Đề tài Hướng dẫn sinh viên Cao đẳng Sư phạm Mầm non tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24–36 tháng

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON  
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24–36 THÁNG  
Người viết: Dương Bích Thúy  
Đơn vị: Khoa Mầm non  
Tóm tắt:  
Hướng dẫn sinh viên (SV) Cao đẳng Sư phạm mầm non (CĐSPMN) tổ chức hoạt động kể  
chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng là một nội dung quan trọng của học phần Phương pháp cho trẻ  
mầm non làm quen với tác phẩm văn học, góp phần vào việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kĩ  
năng nghề nghiệp cho SV ngành CĐSPMN. Ở trường mầm non, trẻ em 24–36 tháng, là độ tuổi  
giao thoa giữa lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo, nên việc tổ chức hoạt động giáo dục cần sự quan  
tâm đặc biệt. Để hướng dẫn các em SV tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ độ tuổi này hiệu quả  
trong quá trình học tập tại trường CĐSP, bên cạnh việc cung cấp kiến thức cơ bản, giảng viên cần  
nhấn mạnh đến đặc điểm cảm thụ văn học riêng của độ tuổi, quan tâm tới việc phối kết hợp với cơ  
sở thực hành để SV được trải nghiệm, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các điều kiện thực tế vào việc  
tổ chức hoạt động thực hành cũng như rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.  
Từ khóa: Tổ chức hoạt động kể chuyện; Trẻ nhà trẻ 24–36 tháng.  
I. Đặt vấn đề  
Kể chuyện cho trẻ nghe ở độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng là một hoạt động quan trọng, giúp  
trẻ tích luỹ, mở rộng và phát triển vốn từ, phát âm chuẩn tiếng Việt, nói năng rõ ràng, tiến tới  
mạch lạc.  
Khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24–36 tháng, giáo viên cần quan tâm đến  
đặc điểm về tâm lí, đặc điểm cảm thụ văn học cũng như khả năng nhận thức của trẻ; Ngoài ra, cô  
giáo mầm non cần nắm vững về phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động để phát huy khả năng  
cảm thụ văn học, phát triển ngôn ngữ của mỗi cá nhân trẻ một cách tốt nhất;  
Để hướng dẫn sinh viên tổ chức hiệu quả hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24–36 tháng,  
cũng như hoàn thiện tốt học phần Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học,  
bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu với các em SV ngành Sư phạm mầm non một số biện pháp  
tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ độ tuổi nhà trẻ 24–36 tháng.  
II. Phương pháp nghiên cứu  
1. Đọc, nghiên cứu tài liệu  
1
- Đọc, tìm hiểu tài liệu: Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học;  
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non độ tuổi nhà trẻ 24–36 tháng...  
- Tổng hợp các nguồn tài liệu; biên soạn hướng dẫn SV nghiên cứu trong học phần:  
Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học; Chương trình Giáo dục Mầm  
non; Thiết kế các hoạt động học chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trường  
MN cho trẻ 24–36 tháng (các chủ đề)…  
2. Phương pháp điều tra, đánh giá thực trạng  
Sau khi SV hoàn thành các học phần về phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục; đọc  
nghiên cứu tài liệu theo yêu cầu, hoàn thiện kì thi kết thúc học phần đối với các bộ môn phương  
pháp cũng như học phần Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học...chúng  
tôi tiếp tục điều tra, đánh giá tìm hiểu nhận thức của SV về việc tổ chức hoạt động kể chuyện đối  
với độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng. Tập trung vào một số nội dung sau:  
1. Xây dựng nội dung chương trình tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36  
tháng/năm học;  
3. Các bước tổ chức hoạt động kể chuyện;  
3. Những khó khăn khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng.  
2.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp  
Tiến hành điều tra với tổng số 80 SV ngành CĐSPMN khóa 26  
Phân tích và tổng hợp kết quả điều tra.  
III. Kết quả biện pháp Hướng dẫn sinh viên Cao đẳng Sư phạm Mầm non tổ chức hoạt  
động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng  
1. Cơ sở luận của vấn đề nghiên cứu  
1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng liên quan đến hoạt động kể  
chuyện  
Đây độ tuổi giao thoa giữa tuổi nhà trẻ mẫu giáo, nên trẻ những nét tâm lí đặc  
trưng của cả hai độ tuổi: các quan và bộ máy phát âm của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, vốn  
ngôn ngữ nghèo nàn, trẻ mới học nói nên còn nói ngọng, nói chưa đúng, đủ câu, khả năng diễn đạt  
ngôn ngữ, câu chưa được rõ ràng. Mặt khác, trẻ ở độ tuổi 24- 36 tháng thường rất hiếu động, khả  
năng tập trung chú ý chưa cao, đôi khi trẻ biểu hiện khủng hoảng của tuổi lên 3, thường bướng  
bỉnh tự do khi nói năng cũng như hoạt động.  
1.2. Yêu cầu nội dung chương trình cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng làm quen với tác  
phẩm văn học  
a. Yêu cầu của chương trình:  
2
Trẻ thích nghe, hiểu một số bài thơ, đồng dao, truyện nội dung đơn giản, dễ hiểu (ctrong  
và ngoài nước); Đọc thuộc một số bài thơ, đồng dao; Trả lời câu hỏi, nhắc lại các diễn biến chủ  
yếu của truyện; Học được một số hành vi đạo đức như biết vâng lời, nhường nhịn giúp đỡ bạn...  
b. Nội dung chương trình:  
Nghe đọc thơ, ca dao, đồng dao, truyện về cuộc sống gần gũi xung quanh, về một số hiện  
tượng tự nhiên, hiện tượng hội (các tác phẩm cả trong và ngoài nước). Làm quen với vần, nhịp  
của thơ, bước đầu có ý thức ghi nhớ nội dung, diễn biến chính của câu chuyện, biết đọc thuộc,  
diễn cảm bài thơ.  
1.3. Tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24–36 tháng  
a. Hoạt động mở đầu:  
Thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động: thể dùng các biện pháp, thủ thuật như sử dụng  
trò chơi, bài hát, bài thơ, câu đố, đàm thoại hoặc trò chuyện với trẻ kết hợp với sử dụng đồ dùng  
trực quan...  
b. Hoạt động chính:  
Hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm:  
+ Giới thiệu tên tác phẩm.  
+ Kể diễn cảm lần 1 không dùng đồ dùng trực quan.  
+ Kể diễn cảm lần 2 kết hợp sử dụng đdùng trực quan.  
+ Giúp trẻ hiểu tác phẩm: Cô giáo giảng giải ngắn gọn nội dung tác phẩm, thể sử dụng  
đồ dùng trực quan kết hợp với giảng giải đàm thoại giúp trẻ nắm được tên truyện, nội dung, tên  
nhân vật, hành động của nhân vật một cách có trình tự nhớ ngôn ngữ của các nhân vật.  
+ Kể chuyện lần 3 (sử dụng rối, sa bàn, sân khấu… )  
c. Các hoạt động tích hợp: thể cho trẻ hát, vận động âm nhạc, chơi trò chơi vận động có  
liên quan đến chủ đề…  
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu  
2.1. Xây dựng nội dung chương trình tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36  
tháng/năm học;  
- Học phần Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học học phần  
thực hiện vào kỳ V của khóa học nên đa số SV(85%) biết cách xây dựng nội dung chương trình tổ  
chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng theo các chủ đề; khoảng 15% SV lựa  
chọn nội dung còn lẫn sang chương trình dành cho độ tuổi mẫu giáo.  
2.2. Các bước tổ chức hoạt động kể chuyện;  
3
- Đa số sinh viên xác định được các bước chung theo trình tự Tổ chức hoạt động của giáo  
án dạy kể chuyện cho trẻ độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng;  
- 68% SV chưa quan tâm tới bước chuẩn bcho hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe, đặc biệt  
chuẩn bị về môi trường lớp học/xác định giọng kể/các hoạt động tích hợp;  
- 55% SV dự kiến, lựa chọn các hoạt động mở đầu giờ kể truyện trùng lặp với hoạt động  
kết thúc. Ví dụ: Có 11 SV lựa chọn câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” để lập kế hoạch, các  
em lựa chọn hoạt động mở đầu kết thúc hoạt động đều cho trẻ hát, vận động bài hát “Trời  
nắng, trời mưa”  
2.3. Những khó khăn khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng.  
Các em SV nêu ra một số khó khăn sau:  
- Không có đồ dùng, trang thiết bị hiện đại (ti vi thông minh, máy chiếu);  
- Chưa tự tin, khả năng kể diễn cảm hạn chế;  
- Chưa nhiều cơ hội làm quen với trẻ độ tuổi nhà trẻ nói chung và trẻ độ tuổi 24-36  
tháng;  
- Khó khăn khi tìm, lựa chọn các câu chuyện đưa vào các chủ đề cũng như các hình thức  
gây hứng thú, kết thúc hoạt động.  
Qua trao đổi, trò chuyện số liệu thống kê chúng tôi nhận thấy:  
- Về ưu điểm: Đa số SV xây dựng được nội dung chương trình tổ chức hoạt động kể  
chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng phù hợp với độ tuổi chủ đề; Chỉ ra được những khó khăn  
chung khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng;  
- Tồn tại: Khi xác định các bước tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ 24-36 tháng, các em  
SV mới đưa ra các bước tiến hành trong giờ học, bỏ qua các nội dung quan trọng mang đến thành  
công đối với hoạt động kể chuyện cho trẻ độ tuổi này, đó là công tác chuẩn bị tổ chức giờ học;  
xây dựng môi trường học tập; giọng kể của cô; các hoạt động tích hợp nhằm mục đích duy trì tập  
trung, chú ý của trẻ; chuẩn bị những đồ dùng dạy học tăng cường hứng thú cho trẻ...  
- Ngoài ra theo quan sát của chúng tôi trong qua trình hướng dẫn giảng dạy học phần, cũng  
như hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chấm thi kết thúc học phần (vấn đáp thực hành),  
đa số SV không tự tin lựa chọn thực hành tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ 24-36 tháng vì các  
em thường mắc phải lỗi tổ chức giống với độ tuổi mẫu giáo; kinh nghiệm thực tế khi làm việc với  
trẻ độ tuổi này hạn chế dẫn đến việc lựa chọn hình thức gây hứng thú, kết thúc hoạt động lặp lại,  
nghèo nàn hoặc các nội dung tích hợp không phù hợp với trẻ nhỏ cũng như nội dung hoạt động.  
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về luận thực trạng việc tổ chức hoạt động kể chuyện  
cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng của SV, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm giúp cho SV ngành  
4
học CĐSP mầm non sáng tỏ hơn về luận tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36  
tháng cũng như giúp các em thực hành tổ chức hoạt động này một cách hiệu quả và phù hợp với  
thực tế giáo dục mầm non hiện nay.  
3. Biện pháp hướng dẫn sinh viên Cao đẳng Sư phạm Mầm non tổ chức hoạt động kể  
chuyện cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng  
3.1. Biện pháp 1: Chu đáo, tỉ mỉ trong công tác chuẩn bị tổ chức hoạt động kể chuyện  
Đa số giáo viên mầm non và các em SV khi nhắc tới công tác chuẩn bị cho hoạt động học chỉ  
quan tâm tới việc chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ, thậm chí đồ dùng dành cho hoạt động kể chuyện  
chỉ là tranh minh họa. Để đảm bảo hoạt động kể chuyện hấp dẫn trẻ, phù hợp với đặc điểm tiếp  
nhận và tâm lý bất ổn của độ tuổi giao thoa giữa lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo thì công tác chuẩn bị  
cho giờ học cần được quan tâm đặc biệt, cần thực hiện một cách chu đáo, tỉ mỉ.  
a. Mục đích:  
- Giúp cho giáo viên chủ động, thuận tiện trong việc tổ chức hoạt động;  
- Góp phần vào việc mang lại kết quả cao cho giờ học;  
- Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với nhiều hoạt động khác nhau.  
b.Cách thực hiện:  
- Chuẩn bị về môi trường lớp học: Cần xác định rõ các nội dung về:  
+ Trang trí môi trường lớp học: Thông thường môi trường của lớp học mầm non đã được  
trang trí nổi bật theo chủ đề, phân chia các góc hoạt động rõ ràng. Ở đây, SV cần xác định dự  
kiến được việc bố trí vị trí của cô và trẻ, các đồ dùng theo logic của từng hoạt động: Hoạt động  
mở đầu, các hoạt động trọng tâm, hoạt động tích hợp kết thúc hoạt động;  
+ Xây dựng bầu không khí thân thiện, cởi mở giữa cô và trẻ: Với độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng  
việc làm này vô cùng quan trọng. trẻ độ tuổi này còn nhỏ, chưa chủ động tham gia hoạt động  
(trả lời câu hỏi, thực hiện các hoạt động cùng cô...), ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển nên việc tạo  
không khí thân thiện, cởi mở, sẽ giúp trẻ tăng cường hợp tác với cô, hứng thú với hoạt động, chú  
ý nghe cô kể chuyện, từ đó sẽ mang lại hiệu quả khi tổ chức hoạt động.  
- Chuẩn bị cho hoạt động kể chuyện diễn cảm:  
+ Xác định giọng điệu của từng nhân vật cụ thể;  
+ Học thuộc truyện kể; tập kể diễn cảm câu chuyện nhiều lần;  
+ Kể chuyện kết hợp đdùng trực quan nhuần nhuyễn.  
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho cô và trẻ:  
5
+ Đồ dùng của cô: Giáo án, tranh minh họa truyện kể; mô hình, sa bàn, rối... theo dự kiến và  
ý đồ sư phạm của cô giáo;  
+ Đồ dùng của trẻ: Theo dự kiến các hoạt động dạy trẻ.  
- Chuẩn bị các nội dung cho hoạt động tích hợp: Căn cứ vào truyện kể, cách thức tổ chức  
hoạt động để lựa chọn hoạt động tích hợp đảm bảo yêu cầu của hoạt động cũng như phát huy tính  
tích cực và phù hợp với năng lực của trẻ.  
3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn nhiều biện pháp, hình thức gây hứng thú, dẫn dắt sự tập trung,  
chú ý của trẻ vào hoạt động kể chuyện  
Đây việc làm rất quan trọng đối với việc dạy học ở độ tuổi mầm non, là hoạt động có vai  
trò đặc biệt quan trọng với trẻ độ tuổi nhà trẻ, bởi ở trẻ nhỏ, khả năng chú ý chưa cao, trẻ dễ  
nhàm chán, mất tập trung nếu hoạt động của giáo viên tổ chức mờ nhạt, ý đồ sư phạm không có.  
a. Mục đích:  
- Đưa trẻ vào trạng thái học tập một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, giúp trẻ tập trung vào hoạt  
động kể chuyện mà giáo viên tổ chức;  
- Thu hút, duy trì được hứng thú, sự chú ý của trẻ.  
b. Cách thực hiện:  
rất nhiều cách SV có thể sử dụng để duy trì và gây hứng thú cho trẻ:  
- Sử dụng đồ dùng, đồ chơi: Việc thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện thông qua đồ dùng,  
đồ chơi phù hợp với lối tư duy trực quan hành động của trẻ nhỏ, bởi hoạt động chủ đạo của trẻ nhà  
trẻ hoạt động với đồ vật. Trẻ thường bị hấp dẫn đến với các hoạt động bằng đồ dùng, đồ chơi,  
tranh, ảnh có màu sắc tươi sáng. Do đó, khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24–36  
tháng, việc chuẩn bị các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung truyện kể để gây hứng thú,  
dẫn dắt tập trung vào câu chuyện rất cần thiết;  
dụ : Khi tổ chức hoạt động kể chuyện “Con Cáo” cho trẻ nghe, có thể dùng bìa cứng,  
mút, xốp, giấy màu…cắt tỉa tạo thành những nhân vật như: Mèo hoa, Chó cún, Gà con, con Cáo..  
sắp xếp thành mô hình cho trẻ quan sát, tạo tâm thế cho trẻ đến với câu chuyện kể.  
dụ: Sau khi nghe kể chuyện “Thỏ con không vâng lời” để duy trì hứng thú, khi đàm thoại,  
nếu trẻ trả lời được câu hỏi thể dùng những phần thưởng đồ chơi phỏng các nhân vật để  
tặng trẻ. Khi kết thúc hoạt động, thể lựa chọn tích hợp cho trẻ chơi trò chơi vận động “Trời  
nắng, trời mưa”, trong hoạt động này, có thể sử dụng mũ thỏ với nhiều mầu sắc khác nhau để trẻ  
đội và tham gia chơi cùng cô. Như vậy, trẻ sẽ duy trì hứng thú cho đến cuối hoạt động;  
6
- Sử dụng các phương tiện truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin: Việc ứng dụng  
công nghệ thông tin vào các giờ học sẽ thu hút được sự hứng thú và tập trung cao ở trẻ. thể sử  
dụng băng đĩa nhạc, hiệu ứng bằng hình ảnh nhân vật, thu âm tiếng kêu, sử dụng các clip, vi deo  
ngắn nội dung liên quan đến câu chuyện sắp kể.  
dụ: Trong câu chuyện “Đôi bạn nhỏ”, có thể sử dụng băng đĩa có các con vật như: Gà,  
vịt…cho trẻ xem các hình ảnh, nghe tiếng kêu của các con vật đó. Với hoạt động kể chuyện “Thỏ  
con không vâng lời” thể quay các clip ngắn về các hoạt động thường ngày của bé: chào mẹ đi  
học, chào cô vào lớp, vui chơi cùng các bạn….để giới thiệu truyện kể hoặc giáo dục trẻ vâng lời  
ông bà, cha mẹ, cô giáo.  
Việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng sẽ  
khơi gợi cảm xúc cho trẻ, giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển ngôn ngữ hiểu sâu sắc hơn nội  
dung truyện, tuy nhiên giáo viên cần thành thạo công nghệ thông tin và không lạm dụng thái quá.  
- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Kể chuyện cho trẻ nghe là hoạt động sáng tạo nghệ  
thuật của cô giáo nhằm giúp trẻ lĩnh hội tác phẩm, làm quen với văn học. Trong hoạt động này,  
việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, giọng kể…) đóng vai trò  
chủ đạo, quyết định đến việc tiếp nhận tác phẩm, lĩnh hội nội dung truyện của trẻ. Bởi vậy, khi tổ  
chức hoạt động kể chuyện, cô giáo phải biết cách lựa chọn, sử dụng giọng kể, điệu bộ, cử chỉ phù  
hợp với nhân vật để gây hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ vào diễn biến của câu chuyện. Ngoài  
ra, giáo viên còn có thể tích hợp các bài hát, câu đố vui, hoạt động làm đồ chơi….phù hợp với chủ  
đề, nội dung truyện kể để dẫn dắt, duy trì hứng thú của trẻ.  
- Sử dụng trò chơi: độ tuổi chuyển tiếp lên mẫu giáo nên trẻ 24-36 tháng cũng rất thích  
được tham gia vào các trò chơi đơn giản, vừa sức. Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán, mệt mỏi  
khi nghe cô kể chuyện, cô giáo có thể lựa chọn, sử dụng trò chơi trong quá trình kể chuyện cho trẻ  
nghe, nên tổ chức đan xen trò chơi động và trò chơi tĩnh nhằm thay đổi trạng thái hoạt động cho  
trẻ.  
dụ: Khi tổ chức hoạt động kể chuyện Quả thị” có thể cho trẻ chơi trò chơi Hái quả ”  
hoặc trò chơi Gieo hạt”… để giúp trẻ thay đổi trạng thái hoạt động. Ngoài ra, có thể cho trẻ chơi  
một số trò chơi khác như trò chơi nặn/ bồi giấy làm quả thị, dán quả cho cây…  
Việc sử dụng trò chơi trong hoạt động kể chuyện có tác dụng tích cực đến việc gây hứng  
thú và duy trì hứng thú cho trẻ nhà trẻ. Trò chơi hấp dẫn trẻ, làm cho trẻ rất thích thú và hăng hái  
7
tích cực tham gia vào hoạt động kể chuyện cùng với cô, nhờ vậy mà ý nghĩa giáo dục của câu  
chuyện sẽ được khắc sâu hơn.  
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động đảm bảo về phương pháp, linh hoạt về hình thức tổ chức  
a. Mục đích:  
- Đảm bảo việc tổ chức hoạt động phù hợp với đặc trưng bộ môn;  
- Thực hiện đúng phương pháp, tiến trình tổ chức hoạt động và quy định trong Chương  
trình Giáo dục mầm non.  
- Cung cấp củng cố cho SV nội dung lý thuyết được học  
b.Cách thực hiện:  
- Giao, hoặc cho sinh viên lựa chọn đề tài, tiến hành duyệt đóng góp ý kiến để hướng  
dẫn sinh viên soạn giáo án;  
- Tổ chức các hoạt động thực hành, tập dạy theo nhóm, tổ; nhận xét trao đổi ý kiến về hình  
thức, phương pháp tổ chức;  
- Tận dụng các buổi Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để tăng cường cho SV luyện tập soạn  
giáo án, làm đồ dùng, đồ chơi, chia nhóm nhỏ tập dạy.  
Thực tế cho thấy, nhiều hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe, SV lúng túng trong các nội dung  
giảng giải, trích dẫn hoặc đặt câu hỏi đàm thoại cho trẻ (thường quá khó hoặc yêu cầu cao, câu hỏi  
lặp lại, không rõ ràng...); Nếu thực hiện trên đối tượng giả định (SV đóng vai trẻ), các em không  
nhận ra điều này. Bởi vậy, với hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ, trong quá trình học, nên tổ  
chức cho các em luyện tập nhiều lần hoặc tập dạy tại cơ sở thực hành, với đối tượng trẻ 24-36  
tháng để SV nhận ra hạn chế của mình cũng như hiểu biết thực tế về trẻ.  
3.4. Biện pháp 4: Tăng cường dự githực hành dạy trên trẻ tại cơ sở thực hành.  
Đối với sinh viên học tại các trường CĐSP cơ sở giáo dục thực hành trong nhà trường là  
một thuận lợi lớn trong việc bồi dưỡng, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kĩ năng thực  
hành nghề nghiệp.  
a. Mục đích:  
- Giúp cho sinh viên củng cố nội dung lý thuyết được học;  
- Được tìm hiểu, đánh giá thực tế về trẻ;  
- Tăng cường kinh nghiệm thực tế trong tổ chức các hoạt động chăm sóc–giáo dục;  
- Tạo cơ hội giao lưu chuyên môn giữa giảng viên, giáo viên mầm non và SV.  
b.Cách thực hiện:  
8
- Phối hợp với cơ sở mầm non thực hành để lựa chọn, lập kế hoạch tổ chức hoạt động kể  
chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng;  
- Tổ chức cho sinh viên dự giờ, nhận xét, trao đổi rút kinh nghiệm, đối chiếu với nội dung  
thuyết đã học;  
- Sử dụng các giờ thực hành, giờ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong học phần Phương  
pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học yêu cầu sinh viên thực hành tổ chức hoạt  
động kể chuyện trực tiếp trên trẻ. Chia các nhóm dự giờ, nhận xét, viết báo cáo thu hoạch.  
Trong học kì I vừa qua, khối CĐSPMN khóa 26 khi học học phần Phương pháp cho trẻ  
mầm non làm quen với tác phẩm văn học, trong các giờ thực hành chúng tôi đã phối hợp với lãnh  
đạo cơ sở đề nghị giáo viên dạy ở lớp nhà trẻ 24-36 tháng thực hiện một số hoạt động kể chuyện  
cho sinh viên dự giờ, sau đó trao đổi, rút kinh nghiệm. Các buổi chiều SV nghỉ học, các em được  
tạo điều kiện xuống làm quen với trẻ. Hoạt động Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng được tập dạy  
thực hành trên trẻ tại cơ sở, giảng viên và giáo viên mầm non trực tiếp chấm điểm và rút kinh  
nghiệm.  
IV. Thảo luận  
Bài viết tập trung mở rộng, cung cấp thêm kinh nghiệm và giúp SV ngành học SPMN làm  
sáng tỏ thêm phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng.  
Trong thực tế, việc tổ chức các hoạt động học đối với độ tuổi nhà trẻ, giáo viên thường gặp khó  
khăn thiếu sự hợp tác, ủng hộ ở trẻ. Để hoạt động này thực sự hiệu quả, đa dạng về nội dung  
cũng như hình thức, tác giả rất mong muốn đồng nghiệp, SV khoa Mầm non, GVMN ở cơ sở thực  
hành đóng góp thêm ý kiến, có thêm những chuyên đề về tổ chức hoạt động này, tạo điều kiện cho  
SV tham khảo, thực hành để kĩ năng nghề nghiệp của các em được bồi dưỡng và nâng cao.  
V. Kết luận  
1. Tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng là một trong những  
nhiệm vụ quan trọng, không chỉ góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ mà thông qua hoạt động  
này, trẻ còn được làm quen với các nhân vật, sự vật, hiện tượng gần gũi, giúp cho trẻ dễ dàng tiếp  
cận nhận biết thế giới xung quanh, phát triển óc duy sáng tạo, trí tò mò, ham hiểu biết…góp  
phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.  
2. Hướng dẫn sinh viên CĐSPMN tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 góp  
phần hoàn thiện học phần Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học cũng  
như rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho các em; đồng thời tạo cơ hội trao đổi chuyên môn giữa  
giảng viên, sinh viên và giáo viên mầm non tại cơ sở thực hành của nhà trường;  
9
3. Trên cơ sở nghiên cứu luận, thực trạng về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động kể chuyện  
cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau:  
- Chu đáo, tỉ mỉ trong công tác chuẩn bị tổ chức hoạt động kể chuyện;  
- Lựa chọn nhiều biện pháp, hình thức gây hứng thú, dẫn dắt sự tập trung, chú ý của trẻ vào  
hoạt động kể chuyện;  
-Tổ chức hoạt động đảm bảo về phương pháp, linh hoạt về hình thức tổ chức;  
- Tăng cường dự giờ thực hành dạy trên trẻ tại cơ sở thực hành.  
Tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng, ngoài việc nắm vững các bước thực  
hiện trong phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen văn học, giáo viên mầm non cần phối  
hợp và linh hoạt trong lựa chọn sử dụng các biện pháp đã đề xuất để mang lại hiệu quả cho hoạt  
động, phát huy năng lực, sự hứng thú tham gia hoạt động của mỗi trẻ.  
10  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Bộ giáo dục đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non mới hướng dẫn thực hiện  
chương trình, Nhà xuất bản Giáo dục;  
2. Đào Hoàng Mai, (2013),Thiết kế các hoạt động học chủ đích, hoạt động góc và hoạt động  
ngoài trời trong trường MN cho trẻ 24 – 36 tháng (các chủ đề), NXB GD Việt Nam;  
3. Lê Thu Hương, Trần Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết (2018), HD tổ chức thực hiện CT GDMN  
(các độ tuổi), NXB GD Việt Nam  
4. Lê Thu Hương, (2005), Tuyển tập bài hát, thơ ca, truyện kể theo chủ đề, độ tuổi 3 – 36 tháng,  
Nhà xuất bản Giáo dục  
5. Hà Nguyễn Kim Giang, (2009), Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn  
học, Nhà xuất bản Giáo dục;  
6. Lã Thị Bắc Lý, Lê Ánh Tuyết (2008), Giáo trình Phương pháp cho trẻ làm quen tác phẩm văn  
học, NXB Giáo dục.  
11  
doc 11 trang Thùy Anh 04/05/2022 5800
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hướng dẫn sinh viên Cao đẳng Sư phạm Mầm non tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24–36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docde_tai_huong_dan_sinh_vien_cao_dang_su_pham_mam_non_to_chuc.doc