Một số vấn đề về thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN  
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM  
ThS.NCS. Nguyn Thanh Lân  
Trường Đại hc Kinh tế Quc dân  
Tóm tt  
Bài viết trình bày din biến thị trường bất động sn Vit Nam và phân tích mt  
snội dung li n quan đến thchế, chính sách phát trin thị trường bất động sn Vit  
Nam trong thi gian từ năm 2011 – nay. Trong những năm gần đây, thị trường bt  
đng sản nước ta phát triển tương đối trm lng với hai xu hướng trái chiều nhưng  
đến nay thị trường đã ổn định và bước sang giai đoạn phát trin mi. Có nhiu  
nguy n nhân và t c động ca tình trạng tr n, trong đó có những nguyên nhân và tác  
đng tthchế, chính sách của Nhà nước. Tuy vậy, để thị trường bất động sn Vit  
Nam tiếp tc phát trin ổn định, bn vng trong thi gian ti, cn thiết hoàn thin  
thchế và chính sách, cthlà các vấn đề như: Minh bch thị trường, cung cp  
ngun vn dài hn, Luật đăng ký BĐS và thuế BĐS,…  
Tkhóa: Bất động sn; chính sách; thchế; thị trường bất động sn; phát trin  
thị trường.  
1. Đặt vấn đề  
Thị trường bất động sản (BĐS) đóng một vai trò quan trng trong nn kinh  
tế quc dân, vi giá trtài sn ca thị trường chiếm 50-70% trong tng tài sn  
quc gia (Đinh Văn Ân, 2011). Thị trường BĐS tác động vào hu hết các lĩnh  
vc ca nn kinh tế, có ảnh hưởng trc tiếp đến đời sống văn hóa, xã hi, kinh tế,  
chính trcủa người dân. Đồng thời, đây cũng là thị trường đặc bit và liên hmt  
thiết vi các thị trường khác như thị trường tài chính, lao động, khoa hc công  
nghvà hàng hóa dch v. Do vy, phát trin và qun lý có hiu quthị trường  
BĐS sẽ góp phn to khả năng thu hút đa dạng các ngun vốn đầu tư cho phát  
triển và thúc đẩy phát trin kinh tế - xã hi ca mi quc gia.  
Vit Nam, thị trường bất động sản (BĐS) là một trong nhng thị trường  
có vai trò quan trng và là bphn trng yếu cu thành nên hthng thị  
trường đồng b, trong nn kinh tế thị trường theo định hướng xã hi chủ nghĩa.  
255  
Để thị trường BĐS hoạt động hiu quvà phát trin bn vng cn nhiu yếu  
tố, trong đó, thchế và chính sách của Nhà nước đóng vai trò quan trọng hàng  
đầu trong việc điều tiết và phát trin.  
Trong những năm qua, thị trường BĐS ở nước ta đã dần phát trin cvề  
phm vi, quy mô, cấp độ và đã đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế  
của đất nước. Thị trường BĐS Vit Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn  
góp phn chỉnh trang đô thị, ci thin nhu cu vnhà cho nhân dân. Thông  
qua hoạt động ca thị trường, hthng pháp lut điều chnh thị trường tng  
bước được hoàn thin. Tuy vy, bên cnh nhng mt tích cc, thị trường BĐS  
ở nước ta cũng bộc lmt shn chế như: Phát triển thiếu lành mnh, thông  
tin thị trường thiếu minh bch, thị trường có lúc bt n và tri qua nhiu biến  
động, quy mô thị trường vẫn còn khá khiêm tốn trong tương quan với các  
nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới,… Bài viết này tp  
trung đánh giá diễn biến thị trường BĐS và phân tích một sni dung thchế,  
chính sách đã ban hành nhằm phát trin thị trường BĐS ở Vit Nam thi gian  
va qua (tập trung vào giai đoạn từ năm 2011 – nay); Qua đó, đề xut mt số  
định hướng hoàn thin thchế, chính sách cho thi gian ti.  
2. Din biến thị trƣờng bất động sn Vit Nam thi gian qua  
(t2011 đến nay)  
Vit Nam, ktừ khi bước vào quá trình đổi mi toàn din nn kinh tế  
(năm 1986), hệ thng các thị trường dần được hình thành, phát trin và tự  
khẳng định tm quan trng trong nn kinh tế - trong đó có thị trường BĐS.  
Tuy nhiên, có thnói thị trường BĐS ở nước ta chính thức được “khai sinh”  
ktừ năm 1993 cùng với sự ra đời ca Luật Đất đai - khung khpháp lý cho  
hoạt động ca thị trường BĐS mà sơ khai là thị trường quyn sdụng đất  
(Phm Quang Trung và cng s, 2014).  
Trong hơn 20 năm qua, theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu thì thị  
trường BĐS Việt Nam đã trải qua các cơn sốt đóng băng. Cơn sốt thứ nhất  
diễn ra năm 1993-1994 do sự ra đời của Luật Đất đai 1993 và đóng băng lần  
thứ nhất trong những năm 1995-1999 do có Nghị định số 18/CP ngày  
13/2/1995 của Chính phủ Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ  
cùng với sự tác động của Khủng hoảng châu Á năm 1997. Cơn sốt thhai diễn  
256  
ra năm 2001-2002 do có chủ trương cho Việt kiều mua nhà cùng với việc ban  
hành giá đất mới của Nhà nước đóng băng lần thứ hai trong những năm  
2002-2006 do tác động của Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thực  
hiện. Cơn sốt thứ ba diễn ra năm 2007-2008 nhờ sự tăng trưởng của vốn đầu  
tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự phát triển của thị trường chứng khoán và sự  
ra đời của Luật Kinh doanh Bất động sản đóng băng lần thứ ba trong giai  
đoạn 2009-2014 do tác động của chính sách tiền tệ kiểm soát tín dụng chặt  
chẽ, Nghị định 71/NĐ-CP ngày 23/06/2010, Nghị định 69/NĐ-CP ngày  
13/08/2009, Nghị quyết 11/NQ-CP và do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế  
thế giới (Đinh Văn Ân, 2011; Nguyễn Thanh Lân, 2013). Trong giai đoạn  
2014 đến nay, thị trường BĐS bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mới và  
dần ổn định hơn (Đặng Hùng Võ, 2015; Hoàng Văn Cường, 2015; Bộ Xây  
dựng, 2015). Chúng ta có thể sơ đồ hóa và quan sát được một vài diễn biến  
chính của thị trường BĐS Việt Nam gắn liền với tăng trưởng kinh tế qua các  
năm như hình dưới đây.  
Hình 1: Tổng quan về diễn biến thị trƣờng BĐS Việt Nam  
Giai đoạn 2006-2007:  
- Thị trƣờng đạt đỉnh  
10.0  
- Đầu cơ chiếm lĩnh  
- Sản phẩm cao cấp  
9.5  
Giai đoạn 2004-2005:  
Thị trƣờng Tập trung  
- Cấm bán đất nn  
- Thị trƣờng căn hộ  
- Dự án XD mới  
Giai đoạn 2014 -nay:  
- Tồn kho BĐS giảm  
- Giao dịch tăng, thanh  
khoản cải thiện  
9.3  
9.0  
8.8  
8.7  
8.50  
8.2  
8.4  
8.2  
8.1  
1994 - 1995:  
- Thị trƣờng sơ khai;  
- Giao dịch QSD đất  
8.0  
- Dòng tiền trở lại thị trƣờng  
7.8  
7.3  
7.1  
7.0  
6.9  
6.8  
6.68  
6.40  
6.24  
6.21  
5.98  
6.0  
5.8  
5.8  
5.66  
5.42  
5.40  
5.25  
GDP  
5.0 5.0  
4.0  
Giai đoạn 2009-2010:  
Thị trƣờng suy thoái  
Ngƣời đầu cơ rút lui  
4.8  
Giai đoạn 2011-2013:  
- Tồn kho BĐS tăng mạnh,  
thắt chặt tín dụng  
- Chia nhỏ, hạ cấp sản  
phẩm căn hộ  
Giai đoạn 1998 - 1999:  
Thị trƣờng đóng bằng do ảnh  
hƣởng của khủng hoàng kinh tế  
3.0  
- Phát trin nhà ở xã hội  
2.0  
1.0  
0.0  
Nguồn: Tổng hợp dựa theo Hoàng Văn Cường (2015) và số liệu của GSO các năm  
Qua hình trên có ththy rằng, trong giai đoạn 2011 nay, din biến ca  
thị trường BĐS Vit Nam trải qua hai xu hướng trái ngược khá rõ nét là giai  
đoạn 2011 - 2013 và giai đoạn 2014 nay. Cthtng giai đoạn như sau:  
257  
Trong giai đoạn 20112013: Ngay từ đầu năm 2011, thị trường bất động  
sn Vit Nam đứng trước nhng thách thc ln và bị tác động mnh mbi  
chính sách vĩ mô, đặc bit là chính sách tin t. Nhiều chính sách, cơ chế về  
tài chính, tín dụng chưa hiệu quả đã làm tê liệt tính thanh khon ca thị  
trường. Thị trường bất động sn trm lng, tn kho bất động sản tăng cao.  
Trong năm 2011, sụt giảm là tâm điểm ca thị trường BĐS. Theo đà suy giảm  
của năm 2010, thị trường BĐS Vit Nam tiếp tc trm lắng và đi vào tình  
trạng khó khăn. Ở tt ccác phân khúc, thị trường BĐS chứng kiến sgim  
mnh vgiá, tính thanh khon kém (trphân khúc nhà giá rẻ và chung cư  
dành cho người thu nhp thấp). Cung hàng hóa BĐS được gia tăng trên thị  
trường, trong khi áp lc cu gim. Tình trng thiếu vn xut hin hu hết  
doanh nghiệp kinh doanh BĐS, các chủ đầu tư thực hin nhiều động thái để  
tn ti. Các doanh nghiệp nhà nước không có chức năng chính là kinh doanh  
BĐS đã thóai vn khỏi lĩnh vực đầu tư BĐS. Lượng vốn FDI vào BĐS sụt  
gim mạnh trong vòng 05 năm gần đây.  
Sang năm 2012, thị trường BĐS không khả quan hơn so với năm 2011,  
mc dù có nhiu thông tin tích cc htrthị trường BĐS. Trong năm 2012,  
gánh nng vhàng tn kho và nxấu BĐS làm cho thị trường trm lng, giá  
BĐS vẫn giảm sâu, tâm lý người mua vn chờ đợi giá gim na, hqulà rt  
nhiu doanh nghip báo l, ngng hoạt động, gii thvà xut hiện lượng hàng  
tồn kho BĐS lớn trên thị trường. Cthể, năm 2012 đã có 680 doanh nghiệp  
vi ngành nghề kinh doanh chính là BĐS đăng ký giải th, ngng hoạt động,  
trong tng s17.000 doanh nghip xây dựng và kinh doanh BĐS bị thua lỗ  
(BKế hoạch và Đầu tư, 2012). Trong khi đó, Hà Ni và Thành phHChí  
Minh là hai địa phương có tình hình thị trường BĐS rất khó khăn. Tổng hp  
chưa đầy đủ từ 50 địa phương về tn kho cho thy kết qugiá trtổng lượng  
vn tn kho khong 111.963 tỷ đồng (BXây dng, 2012). Bên cnh vấn đề  
hàng tn kho, nxấu BĐS trong các tổ chc tín dụng cũng tăng cao trong năm  
2012. Nxấu BĐS tại Vit Nam căn nguyên từ vic thị trường này phát trin  
quá nóng trong giai đoạn trước, các chủ đầu tư không đủ tim lc tài chính  
trong đầu tư BĐS, dựa quá nhiu vào ngun vn vay ngân hàng.  
258  
Sang năm 2013, thị trường BĐS đón nhận những tác động tích cc về  
chính sách tháo gỡ khó khăn. Tình hình thị trường BĐS đã có một stín hiu  
tích cc mt sphân khúc thị trường. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013, tình  
hình thị trường BĐS vẫn đang gặp rt nhiều khó khăn, có mấy điểm ni lên  
như sau:  
(i) Tn kho BĐS vẫn gia tăng: tính đến cuối năm 2013 tồn kho BĐS tăng  
hơn 20% so với cuối năm 2012. Về căn hộ, hàng tồn kho tăng thêm gần  
34.000 căn hộ, đất nền tăng thêm 3%, tương đương 1.000.000m2. Ước tng  
giá trhàng tn kho khoảng hơn 111.900 tỷ đồng. Cơ cấu tồn kho BĐS phân  
theo giá trti tháng 12/2013, thy rng, giá trtn kho ở phân khúc đất nn  
nhà có ttrng cao nht chiếm 36,94%, phân khúc căn hộ chung cư chiếm  
30,94%, phân khúc nhà thp tng chiếm 25,56% và phân khúc đất nền thương  
mi chiếm 6,56% (BXây dng, 2013);  
(ii) Doanh nghiệp kinh doanh BĐS khó tiếp cn vn: các doanh nghip  
kinh doanh BĐS và xây dựng liên tc báo l, tài chính ca doanh nghip gp  
khó khăn và không còn tài sản bảo đảm;  
(iii) Xu hướng giảm giá BĐS vẫn là chủ đạo: giá căn hvn tiếp tc  
giảm do lượng tn kho còn rt ln, bit th, lin klà phân khúc thị trường  
BĐS ảm đạm nht, giá chào bán vn gim mạnh. Giá BĐS trong năm 2013 đã  
gim nhiu so vi thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, hu hết các dự án đã  
gim t10% - 30% so vi cuối năm 2011, nhiều dán giá gim ti 50%, trở  
về giá tương đương thời điểm 2006;  
(iv) Gói htr30.000 tỷ chưa phát huy được tác dng do tiến độ gii  
ngân quá chậm. Tính đến 31/12/2013, tng stiền cho vay đạt 1.881,4 tỷ  
đồng, trong đó, tổng dư ngiải ngân cho 1.765 khách hàng ước đạt khong  
758,7 tỷ đồng, chiếm khong 2,52% tng gói tín dng 30.000 t(Ngân hàng  
Nhà nước, 2013);  
(v) Hoạt động sáp nhp và mua lại (M&A) trong lĩnh vực BĐS tiếp tc  
có xu hướng tăng, tập trung vào các dán nhà ở, trung tâm thương mại và  
khách sn (Nguyn ThHi Yến và cng s; Nguyn Thanh Lân, 2015).  
Có thể đánh giá rằng, trong giai đoạn 2011-2013, thị trường BĐS trải qua  
rt nhiều khó khăn và bất li. Thị trường BĐS chứng kiến ssuy gim về  
259  
lượng giao dch, giá giao dch, lung tin vn hành vào thị trường và sgia  
tăng về lượng hàng tồn kho BĐS.  
Trong giai đoạn 2014 nay: Bước sang năm 2014, thị trường BĐS Vit  
Nam có nhiều dư địa để phát trin và thị trường ghi nhn được nhng du hiu  
phc hi. Sau giai đoạn thị trường khó khăn, điều chỉnh, đến thời điểm này  
cho thy nn kinh tế đã tích đủ mt sngun lc cho sự tăng trưởng. Thêm  
vào đó, năm 2014, thị trường BĐS được nhiều các chính sách Nhà nước  
hướng đến; cùng vi nhng nlc, linh hot vi nhiu hình thc kích cu  
nhằm đẩy nhanh tiến độ bán hàng ca các chủ đầu tư. Diễn biến thị trường cho  
thy nhiu sci thiện như là: (i) Số lưng dự án BĐS được trin khai tăng, đã  
làm tăng tổng cung BĐS của toàn thị trường lên đến 375 triệu m2 nhà ở.  
Lượng giao dịch BĐS trên thị trường tăng ở các phân khúc nhà (giá thấp,  
trung bình và giá cao). Tổng số giao dịch BĐS nhà ở của cả nước trong năm  
2014 thành công khoảng 21.700 giao dịch. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh và Hà  
Nội số lượng giao dịch thành công tăng cao nhất, đạt giá trị lần lượt tăng  
50% và 30% so với năm 2013; (ii) Hàng tồn kho căn hộ trên thị trường BĐS  
đã giảm liên tục trong năm 2014; (iii) Giá sản phẩm giao dịch không tiếp tục  
đà giảm, bước đầu có sự ổn định hơn. Mặt bằng giá nhà ở tương đối ổn định,  
không tiếp tục giảm. Nhiều dự án giai đoạn 2011-2013 giá đã giảm trên 30%  
thì trong năm 2014 giá đã ổn định và không giảm tiếp. Một số dự án có vị trí  
tốt, đã hoặc sắp hoàn thành đưa vào sử dụng giá có tăng nhẹ từ 1-2% so với  
năm 2013. Cơ cấu hàng hóa BĐS đã có những chuyển biến và điều chỉnh hợp  
lý; (iv) Nguồn vốn vào thị trường BĐS có cải thiện. Dư nợ tín dụng BĐS tăng  
đáng kể đạt khoảng hơn 14% và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của  
nền kinh tế. FDI vào BĐS tăng gấp 03 lần so với năm 2013. Gói tín dụng  
30.000 tỷ được đẩy nhanh hơn, tính đến 31/12/2014 số tiền đã giải ngân là  
4.882 tỷ đồng đạt 16,27%.  
Sang năm 2015, thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi tích cực, thể  
hiện qua các yếu tố: (1) Giá cả ổn định - một số dự án tại khu vực hạ tầng  
đầy đủ, triển khai đúng tiến độ giá chào bán tăng nhẹ từ 2-5% so với cùng kỳ  
năm 2014; (2) Thanh khoản trên toàn thị trường tăng; (3) Cơ cấu hàng hóa  
được điều chỉnh hợp lý, hướng tới người thu nhập trung bình và thấp; (4) Tồn  
260  
kho BĐS liên tục giảm, tính đến ngày 20/11/2015, lượng tồn kho BĐS của cả  
nước còn 53.245 tỷ đồng. Như vậy, con số này nếu so với quý I/2013, đã giảm  
75.303 tỷ đồng, giảm 41.213 tỷ đồng so với tháng 12/2013 và so với thời điểm  
20/10/2015 đã giảm 3.041 tỷ đồng; (5) Các nguồn vốn vận hành vào thị trường  
tiếp tục gia tăng, cụ thể: Tính đến 30/09/2015, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực  
BĐS của cả nước đạt 358.156 tỷ đồng, tăng 1,36% so với thời điểm  
31/08/2015 và tăng 14,6% so với thời điểm 31/12/2014. Sau đó, đến  
31/10/2015 đã tăng 16,65% so với thời điểm 31/12/2014. Tính cả năm 2015,  
dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS đạt 393 nghìn tỷ đồng, tăng gần 26%  
so với cuối năm 2014; Tốc độ giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội  
30.000 tỷ đồng tiếp tục tăng mạnh, tính đến hết tháng 12/2015 đã cam kết cho  
vay 26.999 tỷ đồng (đạt 90%) và đã giải ngân là 17.711 tỷ đồng (đạt 59%) đối  
với 60 dự án và gần 40.037 hộ gia đình, cá nhân 26 (tăng gần 3,0 lần so với  
tháng 12/2014). Có thể khẳng định, trong năm 2015 thị trường BĐS đã vượt  
qua giai đoạn khó khăn, trầm lắng và trong trạng thái phục hồi với nhiều dấu  
hiệu khởi sắc.  
Bước sang năm 2016, thị trường BĐS Vit Nam phát triển tương đối n  
định do yếu tố vĩ mô thun li tcui 2015. Tuy nhiên, trong những tháng đầu  
năm 2016, động thái kim soát tín dng từ phía cơ quan quản lý nhà nước đã  
được động đến cầu BĐS (khả năng thanh toán và chi trả của người mua BĐS), làm  
gim nhu cầu đầu tư vào BĐS. Từ tháng 5/2016, Thông tư 06/2016/TT-NHNN đã  
thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN về điều chnh tlệ huy động vn ngn hn  
cho vay trung và dài hạn, trong lĩnh vực BĐS từ 60% xuống 50%. Theo đó, dư địa  
vn ngn hn cho vay trung và dài hn chcòn khoảng 15%, điều này tác động  
giảm đáng kể đến ngun vn tín dng ngân hàng vào thị trường BĐS trong  
nhng cuối năm.  
Vgiá bất động sản, có tăng nhẹ tuy nhiên không xut hin hiện tượng  
tăng giá đột biến. Cth, ti Hà Ni, giá bán tăng nhẹ đối vi mt sdán  
nhà tại phân khúc căn hộ trung và cao cấp, đặc bit ti nhng dự án đã hoàn  
thin htng. Giá bán duy trì khá ổn định, không có nhiu biến động là nhóm  
phân khúc nhà lin k, bit th; chỉ có phân khúc đất nn khu vực ven đô giá  
tăng nhẹ khong 1,3%.  
261  
Vtồn kho BĐS: Theo đánh giá của BXây dng, tồn kho BĐS tiếp tc  
giảm, nhưng tốc độ đã chậm lại, lượng tn kho chyếu là đất nn ti các dán  
xa trung tâm chưa có hạ tầng đầy đủ. Tính đến 20/10/2016, tng giá trtn kho  
BĐS còn khoảng 32.709 tỷ đồng. So vi tháng 12/2015, tồn kho BĐS giảm  
18.180 tỷ đồng (gim 35,72%) và gim 918 tỷ đồng so vi thời điểm  
20/9/2016. Gần đây nhất, tính đến hết tháng 11/2016, lượng tồn kho BĐS còn  
khong 31.842 tỷ đồng, gim 19.047 tỷ đồng tương đương 37,43% so với  
tháng 12/2015, đồng thi gim 867 tỷ đồng so vi thời điểm 20/10/2016 (Bộ  
Xây dng, 2016).  
Hình 2: Din biến tồn kho BĐS ở Vit Nam giai đoạn 2015 T10/2016  
Ngun: Tng hp theo BXây dng và VNREA, 2016.  
Gần đây nhất, kết qutng hp mi nht ca BXây dng (2017) cho  
thy tồn kho BĐS cả nước còn khong 29.573 tỷ đồng. Theo đó, giá trị tn  
kho BĐS giảm 98.975 tỷ đồng, tương ứng 76,99% so với quý 1/2013. Như  
vy, sau gần 4 năm kể tthời đỉnh điểm tn kho vào quý 1/2013, thị trường  
BĐS đã gii quyết được hơn 3/4 lượng tn kho.  
Về lượng giao dch: Số lượng giao dch thành công tp trung ti nhng  
dán nhà ở căn hộ chung cư trung và cao cấp và giao dịch đất nn ti các khu  
vực vùng ven đô. Trong tháng 10/2016, lượng giao dịch BĐS ở Hà Ni và TP.  
Hồ Chí Minh đt lần lưt là 1.300 và 1.255.  
262  
Hình 3: Lƣợng giao dịch BĐS ở Hà Ni và TP.HCM  
Ngun: BXây dng và VNREA, 2016.  
Trong năm 2016, cơ cấu cung cầu hàng hóa BĐS có sự điều chỉnh nhưng  
số lượng cung các sn phẩm BĐS giá thấp còn thiếu ht. Ti Hà Ni, ngun  
cung căn hộ ti khu vc phía Tây và phía Nam thành phố tăng do quỹ đất khu  
vc này còn nhiu, nhiu dán tiếp tục được trin khai mbán. Ti TP. Hồ  
Chí Minh cơ cấu cung cu thị trường cũng khá tương đồng, vi phn ln các  
dự án được mbán vn nm phân khúc trung cp và cao cp và ngun cung  
nhà xã hi và nhà giá rít (BXây dng, 2016). Một điểm đáng chú ý  
trong năm 2016, thị trường BĐS nghỉ dưỡng có nhiu dự án được mbán mi  
hoc tiếp tc mở bán. Trong đó, thị trường BĐS nghỉ dưỡng min Trung và  
min Nam là thị trường có nhiu dự án được trin khai.  
Như vậy, trong giai đoạn 20142016, thị trường BĐS đã phục hi và có  
nhiu ci thin, phát trin. Tuy nhiên, trong ngn hn và trung hn, xu thế thị  
trường BĐS tăng trưởng có du hiu chng li và xut hin mt syếu tri  
ro tim ẩn như là: Nguồn vn vào thị trường BĐS khó đoán định; Cơ cấu hàng  
hóa BĐS lệch pha thiên lch về phía BĐS cao cấp và thiếu ht sn phm  
BĐS có giá bán thấp; Xut hin số lượng lớn nhà đầu tư thứ cấp, được dn dt  
bi mt số người đầu cơ gây nhiễu thị trường,…  
263  
3. Thchế, chính sách phát trin thị trƣờng BĐS Vit Nam  
những năm gần đây (giai đoạn 2011 nay)  
Ti mc này bài viết strình bày khái quát mt sni dung vthchế,  
chính sách có tác động đến đến phát trin thị trường BĐS Vit Nam từ năm  
2011 – nay. Các chính sách liên quan đến thị trường bất động sản trong giai đoạn  
này có thể được phân chia ra làm hai loi khi xem xét vhiu ứng chính sách đối  
vi thị trường BĐS, đó là: Các chính sách tác động trong ngn hn và nhng  
chính sách liên quan đến sphát trin thị trường BĐS trong dài hạn. Cth:  
Đối vi những chính s ch t c động trong ngn hn: Đây là “can thiệp”  
trong tng bi cnh din biến thị trường BĐS và tình hình của nn kinh tế. Do đó,  
các chính sách này thường tác động thông qua điều tiết ngun vn ththng  
ngân hàng và đầu tư công đối vi thị trường BĐS. Ví dụ, tác động chính sách này  
được thhin rõ tại các quy định ca Nghquyết 11/2011/NQ-CP và Thông tư  
01/2011/TT-NHNN vtiếp tc hn chế tín dụng cho lĩnh vực BĐS nhằm mc  
tiêu chng lm phát và ổn định kinh tế. Đây là một khó khăn đối vi thị trường  
BĐS Vit Nam và hquả các chính sách đã làm cho thị trường BĐS suy giảm.  
Tiếp đó, nhằm mc tiêu tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, Chính  
phủ đã ban hành Nghị quyết s02/NQ-CP ngày 07/01/2013 vcác gii pháp  
tháo gỡ khó khăn cho thị trường, trong đó có gói tín dụng htrợ ưu đãi 30.000  
tỷ đồng; Quc hội đã điều chnh gim thuế GTGT xung còn 5% và thuế thu  
nhp doanh nghip xuống còn 10% đối vi nhà xã hi và nhà ở thương mại  
có din tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 ktngày 1/7/2013;  
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 hướng  
dn thc hin vic gia hn, gim mt skhoản thu Ngân sách Nhà nước theo  
Nghquyết s02/NQ-CP; BXây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT-  
BXD ngày 08/3/2013 hướng dn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dán nhà  
ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương  
mi sang làm nhà xã hi hoc công trình dch vụ và Thông tư số  
07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 hướng dn việc xác định đối tượng được  
vay htrnhà theo Nghquyết 02/NQ-CP; Ngân hàng Nhà nước Vit Nam  
phi hp vi BXây dựng ban hành Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày  
15/5/2013 quy định vcho vay htrnhà theo Nghquyết 02/NQ-CP ca  
264  
Chính phủ,… Về cơ bản, các chính sách htrợ đã phát huy tác dụng giúp thị  
trường bước qua thi ktrm lắng và khó khăn, qua đó các chính sách hỗ trợ  
cũng tác động khá tích cực trong quá trình tái cơ cấu sn phẩm BĐS và thị  
trường BĐS,…  
Như vậy, các chính sách mang hiu ng ngn hạn đã có tác động quan  
trng trong việc điều tiết thị trường BĐS khi thị trường nóng st hay trm  
lắng, qua đó giúp cho thị trường giảm đà phát triển hay vượt qua thi kkhó  
khăn, từng bưc ổn định, tăng trưởng.  
Đối vi nhng thchế, chính s ch có t c động dài hạn đến thị trường BĐS:  
Đáng chú ý, trong giai đoạn vừa qua, ở Việt Nam, các đạo luật quan trọng tác  
động lớn đến thị trường bất động sản (BĐS) như: Luật Doanh nghiệp 2014, Luật  
Xây dựng 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh BĐS  
2014, chính thức có hiệu lực và từng bước dần được cụ thể trong thực tiễn cuộc  
sống. Các Luật trên tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy  
nhiên, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực BĐS, các Luật này có thể điểm lại thành  
04 nhóm vấn đề như sau: (i) Một là, các quy định liên quan đến tạo lập doanh  
nghiệp kinh doanh BĐS và đầu tư xây dựng BĐS; (ii) Hai là, các quy định liên  
quan đến sở hữu BĐS; (iii) Ba là, các quy định liên quan đến giao dịch BĐS; (iv)  
Bốn là, các quy định liên quan đến huy động vốn đầu tư BĐS. Ngoài ra, khi xem  
xét các quy định pháp luật và chính sách tác động vào các nhóm vấn đề nêu trên,  
cần đặt trong mối quan hệ tương hỗ giữa các luật và sự tác động qua lại. Về cơ  
bản, những điểm mới quan trọng của luật pháp và chính sách tác động đến thị  
trường BĐS Việt Nam liên quan đến các vấn đề trên như sau:  
(1) Về vấn đề tạo lập doanh nghiệp kinh doanh BĐS và đầu tư xây dựng  
BĐS: Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 đã có nhiều đã sửa đổi, bổ  
sung những quy định mới đảm bảo quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành  
nghề mà pháp luật không cấm và quy định rõ ràng các ngành nghề kinh doanh  
có điều kiện. Theo đó, các tổ chức tham gia đầu tư kinh doanh trong thị trường  
BĐS thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể: (i) Kinh doanh BĐS  
(ii) Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức. Bên cạnh đó, Luật  
Kinh doanh BĐS sửa đổi đã chuẩn hóa và đưa ra yêu cầu cao hơn. Các tổ  
chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp kinh doanh BĐS phải có vốn pháp định  
265  
tối thiểu là 20 tỷ đồng, quy định trước đây mức vốn này là 6 tỷ đồng; Chủ đầu tư  
dự án BĐS phải có vốn tự có khi thực hiện đầu tư dự án không thấp hơn 20%  
tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha và không thấp  
hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên  
theo quy định của pháp luật về đất đai,... Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ  
BĐS, các quy định trong Luật Kinh doanh BĐS 2014 là khá chặt chẽ trong cấp  
chứng chỉ hành nghề môi giới và sàn giao dịch BĐS. Có thể thấy rằng, các quy  
định cụ thể về đăng ký kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân như trên sẽ tăng  
cường tính minh bạch và chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh BĐS.  
Liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, Luật Xây dựng 2014 và các  
văn bản hướng dẫn thực hiện đã chi tiết hóa các nội dung liên quan đến tất cả  
các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng. Đặc biệt, Luật Xây dựng 2014 đã  
thống nhất quản lý nhà nước về trật tự xây dựng thông qua việc cấp giấy phép  
xây dựng, bảo đảm công khai, minh bạch.  
(2) Về vấn đề sở hữu BĐS: Đây là một nội dung thay đổi căn bản so với  
các quy định của pháp luật ở giai đoạn trước, với những quy định mới và  
“mở” hơn về quyền sở hữu nhà ở và kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân  
nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, các pháp luật liên quan đến sở hữu và kinh  
doanh BĐS tại Việt Nam của các chủ thể có yếu tố nước ngoài được quy định:  
i) Mở rộng quy định về sở hữu các loại nhà ở tại Việt Nam: Các tổ chức,  
cá nhân nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam có quyền mua, thuê  
mua, nhận, tặng, cho, nhận thừa kế không quá 30% số lượng căn hộ trong  
một tòa nhà chung cư và không quá 250 căn nhà riêng lẻ bao gồm biệt thự,  
nhà ở liền kề trong một đơn vị hành chính cấp phường; Thời hạn sở hữu là  
50 năm và được gia hạn tiếp khi hết hạn và có nhu cầu,... Như vậy, những  
quy định mới về sở hữu nhà ở trên đây đã mở rộng hơn về đối tượng sở  
hữu, quyền và loại nhà ở được sở hữu so với nội dung quy định trước đây  
(theo Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03/06/2008) chỉ cho phép mua nhà  
chung cư tại dự án nhà ở thương mại, phục vụ mục đích để ở và đối tượng  
được mua thì “hẹp” hơn;  
ii) Các cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền tham gia đầu tư xây dựng  
nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của pháp luật để bán, cho thuê,  
266  
cho thuê mua. Thêm vào đó, các cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền tham  
gia kinh doanh BĐS khác ngoài nhà ở như đầu tư xây dựng công trình làm văn  
phòng, trụ sở; cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ; thuê nhà, công trình xây  
dựng để cho thuê lại căn cứ vào hình thức sử dụng đất cụ thể;  
iii) Ngoài ra, các quy định của Luật Đất đai 2013 và văn bản hướng dẫn thi  
hành có liên quan đến việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và  
tài sản trên đất dần mở rộng hơn (gầy đây nhất là Nghị định 01/2017/NĐ-CP) sẽ  
giúp cho việc gia tăng cung hàng hóa BĐS chính quy ra thị trường.  
(3) Về vấn đề giao dịch BĐS: Luật Kinh doanh BĐS 2014 có nhiều quy  
định liên quan đến nội dung về giao dịch BĐS. Trong đó, có các vấn đề nổi  
bật như:  
- Bỏ quy định bắt buộc giao dịch (mua, bán, cho thuê) BĐS phải qua  
sàn giao dịch; Việc giao dịch BĐS do các bên thỏa thuận theo quy định về  
pháp luật;  
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về giao dịch BĐS hình thành trong  
tương lai: Quy định rõ trình tự, thủ tục chuyển nhượng, bảo lãnh ngân hàng;  
việc thanh toán trong giao dịch liên quan đến BĐS hình thành trong tương lai  
– người mua nhà chỉ mức nộp tiền dưới 70% khi chưa nhận nhà; Chủ đầu tư  
thực hiện việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu  
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho khách hàng. Đáng chú ý, các chủ  
đầu tư dự án BĐS trước khi bán, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai  
phải được tổ chức tài chính hoặc tín dụng ở Việt Nam thực hiện bảo lãnh việc  
bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Thêm vào đó, Luật mới  
bổ sung quy định, bên mua, bên thuê mua có quyền yêu cầu bên bán, bên cho  
thuê mua cung cấp thông tin về tiến độ đầu tư xây dựng dự án, việc sử dụng  
tiền ứng trước và kiểm tra thực tế tại công trình. Với việc hợp thức hóa và  
chuẩn hóa hình thức giao dịch BĐS này góp phần đảm bảo lợi ích người mua,  
thuê mua BĐS, hạn chế các rủi ro khi “mua nhà trên giấy”;  
- Quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư BĐS: Luật Kinh doanh BĐS  
2014 cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư kinh  
doanh BĐS khi đảm bảo không làm thay đổi mục tiêu, nội dung, quyền lợi của  
khách hàng và các bên có liên quan đến dự án. Đây là điểm mới sẽ kỳ vọng  
thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS. Quy định này được đánh giá là  
267  
tiến bộ hơn so với quy định của Luật Kinh doanh BĐS 2006 – chỉ cho phép  
chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư BĐS là một trong các loại sau: dự án nhà  
ở, dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp và dự án khu đô thị mới.  
(4) Về vấn đề huy động vốn đầu tư BĐS: Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh  
BĐS 2014 có một số quy định liên quan đến vấn đề huy động vốn đầu tư BĐS.  
Trong đó, quy định việc huy động vốn và cho vay để thực hiện các chính sách  
hỗ trợ nhà ở xã hội sẽ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội; Quy định giao  
dịch và thế chấp BĐS hình thành trong tương lai là một giải pháp tốt để huy  
động vốn đầu tư BĐS. Ngoài ra, việc huy động vốn trong dự án phát triển nhà  
ở thương mại được quy định cụ thể tại Điều 19, Nghị định 99/2015/NĐ-CP  
theo hướng thuận lợi và chủ động cho chủ đầu tư BĐS. Tuy vậy, cơ quan quản  
lý nhà nước sẽ có trách nhiệm “hậu kiểm” việc huy động vốn và ký hợp đồng  
mua bán, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai,…  
Như vậy, có ththy rng, khung thchế phát trin thị trường BĐS  
Vit Nam ngày càng được hoàn thin. Ngoài ra, hthng các chính sách  
phát trin thị trường BĐS đã góp phần quan trng vào vic qun lý, phát trin  
thị trường.  
4. Mt số trao đổi và khuyến nghnhm hoàn thin thchế, chính sách  
phát trin thị trƣờng BĐS Vit Nam thi gian ti  
Qua phân tích phía trên, có ththy rng, thchế và chính sách phát  
trin thị trường BĐS ở Vit Nam ngày càng được hoàn thin. Tuy vy, vn  
còn nhng tn tại nhược điểm trong hthng thchế, chính sách thị trường  
BĐS, nổi lên rõ nét nhất đó là: (i) Vấn đề cp vn dài hn cho cho thị trường  
BĐS chưa được gii quyết trong khi phn ln vn cho thị trường BĐS vẫn  
được cp tkênh tín dng ngân hàng, mặc dù chúng ta đã có một số quy định  
cho vic hình thình quỹ đầu tư BĐS; chưa có thêm các quy định cho hình  
thành các công cụ tài chính BĐS khác (ví dụ như quỹ tài chính BĐS, hệ thng  
thế chp thcp,...); (ii) Tính minh bch ca thị trường BĐS Vit Nam vn  
thp mặc dù có được ci thiện (rơi vào nhóm bán minh bạch/ trung bình theo  
xếp hạng trong GRETI 2016); nguyên nhân: Do chưa hình thành được hệ  
thng chsố đo lường và phn ánh biến động thtrường, mặc dù cơ quan chủ  
qun (BXây dựng) đã ban hành chính sách và thử nghim xây dng các chỉ  
268  
sthị trường nhưng không hiệu quả; Thêm vào đó, đầu tư BĐS còn mang yếu  
ttâm lý, bầy đàn và theo phong trào mà phần ln nguyên nhân là do các quy  
định vquy hoch phát trin kinh tế xã hi, xây dựng, đất đai,… thiếu công  
khai và phân tán; (iii) Vấn đề đăng ký tài sản (trong đó có đăng ký BĐS) còn  
chưa được ban hành là ảnh hưởng đến cung cu và giao dịch BĐS trên thị  
trường, khiến cho các chi phí giao dch BĐS tăng cao (mà chủ yếu là các chi  
phí phi chính quy), gây trngi, hn chế đầu tư và phát triển BĐS; (iv) Thuế  
shữu BĐS chưa được áp dng Vit Nam cũng là nguyên nhân khiến cho  
hoạt động “đầu cơ” trong thị trường BĐS còn lớn và hiu qusdng ngun  
lực đất đai kém và gây ra tht thu cho ngân sách tcác ngun thu tthuế đất  
đai và BĐS; (v) Vấn đề hiu lc và hiu qutrong thc thi thchế, chính sách  
thị trường BĐS còn thấp, trong khi các chính sách lại thay đổi nhanh và khó  
dự báo, đôi khi các văn bản hướng dn gia các luật còn “vênh” nhau.  
Trong thi gian tới, để phát trin ca thị trường BĐS nước ta, tác gicho  
rng cn phi tp trung gii quyết và thc hin mt svấn đề sau đây:  
- Cần đảm bo các ngun vn trung, dài hn cho thị trường BĐS thông  
qua việc đẩy nhanh quá trình hoạch định và thực thi các chính sách, quy định  
liên quan đến phát trin các quỹ đầu BĐS, quỹ tiết kiệm BĐS, trái phiếu BĐS  
và vic tái thế chp các khoản vay BĐS. Bên cạnh đó, để phát trin hoạt động  
M&A trong lĩnh vực BĐS cần thiết rà soát và hoàn thiện pháp lý liên quan đến  
hoạt động này. Hin tại, các quy định liên quan đến M&A về BĐS mới chỉ  
quy định đến chuyển nhượng dự án. Trong khi đó, pháp luật và M&A nói  
chung tương đối phân tán ở các đạo luật như: Luật Cnh tranh, Luật Đầu tư,  
Lut Doanh nghip và Lut Chng khoán; Nên chăng xem xét ban hành nghị  
định vhoạt đng M&A?;  
- Ci thin tính minh bch ca thị trường BĐS thông qua xây dựng và  
hoàn thin các chsố đo lường và đánh giá thị trường BĐS; đồng thời đẩy  
nhanh quá trình ban hành Lut Quy hoạch để thng nht các loi quy hoch;  
- Nghiên cu và xem xét ban hành Luật Đăng ký Bất động sn cho phù  
hp vi bi cnh, vi hình hành hthống đăng ký BĐS hợp nhất trong đó nội  
dung liên quan đến đăng ký giá đất giá BĐS cần thc hin trit để mi có thể  
gii quyết các vấn đề phái sinh trong qun lý và giao dịch liên quan đến đất  
đai và BĐS;  
269  
- Nghiên cu ban hành và trin khai Lut Thuế bất động sn nhằm đánh  
thuế shữu BĐS thứ 2 nhm hn chế đầu cơ và huy động hiu qucác ngun  
lực đất đai, BĐS;  
- Nâng cao hiu lc, hiu ququản lý nhà nước đối vi thị trường BĐS  
nhằm đảm bảo và phát huy được vai trò động lc trong kiến tạo và hành động  
của cơ quan quản lý.  
Tài liu tham kho  
1. BXây dng, Báo cáo tng kết thị trường BĐS Vit Nam qua c c năm từ  
2013 đến 2016.  
2. Đinh Văn Ân (2011), Chính sách phát trin thị trường bất động sn Vit  
Nam, NXB Chính trQuc gia, Hà Ni.  
3. Đặng Hùng Võ (2015), Thị trường bất động sản 2014 đã vượt đáy triển  
vọng năm 2015, Tạp chí Kinh tế Dự báo, số tháng 2-2015, trang 28-32.  
4. Hoàng Văn Cường (2016), Quan hgiá c- Đầu tư vào dự báo thị trường bt  
động sn, Tp chí Kinh tế và Phát trin, số 226, tháng 04 năm 2016, tr. 17-21  
5. Hoàng Văn Cường và các cng s(2016), Bn thảo Báo cáo đề tài khoa  
học “Nghiên cứu phương ph p và quy trình tính chỉ sgiá bất động sn ở  
Hà Ni”, Hà Ni.  
6. Nguyễn Thanh Lân (2013), “Tình hình thị trường bất động sn Vit Nam  
2011-2013 và mt skhuyến nghtrong thi gian ti”, Kỷ yếu hi tho  
khoa hc quc tế “Nhìn li na chặng đường phát trin kinh tế xã hi 5  
năm 2011-2015 và những điều chnh chiến lược”, Hà Ni.  
7. Nguyn Thanh Lân (2015), Hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực  
bất động sn Vit Nam Nhìn từ các thương vụ điển hình, Tp chí Kinh tế  
xây dng, s02/2016, trang 28-35.  
8. Nguyn ThHi Yến và các cng s(2013), Thị trường bất động sn 2013,  
Báo cáo đề tài khoa học cơ sở trọng điểm cấp trường, Đại hc Kinh tế Quc dân  
9. Phạm Quang Trung, Vũ Thị Minh và Nguyn Thanh Lân (2014), Ngun  
vn cho thị trường bất động sn Vit Nam: Thc trng và mt sgii pháp  
phát triển”, Kyếu hi tho: Kinh doanh bất động sn - Cơ hội và thách  
thc trong bi cnh thị trường có du hiu phc hi, Hà Ni.  
10. Vũ Thị Minh, Nguyn Thanh Lân (2015), Nhng làn gió mi đang thổi vào  
thị trường bất động sản, Đặc san Báo Đầu tư “Toàn cnh thị trường BĐS  
Vit Nam 2015”, trang 54-55.  
11. VNREA, Báo cáo tng kết thị trường BĐS Vit Nam c c năm 2007–2016.  
270  
pdf 16 trang Thùy Anh 17/05/2022 1040
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về thể chế, chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_the_che_chinh_sach_phat_trien_thi_truong_ba.pdf