh cạnh tranh về nhân lực do  
hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, vấn đề lao động và việc làm của sinh viên khi ra trường sẽ trở nên nóng  
hơn bao giờ hết. Các trường đại học Việt Nam cần phải trang bị hành trang công việc cho các em khi rời khỏi  
ghế nhà trường. Một trong những nội dung quan trọng nhất chính là các kiến thức và kĩ năng khởi nghiệp cho  
sinh viên. Vấn đề khởi nghiệp trong thời gian qua là câu chuyện thời sự – kinh tế của Việt Nam. Khởi nghiệp  
sáng tạo các giá trị mới và hun đúc tinh thần kinh doanh, thúc đẩy nền tảng tăng trưởng kinh tế. Đó chính là  
một trong những chỉ số đảm bảo thịnh vượng của đất nước. Từ nhiều năm qua, Phòng Thương mại và Công  
nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và Trung ương Đoàn tổ chức chương trình Sinh viên khởi  
nghiệp. Với ý nghĩa tích cực là hỗ trợ giới trẻ và sinh viên khởi nghiệp, chương trình đã nhận được sự ủng hộ  
rộng rãi trong xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, bài nghiên cứu giới thiệu về kinh nghiệm  
khởi nghiệp của các nước như Đài Loan, Hoa Kỳ, Isarel, Úc, Trung Quốc, trong đó tập trung nhiều vào Đài  
Loan – quốc gia được đánh giá là thành công bậc nhất trong xây dựng và phát triển mô hình này, từ đó rút  
ra những bài học kinh nghiệm cần thiết và khuyến nghị giải pháp cho các sinh viên Việt Nam khi ra trường.  
Khái niệm khởi nghiệp Khởi nghiệp hay còn gọi là Startup có thể hiểu theo nghĩa rộng là bạn tự mình  
kinh doanh riêng, tự mình làm và quản lý thu nhập. Bạn vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc bạn thành lập  
doanh nghiệp riêng rồi tuyển nhân viên vào làm. Khởi sự, bạn có thể cung cấp và phát triển một sản phẩm  
hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động…Quá trình khởi nghiệp có  
thể tóm tắt như sau:  
* Khoa Tài chính Ngân Hàng, Đại học Thương Mại, Hà Nội, Việt Nam, tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84983717883  
E-mail address: thanhhuyenqttc.vcu@gmail.com  
INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION  
Bảng 1 : Các bước khởi nghiệp  
723  
Như vậy, khởi nghiệp nên được hiểu đơn giản là khởi sự một công việc, như một sinh viên ra trường  
bắt đầu một công việc mới, một doanh nhân kỳ cựu bước sang một lĩnh vực mới.  
2. KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN  
Singapore  
Theo Tạp chí Economist (Anh), hiện nay Singapore là 1 trong 3 vùng đất hứa của tinh thần khởi nghiệp  
trên thế giới (2 quốc gia còn lại là Israel và Đan Mạch). Từ thời Thủ tướng Lý Quang Diệu, Singapore đã  
sớm nhận thấy tinh thần khởi nghiệp là động lực phát triển kinh tế - xã hội và kêu gọi cả nước cùng phát  
triển tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên, chiến dịch này thất bại vì người dân Singapore khi đó chưa được  
trang bị “văn hóa thất bại” như người Israel. Tuy nhiên trong 10 năm trở lại đây, tinh thần khởi nghiệp tại  
Singapore đã được khơi dậy mạnh mẽ nhờ các chính sách ủng hộ của Chính phủ, bắt đầu từ các cơ sở giáo  
dục đại học giảng dạy tinh thần khởi nghiệp và thúc đẩy gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với doanh  
nghiệp. Từ năm 2008, Chính phủSingapore đã thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm, đầu tư mạnh vào các lĩnh  
vực khởi nghiệp quan trọng như truyền thông số, công nghệ sinh học, công nghệ làm sạch và lọc nước...  
Đồng thời, công tác truyền thông về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được đẩy mạnh, giúp người dân vốn quen  
tư duy thụ động trở nên năng động hơn. Các chính sách tích cực của Chính phủ đã giúp khơi dậy tinh thần  
khởi nghiệp của thế hệ trẻ dựa trên nền tảng của giáo dục và hành lang pháp lý thông thoáng.  
Hoa Kỳ  
Để duy trì vị thế dẫn đầu trong nền kinh tế thế giới, Hoa Kỳ lấy tinh thần khởi nghiệp làm lợi thế cạnh  
tranh chủ đạo. Thay vì coi trọng dòng dõi, truyền thống như nhiều quốc gia khác, Hoa Kỳ coi trọng những  
cá nhân sẵn sàng khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công, bất kể địa vị trong xã hội. Khi đương nhiệm, Tổng  
thống Obama đã tuyên bố: “Doanh nhân đại diện cho lời hứa của Hoa Kỳ, nếu bạn có ý tưởng hay và sẵn sàng  
làm việc hết mình để theo đuổi, bạn sẽ thành công trên đất nước này. Và trong quá trình hiện thực hóa lời hứa  
này, các doanh nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng nền kinh tế và tạo công ăn việc làm”.  
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA  
724  
Hoa Kỳ là xã hội năng động nhất về đổi mới sáng tạo, luôn có nhu cầu thúc bách phải khởi nghiệp để  
biến những phát minh, sáng chế mới thành hàng hóa. ở Hoa Kỳ có những quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất,  
hoạt động hiệu quả nhất trên thế giới, là nguồn vốn quan trọng ươm mầm cho những ý tưởng kinh doanh  
táo bạo, đem lại sự thành công không chỉ ở trong nước mà trên toàn thế giới. Trong văn hóa khởi nghiệp ở  
Hoa Kỳ, cá tính của mỗi cá nhân được xem là quan trọng nhất, xã hội tôn vinh những người dám tự làm,  
tự chịu. Khi thành công, họ được ngưỡng mộ như một nhà khởi nghiệp tài năng, được công nhận ở những  
vị trí cao trong xã hội; còn khi thất bại thì được cả xã hội động viên khuyến khích, các quỹ đầu tư sẵn sàng  
hỗ trợ để họ tiếp tục đứng lên và bắt đầu lại. Một điều chắc chắn rằng, mọi doanh nhân thành đạt ở Hoa Kỳ  
đều đã trải qua những khởi đầu khó khăn và nếm trải thất bại, nên dù đã thành công họ vẫn tiếp tục đổi mới  
sáng tạo và khởi nghiệp ở những công ty mới hoặc mở rộng quy mô phát triển. Điều này làm cho xã hội  
Hoa Kỳ có tính cạnh tranh quyết liệt, là động lực rất lớn để tạo nên các công ty khởi nghiệp năng động và  
một nền kinh tế phát triển.  
Israel  
Trong vài chục năm qua, Israel là quốc gia có tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ nhất trên thế giới. Họ  
đã rút ra 3 nguyên nhân trực tiếp để khởi nghiệp thành công là: (i) Có chính sách phù hợp của Chính phủ;  
(ii) Sự năng động của công dân; (iii) Sự đóng góp của môi trường quân đội. Yếu tố đóng góp sâu sắc, căn  
bản nhất cho tinh thần khởi nghiệp của Israel chính là nền giáo dục, là quá trình trang bị những kiến thức  
cơ bản cho tinh thần khởi nghiệp trong mỗi công dân. Người Israel cho rằng, ý chí khởi nghiệp, đổi mới  
sáng tạo sẽ hình thành ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy, trẻ em được khuyến khích sống với tự nhiên, phát triển  
trí tò mò, tìm hiểu mọi thứ trong thiên nhiên và cuộc sống, ở tuổi thiếu nhi, các em được dạy cách sống tự  
lập, tự chịu trách nhiệm với bản thân và học cách chấp nhận rủi ro, thất bại; đến tuổi thiếu niên được học  
cách xây dựng tình đồng đội, bạn bè, cách hành động nhanh,ra quyết định táo bạo để chiếm lĩnh mục tiêu,  
sẵn sàng đương dầu với khó khăn, nguy hiểm, ở Israel, hầu hết mọi người dân đều gia nhập quân đội trước  
khi vào đại học. Trong quân đội, mọi người có cơ hội tìm hiểu thêm về công nghệ, được xây dựng tinh thần  
quân đội “cởi mở với thất bại”, chú trọng đổi mới sáng tạo... là yếu tố quan trọng hình thành “tính cách khởi  
nghiệp” của người dân đất nước này.  
Chính vì tinh thần khởi nghiệp được tạo lập từ rất sớm và lớn dần lên trong môi trường xã hội thân  
thiện với khởi nghiệp, nên ở Israel dù không phải tỷ phú vẫn sẵn sàng bỏ tiền ủng hộ khởi nghiệp và coi  
như là nguồn đóng góp cho phát triển kinh tế, cho tương lai của mình. Chính phủ có chính sách phù hợp  
hỗ trợ khởi nghiệp: Đầu tư, đổng hành, tạo môi trường liên kết và có những chủ trương khuyến khích khởi  
nghiệp từ trong trường học; xã hội luôn có đội ngũ chuyên gia nhiệt tình, hết lòng giúp đỡ khởi nghiệp; các  
doanh nghiệp lớn đã thành danh luôn tìm cách kết nối, khuyến khích, sử dụng dịch vụ của các công ty khởi  
nghiệp... Tất cả những yếu tố này đã tạo nên tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ tại Israel.  
Bài học khởi nghiệp ở Việt Nam  
Khởi nghiệp đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã  
khẳng định: “Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo. Ngược lại,  
người dân, đặc biệt là lớp trẻ khởi nghiệp càng nhiều thì nền kinh tế càng năng động, chất lượng nguồn nhân  
lực được rèn luyện, nâng cao”. Nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ phát triển các doanh  
nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc  
gia đến năm 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016). Mặc dù đã có một số thành công bước  
đầu, nhưng nhìn chung, hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn;  
INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION  
725  
các nhóm khởi nghiệp vẫn chưa được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức kỹ năng cơ bản, thiếu sự liên kết và  
chưa đủ mạnh để phát triển một cách bền vững.  
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam đã có sức sống, tuy  
nhiên vẫn cần có cơ chế, chính sách đặc thù cùng sự đầu tư, hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước và xã hội để doanh  
nghiệp khởi nghiệp phát triển. Cụ thể, năm 2016 có 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (cao nhất  
từ trước đến nay), tăng 16,2% so với năm 2015. Nhiều lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng  
cao như kinh doanh bất động sản (tăng 83,9%), y tế và hoạt dộng trợ giúp xã hội (tăng 52%), giáo dục đào  
tạo (tăng 43,1%)... đã tạo việc làm cho gần 1,3 triệu lao động. Tuy nhiên cũng trong năm này, cả nước có  
12.478 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3.011 doanh nghiệp so với năm 2015. Trong số này, phần  
lớn là các doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (11.611 doanh nghiệp), chiếm 93,1% tổng  
số doanh nghiệp giảithể/ngừng hoạt động.  
Cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp hầu hết bắt đầu bằng ý tưởng sáng tạo, dựa trên kỹ thuật, công  
nghệ cao, tri thức khoa học, kinh doanh vào lĩnh vực mới. Đặc điểm của loại hình này là ý tưởng sáng tạo  
khá phong phú nhưng do thiếu kinh nghiệm nên khả năng thành công tương đối thấp. Theo số liệu thống kê,  
cứ khoảng 100 doanh nghiệp khởi nghiệp thì có tới 90 đứng trước nguy cơ giải thể trong 2 năm đầu hoạt  
động. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc thiếu kiến thức về quản trị điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa  
(chiếm 50%), thiếu vốn (chiếm 40%) và thiếu kinh nghiệm thực tế trong môi trường kinh doanh (chiếm  
30%), thiếu hiểu biết về KH&CN... Mặc dù, hoạt động khởi nghiệp phát triển nhanh nhưng đa số diễn ra  
một cách tự phát, chưa có hệ thống và sự kết nối chặt chẽ, thậm chí có ý kiến cho rằng nhiều hoạt động, sự  
kiện chỉ mang tính “phong trào” mà chưa thực sự giúp ích cho hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp.  
Những khó khăn vẻ thông tin và kết nối với các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đang hạn chế sự phát triển của  
các doanh nghiệp cũng như các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.  
Việt Nam có thế mạnh vẻ dân số vàng với lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Mỗi năm nước ta có khoảng  
400 nghìn sinh viên tốt nghiệp, nhưng có đến 225 nghìn sinh viên không tìm được việc làm. Số liệu khảo  
sát tại 1.500 doanh nghiệp khởi nghiệp cho thấy, hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp ở trong nước chưa đáp  
ứng được kỳ vọng của hoạt động khởi nghiệp. Nguyên nhân là do các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam  
thường chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, chưa trang bị cho sinh viên kiến thức cần thiết  
trong lĩnh vực khởi nghiệp như: Lập kế hoạch kinh doanh, đánh giá nhu cầu thị trường, thuyết trình kêu  
gọiđầu tư... Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục chưa chú trọng khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ.  
Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học chưa được trang bị những nguyên lý cơ bản về kinh tế học và tiếp  
cận thực tiễn về kinh doanh, không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học vẫn chưa có ý niệm đầy đủ về  
lập thân, lập nghiệp. Một nghịch lý là, tinh thần làm chủ, tinh thần khởi nghiệp lại được bắt đầu từ những  
con người lăn lộn với thực tiễn, ít có cơ hội học hành nên phần lớn những người khởi nghiệp ở Việt Nam  
có trình độ học vấn thấp, còn những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn, có nhiều cơ hội khởi  
nghiệp thành công, lại hướng đến việc đi làm công, làm thuê. Phải chăng đây là một đặc điểm riêng của  
Việt Nam? Đặc điểm đó đã tạo ra rào cản lớn cho quá trình hình thành tinh thần khởi nghiệp trong đời sống  
hiện đại của đất nước?  
Để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong các trường đại học, trong chuyến thăm và làm việc tại Đại  
học Quốc gia Hà Nội vào ngày 16/10/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: Một trong những  
thước đo thành công của trường đại học là bao nhiêu sinh viên khởi nghiệp và thành danh, chứ không chỉ  
bao nhiêu sinh viên kiếm được việc làm. Thủ tướng yêu cầu các cơ sở giáo dục đưa các nội dung khởi  
nghiệp vào chương trình đào tạo nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và  
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA  
726  
phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Bởi nếu dùng tiêu chí số lượng cựu sinh viên và sinh viên khởi  
nghiệp thành công làm một trong những thước đo của chất lượng đào tạo đại học thì các cơ sở giáo dục sẽ  
tự xây dựngnhiều hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp.  
Đề xuất môt số giải phap  
Nhìn vào sự phát triển của Israel, chúng ta cần phải đặt câu hỏi: Vì sao và bằng cách nào, một quốc gia  
mới gần 70 năm tuổi và chỉ có 8,5 triệu dân, điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt (hơn 2/3 là sa mạc,  
đồi núi, 95% diện tích đất nước được coi là khô hạn và không thể canh tác, hầu như không có tài nguyên  
thiên nhiên, lại bị sự thù địch tôn giáo bủa vây...) nhưng đã tạo ra những nông trang đầy hoa giữa sa mạc khô  
cằn, đã sản sinh ra rất nhiều chủ nhân Giải thưởng Nobel, khoa học gia, kỹ nghệ gia lỗi lạc và các thương  
gia đại tài? Điều đáng để chúng ta suy ngẫm là dân số Việt Nam đông hơn Israel gần 11 lần, diện tích lớn  
hơn 15 lần, nhưng GDP đầu người lại chưa bằng 1/16 của họ (năm 2016). Và cũng câu hỏi tương tự với đất  
nước Singapore “nhỏ bé”, diện tích chỉ bằng 2/3 thành phố Đà Nẵng, lại có thể trở thành “rồng châu Á”?  
Có thể thấy rằng, tinh thần khởi nghiệp được khơi dậy mạnh mẽ trong xã hội có nền kinh tế phát triển sôi  
động, có nền giáo dục khởi nghiệp với nhiều trường đại học và các trung tâm nghiên cứu - phát triển được  
gắn kết chặt chẽ, có đội ngũ trí thức trẻ tuổi dám nghĩ, dám làm, có cộng đồng doanh nghiệp năng động, có  
sự hỗ trợ thích đáng của chính quyền... đã tạo nên sự phát triển thần kỳ ở các quốc gia này. Tuy môi trường  
khởi nghiệp ở Việt Nam còn rất non trẻ nhưng nước ta có nhiều tiềm năng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp  
một cách mạnh mẽ. Để xây dựng được tinh thần và văn hoá khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam, chúng ta  
cần giải quyết một số vấn đề sau:  
Thứ nhất, cần đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông để sớm hình thành tinh  
thần khởi nghiệp cho giới trẻ. Bài học từ các quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy, ý chí tự làm chủ của  
con người phải được tôi luyện thông qua giáo dục và xã hội từ khi còn nhỏ. Vì vậy, việc cải cách hệ thống  
giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng gắn giáo dục - đào tạo với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh  
thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành ý chí  
tự thân lập nghiệp; đặc biệt cần đưa giáo dục STEM vào chương trình đào tạo phổ thông. Bên cạnh đó, cần  
xây dựng chương trình, lộ trình cụ thể để nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho người  
dân trong tất cả các định chế xã hội.  
Thứ hai, cần có các chính sách nhất quán và đồng bộ từ Chính phủ đến các cấp chính quyền, tạo môi  
trường thuận lợi nhất cho hoạt động khởi nghiệp đặc biệt đối với sinh viên trường đại học – cao đẳng. Cần  
thiết thực triển khai đồng bộ Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.  
Thứ ba, phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng Chính phủ kiến tạo, nhân dân khởi  
nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn, đã bộc lộ những dấu hiệu phát  
triển thiếu bền vững, khu vực kinh tế nhà nước đã lộ rõ sự yếu kém, đóng góp của doanh nghiệp FDI vào  
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế còn nhiều vấn đề phải xử lý. Do đó, Nhà nước cần coi kinh tế tư  
nhân là động lực phát triển và ban hành đầy đủ các chính sách thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân trong nước.  
Cùng với đó, cần nhanh chóng và kiên quyết cải cách thể chế theo hướng “Chính phủ kiến tạo, nhân dân  
khởi nghiệp”, triệt để loại bỏ tệ nạn sách nhiễu doanh nghiệp từ các cơ quan công quyền, tạo mọi điều kiện  
thuận lợi nhất cho quá trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được thông suốt và hiệu quả.  
Thứ tư, sớm hoàn thành và đưa vào hoạt động cổng thông tin khởi nghiệp quốc gia nhằm cung cấp,  
hỗ trợ cho người dân các thông tin liên quan đến hoạt động khởi nghiệp, những kiến thức cơ bản về khởi  
nghiệp, cổng thông tin này sẽ được tích hợp với Website của các cơ quan liên quan đến khởi nghiệp,các  
INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION  
727  
hội/hiệp hội, website địa phương, các viện nghiên cứu, trường đại học... tạo thành mạng lưới liên kết 4 nhà  
nhằm tạo sự liên kết,cộng hưởng, chia sẻ, hỗ trợ giữa nhà quản lý, cộng đồng nhà khoa học, doanh nghiệp  
thành đạt và cá nhân, nhóm khởi nghiệp.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO:  
[1] Delmar, F. và Davidsson, P. (2000). Where do they come from? Prevalence and characteristics of nascent  
entrepreneurs. Entrepreneurship & Regional Development  
[2] Driessen, Martijn P. và Peter S. Zwart (2006). The Entrepreneur Scan Measuring Characteristics and Traits of  
Entrepreneurs.  
[3] Dyer, W.G. (1994). Toward a theory of entrepreneurial careers. Entrepreneurship Theory and Practice  
[4] Global Entrepreneurship Monitor (2010). Global report.  
[5] McClelland, D.C. (1961). The Achieving Society, Princeton, New Jersey, USA.  
[6] Phạm Thành Công, (2010). Ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ ở TP. HCM.  
Luận văn thạc sĩ, ðại học Bách Khoa Tp. HCM  
pdf 6 trang Thùy Anh 16/05/2022 960
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm khởi nghiệp các nước và bài học cho sinh viên Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_khoi_nghiep_cac_nuoc_va_bai_hoc_cho_sinh_vien_vi.pdf